Quy định kỹ thuật đối với nút giao trong đô thị (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 07-4:2016/BXD quy định như sau:
- Xây dựng các công trình giao thông đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Kết cấu công trình giao thông đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
- Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận tới các công trình xây dựng, tiếp cận tới các họng cấp nước chữa cháy.
- Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.
Quy định kỹ thuật đối với nút giao trong đô thị theo QCVN 07-4:2016/BXD như sau:
(1) Tổ chức nút giao nhau
- Nguyên tắc tổ chức nút giao nhau đường đô thị cho ở Bảng 7.
- Loại hình nút giao căn cứ vào nguyên tắc tổ chức giao thông cho trong Bảng 7, đồng thời có xét tới điều kiện sử dụng đất, khả năng đầu tư và khả năng cải tạo nâng cấp sau này.
Bảng 7. Loại hình giao nhau tại các đô thị đặc biệt và loại I
Các loại đường đô thị |
Đường cao tốc đô thị |
Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực |
Đường cấp khu vực đô thị (đường gom) |
Đường cấp nội bộ khu đô thị |
Đường cao tốc đô thị |
Khác mức |
Khác mức |
Khác mức |
Khác mức |
Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực |
Khác mức |
Khác mức hoặc cùng mức có đèn tín hiệu |
Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức |
Khác mức |
Đường cấp khu vực đô thị (đường gom) |
Khác mức |
Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức |
Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức. |
Cùng mức |
Đường cấp nội bộ khu đô thị |
Khác mức |
Khác mức |
Cùng mức |
Cùng mức |
CHÚ THÍCH: - Giao nhau khác mức có thể có hoặc không có các nhánh nối liên thông tùy theo cách tổ chức giao thông; - Với các đô thị loại II trở xuống và khu đô thị cải tạo, tùy theo điều kiện giao thông và điều kiện xây dựng để chọn loại hình giao nhau phù hợp. |
(2) Các yêu cầu đối với nút giao cùng mức
- Tầm nhìn
+ Phải đảm bảo cho người lái xe đi trên tất cả các nhánh đường dẫn vào nút nhận biết rõ sự hiện diện của nút và các tín hiệu đèn, biển báo có liên quan tới nút từ cự ly quy định của thiết kế nút giao hiện hành;
+ Tại các nút giao không có đèn điều khiển hoặc không có biển báo dừng xe khi vào nút thì phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu dừng xe và trong phạm vi tam giác nhìn phải đảm bảo thông thoáng, không có các chướng ngại vật cản trở tầm nhìn xe các nhánh đi vào nút. Tầm nhìn dừng xe quy định phụ thuộc vào tốc độ thiết kế của các đường dẫn vào nút, lấy theo Bảng 1 QCVN 07-4:2016/BXD;
+ Trong trường hợp không thể đảm bảo tầm nhìn tính toán phải có biển báo hạn chế tốc độ.
- Góc giao
+ Góc giao giữa các đường dẫn vào nút phải gần vuông góc;
+ Khi góc giao nhỏ hơn 600 thì phải có giải pháp cải thiện góc giao.
- Nút giao
+ Phải đặt ở các đoạn đường thẳng, trường hợp cá biệt phải đặt trên đường cong thì bán kính đường cong phải lớn hơn bán kính tối thiểu không siêu cao;
+ Phải đặt ở các đoạn đường có dốc thoải. Trong mọi trường hợp không cho phép đặt nút giao ở các đoạn đường có dốc lớn hơn 4 %;
+ Không đặt ngay sau đỉnh đường cong đứng lồi do bị hạn chế tầm nhìn khi vào nút;
+ Phải có quy hoạch thoát nước và phải đảm bảo nước mưa không chảy vào trung tâm nút giao.
- Tốc độ thiết kế nút giao cùng mức
Với luồng xe đi thẳng, tốc độ thiết kế bằng tốc độ thiết kế của đoạn ngoài nút sẽ đi qua nút. Với luồng xe rẽ phải, rẽ trái tốc độ thiết kế phụ thuộc vào điều kiện không gian xây dựng nút, điều kiện giao thông, nhưng trong mọi trường hợp là:
+ Với luồng xe rẽ phải, tốc độ thiết kế không vượt quá 0,6 tốc độ thiết kế của đoạn
đường ngoài nút;
+ Với luồng xe rẽ trái, tốc độ thiết kế không vượt quá 0,4 tốc độ thiết kế của đoạn đường ngoài nút;
+ Trong mọi trường hợp tốc độ thiết kế tối thiểu không nhỏ hơn 15 km/h cho các luồng rẽ (trái và phải);
+ Đối với đường nội bộ, đường khu vực trong điều kiện đặc biệt cho phép sử dụng bán kính tính theo bó vỉa tối thiểu là 3 m tại các nút giao.
- Đảo giao thông
+ Các loại đảo giao thông:
Đảo phân cách là các đảo được bố trí trên đường để phân cách các dòng xe chạy ngược chiều nhau và làm chỗ trú chân cho bộ hành ở các nút giao rộng, để hướng dẫn rẽ trái trên đường chính;
Đảo dẫn hướng được bố trí trên đường phụ để dẫn hướng luồng xe chạy;
Đảo tam giác (đảo góc) để hướng dẫn xe rẽ phải;
Đảo giọt nước có tác dụng phân cách các dòng xe và để hướng dẫn xe rẽ trái từ đường phụ ra đường chính và rẽ trái từ đường chính ra đường phụ;
+ Hình dạng các đảo tam giác, đảo giọt nước phải theo dạng quỹ đạo xe chạy khi rẽ;
+ Đảo giao thông phải bố trí thuận lợi cho các hướng xe ưu tiên, hướng dẫn rõ ràng các luồng xe chạy, không gây tâm lý lưỡng lự đối với lái xe.
- Làn chuyển tốc
+ Làn chuyển tốc được bố trí ở các chỗ xe rẽ phải hoặc rẽ trái;
+ Làn chuyển tốc được gọi là làn tăng tốc nếu xe từ đường có tốc độ thấp vào đường có tốc độ cao và làn giảm tốc được bố trí nếu xe từ đường có tốc độ cao vào đường có tốc độ thấp;
+ Các quy định kỹ thuật thiết kế đường đối với làn chuyển tốc phải tuân thủ các quy định hiện hành về thiết kế đường đô thị tùy thuộc vào vận tốc thiết kế như quy định trong mục
(3) Nút giao khác mức
Nút giao nhau khác mức được lựa chọn qua phân tích kinh tế kỹ thuật. Loại hình nút giao được thực hiện theo các chỉ dẫn trong Bảng 7.
Tiêu chuẩn kỹ thuật các nhánh rẽ trong nút giao khác mức phụ thuộc vào tốc độ thiết kế các nhánh nối (nhánh rẽ); bán kính tối thiểu, độ dốc siêu cao, chiều dài đoạn chuyển tiếp, kích thước mặt cắt ngang, độ dốc tối đa của các đường nhánh rẽ phải tuân thủ theo các giới hạn quy định ở Bảng 1 QCVN 07-4:2016/BXD.