Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105?
Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105?
Căn cứ theo Mẫu 1 Phụ lục 5 Các mẫu phiếu khám sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định như sau:
Dưới đây là Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị:
Tải về Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị:
Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105? (Hình từ Internet)
Phụ cấp quân nhân dự bị hiện nay là bao nhiêu?
Quân nhân dự bị được hưởng các phụ cấp sau:
(1) Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 79/2020/NĐ-CP:
- Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.
- Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.
(2) Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 79/2020/NĐ-CP:
- Mức 480.000 đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương.
- Mức 560.000 đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương.
- Mức 640.000 đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương.
- Mức 720.000 đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương.
- Mức 800.000 đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương.
- Mức 880.000 đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương.
- Mức 960.000 đồng/quý đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương.
- Mức 1.040.000 đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.
(3) Phụ cấp theo ngày làm việc quy định tại Điều 4 Nghị định 79/2020/NĐ-CP:
- Đối với sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị, mức phụ cấp 01 ngày được tính bằng tháng tiền lương cơ bản hiện hành của sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm hoặc cùng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ chia cho 26 ngày.
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị, mức phụ cấp theo ngày làm việc được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm.
Lưu ý:
- Nếu thời gian tập trung từ 05 ngày đến 15 ngày thì được hưởng 1/2 tháng phụ cấp;
- Nếu tập trung từ 16 ngày cho đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp;
- Nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu.
(4) Trợ cấp tai nạn; chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2020/NĐ-CP:
- Trợ cấp tai nạn:
+ Suy giảm khả năng lao động 5% thì được trợ cấp một lần bằng 8.000.000 đồng;
+ Sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng.
- Trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro:
+ Chết do tai nạn, gia đình được trợ cấp một lần bằng 57.600.000 đồng; thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 16.000.000 đồng.
+ Chết do ốm đau, tai nạn rủi ro, gia đình được trợ cấp một lần bằng 4.800.000 đồng; thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 16.000.000 đồng.
(5) Chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần quy định tại Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP:
Sĩ quan đang phục vụ ở ngạch dự bị tại địa phương từ trần, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cùng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức đoàn viếng, mức 1.600.000 đồng/trường hợp.
Việc kiểm tra sức khỏe cho quân nhân dự bị do cơ quan y tế cấp nào phụ trách?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về quản lý sức khỏe quân nhân dự bị như sau:
Điều 15. Kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị
1. Tổ kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị do Trung tâm Y tế cấp huyện quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sĩ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế thuộc Trạm y tế cấp xã hoặc Trung tâm Y tế cấp huyện; có nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe gồm:
a) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;
b) Kiểm tra thể lực;
c) Đo mạch, huyết áp;
d) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa.
3. Quy trình kiểm tra sức khỏe:
a) Căn cứ kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị, Tổ kiểm tra sức khỏe lập phiếu kiểm tra sức khỏe cho 100% quân nhân dự bị theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Xây dựng kế hoạch và kiểm tra sức khỏe theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả theo Mẫu 1a và Mẫu 1c Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, tổ kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị do Trung tâm Y tế cấp huyện quyết định thành lập, có nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.
Như vậy, việc kiểm tra sức khỏe cho quân nhân dự bị do cơ quan y tế cấp huyện phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?