Định mức hỗ trợ và sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
12/11/2024 19:00 PM

Bài viết sau có nội dung về định mức hỗ trợ và sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mới nhất được quy định trong Nghị quyết 90/2024/NQ-HĐND.

Định mức hỗ trợ và sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mới nhất

Định mức hỗ trợ và sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mới nhất (Hình từ Internet)

Ngày 30/10/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết 90/2024/NQ-HĐND quy định phạm vi, nguyên tắc, định mức hỗ trợ và sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

1. Định mức hỗ trợ và sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mới nhất

Theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 1 Nghị quyết 90/2024/NQ-HĐND thì định mức hỗ trợ và sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:

- Định mức hỗ trợ sản xuất lúa

+ Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa.

+ Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

+ Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

- Cơ sở số liệu diện tích để tính hỗ trợ

+ Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 90/2024/NQ-HĐND được xác định theo số liệu được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch sử dụng đất của năm liền kề trước năm kế hoạch.

+ Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm c khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 90/2024/NQ-HĐND được xác định theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao của năm liền kề trước năm kế hoạch.

- Sử dụng kinh phí hỗ trợ

+ Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: Sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

+ Phần kinh phí còn lại để thực hiện các hoạt động sau

Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa;

Đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần;

Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã;

Hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ.

2. Quy định về vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao

Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

- Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao, gồm các tiêu chí sau:

+ Thuộc vùng đất chuyên trồng lúa, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Hệ thống thủy lợi chủ động hoặc được quy hoạch để chủ động tưới tiêu, cấp thoát nước, phòng, chống thiên tai;

+ Hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi hoặc được quy hoạch giao thông nội đồng phục vụ sản xuất trồng lúa;

+ Có năng suất cao.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 112/2024/NĐ-CP.

Xem thêm Nghị quyết 90/2024/NQ-HĐND có hiệu lực từ 30/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,018

Bài viết về

lĩnh vực Đất đai

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]