Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu theo Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP gồm:
- Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a tại Phụ lục (01 bản chính).
Mẫu số 01a |
- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận (bản gốc), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP:
Trường hợp nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc với hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1, khoản 7 Điều 36 và khoản 3 Điều 37 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc tiếp nhận cả hai hồ sơ; thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, sau đó thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai theo Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
* Các trường hợp phải đăng ký:
- Thế chấp quyền sử dụng đất;
- Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;
- Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;
- Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
* Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu:
- Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP;
- Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp đối với nhà ở, thế chấp đối với tài sản khác gắn liền với đất;
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
* Nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai quy định tại Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP bao gồm:
- Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở 2014; công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng, về kinh doanh bất động sản, pháp luật khác có liên quan đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng;
- Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.
* Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hoặc đăng ký cầm cố tài sản gắn liền với đất thực hiện trong trường hợp Luật Đất đai 2013 có quy định.
* Trường hợp chủ đầu tư chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư mà không bao gồm quyền sử dụng đất hoặc thế chấp tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư mà chủ đầu tư không đồng thời là người sử dụng đất hoặc thế chấp tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư thực hiện trên đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm thì thực hiện theo quy định về đăng ký đối với tài sản gắn liền với đất tại Nghị định này.
* Việc đăng ký có thể áp dụng đồng thời trong cùng một hồ sơ đăng ký đối với một, một số hoặc tất cả các loại tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP và chỉ cần 01 Phiếu yêu cầu đăng ký trong cùng một hồ sơ đăng ký.
Trường hợp một hoặc một số tài sản thuộc hồ sơ đăng ký này có Giấy chứng nhận riêng thì thực hiện thủ tục đăng ký trên Giấy chứng nhận cụ thể của từng tài sản.
* Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của mình mà trước đó tài sản này thuộc dự án đầu tư đã được chủ đầu tư thế chấp và đăng ký thế chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai chỉ thực hiện đăng ký nếu chủ đầu tư thuộc trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 36 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
* Trường hợp thông tin trên Giấy chứng nhận không thống nhất với thông tin lưu giữ tại cơ quan đăng ký mà người yêu cầu đăng ký kê khai nội dung mô tả tài sản bảo đảm phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đăng ký theo nội dung kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký, trừ trường hợp Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014, luật khác có liên quan quy định khác.
* Trường hợp tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt 2018, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì thực hiện việc đăng ký theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định 99/2022/NĐ-CP.