Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp?

Cho tôi hỏi chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp? Câu hỏi từ anh Hiển (Sơn La)

Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
...

Như vậy, chất ma túy là một loại chất gây nghiện, chất hướng thần được, việc sử dụng ma túy có thể gây nghiện và có nhiều tác hại cho sức khỏe. Ma túy có khả năng gây tổn hại cho hệ thần kinh, gây ra tình trạng suy giảm sức kháng, và có thể dẫn đến tình trạng quá liên tục, viêm nhiễm, hoặc thậm chí tử vong.

Ngoài tác động tiêu cực lên sức khỏe cá nhân, ma túy cũng có tiềm năng gây hại cho xã hội và xã hội bằng cách gây ra tội phạm, đẩy người dùng vào tình trạng bất ổn xã hội, và gây ra các vấn đề về an ninh và an toàn.

Có nhiều loại ma túy khác nhau và được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa trên nguồn gốc và tác động của chúng. Dưới đây là một số loại ma túy thường gặp:

(1) Thuốc phiện

- Cây thuốc phiện sống hàng năm, cao từ 0.7 đến 1.5m hoa to mọc đơn ở đầu cành hoặc đầu thân mầu tím, màu vàng hoặc đỏ.

- Quả hình cầu hoặc hình trứng dài 4-7cm. Người ta trồng để thu nhựa thuốc phiện từ qủa và thu tinh dầu từ hạt thuốc phiện, khi quả còn xanh bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt.

- Trong y học, nhựa thuốc phiện dùng làm thuốc giảm đau, chữa ho, trị ỉa chảy ... những người nghiện dùng nhựa để hút. Trong nhựa thuốc phiện có khoảng 40 ancaloit song có các chất cơ bản là morphin, côdein, thebain,...

(2) Heroin

- Heroin là một dạng tổng hợp của thuốc phiện và có tác dụng gây ảo giác mạnh và gây hứng phấn.

- Heroin có tác dụng gây nghiện nhanh chóng và có thể gây ra nhiều tác hại sức khỏe.

(3) Mooc phin (Morphin)

- Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học.

- Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...

(4) Cần sa

Cây cần sa thường được trồng để thu hoạch lá và hoa có chứa các hợp chất gọi là cannabinoit, trong đó có THC (tetrahydrocannabinol), chất gây nghiện và có tác động gây nên tình trạng thay đổi tâm trạng.

(5) Ma tuý tổng hợp

chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất).

Có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng.

Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp?

Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp? (Hình từ Internet)

Người có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì bị sử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức xử phạt đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

+ Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

+ Đối với người đang cai nghiện;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

+ Đối với người dưới 13 tuổi.

- Phạt tù từ 20 năm hoặc tù chung thân đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

+ Làm chết 02 người trở lên.

Ngoài ra, người có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định mức xử phạt đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy:

- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người nào có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

+ Qua biên giới;

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

+ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy từ từ 500 gam đến dưới 250 mililít;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

+ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy từ 01 kilôgam đến dưới 750 mililít;

- Phạt tù 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

+ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy từ 05 kilôgam đến 750 mililít trở lên;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trân trọng!

Tội phạm về ma túy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp Pháp luật
Mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngáo đá là gì? Giết người khi ngáo đá có bị phạt tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng chất ma túy là các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán dụng cụ hút ma túy đá bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ma túy có tác hại như thế nào? Biện pháp nào phòng chống ma túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp?
Hỏi đáp pháp luật
Người nghiện ma túy có phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là tiền chất?
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
Hỏi đáp pháp luật
Công an xã có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về ma túy
Phan Vũ Hiền Mai
9,878 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về ma túy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào