Có các biện pháp khắc phục nào khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm?
- Có các biện pháp khắc phục nào khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm?
- Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn khi nào?
- Thực phẩm không đảm bảo an toàn bị thu hồi trong các trường hợp nào?
- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn?
Có các biện pháp khắc phục nào khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
- Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
- Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;
- Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;
- Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Có các biện pháp khắc phục nào khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn khi nào?
Tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:
a) Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Như vậy, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
Thực phẩm không đảm bảo an toàn bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì thực phẩm không đảm bảo an toàn phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
- Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
- Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
- Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm sau:
- Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
- Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?