Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt: Cách đăng nhập trên điện thoại, máy tính đơn giản 2024-2025?
Trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt: Cách đăng nhập trên điện thoại, máy tính đơn giản 2024-2025?
Trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt: Cách đăng nhập thi trên điện thoại, máy tính đơn giản 2024-2025 như sau:
[1] Cách đăng nhập, đăng xuất tài khoản Trạng Nguyên Tiếng Việt trên điện thoại
Bước 1: Đầu tiên truy cập https://trangnguyen.edu.vn/ và chọn vào biểu tượng 3 gạch ngang.
Bước 2: Trong giao diện tiếp theo, nhấn vào đăng nhập.
Bước 3: Tại đây, điền thông tin tên đăng nhập, mật khẩu, mã captcha và sau đó là chọn đăng nhập.
Như vậy bạn đã đăng nhập vào tài khoản Trạng Nguyên tiếng Việt thành công!
[2] Cách đăng nhập, đăng xuất tài khoản Trạng Nguyên Tiếng Việt trên máy tính
Bước 1: Trên máy tính bạn truy cập vào link Trạng Nguyên tiếng Việt https://trangnguyen.edu.vn/, sau đó chọn đăng nhập.
Bước 2: Trong giao diện này bạn điền thông tin tài khoản, mã captcha sau đó nhấn đăng nhập.
Để đăng xuất tài khoản bạn nhấn vào mục tài khoản phía góc phải màn hình và chọn thoát.
* Trên đây là Trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt: Cách đăng nhập trên điện thoại, máy tính đơn giản 2024-2025
Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt: Cách đăng nhập trên điện thoại, máy tính đơn giản 2024-2025? (Hình từ Internet)
Nội dung đánh giá học sinh tiểu học gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định nội dung đánh giá như sau:
Điều 5. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Như vậy, nội dung đánh giá học sinh tiểu học gồm những nội dung dưới đây:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập: đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Những năng lực cốt lõi:
++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì?
Theo quy định Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, học sinh tiểu học có nhiệm vụ như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?