Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025?
Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025?
Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success giúp giáo viên và học sinh đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh sau nửa học kì đầu. Qua đó, giáo viên có thể xác định những điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh và lớp để có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình giảng dạy.
Đồng thời, tổng hợp các dạng bài tập và kiến thức đã học, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức một cách hiệu quả. Việc làm các bài tập trong đề sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài, tư duy logic và phản xạ nhanh.
Sau đây là Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025 học sinh có thể tham khảo để ôn tập.
Tải Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025 (Đề 1) tại đây. Tải về.
Tải Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025 (Đề 2) tại đây. Tải về.
Tải Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025 (Đề 3) tại đây. Tải về.
Tải Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025 (Đề 4) tại đây. Tải về.
Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 7 như thế nào?
Theo quy định Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 7 được thực hiện như sau:
[1] Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh:
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.
[2] Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học:
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
*Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
*Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh lớp 7 được thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh lớp 7 như sau:
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?