Cá tháng Tư là ngày mấy? Ngày nói dối là ngày gì? Người lao động có được nghỉ không?

Cá tháng Tư là ngày mấy? Ngày nói dối là ngày gì? Ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư là gì?

Cá tháng Tư là ngày mấy? Ngày nói dối là ngày gì?

Cá tháng Tư là ngày 1 tháng 4 dương lịch hàng năm.

Ngày nói dối là tên gọi khác của Cá tháng Tư. Vào ngày này, mọi người thường nói dối nhau một cách vui vẻ, nhằm mục đích tạo tiếng cười và niềm vui cho mọi người.

Ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư là gì?

Ngày Cá tháng Tư là một ngày vui vẻ để mọi người có thể thoải mái nói dối nhau mà không sợ bị trách móc. Những trò đùa vui nhộn vào ngày này giúp mọi người giải tỏa căng thẳng và tạo bầu không khí vui vẻ, sôi nổi.

Bên cạnh đó, ngày Cá tháng Tư còn là dịp để mọi người gắn kết với nhau hơn thông qua những trò đùa chung. Việc cùng nhau chia sẻ những tiếng cười và niềm vui giúp mọi người hiểu nhau hơn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Lưu ý: Các nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Cá tháng Tư là ngày mấy? Ngày nói dối là ngày gì?

Cá tháng Tư là ngày mấy? Ngày nói dối là ngày gì? Người lao động có được nghỉ không? (Hình từ Internet)

Ngày Cá tháng Tư người lao động có được nghỉ không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, hành hành chỉ có 06 ngày nghỉ lễ tết mà người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương là:

- Tết Dương lịch

- Tết Âm lịch

- Ngày Chiến thắng

- Ngày Quốc tế lao động

- Lễ Quốc khánh

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Tóm lại, người lao động sẽ không được nghỉ vào ngày Cá tháng Tư. Do đó nếu muốn nghỉ thì người lao động phải xin nghỉ phép năm.

Người lao động nghỉ việc thì cần báo trước bao nhiêu ngày?

Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...

Như vậy, người lao động nghỉ việc phải:

- Báo trước ít nhất 45 ngày nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Báo trước ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Ngoài ra, một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;

- Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các ngành, nghề, công việc đặc thù bao gồm:

- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;

- Người quản lý doanh nghiệp;

- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;

- Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào