Người sử dụng lao động phải công khai định mức lao động với người lao động không?

Cho hỏi: Người sử dụng lao động phải công khai định mức lao động với người lao động không? Câu hỏi của chị Luyến (Bình Dương)

Người sử dụng lao động phải công khai định mức lao động với người lao động không?

Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai cụ thể như sau:

Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động phải công khai định mức lao động với người lao động. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến quyền, trách nhiệm của người lao động như nội quy lao động, thang lương, bảng lương, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác phải được công khai với người lao động.

Người sử dụng lao động phải công khai định mức lao động với người lao động không?

Người sử dụng lao động phải công khai định mức lao động với người lao động không? (Hình từ Internet)

Người lao động có được tham gia ý kiến về định mức lao động không?

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến cụ thể như sau:

Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;
c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người lao động được quyền tham gia ý kiến về định mức lao động khi người sử dụng lao động tổ chức.

Không áp dụng thử định mức lao động trước khi ban hành chính thức sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
...

Như vậy, việc người sử dụng lao động không áp dụng thử định mức lao động trước khi ban hành chính thức sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm này là mức phạt cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp hai lần mức phạt cá nhân. (Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Trân trọng!

Nội dung hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nội dung hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động phải công khai định mức lao động với người lao động không?
Hỏi đáp pháp luật
Các bước thu hồi giấy phép lao động khi nội dung HĐLĐ không đúng với nội dung của giấy phép
Hỏi đáp pháp luật
Các nội dung chính của HĐLĐ? HĐLĐ thiếu các nội dung chính có bị phạt không?
Hỏi đáp pháp luật
Văn bản ghi "Thống nhất và thỏa thuận" liệu có được xem là hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp pháp luật
Những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng lao động có thời hạn, muốn sửa đổi nội dung hợp đồng thì cần báo trước mấy ngày?
Hỏi đáp pháp luật
Nghĩa vụ cung cấp thông tin giao kết hợp đồng lao động chỉ đặt ra đối với người sử dụng lao động?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc phải ghi thông tin của người thân trong hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp pháp luật
Tự ý đổi chỗ làm của người lao động có vi phạm pháp luật không? Bị phạt bao nhiêu tiền khi tự ý đổi chỗ làm của người lao động?
Hỏi đáp pháp luật
Khi tuyển dụng thì người sử dụng lao động có được giữ chứng chỉ IELTS không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nội dung hợp đồng lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
450 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào