Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Tại Điều 5 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN quy định đơn yêu cầu công nhận sáng kiến có các nội dung sau:
[1] Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;
[2] Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;
[3] Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;
[4] Tên sáng kiến: Phải thể hiện bản chất của giải pháp trong đơn;
[5] Lĩnh vực áp dụng: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết;
[6] Mô tả bản chất của sáng kiến
- Về nội dung của sáng kiến:
+ Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp;
+ Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết.
+ Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... nếu cần thiết;
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
+ Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;
+ Có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào;
[7] Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
[8] Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
[9] Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
[10] Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở;
Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2013/TT-BKHCN quy định mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến như sau:
Tải về mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến Tại đây
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Sáng kiến được công nhận khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP quy định sáng kiến:
Sáng kiến
1. Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
c) Không thuộc đối tượng bị loại trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, sáng kiến được công nhận khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
- Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
- Không thuộc đối tượng không được công nhận là sáng kiến sau đây:
+ Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
+ Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
Cơ sở nào có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN quy định cơ sở có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến:
Cơ sở có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến
Cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 2 của Điều lệ Sáng kiến có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến, bao gồm:
1. Pháp nhân, tức là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật Dân sự, cụ thể là:
a) Được thành lập hợp pháp;
b) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, nhưng có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập (ví dụ: hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư...).
3. Các đơn vị có con dấu và tài khoản riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc pháp nhân cấp trên (ví dụ: các chi nhánh của doanh nghiệp, các trung tâm trực thuộc tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước...), và được pháp nhân cấp trên ủy quyền, ủy nhiệm thực hiện việc công nhận sáng kiến ở đơn vị bằng văn bản hoặc quy định nội bộ (ví dụ: quy định trong quy chế về hoạt động sáng kiến ở cơ sở).
Theo đó, cơ sở sau có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến:
- Pháp nhân đáp ứng các điều kiện sau:
+ Được thành lập hợp pháp;
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, nhưng có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập;
- Các đơn vị có con dấu và tài khoản riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc pháp nhân cấp trên và được pháp nhân cấp trên ủy quyền, ủy nhiệm thực hiện việc công nhận sáng kiến ở đơn vị bằng văn bản hoặc quy định nội bộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?