Sinh viên sư phạm mới ra trường được làm phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo hay không?
Sinh viên sư phạm mới ra trường được làm phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn chức danh phó trưởng phòng Giáo dục đào tạo như sau:
1. Đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Có thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc tương đương; công chức ngạch chuyên viên.
3. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh phó trưởng phòng hoặc tương đương.
Căn cứ Điều 3 Thông tư trên quy định về tiêu chuẩn chung của trưởng phòng, phó trưởng phòng giao dục và đào tạo như sau:
1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo và các lĩnh vực liên quan để vận dụng vào công tác lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục ở địa phương. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.
2. Có năng lực dự báo, tư duy chiến lược, định hướng phát triển và tổng kết thực tiễn; năng lực quản lý sự thay đổi, năng lực xử lý thông tin và truyền thông trong giáo dục và đào tạo.
3. Có năng lực tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo; năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của phòng giáo dục và đào tạo theo quy định để giải quyết các vấn đề về giáo dục và đào tạo tại địa phương.
4. Có năng lực tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, thực hiện dân chủ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong cơ quan phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc.
5. Có năng lực phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
6. Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
7. Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
Theo đó, phó trưởng thành giáo dục và đào tạo cần một số điều kiện như thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm, có thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc tương đương; công chức ngạch chuyên viên. Như vậy, bạn mới tốt nghiệp ngành sư phạm thì không thể đảm bảo đủ các điều kiện như trên nên không thể làm phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo.
Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Điều 13 Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định:
a) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định:
a) Thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên, chuyển đổi loại hình đối với các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này theo quy định của pháp luật;
b) Thành lập hội đồng trường, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng trường các cơ sở giáo dục công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thuộc quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo tiêu chuẩn chức danh và thủ tục do pháp luật quy định;
c) Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục tại địa phương;
d) Các nội dung quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành quy chế chuyên môn nghiệp vụ; công tác bảo đảm chất lượng giáo dục; công tác tuyển sinh, thi, cấp văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng trường chuẩn quốc gia và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn. Chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý nhà giáo và người học, thực hiện chính sách phát triển giáo dục thuộc phạm vi quản lý trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo và toàn xã hội.
5. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện không có cấp trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
6. Xây dựng kế hoạch; phối hợp với Phòng Nội vụ thực hiện quy trình, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục; phân bổ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện không có cấp trung học phổ thông theo quy định của ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Chủ trì xây dựng kế hoạch hằng năm về số lượng người làm việc của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục công lập do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
8. Xây dựng dự toán, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện theo quy định.
9. Thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
10. Hướng dẫn quản lý nhà nước về giáo dục cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
11. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?