Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
(1) Cung cầu là gì?
- Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.
- Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ, kĩ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh, giá bán sản phẩm, số lượng người tham gia cung ứng,...
- Cầu là lượng hàng hoả, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giã nhất định trong khoảng thời gian xác định.
- Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: giá cả hàng hoá, dịch vụ; thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, giá cả những hàng hoá, dịch vụ thay thế: kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ,...
(2) Mối quan hệ cung cầu như thế nào?
Cung – cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau:
Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung, ví như "đơn đặt hàng" của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng. Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hoá, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên.
(3) Vai trò của cung cầu là gì?
Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, quan hệ cung – cầu có vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế:
Thứ nhất, quan hệ cung – cầu là tác nhân trực tiếp khiến giả cả thưởng xuyên biển động trên thị trưởng: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giả giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng; cung bằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bản giá cao, có thể thua lỗ khi bản giả thấp.
Thứ hai, hiện trạng quan hệ cung - cầu là căn cứ để doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khi cung nhỏ hơn cầu, giả tăng thì mở rộng sản xuất.
Thứ ba, quan hệ cung – cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoa phù hợp: nên mua hàng hoá, dịch vụ khi cung lớn hơn cầu, giả giảm, không nên mua hàng hoá, dịch vụ khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng.
Thứ tư, giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy tri cân đối cung – cầu hợp lí, góp phần bình ổn thị trường.
Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì? (Hình từ Internet)
Biện pháp bình ổn giá bằng điều hòa cung cầu như thế nào?
Theo Điều 19 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Điều 19. Các biện pháp bình ổn giá
1. Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
a) Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
[...]
Theo đó biện pháp bình ổn giá bằng điều hòa cung cầu bao gồm:
- Điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa;
- Mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông.
Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước như thế nào?
Theo Điều 5 Luật Giá 2023 quy định nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước như sau:
- Quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.
- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công; có chính sách về giá phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?