Các quyền nhân thân theo pháp luật dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện nay là gì?
Quyền nhân thân là gì?
Theo quy định đang có hiệu lực thi hành tại Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, quyền nhân thân trong dân sự được hiểu là một quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Các quyền nhân thân theo pháp luật dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện nay là gì? (hình từ Internet)
Các quyền nhân thân theo pháp luật dân sự hiện nay là gì?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay thì các quyền nhân thân theo pháp luật dân sự gồm 14 quyền như sau:
[1] Quyền có họ, tên (Điều 26)
[2] Quyền thay đổi họ (Điều 27)
[3] Quyền thay đổi tên (Điều 28)
[4] Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29)
[5] Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30)
[6] Quyền đối với quốc tịch (Điều 31)
[7] Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32)
[8] Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33)
[9] Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34)
[10] Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35)
[11] Quyền xác định lại giới tính (Điều 36)
[12] Chuyển đổi giới tính (Điều 37)
[13] Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38)
[14] Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39)
Quyền nhân thân trong pháp luật về sở hữu trí tuệ gồm những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Theo Điều 14 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Việc đặt tên cho tác phẩm không được vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.
2. Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng cả khi tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh. Khi công bố, sử dụng tác phẩm phái sinh phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả của tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.
3. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành bản sao tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào với số lượng hợp lý đủ để công chúng tiếp cận được tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo đó, quyền nhân thân theo pháp luật về sở hữu trí tuệ gồm có:
[1] Quyền đặt tên cho tác phẩm
Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
[2] Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng:
Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm áp dụng cả khi tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh
[3] Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm:
Là việc phát hành bản sao tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào với số lượng hợp lý đủ để công chúng tiếp cận được tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
[4] Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?