Khái niệm hợp đồng dân sự và những hình thức của hợp đồng dân sự là gì?
Khái niệm hợp đồng dân sự và những hình thức của hợp đồng dân sự là gì?
Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy, khái niệm hợp đồng dân sự và những hình thức của hợp đồng dân sự được quy định như sau:
- Khái niệm hợp đồng dân sự: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Những hình thức của hợp đồng dân sự: lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Khái niệm hợp đồng dân sự và những hình thức của hợp đồng dân sự là gì? (Hình từ Internet)
Hợp đồng dân sự gồm các loại chủ yếu nào?
Theo Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Theo đó, hợp đồng dân sự gồm các loại chủ yếu gồm:
- Hợp đồng song vụ
- Hợp đồng đơn vụ
- Hợp đồng chính
- Hợp đồng phụ
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
- Hợp đồng có điều kiện.
Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng được quy định như thế nào?
Theo Điều 406 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng như sau:
- Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
- Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự khi không tuân thủ quy định hình thức là gì?
Theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Theo đó, hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự khi không tuân thủ quy định hình thức sẽ dẫn đến vô hiệu.
Nhưng nếu nghĩa vụ trong hợp đồng đã được thực hiện ít nhất hai phần ba thì hợp đồng có thể được thừa nhận giá trị pháp lý thì một bên hoặc các bên gửi đơn yêu cầu đến Tòa án thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế trong các giao dịch, pháp luật quy định bắt buộc hợp đồng phải được lập bằng văn bản, có những trường hợp bắt buộc phải công chứng.
Nếu không tuân thủ điều kiện về hình thức này thì hợp đồng có thể bị vô hiệu và các bên phải trao trả cho nhau những gì đã nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Kinh phí gắn biển số căn hộ của nhà chung cư do ai chi trả?
- Công trình viễn thông là gì? Quy định về thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông như thế nào?
- Mùng 2/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 2 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?