Viết thư UPU lần thứ 53 có được dùng bút xóa hay không?

Con tôi đang tham dự cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53, sau khi tham khảo thể lệ cuộc thi bé có thắc mắc không biết có được dùng bút xóa trong bài thi hay không? Mong được giải đáp!

Viết thư UPU lần thứ 53 có được dùng bút xóa hay không?

Ngày 05/01/2024, cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53 đã được tổ chức phát động tới các bạn học sinh ở độ tuổi từ 09 đến 15 tuổi nhằm mục đích giúp các bạn học sinh phát triển khả năng viết văn, làm phong phú sự tinh tế trong tư duy và là cơ hội bày tỏ suy nghĩ của mình về thế giới chúng ta đang sống trước những thách thức toàn cầu.

Viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 có chủ đề:

Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa.

Theo đó, để giải đáp các thắc mắc xung quanh cuộc thi, Ban tổ chức của cuộc thi đã phát hành các văn bản liên quan tới Thể lệ cuộc thi tại đây và bộ Các câu hỏi thường gặp về cuộc thi tại đây nhằm giúp các bạn học sinh có nhu cầu tham gia cuộc thi hoàn thành bài thi tốt nhất.

Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh hiện nay vẫn đang thắc mắc khi viết thư UPU lần thứ 53 thì có được dùng bút xóa hay không?

Tại mục hỏi đáp trên trang thông tin chính thức của cuộc thi, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời vấn đề này như sau:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Hợp tác quốc tế) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Thể lệ Cuộc thi quy định bài thi trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy. Bức thư gạch xóa từ 5 lỗi trở lên sẽ bị loại, bạn ạ. Thế nên bạn cố gắng không dùng bút xoá là tốt nhất.

Như vậy, theo thể lệ cuộc thi viết thư UPU thì thí sinh tham dự không bị cấm dùng bút xóa. Tuy nhiên, bài dự thi viết thư UPU có yêu cầu phải trình bày sạch đẹp và có từ 05 lỗi gạch xóa trở lên thì sẽ bị loại. Do đó, thí sinh tham gia không nên sử dụng bút xóa để có một bài dự thi sạch sẽ, rõ ràng theo đúng yêu cầu.

Viết thư UPU lần thứ 53 có được dùng bút xóa hay không?

Viết thư UPU lần thứ 53 có được dùng bút xóa hay không? (Hình từ Internet)

Hoạt động giáo dục đối với học sinh trung học được thực hiện dưới các hình thức nào?

Căn cứ Điều 19 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hình thức hoạt động giáo dục đối với học sinh trung học như sau:

Hoạt động giáo dục
1. Các hoạt động giáo dục thực hiện theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, được tổ chức trong và ngoài giờ lên lớp, trong và ngoài khuôn viên nhà trường, nhằm thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Hoạt động giáo dục thông qua một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, thực hiện các dự án học tập, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Như vậy, hoạt động giáo dục với học sinh trung học sẽ được tổ chức thực hiện cả trong và ngoài giờ lên lớp, trong và ngoài khuôn viên nhà trường dưới các hình thức chủ yếu sau:

- Học lí thuyết, làm bài tập;

- Làm thực hành, thí nghiệm;

- Thực hiện các dự án học tập;

- Tham quan, cắm trại;

- Đọc sách;

- Sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ;

- Hoạt động phục vụ cộng đồng.

Nội dung, phương pháp giáo dục học sinh trung học cần được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định về nội dung và phương pháp giáo dục học sinh trung học như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Như vậy, nội dung giáo dục học sinh trung học cần phải được đảm bảo mang tính thiết thực, cơ bản, hiện đại, toàn diện, có hệ thống và cần được cập nhật kịp thời thường xuyên. Nội dung giáo dục cần đề cao về giáo dục liên quan tới tư tưởng, đạo đức và ý thức của học sinh.

Bên cạnh đó, nội dung giáo dục cũng phải mang tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Ngoài ra, việc xây dựng nội dung giáo dục học sinh trung học cũng cần phù hợp với sự phát triển về trí tuệ, thể chất, tâm sinh lý và khả năng của học sinh.

Đối với phương pháp giáo dục thì yêu cầu phải có phương pháp khoa học, giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo. Thêm vào đó, phương pháp giáo dục cần phải đảm bảo cung cấp, rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, khả năng hợp tác, thực hành và có lòng say mê học tập, ý chí vươn lên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào