Tổng hợp Luật Tổ chức Chính phủ của Việt Nam qua các thời kỳ?

Tổng hợp Luật Tổ chức Chính phủ của Việt Nam qua các thời kỳ? Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì từ ngày 1/3/2025?

Tổng hợp Luật Tổ chức Chính phủ của Việt Nam qua các thời kỳ?

Dưới đây là tổng hợp Luật Tổ chức Chính phủ của Việt Nam qua các thời kỳ:

[1] Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960

Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960 gồm 12 Điều, được ban hành ngày 14/07/1960 và có hiệu lực thi hành từ ngày 26/07/1960 đến hết ngày 13/07/1981.

[2] Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981

Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981 gồm 05 Chương và 37 Điều, được ban hành ngày 04/07/1981 và có hiệu lực thi hành từ ngày 14/07/1981 đến hết ngày 01/10/1992, thay thế Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960.

[3] Luật Tổ chức Chính phủ 1992

Luật Tổ chức Chính phủ 1992 gồm 06 Chương và 42 Điều, được ban hành ngày 30/09/1992 và có hiệu lực thi hành từ ngày 02/10/1992 đến hết ngày 06/01/2002, thay thế Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981.

[4] Luật Tổ chức Chính phủ 2001

Luật Tổ chức Chính phủ 2001 gồm 06 Chương và 43 Điều, được ban hành ngày 25/12/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 07/01/2002 đến hết ngày 31/12/2015, thay thế Luật Tổ chức Chính phủ 1992.

[5] Luật Tổ chức Chính phủ 2015

Luật Tổ chức Chính phủ 2015 gồm 07 Chương và 50 Điều, được ban hành ngày 19/06/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 28/02/2025, thay thế Luật Tổ chức Chính phủ 2001.

[6] Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019

Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 gồm 4 Điều, được ban hành ngày 22/11/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 đến hết ngày 28/02/2025, thay thế Luật Tổ chức Chính phủ 2001.

[7] Luật Tổ chức Chính phủ 2025

Luật Tổ chức Chính phủ 2025 gồm 05 Chương và 32 Điều, được ban hành ngày 18/02/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2025 đến hết ngày 28/02/2025, thay thế Luật Tổ chức Chính phủ 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/22022025/chinh-phu%20(2).jpg

Tổng hợp Luật Tổ chức Chính phủ của Việt Nam qua các thời kỳ? (Hình từ Internet)

Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì từ ngày 1/3/2025?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Tổ chức Chính phủ 2025, từ ngày 1/3/2025, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các nhiệm vụ, quyền hạn dưới đây:

- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

- Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Trình Chủ tịch nước quyết định các nội dung sau đây:

+ Tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

+ Phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

+ Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ, quyết định chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn bản pháp luật và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các thành viên Chính phủ; quyết định các vấn đề khi còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quy định của pháp luật và chương trình, kế hoạch, chiến lược của Chính phủ trên lĩnh vực quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại và hội nhập quốc tế, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi toàn quốc;

+ Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành, báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội trong thời gian gần nhất;

- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương:

+ Quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong quá trình phục vụ Nhân dân, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại và hội nhập quốc tế, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, điều hành toàn bộ cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự vận hành của bộ máy nhà nước;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;

- Ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương và quyết định một số nội dung cụ thể sau đây:

+ Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, tạm đình chỉ công tác, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ và các chức danh khác theo phân cấp quản lý cán bộ của cấp có thẩm quyền;

+ Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc tạm đình chỉ công tác, cách chức theo phân cấp quản lý cán bộ đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật;

+ Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập hội đồng, Ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì từ ngày 1/3/2025?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Tổ chức Chính phủ 2025, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ từ ngày 1/3/2025 đó là:

- Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia giải quyết công việc chung của tập thể Chính phủ; tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ, cùng tập thể Chính phủ quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

- Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.

- Thực hiện công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân công hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Tổ chức Chính phủ 2025 có bao nhiêu Chương bao nhiêu Điều? Nhiệm kỳ của Chính phủ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Luật Tổ chức Chính phủ của Việt Nam qua các thời kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 99/2024 quy định đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Công an mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thông qua Luật sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Luật Tổ chức Chính phủ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 178/2025/QH15 về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị quyết 179/2025/QH15 về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 06/2025/TT-BKHĐT mẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 190/2025/QH15 về xử lý vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào