Bản vẽ thiết kế công trình kiến trúc có được bảo hộ quyền tác giả?
Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
...
Như vậy theo quy định trên thì các loại hình tác phẩm được được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Tác phẩm phái sinh phải không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh thì quyền bảo hộ mới được phát sinh.
Bản vẽ thiết kế công trình kiến trúc có được bảo hộ quyền tác giả?(Hình từ Internet)
Bản vẽ thiết kế công trình kiến trúc có được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Căn cứ theo khoản 10, 11 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
...
10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:
a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;
b) Công trình kiến trúc.
11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
...
Như vậy, bản vẽ thiết kế công trình kiến trúc là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, bản vẽ thiết kế đó phải thuộc về các lĩnh vực sau:
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình;
- Bản vẽ tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;
Bảo hộ quyền tác giả có đương nhiên phát sinh hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy, quyền tác tác giả sẽ đương nhiên phát sinh nếu tác phẩm sáng tạo đó đã được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Cho dù chất lượng nội dung, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ như thế nào, đã công bố hay chưa công bố thì vẫn sẽ phát sinh quyền tác giả một cách đương nhiên.
Lưu ý: Quyền tác giả chỉ phát sinh khi tác phẩm sáng tạo đã được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất cụ thể (văn bản, hình ảnh, file, âm thanh,..). Nếu tác phẩm sáng tạo đó vẫn là ý tưởng trong đầu và chưa được thể hiện ra dưới dạng hình thức vật chất nhất định thì sẽ không làm phát sinh quyền tác giả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
- Bộ Đề thi Toán lớp 2 học kì 1 Cánh diều có đáp án năm 2024-2025?
- Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105?
- Từ 1/1/2025, điều khiển ôtô điện cần giấy phép lái xe hạng gì?