Mùng 8 tết âm là ngày mấy dương lịch?

Cho hỏi: Mùng 8 tết âm là ngày mấy dương lịch? Câu hỏi của anh Phát (Quảng Nam)

Mùng 8 tết âm là ngày mấy dương lịch?

Theo lịch vạn niên, nay năm mùng 8 Tết âm lịch 2024 rơi vào thứ Bảy ngày 17/02/2023 dương lịch.

Theo quan niệm của người Việt, "còn mùng là còn Tết" nên vào ngày này vẫn có rất nhiều sự kiện mừng năm mới được diễn ra. Mọi người có thể đi lễ chùa, cầu an, đi du lịch...

Theo đó, mùng 8 Tết âm lịch tức là ngày Tân Hợi tháng Bính Dần năm Giáp Thìn năm 2024 được xem ngày tốt để thực hiện các việc cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, giải trừ, động thổ, đổ mái, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng...

Xem thêm: Tết âm lịch 2024 vào thứ mấy trong tuần? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết âm lịch 2024?

Mùng 8 tết âm là ngày mấy dương lịch?

Mùng 8 tết âm là ngày mấy dương lịch? (Hình từ Internet)

Cảnh sát giao thông có được bắt xe vào ngày Tết âm lịch không?

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:

Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
...

Theo đó, Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

- Đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

- Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, về cơ bản Cảnh sát giao thông không được tự ý dừng xe người đi đường, trừ các trường hợp được pháp luật quy định đã phân tích ở trên.

Mặc khác, ngay cả khi không có vi phạm, Cảnh sát giao thông vẫn được phép dừng xe kiểm tra hành chính nếu thuộc quy định trên.

Do đó, Cảnh sát giao thông vẫn được bắt xe vào ngày Tết âm lịch nếu như đang thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Người điều khiển xe máy uống bia rượu khi tham gia giao thông vào ngày Tết âm lịch bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển người điều khiển xe máy uống bia rượu khi tham gia giao thông vào ngày Tết âm lịch như sau:

- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng (theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (tại điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng (theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (tại điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng (theo điểm e khoản 8 Điều 6Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (tại điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào