Thông báo cho nghỉ việc
Thứ nhất: Về vấn đề Công ty đột xuất cho bạn nghỉ việc có đúng pháp luật hay không?
Bạn nhận được thông báo nghỉ việc của Công ty, đây được xem như là trường hợp Ngưởi sử dụng lao động ( NSDLĐ) đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn.
Theo quy định pháp luật tại Điều 36 và khoản 1 Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2012.
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 38 :
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Theo như bạn nói , HĐ được ký kết giữa bạn và Công ty của bạn là không xác định thời hạn do đó phía Công ty của bạn phải Thông báo cho bạn biết trước việc chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất là 45 ngày.
Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao đồng thì luật cũng yêu cầu NSDLĐ phải ra quyết định chấm dứt HĐLĐ. Mà theo nội dung bạn trình bày thì bạn nhận được Thông báo nghỉ việc cách đây 2 tuần nhưng bạn không nói rõ là sếp bạn có ra luôn quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc quyết định sa thải bạn hay không vì thế chúng tôi không thể khẳng định sếp bạn có vi phạm về thời gian báo trước hay không. Nếu như kể từ thời gian bạn nhận được thông báo cho nghỉ việc cho đến khi nhận được quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc một quyết định bất kì khác cho bạn nghỉ việc mà trong khoảng thời gian trước 45 ngày thì sếp bạn vi phạm về thời hạn báo trước.
Tóm lại, nếu bản thân bạn không rơi vào một trong các trường hợp quy định tại 2 Điều trên mà Công ty của bạn, sếp bạn chỉ vì những biểu hiện của bạn ở Công ty cũ mà cố tình gây khó dễ cho bạn như đưa bạn vào vị trí không phải thế mạnh, giao việc ngoài khả năng của bạn như đã được đề cập trước trong quá trình giao kết HĐLĐ nếu trường hợp bạn có không làm tốt công việc thì lỗi không phải thuộc về bạn mà do bên công ty bạn rồi công ty gửi thông báo cho bạn mà không báo trước như thời hạn quy định trên là đã trái với những quy định của pháp luật về lao động.
Thứ 2: Bạn có bị kiện hay không?
Nếu theo đúng như những gì bạn trình bày thì bạn không thể bị kiện mà thậm chí trong trường hợp này tùy mức độ cụ thể bạn còn có quyền khởi kiện sếp bạn. Bởi trong trường hợp này công ty bạn đã chấm dứt HĐLĐ một cách đơn phương và trái pháp luật. Theo trình tự quy định của pháp luật về lao động. Trước khi nộp đơn khởi kiện thì bạn có quyền yêu cầu sếp bạn nhận bạn trở lại làm việc hoặc bồi thường cho bạn các khoản trợ cấp và đảm bảo cho bạn một số quyền lợi khác được quy định tại Điều 42 BLLĐ và một số quyền lợi khác theo quuy định của pháp luật. Trường hợp nếu bạn không muốn trở lại làm việc thì sếp bạn phải bồi thường cho bạn các khoản trợ cấp và đảm bảo các quyền lợi khác cho bạn theo quy định tại Điều 42 BLLĐ.
Sau khi thực hiện những yêu cầu trên mà công ty bạn không thực hiện thì bạn có quyền làm đơn kiện gửi lên tòa án nơi đặt trụ sở công ty bạn đang làm hoặc nơi mà có sở kinh doanh, chi nhánh của công ty mà bạn đang làm việc, lao động trực tiếp tại đó trên cơ sở quy định tại Điều 201 BLLĐ và Điều 35 BLTTDS.
Trình tự bạn khởi kiện được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
1/ Đơn khởi kiện
2/Thu thập chứng cứ tài liệu để chứng minh quyền khởi kiện
Phụ thuộc vào tranh chấp mà các tài liệu cần thiết, tuy nhiên thông thường các chứng cứ, tài liệu để chứng minh quyền khởi kiện bao gồm:
- Hợp đồng lao động, hoặc quyết định vào làm việc;
- Các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên như: Quyết định kỷ luật sa thải (Đối với các tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải); Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động);
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện, tạm ứng án phí
- Bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc Nộp hồ sơ khởi kiện bằng đường bưu điện
- Sau khi nhận được thông báo của Tòa án về việc nhận đơn khởi kiện và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí thì bạn đến Cơ quan thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án để tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
Bước 3: Tham gia phiên Tòa
Sau khi tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án, bạn tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập. Nếu không tham gia phiên tòa phải có lý do chính đáng và gửi tới tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?