Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024?
Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024?
Hợp đồng góp vốn mua bán đất cũng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc góp tiền, hoặc các tài sản khác để đầu tư, mua một diện tích đất nào đó. Hợp đồng sau khi được ký kết và có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên, khi đó các bên phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận.
Hiện pháp luật không quy định thống nhất mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất, do đó các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản để lập hợp đồng. Trong đó, cần đảm bảo có các nội dung sau:
- Thông tin chi tiết của các bên gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân,...
- Tài sản góp vốn;
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Mục đích góp vốn mua đất;
- Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp dồng;
- Phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp;
- Phân chịu lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn mua đất
Có thể tham khảo Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024 như sau:
Tải Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024
Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Năm 2024, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các trường hợp sau đây sẽ chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cụ thể:
Điều 80. Trình tự, thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
...
3. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b) Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
c) Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
d) Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
đ) Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
e) Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
...
Như vậy, năm 2024, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp như sau:
- Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
- Bị thu hồi đất;
- Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
- Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
- Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 52 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định như sau:
- Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại.
Trường hợp người sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất và sau đó nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký hoặc xin phép chuyển mục đích sử dụng đất thì khi hết thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ có liên quan giữa bên góp vốn và bên nhận góp vốn thực hiện theo thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật; trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết và bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất.
- Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó;
- Trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân.
Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Tòa án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;
- Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?