Ngày 19 11 có ý nghĩa gì? Sự kiện diễn ra 19 11? Sử dụng lao động nam làm thêm giờ ngày 19 11 phải đáp ứng điều kiện gì?
Ngày 19 11 có ý nghĩa gì? Sự kiện diễn ra 19 11?
Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) là một sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm.
Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Đàn ông vẫn còn khá mới lạ với nhiều người. Ngày lễ đặc biệt của phái mạnh này đã được hưởng ứng và tổ chức tại hơn 170 quốc gia như: Đan Mạch, Ấn Độ, Áo, Singapore, Malta, Trinidad và Tobago, Nam Phi, Jamaica…
Vậy Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Đàn ông là gì?
Ngày Quốc tế Đàn ông được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho nam giới; kêu gọi mọi người quan tâm hơn đến vấn đề phân biệt đối xử và các vấn đề khác liên quan đến nam giới.
Đặc biệt, ngày Quốc tế Đàn ông tập trung vào sức khỏe tâm thần, tỷ lệ tự tử ở nam giới. Bên cạnh đó, ngày 19/11 ra đời còn là dịp để cải thiện quan hệ giới, thúc đẩy bình đẳng giới và đề cao hình mẫu tích cực của phái mạnh.
Khi đã tìm hiểu về lịch sử ra đời ngày Quốc tế Đàn ông, mọi người sẽ càng hiểu rõ hơn về vai trò của phái mạnh trong cuộc sống, đánh giá cao những đóng góp của người đàn ông trong xã hội. Ngày 19/11 có thể xem là một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề xã hội và tâm lý ảnh hưởng đến nam giới, bao gồm cả sự cân bằng giới, bạo lực, tình dục.
Lưu ý: Ngày 19 11 có ý nghĩa gì? Sự kiện diễn ra 19 11? chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 19 11 có ý nghĩa gì? Sự kiện diễn ra 19 11? Sử dụng lao động nam làm thêm giờ ngày 19 11 phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sử dụng lao động nam làm thêm giờ vào ngày này phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 107. Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
[...]
Như vậy, doanh nghiệp sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày 19 tháng 11 phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động.
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
- Bảo đảm tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày và không quá 40 giờ trong 01 tháng nếu áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần.
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, ngoại trừ trường hợp tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
Ngày 19 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta hay không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, nước ta có các ngày lễ lớn như sau:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định, ngày 19 tháng 11 năm 2024 tức Ngày Quốc tế đàn ông không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?