Đã có Thông tư 03/2025 về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động từ 01/4/2025 (Hình từ văn bản)
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH ngày 11/02/2025 quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
![]() |
Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH |
Đã có Thông tư 03/2025 về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động từ 01/4/2025
Theo đó, các loại điều kiện lao động theo Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH như sau:
- Điều kiện lao động gồm 6 loại như sau:
+ Loại 1.
+ Loại II.
+ Loại III.
+ Loại IV.
+ Loại V.
+ Loại VI.
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Về trách nhiệm của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Chương II Nghị định 39/2016/NĐ-CP; căn cứ vào kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại để đánh giá việc cải thiện điều kiện lao động của các nghề, công việc đang áp dụng; nếu cần xác định loại điều kiện lao động thi thực hiện theo phương pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH.
- Hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động rà soát điều kiện lao động của các nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực của mình; nếu cần xác định loại điều kiện lao động thì thực hiện theo theo phương pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH.
- Trường hợp phát sinh nghề, công việc mới có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động thực hiện đánh giá, xếp loại điều kiện lao động theo quy định tại Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH để xác định loại điều kiện lao động của nghề, công việc đó.
Trong khi đó, tại Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau: - Loại điều kiện lao động + Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI. + Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV. + Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III. - Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH được sử dụng với mục đích như sau: - Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề). - Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. |
Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2025.
Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại theo điều kiện lao động hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực.