Nhắn tin khủng bố có phạm tội?
Khủng bố được thể hiện dưới muôn vàn hình thức, trong đó có nhắn tin qua máy điện thoại di động nhằm quấy nhiễu, sỉ nhục, chửi bới, lăng mạ, tống tiền hoặc đe dọa sinh mạng của người nhận tin nhắn.
Để xử lý cần căn cứ vào mức độ và hành vi cụ thể của người thực hiện, thiệt hại thực tế xảy ra, mức độ nghiêm trọng của hậu quả đó... để áp dụng hình thức xử lý hoặc xác định tội danh phù hợp. Trong trường hợp tin nhắn khủng bố chỉ dừng lại ở mức độ thông thường, chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện có thể bị xử lý hành chính kèm theo các biện pháp cưỡng chế khác như buộc xin lỗi công khai, cam kết không tái phạm.
Tuy nhiên trong các trường hợp khác, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng. (Ví dụ như làm cho người bị hại lo sợ hành vi đe dọa giết người sẽ được thực hiện thì người nhắn tin khủng bố có thể bị khởi tố về tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Hình sự.)
Trường hợp mà ông đưa ra, ông nên tố cáo việc mình bị khủng bố bằng tin nhắn đến cơ quan công an để có biện pháp xử lý thích đáng đối với người thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?