Theo đó, phân loại lao động theo điều kiện lao động gồm 6 loại: loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, loại 6, cụ thể như sau:
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại 1, 2, 3 là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm;
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại 4 là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại 5, 6 là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Chương 2 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ; căn cứ vào kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại để đánh giá việc cải thiện điều kiện lao động của các nghề, công việc đang áp dụng; nếu cần xác định loại điều kiện lao động thì thực hiện theo phương pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2025.
Hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động rà soát điều kiện lao động của các nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực của mình; nếu cần xác định loại điều kiện lao động thì thực hiện theo phương pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2025.
Trường hợp phát sinh nghề, công việc mới có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động thực hiện đánh giá, xếp loại điều kiện lao động theo quy định tại Thông tư 03/2025 để xác định loại điều kiện lao động của nghề, công việc đó.
(1) Điều kiện lao động gồm 6 loại như sau:
- Loại I.
- Loại II.
- Loại III.
- Loại IV.
- Loại V.
- Loại VI.
(2) Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Xem thêm tại Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025 và thay thế Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH .