Mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không?
Ma túy đá là gì?
Methamphetamine (hay còn gọi là ma túy đá, hàng đá) là một loại ma túy tổng hợp được tìm ra vào năm 1983 tại Nhật Bản bởi nhà khoa học có tên là Nagai Nagayoshi. Nó là một dạng chất gây nghiện khi dùng sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương và giải phóng ra dopamine hàng loạt.
“Ma túy đá” luôn là một cụm từ ám ảnh và là nỗi kinh hoàng của nhiều người. Tình trạng nghiện ma túy đá đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay và là mối lo ngại rất lớn. Ma tuý đá có tác hại nghiệm trọng đến sức khỏe, tinh thần và thậm chí là tính mạng.
Methamphetamine có nhiều dạng khác nhau trên thị trường như dạng bột trắng, vàng hoặc nâu đỏ; dạng muối dễ hòa tan trong nước và tiêm vào người; dạng tinh thể màu trắng hay còn gọi là hàng đá.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không? (Hình từ Internet)
Mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không?
Căn cứ Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
Dẫn chiếu tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cụ thể sau đây:
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Theo đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đồng thời, không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Do đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện này, người sử dụng ma túy đá có thể bị đưa đi cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, không phải mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa bị đưa đi cai nghiện bắt buộc.
Sử dụng ma túy đá gây ra hành vi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, như sau:
Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội giết người như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu một người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do sử dụng ma túy đá và thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội giết người thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?