Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
16/09/2024 15:45 PM

Bài viết sau có nội dung về chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định trong Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (Hình từ Internet)

1. Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:

- Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;

- Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;

- Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra, chi phí hợp lý liên quan đến Điều tra tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động chi trả, hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị. (Theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)

2. Hướng dẫn giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong trường hợp vụ tai nạn lao động có quyết định khởi tố vụ án hình sự

Việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong trường hợp vụ tai nạn lao động có quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Khoản 11 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể tại Điều 28 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:

- Trường hợp đã hết thời hạn Điều tra mà cơ quan Cảnh sát Điều tra không xác định được người gây ra tai nạn hoặc vụ án hình sự bị đình chỉ thì người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với người lao động bị nạn theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như đối với trường hợp tai nạn lao động xảy ra không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra;

- Trường hợp cơ quan Cảnh sát Điều tra ra quyết định khởi tố bị can mà người lao động bị nạn không phải là bị can, thì người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với người lao động bị nạn theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như đối với trường hợp tai nạn lao động xảy ra không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 709

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]