Văn bằng 1 là gì? Văn bằng 1 gồm những loại bằng nào?
Văn bằng 1 là gì? Văn bằng 1 gồm những loại bằng nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định văn bằng, chứng chỉ như sau:
Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
...
Như vậy theo quy định như trên, văn bằng 1 là văn bằng được cấp cho người học tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng.
Tên gọi văn bằng 1 tức là người lần đầu tiên tham gia chương trình đào tạo ở bất kỳ lĩnh vực nào thuộc mọi ngành nghề.
Văn bằng 1 gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Để được cấp văn bằng 1 đại học, người học cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Hoàn thành chương trình đào tạo theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định của chương trình đào tạo.
- Không bị kỷ luật buộc thôi học.
Văn bằng 1 là gì? Văn bằng 1 gồm những loại bằng nào? (Hình từ Internet)
Các điều kiện để văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài được công nhận là gì?
Theo khoản 1 Điều 109 Luật Giáo dục 2019 quy định về công nhận văn bằng nước ngoài như sau:
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận để sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
[1] Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận.
[2] Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của 02 nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo. Đồng thời phải bảo đảm chất lượng theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận.
[3] Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư về giáo dục.
Những nội dung chính nào được ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng bao gồm:
(1) Tiêu đề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(2) Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương).
(3) Ngành đào tạo.
(4) Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.
(5) Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.
(6) Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.
(7) Hạng tốt nghiệp (nếu có).
(8) Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.
(9) Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;
(10) Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.
Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng như sau:
Thứ nhất: Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh.
Thứ hai: Thông tin về văn bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo.
Thứ ba: Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có): tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp. Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo.
Thứ tư: Thông tin kết nối với văn bằng: mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?