Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là tháng mấy? Chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là gì?
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là tháng mấy?
Căn cứ Mục 1 Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2014 quy định về tháng hành động vì an toàn thực phẩm như sau:
Để đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Y tế
....
d) Hằng năm, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các Bộ ngành liên quan và các địa phương tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5 để nâng cao trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp và huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia.
...
Như vậy, tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 sẽ được diễn ra từ nửa cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 năm 2024 với thời gian cụ thể là từ ngày 15/4/2024 đến ngày 15/5/2024.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là tháng mấy? Chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là gì? (Hình từ Internet)
Chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là gì?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch 364/KH-BCĐTƯATTP năm 2024 quy định về chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 như sau:
I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG” NĂM 2024
...
2. Chủ đề
An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, cấp bách, lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc. Ngày 21 tháng 10 năm 2022, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Để tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy và các cấp chính quyền, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; để đáp ứng ngày càng cao hơn trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, chủ đề “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 là:
“Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Như vậy, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã quyết định chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” dựa trên Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Chủ đề này được đặt ra nhằm mục đích tăng cường công tác đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy và các cấp chính quyền, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm;. Từ đó, đáp ứng ngày càng cao hơn trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Quản lý an toàn thực phẩm hiện nay phải tuân theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau:
Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, việc quản lý an toàn thực phẩm hiện nay phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do chính mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm .
- Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
- Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
- Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT?