Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất?
Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất?
Anh/chị có thể tham khảo cách xin phép bản quyền nhạc YouTube với các bước sau:
Bước 1: Xác định tác giả, chủ sở hữu tác quyền đoạn nhạc hay video đó qua các phương pháp sau:
- Tra cứu thông tin trên Internet.
- Liên hệ với các hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền tác giả.
- Liên hệ với tác giả, chủ sở hữu tác quyền.
Bước 2: Liên hệ với tác giả, chủ sở hữu tác quyền
Liên hệ với tác giả, chủ sở hữu tác quyền qua email, điện thoại, hoặc trực tiếp nêu rõ thông tin về đoạn nhạc hay video và nêu rõ mục đích muốn sử dụng đoạn nhạc hay video đó.
Đồng thời thương lượng, đàm phán về các giấy tờ cần thiết với tác giả, chủ sở hữu tác quyền tùy thuộc vào mục đích sử dụng đoạn nhạc hay video. Cụ thể như sau:
- Giấy phép sử dụng đoạn nhạc hay video.
- Giấy xác nhận cho phép sử dụng đoạn nhạc hay video.
- Phí sử dụng đoạn nhạc hay video.
Bước 3: Ký kết các giấy tờ cần thiết.
Bước 4: Tải lên YouTube.
Sau khi đã có giấy phép sử dụng đoạn nhạc hay video thì có thể tải lên YouTube.
Lưu ý:
Trường hợp nếu muốn sử dụng đoạn nhạc hay video nhằm mục đích thương mại thì cần phải trả phí bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu tác quyền.
Trường hợp nếu sử dụng mà chưa xin phép tác giả, chủ sở hữu tác quyền đoạn nhạc hay video đó thì có thể sẽ bị đánh bản quyền và gỡ bỏ video khỏi YouTube hoặc thậm chí bị khóa kênh.
Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn xin phép bản quyền nhạc trên youtube?
Anh/chị có thể tham khảo mẫu đơn xin phép bản quyền nhạc trên youtube như sau:
Xem chi tiết mẫu đơn xin phép bản quyền nhạc trên youtube
Bản quyền âm nhạc là gì?
Tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, tác phẩm âm nhạc là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Do đó có thể hiểu bản quyền âm nhạc là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Sao chép tác phẩm âm nhạc không xin phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP có quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
....
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người có hành vi sao chép tác phẩm âm nhạc không xin phép thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
Ngoài ra còn buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm sẽ có mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?