Nhân thân là gì? Quyền nhân thân bao gồm những quyền nào?

Cho tôi hỏi nhân thân là gì? Quyền nhân thân bao gồm những quyền nào? Nhân thân của người phạm tội có phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Mong được giải đáp!

Nhân thân là gì? Quyền nhân thân bao gồm những quyền nào?

Nhân thân là một khái niệm pháp lý bao gồm các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bản thân con người, gắn liền với sự tồn tại của con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.

Tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Mọi người đều có quyền nhân thân, bất kể quốc tịch, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội,... Quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ từ khi con người sinh ra cho đến khi chết đi.

Theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:

- Quyền có họ, tên

- Quyền thay đổi họ

- Quyền thay đổi tên

- Quyền xác định, xác định lại dân tộc

- Quyền được khai sinh, khai tử

- Quyền đối với quốc tịch

- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

- Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

- Quyền xác định lại giới tính

- Chuyển đổi giới tính

- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

- Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Nhân thân là gì? Quyền nhân thân bao gồm những quyền nào?

Nhân thân là gì? Quyền nhân thân bao gồm những quyền nào? (Hình từ Internet)

Nhân thân của người phạm tội có phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt

Căn cứ Tiểu mục 5 Mục 1 Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 quy định như sau:

Về hình sự
...
5. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có được coi các tình tiết về nhân thân của bị cáo như trình độ học vấn thấp, là lao động chính, có con nhỏ, có ông bà là người có công Cách mạng... là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự hay không?
Hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tham khảo quy định tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xác định tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
...

Theo quy định trên, nhân thân của người phạm tội không phải là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình xét xử thì tòa án có thể xem xét hoàn cảnh gia đình của người phạm tội để xác định như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như:

+ Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú;

+ Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú;

+ Thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú;

+ Các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

- Bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

- Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

- Người bị hại cũng có lỗi;

- Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

- Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

- Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Lưu ý: khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Nhân thân của người phạm tội có được xem là căn cứ quyết định hình phạt không?

Căn cứ Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 quy định căn cứ quyết định hình phạt:

Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Như vậy, trong quá trình xét xử thì tòa án căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các yếu tố khác để quyết định hình phạt của người phạm tội.

Trân trọng!

Quyền dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì? Có phải thanh toán cho người thực hiện công việc không có ủy quyền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được ủy quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên được nhận ủy quyền?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiếm hữu là gì? Chiếm hữu không ngay tình là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết không vi phạm mới nhất năm 2023 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận dân sự mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ thể của hợp đồng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận dân sự đi làm mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Công giáo 2024 chi tiết? Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở đào tạo tôn giáo phải báo cáo về nguồn lực tài chính vào thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nhận được tiền chuyển nhầm, người nhận có nghĩa vụ phải trả lại hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền dân sự
Phan Vũ Hiền Mai
1,309 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào