Tổng hợp Quyết định về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch 06 vùng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2021-2030

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
08/11/2024 15:45 PM

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các Quyết định về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch 06 vùng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổng hợp Quyết định về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch 06 vùng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2021-2030

Tổng hợp Quyết định về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch 06 vùng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2021-2030 (Hình từ Internet)

Tổng hợp Quyết định về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch 06 vùng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2021-2030

Sau đây là các Quyết định về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch 06 vùng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

(1) Quyết định 1131/QĐ-TTg ngày 09/10/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(2) Quyết định 1161/QĐ-TTg ngày 11/10/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(3) Quyết định 1281/QĐ-TTg ngày 29/10/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(4) Quyết định 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(5) Quyết định 1337/QĐ-TTg ngày 06/11/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(Đang tiếp tục cập nhật...)

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017, quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.

Chi tiết các nội dung quy hoạch vùng mới nhất

Nội dung quy hoạch vùng xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng và liên tỉnh

Trong đó, Quy hoạch vùng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng:

+ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng;

+ Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; tài nguyên thiên nhiên, môi trường; hệ thống đô thị, nông thôn; kết cấu hạ tầng; liên kết nội vùng, liên kết vùng với khu vực và quốc tế; các nguồn lực của vùng đã và đang được khai thác, các tiềm năng chưa được khai thác; các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng;

+ Vị thế, vai trò của vùng đối với quốc gia;

+ Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.

- Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng:

+ Quan điểm về phát triển vùng, tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng trong thời kỳ quy hoạch;

+ Mục tiêu tổng quát phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 20 đến 30 năm;

+ Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch.

- Phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng:

+ Xác định ngành có lợi thế và mục tiêu phát triển;

+ Tổ chức không gian phát triển ngành có lợi thế;

+ Đề xuất giải pháp phát triển ngành có lợi thế.

- Phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng:

+ Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển các dự án quan trọng cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia trên lãnh thổ vùng;

+ Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển không gian vùng gồm các hành lang phát triển, các khu vực khuyến khích phát triển; xác định nguyên tắc tổ chức, quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn trong vùng;

+ Xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của vùng trong thời kỳ quy hoạch;

+ Định hướng phân bổ nguồn lực trên lãnh thổ vùng phù hợp với phương án phát triển không gian vùng;

+ Đề xuất phương án tổ chức liên kết không gian vùng, cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên tỉnh.

- Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Luật Quy hoạch 2017.

- Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng:

+ Xây dựng phương án liên kết hệ thống đô thị cấp vùng, liên kết đô thị và nông thôn, liên kết các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp và vùng sản xuất tập trung trên lãnh thổ vùng;

+ Xác định yêu cầu đối với hệ thống kết cấu hạ tầng vùng; xây dựng phương hướng phân bố và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên lãnh thổ vùng đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, phương án liên kết hệ thống kết cấu hạ tầng vùng và liên tỉnh gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới cấp điện, cung cấp năng lượng, mạng lưới thủy lợi, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, chuẩn bị kỹ thuật, mạng lưới viễn thông, các khu xử lý chất thải nguy hại và các công trình hạ tầng xã hội cấp vùng.

- Phương hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng:

+ Phương hướng liên kết bảo vệ môi trường vùng và liên tỉnh, các lưu vực sông liên tỉnh, các khu vực ven biển liên tỉnh;

+ Phương hướng xác lập các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các hành lang đa dạng sinh học liên tỉnh;

+ Phương hướng phát triển hệ thống đê điều, kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên lãnh thổ vùng;

+ Phương hướng tổ chức không gian các khu xử lý chất thải tập trung cấp vùng và liên tỉnh, bao gồm vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý;

+ Phương hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất liên tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;

+ Xây dựng cơ chế phối hợp thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; phối hợp khai thác nguồn tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông; phối hợp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;

+ Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng.

- Phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ vùng:

+ Định hướng phân vùng chức năng của nguồn nước; định hướng ưu tiên phân bổ trong trường hợp bình thường và hạn hán, thiếu nước; định hướng nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt; định hướng hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước; định hướng công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;

+ Định hướng các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; định hướng hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;

+ Định hướng các giải pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

- Danh mục dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện:

+ Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của vùng trong thời kỳ quy hoạch;

+ Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của vùng, đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.

- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:

+ Giải pháp về cơ chế, chính sách đảm bảo liên kết vùng;

+ Giải pháp về huy động vốn đầu tư;

+ Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;

+ Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;

+ Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn;

+ Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

- Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch vùng. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch vùng quy định tại mục VIII Phụ lục I của Nghị định 37/2019/NĐ-CP.

(Điều 26  Luật Quy hoạch 2017; Điều 27 Nghị định 37/2019/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 683

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]