Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Căn cứ theo Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:
Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Theo đó, người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
- Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
- Ngoài thời gian nghỉ quy định như trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Như vậy, không bắt buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ của người lao động.
Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động trong 01 tuần không quá bao nhiêu giờ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong 01 tuần, thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 48 giờ.
Khi người lao động làm thêm giờ có bắt buộc phải thể hiện sự đồng ý bằng văn bản không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc khi người người lao động làm thêm giờ thì phải có văn bản thể hiện sự đồng ý. Việc đồng ý có thể thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, trường hợp người sử dụng lao động lựa chọn thể hiện sự đồng ý bằng văn bản thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hiệu cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật Hình sự?
- Giấy chứng nhận phần vốn góp công ty hợp danh bao gồm các nội dung nào?
- Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Từ 25/01/2025, chỉ được dùng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong trường hợp nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gì?