Theo Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì ai là người phải bồi thường?

Theo Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì ai là người phải bồi thường? 07 phương thức bảo vệ quyền dân sự là gì?

Theo Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì ai là người phải bồi thường?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

Theo Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì ai là người phải bồi thường?

Theo Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì ai là người phải bồi thường? (Hình từ Internet)

Pháp luật Việt Nam quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:

Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự như sau:

Điều 2. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Như vậy, quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

07 phương thức bảo vệ quyền dân sự là gì?

Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về 07 phương thức bảo vệ quyền dân sự cụ thể như sau:

(1) Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

(2) Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

(3) Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

(4) Buộc thực hiện nghĩa vụ.

(5) Buộc bồi thường thiệt hại.

(6) Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

(7) Yêu cầu khác theo quy định của luật.

Quyền dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì ai là người phải bồi thường?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua trả chậm là gì? Mức xử phạt đối với hành vi mua trả chậm mà cố tình không trả lại tiền là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Công giáo 2024 chi tiết? Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở đào tạo tôn giáo phải báo cáo về nguồn lực tài chính vào thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền dân sự là gì? Quyền dân sự bao gồm những quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân thân là gì? Quyền nhân thân bao gồm những quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì? Có phải thanh toán cho người thực hiện công việc không có ủy quyền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được ủy quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên được nhận ủy quyền?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiếm hữu là gì? Chiếm hữu không ngay tình là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết không vi phạm mới nhất năm 2023 và hướng dẫn cách viết?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền dân sự
Lê Nguyễn Minh Thy
156 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào