Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 43/2020/QĐ-UBND Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tỉnh Kon Tum 2021 2025

Số hiệu: 43/2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Lê Ngọc Tuấn
Ngày ban hành: 24/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2020/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 24 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 56/TTr-SKHĐT ngày 18 tháng 12 năm 2020 về đề nghị ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 5 năm).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch 5 năm; cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm trong kế hoạch hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đánh giá kết quả thực hiện giữa kỳ vào năm 2023, từ đó đề xuất bổ sung giải pháp phù hợp để thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm; Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết, đánh giá vào cuối kỳ Kế hoạch 5 năm theo đúng quy định.

2. Giao các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Trên cơ sở Kế hoạch 5 năm, hoàn thiện Kế hoạch 5 năm của ngành, địa phương mình và tổ chức triển khai nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Tham mưu xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch triển khai Kế hoạch 5 năm, trình cấp có thẩm quyền.

3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Thường xuyên theo dõi, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tham gia giám sát và phản biện xã hội việc triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm của Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành, các cấp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 01 năm 2021.

Điều 4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Như Điều 4 (t/h);
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đoàn thể cấp tỉnh;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT HĐND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh Kon Tum;
- Báo Kon Tum, Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum;
- Lưu: VT, KTTH. PHD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Tuấn

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 43 /2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

 

MỞ ĐẦU

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở cực bắc Tây Nguyên, được thành lập lại vào tháng 8 năm 1991; là tỉnh giáp Lào, Campuchia, với đường biên giới dài 292,5 km (giáp Lào 154,2 km, giáp Campuchia 138,3 km) có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 967.148,38 ha, trong đó đất nông nghiệp 874.465,27 ha, đất chưa sử dụng 40.907,07 ha([1]). Dân số trung bình năm 2020 ước đạt 555.000 người, dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, với 07 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm và Hre

Toàn tỉnh hiện có 09 huyện, 1 thành phố (thành phố Kon Tum), 102 xã, phường, thị trấn (trong đó có 13 xã biên giới giáp Lào và Campuchia); 02 huyện được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (Kon Plông, Tu Mơ Rông) 01 huyện được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (Ia H’Drai).

Với sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp địa phương, trong 5 năm qua, tỉnh đã tiến hành lập, đầu tư xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều đề án, dự án, chương trình, Nghị quyết quan trọng([2]) nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh về vị trí, đất đai, rừng và đất rừng, thuỷ điện, khoáng sản…, góp phần nâng cao mức sống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm ở các cấp, các ngành chủ yếu còn tập trung vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nhu cầu vốn vượt khả năng cân đối của tỉnh. Việc huy động các nguồn vốn đầu tư có nhiều tiến bộ so với giai đoạn trước, nhưng vẫn còn hạn chế; khả năng cân đối vốn hàng năm cho các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm gặp nhiều khó khăn; một số giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chưa thực sự hiệu quả, sát thực…

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum được xây dựng là bước cụ thể hóa các nội dung văn kiện Đại hội XVI của tỉnh. Kế hoạch thể hiện được tinh thần đổi mới, trong đó, từng ngành, lĩnh vực phải xác định được các sản phẩm chủ lực, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp mang tính chủ yếu, là cơ sở để các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và chương trình triển khai thực hiện.

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH GIAI ĐOẠN 2016-2020

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016-2020 được triển khai thực hiện trong điều kiện khó khăn và thách thức đều vượt ngoài dự báo trước đó, đặc biệt vào cuối năm 2019 và năm 2020, như: Hạn hán kéo dài xy ra trên diện rộng; dịch bệnh phức tạp, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, bạch hầu, dịch tả lợn Châu phi, các chính sách về thuế thay đổi; chủ trương đóng cửa rừng của Chính phủ; tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, nhất là sản xuất nông nghiệp... đã ảnh hướng lớn đến hoạt động sản xuất, đời sống của nhân dânviệc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã đề ra. Được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự lãnh đạo kịp thời của Tỉnh ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng

I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh hằng năm khá cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 9,13%/năm([3]), đạt mục tiêu nghị quyết đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ([4]). GRDP bình quân đầu người tăng từ 29,81 triệu đồng năm 2015 lên ước đạt 46,58 triệu đồng năm 2020. Thu ngân sách nhà nước năm 2020 ước đạt 3.000 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016-2020, tăng 8,07%/năm.

1.2. Tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực

1.2.1. Nông lâm thủy sản

- Nông nghiệp: Nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu. Việc dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp ở những nơi có điều kiện để xây dựng cánh đồng lớn([5]), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ được chú trọng triển khai, một số sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu([6]); thực hiện chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa thiếu nước tưới vụ Đông Xuân([7]). Đã thành lập và đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Kon Plông, huyện Đăk Hà; đang đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Kon Tum; hình thành 02 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nhận 02 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Kon Plông và huyện Đăk Hà. Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã được triển khai, năm 2019 đã có 19 sản phẩm OCOP được công nhận đạt hạng ba, bốn sao; đợt 1 năm 2020 đã có 16 sản phẩm OCOP được công nhận đạt hạng ba, bốn sao và 01 sản phẩm có tiềm năng đạt 05 sao; đợt 2 năm 2020 có dự kiến có ít nhất 12 sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm cấp tỉnh, trong đó có 02 sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm quốc gia. Diện tích cây cao su, cà phê đều đạt và vượt mục tiêu đề ra([8]).

- Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng phát triển theo hướng bền vững, việc cho thuê rừng để kinh doanh, giao đất rừng cho người dân quản lý bảo vệ, kinh doanh dưới tán rừng, trồng rừng nhằm phát triển kinh tế và tăng thu nhập tiếp tục được triển khai thực hiện([9]); So với giai đoạn trước, số vụ vi phạm quy định về bảo vệ và phát triển rừng giảm 2.174 vụ([10]). Việc phát triển rừng có nhiều chuyển biến đáng kể, diện tích rừng trồng ngày càng tăng, góp phần duy trì và nâng độ che phủ rừng của tỉnh lên 63% (tăng 0,6% so với năm 2015).

- Thủy sản: Nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển theo đúng định hướng, diện tích, năng suất và sản lượng liên tục tăng trong những năm gần đây, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2020 ước đạt 5.155 tấn, tăng 1,6 lần so với năm 2015.

- Phát triển nông thôn: Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt kết quả tích cực, toàn tỉnh có 27 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, trong đó có 24 xã đã được công nhận xã nông thôn mới; 04 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 45 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 9 xã đạt từ 8-9 tiêu chí (không có xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí); Bình quân đạt 13,73 tiêu chí trên xã. Ước đến cuối năm 2020 có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch đề ra). Cơ sở hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn ngày càng được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, nâng cao cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với khu vực nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

1.2.2. Công nghiệp - xây dựng

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt 7.150 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng bình quân 11,5%/năm. Các ngành công nghiệp có lợi thế được quan tâm đầu tư (chế biến cao su, cà phê, sắn, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thủy điện, điện gió và điện mặt trời …). Tuy tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2016-2020 không đạt so với mục tiêu đề ra (chỉ đạt từ 11-12% so với mục tiêu là 15,8-16%)([11]), nhưng giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều qua các năm.

- Hiện trên địa bàn tỉnh có 81 vị trí thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch, tổng công suất lắp máy 851,3 MW và 01 dự án thủy điện lớn Thượng Kon Tum([12]). Tiềm năng để phát triển dự án điện mặt trời khoảng 6.782,637 MWp, cụ thể: Đã bổ sung quy hoạch phát triển điện lực: 01 dự án, công suất 49 MWp do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư; 09 Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, với tổng công suất khoảng 5.585.937 MWp; 22 dự án các Nhà đầu tư đang khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, với tổng công suất khoảng 1147,7 MWp. Điện gió: UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho các Nhà đầu tư khảo sát, đánh giá tiềm năng để nghiên cứu đầu tư Dự án Nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 2.000 MW([13]). Hiện UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch một số dự án Nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh([14]). Dự kiến đến năm 2020, có 30 công trình thủy điện (trong đó: 28 công trình thủy điện nhỏ và 02 công trình thủy điện lớn) hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành với sản lượng điện sản xuất ước đạt là 2,2 tỷ KWh/năm; hình thành và phát triển được 01 khu công nghiệp mới([15]), đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh đưa Khu công nghiệp Hòa Bình (giai đoạn 2) ra khỏi Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam([16]); thu hồi chủ trương đầu tư dự án hạ tầng Khu công nghiệp Đăk Tô([17]); đầu tư cơ sở hạ tầng và đưa vào hoạt động với tổng số mười ba (13) Khu Kinh tế, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp([18]).

1.2.3. Dịch vụ

- Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 11,9%/năm. Hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại phát triển mạnh, một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn, như: Trung tâm thương mại Vincom Plaza Kon Tum, Siêu thị Co.opmart Kon Tum, Vinmart Kon Tum, hệ thống cửa hàng bán lẽ Vinmart+... đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hoá thiết yếu. Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển nhanh, nhiều chi nhánh được thành lập, mở rộng, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 16,5%/năm, xuất khẩu trực tiếp đang có chiều hướng gia tăng và mở rộng thị trường([19]).

- Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư hoàn thiện([20]), lượng khách tăng đều qua các năm([21]); các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần tăng trưởng và quảng bá hình ảnh cho du lịch của tỉnh([22]). Tổ chức rà soát, công nhận 9 điểm du lịch đạt điều kiện để thu hút đón khách phát triển du lịch trên địa bàn([23]). Nhiều tour, tuyến, điểm du lịch được đưa vào khai thác([24]) và thu hút lượng khách đến ngày một tăng như: Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phát triển khá sôi động, đã có nhiều điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tham quan và trải nghiệm([25]), du lịch sinh thái (tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học) tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăk Uy. Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan (Suối nước nóng Đăk Tô, Vùng lòng hồ thủy điện Ya Ly, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen). Ngoài ra, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng cũng là một trong những loại hình riêng của tỉnh nhà như tham quan nghiên cứu các giá trị văn hóa hướng về cội nguồn; du lịch kết hợp với hoạt động công vụ; du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch Caravan qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi.

1.3. Quản lý nợ địa phương - Tài chính, tín dụng tiền tệ - Đầu tư phát triển - Thu hút đầu tư

1.3.1. Tài chính - tiền tệ

- Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn và sự thay đổi, điều chỉnh các chính sách thu thuế của Chính phủ, tỉnh đã chú trọng công tác quản lý, nuôi dưỡng, phát triển và khai thác các nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là các nguồn thu từ thuế tài nguyên, tiền sử dụng đất… đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp tiết kiệm, quản lý chặt chẽ các khoản chi đảm bảo trong phạm vi dự toán, theo định mức, chế độ quy định. Công tác thu hồi nợ đọng thuế được thực hiện tích cực, nợ có khả năng thu giảm mạnh qua các năm([26]).

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng dần qua từng năm([27]) và ước thực hiện năm 2020 là 3.000 tỷ đồng, bình quân tăng 8,07%/năm, bằng 11,61% GRDP, đảm bảo 38,25% tổng chi ngân sách và 56,62% chi thường xuyên([28]); trong đó: tỷ trọng thu nội địa ngày một tăng, năm 2020 đạt khoảng 91,8% (năm 2017 là 86,5%; năm 2018 là 90,11%; năm 2019 là 91,99%). Tổng chi ngân sách nhà nước bình quân hàng năm 6.674,35 tỷ đồng, tăng 9,10%/năm([29]), đảm bảo chi cho khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo theo quy định. Chi thường xuyên bình quân 4.551,88 tỷ đông/năm, tăng 7,07%/năm; chi đầu tư phát triển bình quân 2.104,26 tỷ đồng/năm, tăng 12,94%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn được duy trì mức độ khá cao, ước đến cuối năm 2020 đạt 16.300 tỷ đồng, tăng 7.078 tỷ đồng so vớic uối năm 2015, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 12,3%/năm. Đã tập trung cho vay phục vụ sản xuất các lĩnh vực ưu tiên([30]), phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh; cho vay các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ; thực hiện hỗ trợ cho khách hàng bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu phi; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2020 ước khoảng 33.500 tỷ đồng, so với cuối năm 2015 tăng 16.688 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 14,9%/năm. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức 3% tổng dư nợ, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ thấp và hầu hết khách hàng vay vốn ngân hàng thương mại đều có tài sản đảm bảo.

1.3.2. Quản lý nợ chính quyền địa phương

- Công các xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả tốt. Tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 là 418.878 triệu đồng, trong đó nợ từ các dự án do cấp tỉnh quản lý là 179.610 triệu đồng và nợ từ các dự án do cấp huyện quản lý là 239.268 triệu đồng. Dự kiến đến hết kế hoạch năm 2020, trên địa bàn tỉnh cơ bản xử lý xong nợ đọng cơ bản (nợ trước ngày Luật đầu tư công năm 2014 có hiệu lực) theo lộ trình của Chính phủ.

- Nợ ứng trước kế hoạch: Đến thời điểm giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tổng số vốn ứng trước của các dự án chưa bố trí kế hoạch vốn để thu hồi là 1.045.884 triệu đồng, trong đó: Ứng trước từ các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương là 53.352 triệu đồng([31]); ứng trước nguồn vốn ngân sách Trung ương chưa bố trí vốn để thu hồi là 992.532 triệu đồng. Kết quả: Tính đến kế hoạch năm 2020 ngân sách địa phương đã bố trí để thu hồi dứt điểm nợ ứng trước ngân sách địa phương 53.352 triệu đồng; Đối với khoản ứng trước từ các dự án sử dụng ngân sách Trung ương, trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Trung ương dự kiến bố trí để thu hồi là 603.007 triệu đồng([32]), số vốn ứng trước ngân sách Trung ương còn lại chưa bố trí thu hồi 319.525 triệu đồng([33]). Tính đến kế hoạch năm 2020, đã bố trí để thu hồi 456.605 triệu đồng, số vốn ứng trước chưa được bố trí thu hồi còn lại trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 146.402 triệu đồng.

- Tính đến hết năm 2020, tỉnh đã xử lý dứt điểm 187.500 triệu đồng đối với số nợ vay tín dụng đầu tư theo Chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn (bao gồm: nợ do Ngân sách cấp tỉnh vay là 132.450 triệu đồng và do ngân sách cấp huyện vay là 55.050 triệu đồng).

1.3.3. Đầu tư phát triển

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 là 62.329 tỷ đồng, trong đó, khu vực nhà nước chiếm khoảng 37,55%, khu vực ngoài nhà nước chiếm khoảng 62,26%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 0,18%.

- Về các nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương:

+ Tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn ngân sách địa phương được Trung ương giao cho tỉnh Kon Tum là 4.179.567 triệu đồng, trong đó phân bổ chi tiết để thực hiện dự án (90%) là 3.761.610 triệu đồng và dự phòng (10%) là 417.957 triệu đồng.

+ Trên cơ sở mức vốn được Trung ương giao và dự kiến khả năng nguồn thu của địa phương, địa phương đã thực hiện giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đối với các nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương là 5.969.452 triệu đồng, trong đó: phân bổ chi tiết để thực hiện các dự án là 5.962.317 triệu đồng và dự phòng để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn theo quy định của Luật đầu tư công là 7.135 triệu đồng([34]).

+ Tính đến kế hoạch năm 2020, tổng kế hoạch vốn hằng năm đã cân đối, bố trí để thực hiện dự án là 5.725.128 triệu đồng (trong đó: kế hoạch năm 2016 là 883.324 triệu đồng, kế hoạch năm 2017 là 957.429 triệu đồng, kế hoạch năm 2018 là 961.218 triệu đồng, kế hoạch năm 2019 là 1.203.252 triệu đồng và Kế hoạch năm 2020 là 1.719.905 triệu đồng). Nếu không tính nguồn thu tiền sử dụng đất([35]), thì tỷ lệ phân bổ đạt 85,18% so với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao và đạt 86,15 % so với mức vốn đã phân bổ chi tiết.

+ Bên cạnh đó, ngoài các nguồn vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm địa phương còn thực hiện phân bổ từ các nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi với tổng mức vốn phân bổ giai đoạn 2016-2020 là 223.835 triệu đồng([36]).

- Về các nguồn vốn thuộc ngân sách trung ương:

+ Tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 được Trung ương giao cho tỉnh Kon Tum là 6.052.460 triệu đồng (gồm: vốn trong nước 4.334.040 triệu đồng và vốn nước ngoài 1.718.420 triệu đồng([37])), trong đó: đã phân bổ chi tiết là 5.771.013 triệu đồng gồm: vốn trong nước 4.052.593 triệu đồng và vốn nước ngoài 1.718.420 triệu đồng) và dự phòng chưa phân bổ là 281.447 triệu đồng.

+ Tính đến kế hoạch năm 2020, tổng kế hoạch vốn từ các nguồn vốn ngân sách trung ương đã bố trí 5.447.814 triệu đồng, (trong đó: kế hoạch năm 2016 là 663.385 triệu đồng, kế hoạch năm 2017 là 698.576 triệu đồng, kế hoạch năm 2018 là 1.543.384 triệu đồng, kế hoạch năm 2019 là 1.272.978 triệu đồng và Kế hoạch năm 2020 là 1.2.69.491 triệu đồng). Tỷ lệ phân bổ đạt 90,72% so với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Trung ương giao.

+ Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Trung ương còn bổ sung 369.373 triệu đồng([38]) từ các nguồn dự phòng ngân sách Trung ương qua các năm, nguồn vốn Viện trợ không hoàn lại của chính phủ Ai Len và các nguồn hỗ trợ khác.

1.3.4. Thu hút đầu tư

- Công tác thu hút đầu tư được tăng cường và đạt nhiều kết quả. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Tổ hỗ trợ thủ tục đầu tư tỉnh; thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống “Tiếp nhận, phản hồi kiến nghị của doanh nghiệp” trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; triển khai thực hiện Mô hình Quán cà phê “khơi nguồn khởi nghiệp”; thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; kiện toàn lại Trung tâm xúc tiến đầu tư; Trung tâm khuyến công và Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch của tỉnh; thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm thu hút đầu tư trên địa bàn... Qua đó, đã kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn. Đến nay, có 341 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh (ngoài Khu công nghiệp, khu kinh tế) với tổng vốn 63.771 tỷ đồng, trong đó có 201 dự án đã đầu tư hoàn thành với tổng vốn 22.297 tỷ đồng. Đã có một số nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh, như: Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Tập đoàn TH, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC,... đây sẽ là tiềm năng, tiềm lực phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

1.4. Kết cấu hạ tầng

1.4.1. Giao thông

- Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp và mở mới([39]); các tuyến nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, các nước bạn Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan thông suốt, cùng với nhiều tuyến đường huyện, đường đô thị, đường liên xã, giao thông nông thôn được đầu tư, nâng cấp tạo nên mạng lưới giao thông cơ bản hoàn chỉnh, đảm bảo thuận lợi cho sản xuất và phục vụ đời sống của Nhân dân. Phong trào "Toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn" được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh; các đường, ngõ nhỏ ở đô thị và các tuyến đường ở những khu vực khó khăn được tập trung xây dựng đã mang lại hiệu quả thiết thực.

- Toàn tỉnh hiện có 6.082 km đường giao thông, trong đó: Quốc lộ: 444 km; Tỉnh lộ: 495 km; Đường huyện: 714,62 km; Đường đô thị: 448 km; Đường xã: 948 km; Đường thôn, xóm, trục nội đồng: 2.517 km; Đường chuyên dùng: 28 km; Đường Tuần tra Biên giới: 435 km; Đường Trường Sơn Đông:    52 km. Kết cấu đường: Mặt đường bê tông nhựa chiếm 17%; mặt đường bê tông xi măng chiếm 35%; mặt đường nhựa chiếm 12%; còn lại là đường cấp phối và đường đất vẫn chiếm tỷ lệ lớn 36%. Tỷ lệ đường tốt chiếm 40%; tình trạng đường trung bình chiếm 36%.

1.4.2. Thủy lợi

Nhiều công trình thủy lợi lớn đã và đang được tu bổ, nâng cấp và xây mới, như: Hồ chứa nước Đăk Pokei; Hồ chứa nước phục vụ vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen; Sửa chữa, nâng cấp Đập Bà Tri; Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)… Trên địa bàn tỉnh hiện có 543 công trình thủy lợi([40]) phục vụ sản xuất với tổng diện tích tưới theo thiết kế là 17.250 ha (trong đó: cây lúa 11.734 ha, cây công nghiệp và hoa màu 5.516 ha). Tổng diện tích tưới năm 2019 đạt 20.042,34 ha([41]), tăng 4.011,92 ha so với năm 2015. Đã lồng ghép các chương trình, dự án, tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước, vận động khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả với hình thức tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt áp dụng công nghệ Israel, kết quả hiện nay diện tích cây trồng trên cạn áp dụng mô hình tưới nước tiên tiến trên địa bàn tỉnh khoảng 6.451 ha, chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như: Cà phê (5.825,91 ha), chanh dây (180,2 ha), rau, đậu các loại (191,43 ha). Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ công trình thủy lợi và công tác ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy để bảo vệ diện tích rừng hiện có và đảm bảo nguồn nước ngầm ổn định.

Đã xây dựng 112 tháp cảnh báo lũ trên địa bàn tại một số địa phương (Đăk Tô, Kon Plông, Ngọc Hồi, Đăk Glei và Tu Mơ Rông), lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động tại 9 huyện và 01 thành phố (do Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai hỗ trợ) để phục vụ cho công tác cảnh báo, dự báo thời tiết, chỉ đạo điều hành trong công tác phòng chống thiên tai tại địa phương.

1.4.3. Điện

Việc cấp điện cho các thôn làng chưa có điện từ lưới điện quốc gia được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện([42]). Đến nay, đã cấp điện đến 10 thôn, làng trắng điện thuộc khu vực gần biên giới, vùng sâu, vùng xa cần tăng cường về an ninh, quốc phòng([43]), nâng tỷ lệ số thôn, làng, tổ dân phố có lưới điện quốc gia lên 100% vào năm 2020 (năm 2015 là 97,35%). Hệ thống truyền tải lưới điện được chú trọng đầu tư đưa vào vận hành, góp phần nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,3% (năm 2015 là 98,13%). Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phê duyệt thiết kế điển hình dự án "Hệ thống lưới điện nông thôn" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 161/2016/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ để các ngành, địa phương căn cứ thực hiện.

1.4.4. Cấp, thoát nước và thu gom xử lý chất thải rắn

- Hệ thống cấp nước tại thành phố Kon Tum đã được đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước hiện có từ công suất 12.000m3/ngày đêm lên 17.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước ở các thị trấn huyện lỵ tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng([44]). Thông qua việc phát triển hệ thống nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan, bể, bồn chứa nước, đã nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 84,1% năm 2015 lên 88,7% vào năm 2019, dự kiến năm 2020 sẽ đạt 90%.

- Hệ thống thoát nước dọc theo các tuyến đường trong đô thị được cải tạo, xây dựng đồng thời với xây dựng nền, mặt đường theo quy hoạch; đã tập trung giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố Kon Tum([45]); thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế được xử lý cục bộ ngay tại các công trình trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước chung của đô thị.

- Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn được đầu tư, một số nhà máy xử lý rác đã đi vào hoạt động, góp phần nâng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn tăng từ 66,29% năm 2016 lên 85% năm 2020.

1.4.5. Kết cấu hạ tầng đô thị

- Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc. Thành phố Kon Tum ngày càng được đầu tư khang trang và mở rộng([46]); thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được thành lập; đô thị huyện Ngọc Hồi được tích cực đầu tư, nâng cấp và đủ điều kiện trở thành thị xã vào năm 2020. Hạ tầng khu hành chính mới huyện Ia H'Drai đang được hoàn thiện; trung tâm huyện lỵ các huyện, trung tâm các xã, cụm xã được đầu tư mở rộng, nâng cấp, ngày càng đồng bộ. Các khu, cụm công nghiệp được tập trung đầu tư, đưa vào hoạt động([47]), cơ bản đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Đã ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện chỉnh trang, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới, các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Kon Tum([48]); Đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh khai thác quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Qua đó, đã thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về kinh tế vào tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh, một số dự án lớn đã được khởi công xây dựng([49]). Bộ mặt đô thị đã dần hình thành diện mạo mới của đô thị phát triển với nhiều công trình, các khu đô thị mới, khu dân cư, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã và đang thực hiện([50]); đầu tư nâng cấp, mở rộng và từng bước ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo các trục giao thông đô thị; xây dựng hào kỹ thuật đối với các dự án đầu tư một số tuyến đường chính trong các khu đô thị mới. Nhiều dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đã và đang triển khai thực hiện([51]). Toàn tỉnh có 06/09 huyện, thành phố đã có bến xe khách tại trung tâm huyện cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Các công trình, dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được tập trung đẩy nhanh thực hiện. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và từng bước hoàn chỉnh để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân.

1.5. Tái cơ cấu kinh tế

1.5.1. Tái cơ cấu đầu tư công

- Các dự án được bố trí kế hoạch vốn hằng năm tuân thủ đúng quy định của Luật đầu tư công và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án quan trọng, có sức lan tỏa lớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nhiều nguồn đầu tư của xã hội; đảm bảo bố trí vốn tập trung, ưu tiên bố trí để trả nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản ứng trước; hạn chế tối đa việc bố trí khởi công mới các công trình, các địa phương chỉ được bố trí vốn để khởi công mới công trình khi đã xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được tăng cường quản lý theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình quản lý đầu tư xây dựng và xem xét quyết định đầu tư, phân bổ vốn. Theo đó, kế hoạch vốn đầu tư hằng năm được phân bổ tập trung hơn, hạn chế tình trạng bố trí dàn trải, ưu tiên bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các vùng đặc biệt khó khăn... Các dự án trước khi quyết định đầu tư đều được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Năng lực quản lý, điều hành dự án và năng lực của đội ngũ tư vấn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình từng bước được nâng lên.

1.5.2. Tái cơ cấu doanh nghiệp

Công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo đúng lộ trình. Đến nay, sau thời gian chuyển đổi, sắp xếp, toàn tỉnh còn 08 doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; 02 công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ([52]) và 02 công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ([53]). Những doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động tập trung vào các ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; xổ số kiến thiết. Nhìn chung, doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì ổn định. Tỉnh đã tập trung đổi mới tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và tích cực tiến hành chuyển một số đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần([54]).

1.5.3. Tham gia góp phần thực hiện tái cơ cấu thị trường tài chính

- Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 chi nhánh tổ chức tín dụng, trong đó có 10 chi nhánh ngân hàng thương mại, 01 chi nhánh Ngân hành chính sách xã hội và 05 quỹ tín dụng nhân dân. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ngày được nâng lên, tổng nguồn vốn huy động và dư nợ đều tăng so với năm trước, nợ xấu được chú trọng kiểm soát([55]); các hệ số an toàn được đảm bảo, chưa để xy ra tình trạng mất thanh khoản. Duy trì thực hiện lãi suất thấp đối với các lĩnh vực ưu tiên và một số chương trình chính sách tín dụng lớn của Chính phủ.

- Thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn và năng lực quản trị rủi ro; tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế nhằm h trợ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020; hạn chế tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn và cấp tín dụng những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các Quỹ tín dụng nhân dân được tập trung củng cố năng lực bộ máy quản trị, điều hành được đảm bảo, cơ cấu hội đồng quản trị, ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và giám đốc đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

1.5.4. Tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo kịp thời, quyết liệt về triển khai thực hiện tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực theo Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2015. Theo đó, huy động các nguồn lực tổng hợp đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn nhằm tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và liên kết vùng; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhiều quy hoạch, phương án, kế hoạch tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được chú trọng triển khai, tổ chức thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

1.6. Phát triển các thành phần kinh tế

Các thành phần kinh tế trong tỉnh bước đầu đã phát huy được nguồn lực nội tại để phát triển, nhất là kinh tế tư nhân với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách. Tổng số lượng doanh nghiệp của tỉnh ước đến hết năm 2020 là 2.748 doanh nghiệp, trong đó thành lập mới giai đoạn 2016-2020 là 1.390 doanh nghiệp, vốn đăng ký mới 13.772 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 205 tổ hợp tác, thu hút 1.950 thành viên và người lao động tham gia. Có 132 hợp tác xã và 01 Liên hiệp hợp tác xã, trong đó 131 hợp tác xã đang hoạt động với 9.968 thành viên và người lao động. Số hợp tác xã đã chuyển đổi và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 là 120. Một số hợp tác có chiều hướng phát triển ổn định, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã chưa cao, còn mang tính thời vụ, thiếu ổn định.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.1. Giáo dục - đào tạo

- Hệ thống trường, lớp học ngày càng được đầu tư xây dựng([56]) theo hướng đồng bộ và hiện đại; công tác sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn được tổ chức thực hiện, đến nay đã có 47 xã, phường, thị trấn hoàn thành việc sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn([57]), giảm 03 trường mầm non công lập, 46 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở; tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố các cấp học đạt 98,3%, tăng 1,1% so với năm học 2015-2016; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư([58]) theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả khả quan([59]). Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục vùng dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện và có nhiều chuyển biến tích cực([60]); kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi([61]), phổ cập giáo dục tiểu học([62]) và giáo dục trung học cơ sở([63]) được duy trì và nâng cao; tỷ lệ huy động học sinh các cấp trong độ tuổi hàng năm tăng([64]). Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh góp phần thức đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh([65]).

- Nguồn nhân lực tiếp tục được chú trọng phát triển. Đội ngũ giảng viên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực([66]). Các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn được kiện toàn, sắp xếp lại([67]), năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng([68]), chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội([69]).

2.2. Dân số và y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Dân số trung bình năm 2020 ước đạt 555 nghìn người, tốc độ tăng dân số bình quân 2,25%/năm (trong đó tăng tự nhiên 1,2%); Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,42% năm 2015 xuống còn 1,2% vào năm 2020.

- Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị khám, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp([70]); mạng lưới y tế từng bước được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả([71]), sau khi sắp xếp lại đã giảm được 08 đơn vị tuyến tỉnh, 29 đơn vị tuyến huyện và 03 đơn vị tuyến xã. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế bước đầu đã có kết quả, thu hút được 02 phòng khám đa khoa tư nhân có chất lượng đã đi vào hoạt động và 01 bệnh viện đa khoa tư nhân đang đầu tư trên địa bàn([72]). Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân được nâng lên([73]). Tuổi thọ trung bình tăng từ 66,2 tuổi năm 2015 lên 66,8 tuổi năm 2020; tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế ngày một tốt hơn, góp phần làm tăng niềm tin và sự hài lòng của người dân([74]). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 91,2%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2020 là 36,0% (giảm 3,3% so với năm 2015); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 23,7% năm 2015 xuống 20,9% năm 2020. Đã có 97 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 100%. Y tế dự phòng được đẩy mạnh([75]), các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được kiểm soát.

- Công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm([76]); triển khai thực hiện công tác truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng góp phần nâng cao nhận thức và thực hành cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng và giúp cho người dân phòng tránh được ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên (nấm, cóc,...).

2.3. Văn hóa - thể thao

Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao chuyển biến tích cực góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hóa đạt được một số kết quả đáng khích lệ([77]). Tổ chức thành công Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh với chuỗi các hoạt động thiết thực, đổi mới thu hút sự tham gia hưởng ứng đông đảo của các nghệ nhân trong, ngoài tỉnh và được người dân đón nhận nồng nhiệt. Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, nhất là cấp xã([78]). Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được khôi phục, bảo tồn và phát huy([79]). Các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa và danh thắng tiếp tục được bảo tồn, khôi phục([80]). Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đạt kết quả, có 587/1.045 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 56%; tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt 81%; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt 77%. Cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa thể thao được đầu tư([81]); phong trào thể dục thể thao quần chúng được đông đảo Nhân dân hưởng ứng, tham gia([82]); thể thao thành tích cao có bước phát triển([83]).

2.4. Thông tin truyền thông

Hệ thống công nghệ thông tin ngày càng được hoàn thiện, mở rộng và phát huy hiệu quả([84]); chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông được nâng cao([85]); phát thanh, truyền hình ngày càng đa dạng về loại hình([86]) và phong phú nội dung, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân; nhiều chương trình thông tin tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, diễn biến kinh tế - xã hội của địa phương được thực hiện kịp thời. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện([87]) đã phục vụ có hiệu quả các cuộc họp, giao ban giữa tỉnh và các huyện, thành phố và giữa tỉnh với Trung ương. Đến nay, 100% đơn vị có trang thông tin điện tử và đã liên kết vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Hầu hết các đơn vị đã thành lập Ban biên tập và có quy chế quản lý và hoạt động của trang thông tin điện tử nên các trang thông tin điện tử ngày càng hoạt động ổn định, chất lượng bài đăng ngày càng được nâng cao.

2.5. Lao động, việc làm, đời sống nhân dân và các vấn đề xã hội

2.5.1. Lao động, việc làm

Lao động, việc làm có nhiều chuyển biến tích cực, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo; hệ thống cơ sở giáo dục - nghề nghiệp từng bước được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả([88]), năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo([89]) và số lao động được tạo việc làm thông qua các chương trình ngày càng tăng([90]), bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 4.600 lao động. Việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học được chú trọng giải quyết. Đã thực hiện tư vấn cho 9.886 lao động có nhu cầu học nghề và tìm việc làm, trong đó lao động dân tộc thiểu số 3.537 người; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được nâng lên([91]).

2.5.2. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em

Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tiếp tục triển khai có hiệu quả; duy trì hoạt động của 42/102 xã có hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; 21 mô hình Câu lạc bộ Quyền tham gia của trẻ em; thành lập Hội đồng tư vấn công tác xã hội cấp tỉnh; Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh cung cấp dịch vụ xã hội kết nối tham vấn cho trẻ em đáp ứng nhu cầu bảo vệ đối với trẻ em. Đến nay, số xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em là 51/102 xã, đạt mục tiêu đề ra([92]). Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm chăm sóc và bảo vệ 1.789 trẻ em/năm; có trên 30.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được Quỹ bảo trợ trẻ em can thiệp, tư vấn, trợ giúp hòa nhập cộng đồng. Đã vận động các tổ chức, các nhà tài trợ hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, khuyết tật vận động, sứt môi hở hàm ếch, các bệnh về mắt và bị bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp, bình quân 70 ca/năm.

2.5.3. Bảo đảm an sinh xã hội, công tác giảm nghèo

Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đảm bảo 100% đối tượng đủ điều kiện được thụ hưởng các chính sách xã hội theo quy định. Công tác giảm nghèo được các cấp chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ, phát huy hiệu quả; hoạt động trong quản lý, điều hành, có các giải pháp chỉ đạo kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra([93]). Giải pháp quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực lồng ghép thực hiện các nội dung, hoạt động trọng tâm của chương trình nâng cao kết quả giảm nghèo bền vững; kết quả tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 3,12%/năm, đạt mục tiêu đề ra([94]). Đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất, quan tâm và tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thu nhập của nhóm hộ nghèo ở nông thôn đang dần được cải thiện, ổn định nâng cao đời sống. Công tác đào tạo, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững được quan tâm, với nhiều phương thức mới; người dân được tham gia bày tỏ ý kiến trong các buổi họp dân về nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất, mô hình giảm nghèo được nhân rộng, tham gia giám sát bình xét kết quả điều ra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; tham gia góp ngày công lao động, giám sát xây dựng các công trình tại cơ sở; tham gia các mô hình giảm nghèo… so với giai đoạn trước đã có sự chủ động hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp thoát nghèo và cũng ý thức được các chính sách, chương trình giảm nghèo của Nhà nước chuyển từ hỗ trợ hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện. Giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và các tệ nạn xã hội; trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động được nâng cao; xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giảm nghèo bền vững.

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo: Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho 100% người nghèo, người cận nghèo tương ứng với 360.805 lượt người nghèo, người cận nghèo([95]). Ngoài ra ngành Y tế đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho 276.607 lượt người nghèo với tổng chi phí khám chữa bệnh là 48.052 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ về nhà ở đạt hiệu quả: hỗ trợ xây nhà ở cho 3.272 hộ nghèo với tổng kinh phí 94.864 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg2.111 hộ/3.041 hộ được phê duyệt([96]), tổng số vốn đã thực hiện hỗ trợ (giải ngân) là 60.575 triệu đồng([97]). Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” do Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh là cơ quan thường trực đã thực hiện hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà ở cho 1.161 hộ nghèo với kinh phí thực hiện là 34.289 triệu đồng([98]).

 2.5.4. Công tác chăm sóc người có công, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, đảm bảo 100% đối tượng đủ điều kiện được thụ hưởng các chính sách xã hội theo quy định. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công được chú trọng thực hiện chi trả đầy đủ và kịp thời([99]); hỗ trợ xây mới và sửa chữa 1.210 nhà ở cho người có công; công tác giải quyết các chế độ cho người có công được thực hiện kịp thời, đến nay không còn hồ sơ tồn đọng của người có công; đã vận động các tổ chức, các doanh nghiệp nhận phụng dưỡng và chăm sóc cho 04 mẹ Việt Nam Anh hùng. Đến nay, có 98,04% hộ gia đình chính sách có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú, đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng chính sách được cải thiện; có 100/102 xã, phường, thị trấn làm tốt công tác Thương binh - Liệt sĩ. Công tác cải tạo, nâng cấp các nghĩa tra liệt sĩ được quan tâm đầu tư ([100]).

2.5.5. Công tác bình đẳng giới

Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng của tỉnh nhiệm kỳ ước đạt 23,35%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 16,67%([101]), nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là 32%([102]); tỷ lệ nữ lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp là 30,6% (từ cấp phó Chủ tịch trở lên); Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp ước đạt 29,2% năm 2020. Tỷ lệ phụ nữ được tạo việc làm mới ước đạt 50%; tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2011-2020 ước đạt 42,6%. Việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, lao động, việc làm và đời sống gia đình được phát triển. 

2.5.6. Công tác phát triển thanh niên

Giai đoạn 2016-2020 công tác quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực; đã thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên; thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; tổ chức tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển kinh tế cho thanh niên nông thôn; phát động và triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; thực hiện các chế độ, chính sách đối với thanh niên; xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giúp thanh niên phát triển thể chất, rèn luyện sức khỏe, có lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng tài năng trẻ như Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo và Đề án 500 trí thức trẻ([103]); thanh niên là công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng thông thạo tin học văn phòng, tham gia nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

2.6. Khoa học công nghệ

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống đã có chuyển biến tích cực([104]). Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường. Nhiều kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới đã được ứng dụng thành công; góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường([105]). Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã được đẩy mạnh. Một số công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bước đầu đã được tiếp cận và ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ đã được chú trọng([106]).

2.7. Công tác dân tộc, tôn giáo

- Công tác dân tộc: Trong 5 năm qua (2016-2020), được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành nhiều chính sách giảm nghèo đã triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, mang lại thu nhập ổn định cho người dân từ đó từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cho người nghèo từng bước tự lực, vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo và làm giàu, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, hạn chế được tình trạng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.

- Công tác tôn giáo: Đã làm tốt công tác tuyên truyền tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo([107]). Qua phổ biến, quán triệt chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo ngày càng nâng cao nhận thức về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo; phấn khởi, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng; nâng cao tinh thần cảnh giác, không nghe theo lời tuyên truyền, kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch. Kịp thời xem xét, giải quyết đơn thư, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Luôn quan tâm, tạo điều kiện cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo tổ chức lễ trang trọng, an toàn, tiết kiệm, tuân thủ quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ của giáo hội; làm tốt công tác tranh thủ chức sắc, chức việc có uy tín trong các tôn giáo; kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các cơ sở, chức sắc tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhân dịp lễ trọng của các tôn giáo. Nhờ đó, đã góp phần đưa hoạt động của các tôn giáo và các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, ổn định; chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo yên tâm, phấn khởi, tin tưởng và chấp hành tốt các chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo” góp phần lớn trong công cuộc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.8. Tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giải pháp, chính sách ứng phó trong và sau thời điểm dịch trên địa bàn tỉnh

2.8.1. Công tác phòng, chống dịch Covid-19

- Trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao, tuyệt đối không chủ quan trong công tác phòng, chống dịch; đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh nâng cao tinh than trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; giao Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương (cấp huyện, xã, thôn/tổ dân phố) và cơ quan y tế tổ chức rà soát, sàng lọc, xác minh tất cả các trường hợp trên địa bàn đã đến các khu vực có ca mắc COVID-19 và nguy cơ cao theo thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế([108]); thành lập và tăng cường hoạt động các chốt kiểm tra trên các tuyến ra vào tỉnh, kể cả đường mòn, lối mở.

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập 26 cơ sở cách ly tập trung; chỉ đạo Sở Y tế, các lực lượng chức năng và các địa phương thành lập các cơ sở cách ly tập trung; kiểm soát chặt chẽ và cách ly người xâm nhập trái phép qua biên giới, người nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và tăng cường kiểm soát, kiểm dịch tại các cửa ngõ vào tỉnh; chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly tại các khu cách ly tập trung và cách ly tại nhà, tiếp tục giám sát y tế sau khi hoàn thành cách ly tập trung; các biện pháp hạn chế tập trung đông người trong thời gian giãn cách xã hội; vận động người dân khai báo sức khỏe trên phần mềm NCOVI và cài đặt phần mềm Bluezone; tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả…

- Tính đến nay (ngày 17 tháng 8 năm 2020), tổng số người được theo dõi, cách ly tập trung tại các khu cách ly tập trung và các cơ sở y tế do nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh là 4.293 người, trong đó có 3.836 người đã hoàn thành theo dõi, cách ly; còn lại 457 người đang được tiếp tục theo dõi, cách ly; tổng số người cách ly và hoàn thành cách ly tại nhà là 7.823 người, hiện còn 1.008 người đang theo dõi, cách ly tại nhà; tỉnh có 306.507/540.438 người khai báo sức khỏe trên phần mềm NCOVI, chiếm tỷ lệ 56,7%; có 53.133/540.438 người cài đặt phần mềm Bluezone, chiếm tỷ lệ 9,83%. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh Covid-19.

2.8.2. Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội trong tỉnh: doanh nghiệp và người lao động đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thuộc nhiều ngành, nghề (xây dựng, vận tải, sản xuất, chế biến, thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu…) thiếu hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào, gây đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh([109]); hàng hóa tồn kho nhiều gây tình trạng ứ đọng([110]), giảm chất lượng, tăng chi phí và gây khó khăn trong việc bảo quản; doanh thu giảm mạnh vì hàng hóa xuất đi các nước bị hạn chế([111]); giá cả một số mặt hàng nông nghiệp thời điểm xảy ra dịch có giảm so với các thời điểm trước khi có dịch Covid-19([112]) nên cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của bà con nông dân sản xuất nông nghiệp; gánh nặng lãi suất ngân hàng đến hạn, các khoản thuế, phí, bảo hiểm…; doanh nghiệp thiếu hụt lao động tạm thời, hợp tác với các đối tác nước ngoài bị cản trở vì chính sách xuất nhập cảnh của các nước; các loại vật tư phục vụ cho phòng, chống dịch khan hiếm, giá cao,…; Hoạt động các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng bị tác động mạnh, doanh thu giảm (giảm khoảng 48,6% so với cùng kỳ năm 2019); các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách chỉ hoạt động cầm chừng([113]). Số lượng xe kinh doanh giảm đáng kể vì tâm lý, nhu cầu của người dân và quy định phải giãn cách để phòng tránh lây nhiễm. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không có doanh thu, hiện lực lượng lao động phải tạm nghỉ dài hạn, không có lương; dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động việc làm, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...

2.8.3. Giải pháp, chính sách ứng phó trong và sau thời điểm dịch Covid-19

- Tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại; theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 để kịp thời chỉ đạo, chuẩn bị mọi điều kiện về nhân lực và vật chất để sẵn sàng ứng phó với các tình huống; đẩy mạnh tuyên truyền một cách đầy đủ về các biện pháp phòng chống dịch để đề cao cảnh giác.

- Nêu cao tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba”. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tích cực tuyền truyền mạnh mẽ và triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời hiệu quả các chỉ đạo, giải pháp của Trung ương, của tỉnh về đẩy mạnh sản xuất, phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Coivd-19, như: Kết luận số 77-KL/TW ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước; Chị thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch covid-19; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum([114]).

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, giải ngân vốn đầu tư phát triển gắn với kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình; tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” và thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội nhằm duy trì được sự liên tục của hoạt động sản xuất ở mức độ nhất định để khôi phục kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm sự ổn định căn bản, lâu dài về việc làm và an sinh xã hội.

- Tính đến nay (tháng 11/2020) các địa phương đã hoàn thành công tác chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, góp phần cùng người dân tháo gỡ khó khăn, ổn định cuộc sống. Theo đó, toàn tỉnh thực hiện hỗ trợ chi trả cho 133.174/133.188 người thuộc 07 nhóm đối tượng (không có đối tượng thuộc nhóm 8), với tổng kinh phí thực hiện chi trả là 112.828,45 triệu đồng([115]). Liên ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã xây dựng và ban hành hướng dẫn Liên ngành số 06/HD-LN ngày 10/11/2020 Về hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (bổ sung) một số nội dung và trình tự lập thủ tục hồ sơ, phối hợp thực hiện thẩm định tại từng cấp để thực hiện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, cho Nhóm 1 (Hỗ trợ Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương) và Nhóm 8 (Hỗ trợ Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động).

3. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

3.1. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Đã lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh([116]); phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) của 10/10 huyện, thành phố; hàng năm kịp thời ban hành kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố; ban hành bảng giá định kỳ 5 năm (2015-2019), bảng giá đất định kỳ 5 năm (2020-2024) trên địa bàn tỉnh([117]); ban hành giá đất của một số loại đất chưa có trong Bảng giá đất định kỳ 5 năm (2015-2019) trên địa bàn tỉnh; triển khai kế hoạch thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh cho tổ chức và hộ gia đình.

- Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, nước được tăng cường([118]); hoạt động khoáng sản được tổ chức thực hiện theo các quy định([119]); đã khoanh định, phê duyệt khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tại một số khu vực không được đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được ban hành và triển khai thực hiện.

3.2. Phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Công tác phòng chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư các dự án vùng bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, sạt lở ở các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Sa Thầy. Việc kiểm soát mức độ gia tăng về ô nhiểm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; việc quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường; bảo vệ khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng, nâng độ che phủ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học... được đẩy mạnh thực hiện.

4. Về quốc phòng, an ninh, hợp tác đối ngoại

- Đã kịp thời cụ thể hóa, tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh([120]). Nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, các tiềm lực trong khu vực phòng thủ được củng cố, tăng cường. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ các cấp đúng kế hoạch, đạt chất lượng([121]). Chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang tỉnh được nâng lên. Công tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh đảm bảo đúng kế hoạch([122]); tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu([123]).

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, trong đó đã tập trung lãnh đạo xử lý tốt vụ việc người dân chiếm đất trái pháp luật tại xã Ia Chim, thành phố Kon Tum. Đã chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, không để xảy ra các hoạt động “Tin lành Đêga”, phục hồi tổ chức FULRO, biểu tình, bạo loạn. Số người tin theo tà đạo Hà Mòn giảm mạnh, địa bàn hoạt động được thu hẹp, hiện còn 53 người/37 hộ của 06 thôn, 04 xã thuộc 02 huyện tin theo tà đạo Hà Mòn; các hoạt động vượt biên, trốn đi nước ngoài trái phép được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả([124]). Các loại tội phạm và vi phạm pháp luật được kiềm chế, trong đó tập trung điển hình các loại tội phạm băng nhóm, xã hội đen, tin dụng…([125]). Đã triển khai thực hiện chủ trương bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh([126]). Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc được triển khai mạnh mẽ và phát huy được sức mạnh toàn dân trong phòng trào bảo vệ an ninh Tổ Quốc ([127]).

- Việc hợp tác với các tỉnh, thành phố để huy động các nguồn lực, cùng nhau phát triển, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các bên được xúc tiến, đẩy mạnh và đã nhận được sự quan tâm. Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Kon Tum; tích cực, chủ động kết nối, triển khai Kế hoạch hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và thành phố Hà Nội,... Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh thì kết quả hợp tác chưa tương xứng([128]).

- Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã ký kết mới 05 Biên bản ghi nhớ quan hệ hữu nghị và hợp tác với thành phố Iksan, quận Jinan (Hàn Quốc), tỉnh Chămpasắc, tỉnh Salavan, tỉnh Stung Treng (Campuchia); 02 Biên bản ghi nhớ tăng cường mối quan hệ và hợp tác với tỉnh Sê Kông (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia), tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi để triển khai các nội dung hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Đa dạng hoạt động thông tin đối ngoại. Thực hiện đảm bảo, đúng quy định công tác lễ tân, lãnh sự, quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại. Công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài được triển khai hiệu quả., đã tiếp nhận 6.341.387 USD từ 20 cá nhân và tổ chức phi chính phủ nhà nước để triển khai 36 chương trình, dự án, góp phần hỗ trợ giải quyết các lĩnh vực giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, nông nghiệp. Cơ bản hoàn thành theo kế hoạch công tác phân giới, cắm mốc tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia và tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới tuyến biên giới Việt Nam - Lào([129]).

5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp

5.1. Về cải cách hành chính

- Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế được thực hiện đồng bộ, hiệu quả([130]). Công tác cải cách hành chính có chuyển biến tích cực; cơ chế một cửa - một cửa liên thông hoạt động hiệu quả; đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh với 1.357 thủ tục được giải quyết tại Trung tâm, đạt tỷ lệ 95% trên tổng số thủ tục hành chính cấp tỉnh; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa cấp huyện, cấp xã tiếp tục được hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Triển khai xây dựng, thực hiện Hệ thống thông tin điện tử và cổng dịch vụ công 3 cấp tỉnh, huyện, xã([131]). Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh được cải thiện([132]). Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm túc, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các văn bản trái pháp luật. Kỷ luật, k cương hành chính được nâng lên rõ rệt. Công tác cải cách tư pháp có chuyển biến tích cực([133]).

5.2. Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

- Đã triển khai quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương và các giải pháp phòng, chống tham nhũng([134]). Công tác thanh tra, kiểm tra được chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, nghiêm túc, nhằm uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, lệch lạc. Từ năm đầu 2016 đến nay, toàn tỉnh đã kết thúc 690 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực: quản lý tài chính - kế toán; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý bảo vệ và phát triển rừng; việc thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu; quản lý và sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật thuế và hóa đơn; bảo hiểm xã hội; tài nguyên và môi trường; chế độ chính sách; việc chấp hành các quy định pháp luật về kế hoạch và đầu tư; công tác phòng, chống tham nhũng... Kết quả thanh tra đã phát hiện sai phạm 58,819 tỷ đồng và 5.939,71 ha đất. Đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 17,65 tỷ đồng, thu hồi về cho đơn vị 2,848 tỷ đồng, xử lý khác về kinh tế 38,323 tỷ đồng([135]), kiến nghị xử lý 5.939,71 ha đất, xử phạt vi phạm hành chính 9,908 tỷ đồng. Kiến nghị chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra, làm rõ 04 vụ việc. Bên cạnh đó, kiến nghị tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm để có hình thức xử lý đối với các cá nhân, đơn vị có liên quan đến sai phạm.

- Công tác tiếp dân được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan đơn vị thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân định kỳ theo quy định. Từ đầu năm 2016 đến nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tiếp 2.404 lượt/2.710 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; đã tiếp nhận 4.651 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, đã giải quyết xong 2.542 đơn thuộc thẩm quyền (đạt tỷ lệ 97,66%).

II. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Những hạn chế, yếu kém

1.1. Lĩnh vực kinh tế

- Kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ. Việc huy động nguồn lực để đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn; một số dự án kêu gọi đầu tư chậm triển khai thực hiện và kéo dài. Hiệu quả hoạt động của mạng lưới thương mại nông thôn còn thấp; thương mại biên giới phát triển chưa ngang tầm với điều kiện của tỉnh. Kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển chậm, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa xây dựng được các hợp tác xã kiểu mới, quy mô lớn. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp.

- Một số tiềm năng, lợi thế của tỉnh chưa được phát huy đúng mức, nhất là tiềm năng về du lịch và dược liệu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, việc gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế; sản phẩm có giá trị gia tăng hàm lượng công nghệ cao còn thấp. Công nghiệp chế biến sâu còn hạn chế, tỷ trọng sản phẩm sơ chế còn cao. Phát triển dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; quy mô, chất lượng một số loại hình dịch vụ chưa cao. Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa thực chất nhất là thu nhập của người dân, các tiêu chí đạt chưa bền vững.

- Kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; môi trường đầu tư chưa thật sự thông thoáng; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số quản trị hành chính công chậm được nâng lên. Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch còn hạn chế; tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp còn diễn biến phức tạp; buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được xử lý triệt để.

1.2. Lĩnh vực văn hóa-xã hội

- Cơ sở hạ tầng giáo dục còn thiếu, vẫn còn phòng học tạm tại một số nơi([136]); chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số một số nơi chuyển biến chậm. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông và công tác đào tạo nghề hiệu quả chưa cao, một số sinh viên sau tốt nghiệp khó tìm được việc làm. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường còn hạn chế; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống chưa phổ biến.

- Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân có mặt còn hạn chế; chất lượng một số dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tuyến cơ sở; mạng lưới y tế hoạt động hiệu quả chưa cao, trang thiết bị y tế một số nơi còn thiếu, chưa đạt tiêu chuẩn. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có mặt chưa tốt, gây dư luận bức xúc trong nhân dân.

- Đời sống văn hóa, nhất là vùng sâu, vùng xa còn nghèo nàn. Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao từ tỉnh đến cơ sở chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Một số di tích lịch sử, văn hóa chậm được khôi phục, tôn tạo. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng chưa đều, chất lượng chưa cao; thể thao thành tích cao phát triển chưa mạnh. Thu hút nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước và xã hội hóa y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao còn khó khăn. Kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững; nguy cơ tái nghèo còn cao; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng chưa được thu hẹp; công tác quản lý nhà nước về báo chí còn hạn chế.

1.3. Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại:

An ninh chính trị còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định. Công tác phối hợp giải quyết tình hình an ninh cơ sở liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, công tác đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà Mòn có thời điểm còn bị động, lúng túng. Công tác kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào hoạt động, cư trú ở khu vực biên giới, cửa khẩu có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Tội phạm còn diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm về ma túy, tín dụng đen, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ.

1.4. Quản lý nhà nước:

Việc giải quyết thủ tục hành chính tại một số đơn vị còn chậm trễ. Việc thụ lý giải quyết một số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn để kéo dài quá thời gian quy định. Vẫn còn một số số vụ việc khiếu nại diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

2. Đánh giá chung

Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020, nhìn chung đã sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực. Đa số các chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra có khả năng đạt([137]); một số chỉ tiêu quan trọng có khả năng đạt và vượt như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm; tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu văn hóa; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế; tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số chỉ tiêu có khả năng không đạt Nghị quyết đề ra: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;thu nhập bình quân đầu người; quy mô dân số; độ che phủ rừng. Kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững; nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội còn hạn chế; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Việc triển khai một số công trình trọng điểm của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn gặp khó khăn, do nguồn vốn đầu tư công bị cắt giảm, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn; Chính phủ tiếp tục siết chặt chi tiêu công và thực hiện tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, nguồn vốn đầu tư bị thu hẹp; dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bạch hầu, Sốt xuất huyết, đặc biệt là ảnh hưởng dịch Covid-19, dịch tả lợn Châu phi; tác động của mưu lũ, hạn hán kéo dài, xy ra trên diện rộng; giá cả thị trường có nhiều biến động bất lợi cho sản xuất.

- Địa bàn rộng và chia cắt, phức tạp, quy mô nhỏ, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; hạ tầng thấp kém không đồng bộ đã tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư từ bên ngoài; một số dự án kêu gọi đầu tư chậm triển khai thực hiện và kéo dài.

- Các thế lực thù địch, phản động luôn âm mưu, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, để chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo điều hành, vai trò tham mưu, đề xuất của người đứng đầu và cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa cao, nhất là sự trì trệ, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức nhưng vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả; một vài nơi vẫn còn tình trạng không sát công việc, chất lượng tham mưu, đề xuất thấp, chưa kịp thời; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa tốt. Chính quyền địa phương một số nơi tổ chức triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và các lực lượng khác chưa thực sự hiệu quả.

- Lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền có lúc chưa thật sự năng động, quyết liệt; chậm cụ thể hóa để đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống; chưa chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ làm công tác giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn hạn chế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức.

- Một bộ phận Nhân dân chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào cấp trên trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG AN NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Tình hình chính trị - xã hội tiếp tục được giữ vững ổn định; quan hệ hợp tác, đối ngoại với các tỉnh của các nước Thái Lan, Lào, Campuchia được mở rộng; hợp tác phát triển giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước được thúc đẩy và mở rộng, nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực đang triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh; một số công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có các nghị quyết chuyên đề để khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh, nghị quyết về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh... là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện.

- Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục có những cơ chế, chính sách phù hợp thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng phát triển nhanh và bền vững.

2. Khó khăn

- Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53% dân số, địa hình rộng, chia cắt, dân cư thưa; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ; quy mô kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trên địa bàn tỉnh còn yếu, tăng trưởng thấp. Giá một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh không ổn định. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, năng suất lao động chưa cao.

- Tình hình chính trị và kinh tế trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tăng cường chống phá nước ta ngày càng quyết liệt, trực diện hơn. An ninh chính trị, nhất là an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, an ninh biên giới còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên người và cây trồng, vật nuôi tiếp tục có nguy cơ xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của Nhân dân. Đại dịch Cvid-19 trên toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của những năm đầu thực hiện kế hoạch và làm chậm đà phát triển, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội...

- Nhận thức của một số bộ phận người dân về giảm nghèo còn nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại; một số chế tài trong thời gian qua vẫn chưa đủ mạnh nên tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy; tình trạng thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật,... vẫn tiếp tục diễn ra.

- Năng lực thực tiễn và đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, đây là một trong những trở ngại trong việc cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN    

- Phát huy nội lực kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum nhanh và bền vững.

- Kết hợp chặt chẽ tăng trưởng hài hòa và tăng trưởng xanh, phát triển bền vững gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, an sinh xã hội; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển kinh tế - xã hội.

- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

III. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tập trung phát triển dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính; bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của Nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ LĨNH VỰC ĐỘT PHÁ

1. Nhiệm vụ trọng tâm: (1) Tiếp tục tái cơ cấu đồng bộ kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. (2) Thực hiện đầy đủ, đồng bộ 3 chương trình mục tiêu quốc gia. (3) Tập trung bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. (4) Đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. (5) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.

2. Lĩnh vực đột phá: (1) Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến. (2) Đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều loại hình. (3) Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (đô thị, các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ).

V. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Về kinh tế:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 10%/năm trở lên. Đến năm 2025, tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 19-20%, nhóm ngành công nghiệpxây dựng đạt 32-33%, nhóm ngành dịch vụ đạt 42-43%. GRDP bình quân đầu người 70 triệu đồng trở lên (tương đương trên 3.000 USD); Thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn đạt tăng bình quân 8,2%/năm và đạt trên 5.000 tỷ đồng vào năm 2025. Tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 250 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 118.000 tỷ đồng.

2. Về văn hóa - xã hội:

Đến năm 2025: Dân số trung bình đạt khoảng 620.000 người, tỷ lệ tăng tự nhiên dưới 12‰; tuổi thọ trung bình của người dân đạt 68 tuổi; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3-4%/năm; có ít nhất 04 huyện và thành phố Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới([138]) và có ít nhất 60 xã (70,6% số xã) đạt chuẩn xã nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60% (trong đó, đào tạo nghề trên 44%); bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động (đến năm 2025 đạt khoảng 7.000 lao động); tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 38,4%; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt 30%; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 25%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non trên 50%, tiểu học 70%, trung học cơ sở 50%, trung học phổ thông 55%; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 100%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 51‰ và trẻ em dưới 1 tuổi còn dưới 32,5‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 34% và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 17%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa 60%; tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa đạt 90%; tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 86%; tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 40%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện trên 99,8%.

3. Về môi trường:

Đến năm 2025: Độ che phủ rừng (có tính cây đa mục tiêu) đạt 64%; tỷ lệ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường trên 85%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị trên 90%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.

4. Về quốc phòng an ninh:

Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hằng năm đạt 90% trở lên. Đến năm 2025, có trên 80% xã, phường, thị trấn mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

VI. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Phát triển các ngành kinh tế

1.1.1. Nông lâm thuỷ sản: Tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,21% giai đoạn 2021-2025, chiếm tỷ trọng 19-20% trong cơ cấu kinh tế.

1.1.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao.

+ Tiếp tục tăng cường thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025, ổn định diện tích trồng sắn toàn tỉnh khoảng 34.100 ha; diện tích cà phê khoảng 25.000 ha, sản lượng khoảng 63.270 tấn, trong đó sản lượng chế biến sâu khoảng 1.400 tấn; ổn định diện tích cao su khoảng 70.000 ha, sản lượng mủ đạt 105.000 tấn. Rà soát, thu hồi một số diện tích trồng cao su tại các vị trí thuận lợi để quy hoạch phát triển đô thị các huyện, thành phố. Đồng thời rà soát, chuyển đổi một số diện tích trồng cao su và các cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả ở những nơi có điều kiện, phấn đấu nâng diện tích cây ăn quả lên khoảng 10.000 ha.

+ Tập trung đầu tư phát triển các loại dược liệu theo Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tập trung đầu tư phát triển các loại dược liệu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái của tỉnh, như Hồng đẳng sâm, Đương quy, Đinh lăng, ... Phấn đấu phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, với diện tích Sâm Ngọc Linh khoảng 4.500 ha, các cây dược liệu khác khoảng 10.000 ha; đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum.

+ Nâng cao hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phấn đấu đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 10 sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia. Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao dân trí và từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

- Chăn nuôi

+ Thực hiện quy hoạch bố trí các vùng chăn nuôi tập trung, tạo điều kiện để thu hút các các nhà đầu tư đến thực hiện dự án đầu tư.

+ Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi. Phát triển chăn nuôi đại gia súc (bò, dê) lấy thịt và sữa tại các huyện Sa Thầy, Kon Plông và một số vùng có điều kiện.

- Lâm nghiệp:

+ Tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng. Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng nguyên liệu theo quy hoạch; thực hiện tốt phương án quản lý rừng bền vững, phấn đấu đến năm 2025 trồng thêm được 15.000 ha rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 64%.

+ Phân định cụ thể địa danh và diện tích quỹ đất quy hoạch cho phát triển rừng, trong đó chú trọng quy hoạch phát triển rừng bảo vệ môi trường đô thị, sản xuất, theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến, như vùng trồng rừng nguyên liệu, sản xuất kinh doanh gỗ lớn, dược liệu, lâm sản ngoài gỗ.

+ Đẩy mạnh mở rộng diện tích rừng trồng có chứng chỉ rừng quản lý bền vững FSC và các loại chứng chỉ rừng khác.

+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ vi phạm, không để tồn đọng, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời nâng cao tính răn đe trong cộng đồng. Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản và mộc dân dụng trên địa bàn; giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

+ Đề xuất cơ chế hưởng lợi từ rừng phù hợp với tình hình thực tế địa phương đảm bảo người dân sống được bằng nghề rừng, nâng cao nhận thức, khuyến khích người dân tự nguyện tham gia quản lý bảo vệ rừng góp phần thực hiện chiến lược xã hội hóa nghề rừng trên địa bàn tỉnh.

- Thủy sản:

+ Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững. Đến năm 2025, diện tích nuôi thủy sản 1.460 ha, sản lượng khai thác hàng năm (gồm sản lượng thủy sản nuôi trồng và sản lượng thủy sản khai thác) khoảng 6.416 tấn; chú trọng phát triển nuôi thuỷ sản ở hồ chứa mặt nước lớn của các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện tại các huyện Ia H'Drai, Sa Thầy, Đăk Hà, Kon Plông và những nơi có diện tích mặt nước lớn.

+ Đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, từ cung ứng giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật, nuôi đến chế biến thủy sản; phát triển mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển nông thôn

+ Xây dựng nông thôn mới: Phấn đấu đến năm 2025 Có ít nhất 60 xã (70,6%) đạt chuẩn nông thôn mới, ít nhất 04 huyện và thành phố Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

+ Đầu tư phát triển các xã đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ người dân ở các xã đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; mở rộng diện tích các loại cây lâu năm như: Cao su, cà phê, bời lời,… và cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, Đẳng Sâm, Đương quy, Đinh lăng... Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương của người dân. Xây dựng và tổ chức triển khai tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 nhằm phấn đấu mục tiêu cao nhất để giảm các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.

1.1.1.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Nông nghiệp

+ Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hp với tình hình biến đổi khí hậu, nhất là chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; điều chỉnh diện tích đất phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng manh mún phân tán, dồn điền đổi thửa (những nơi có điều kiện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác theo phương thức sản xuất hàng hóa hiện đại; nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

+ Rà soát, xác lập và phát triển một số vùng, khu sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ tại các huyện Đăk Hà, Kon Plông, Sa Thầy, Ia H'Drai, Kon Rẫy, thành phố Kon Tum và ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi. Tiếp tục hình thành các “cánh đồng lớn” phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn mỗi huyện, thành phố. Phát triển chăn nuôi đại gia súc (bò, dê) lấy sữa tại huyện Sa Thầy, Kon Plông và lấy thịt tại một số vùng có điều kiện. Rà soát nguồn quỹ đất có khả năng trồng cây mắc ca để nghiên cứu, xác định mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ, hình thành một số vùng trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.

+ Tăng cường đầu tư, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Chú trọng đầu tư công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, nhất là chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Cải tạo, nâng cấp và đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân. Xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh môi trường theo phương thức chăn nuôi tập trung, trang trại, công nghiệp gắn liền với chế biến sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tăng cường đầu tư đồng bộ từ khâu bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sản xuất, quản lý giống, nguồn giống gốc đến sản xuất, khai thác, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm dược liệu. Thu hút các cơ sở sơ chế, sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu. Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

+ Tập trung rà soát, đầu tư nâng cấp, nạo vét các công trình thủy lợi để tăng khả năng tưới tiêu phục vụ thâm canh và nâng cao hệ số sử dụng đất lúa; tổ chức quản lý khai thác tốt các công trình thủy lợi kết hợp với việc khai hoang đồng ruộng, mở rộng diện tích canh tác nhằm phát huy hết khả năng tưới của các công trình. Tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn nông dân sử dụng giống, kỹ thuật, biện pháp thâm canh và công nghệ sản xuất mới. Nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ thực vật.

- Lâm nghiệp

+ Thực hiện tốt công tác giao khoán quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ rừng cho người dân, cộng đồng dân cư; gắn việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích người dân nhận khoán và trồng rừng đối với các diện tích rừng nghèo. Bố trí diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp phù hợp để phát triển vùng trồng dược liệu tập trung quy mô lớn; gắn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với phát triển dược liệu.

+ Theo dõi, cập nhật kịp thời những biến động về trạng thái rừng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh để làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc hoạch định các chương trình mục tiêu, kế hoạch về quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Tăng cường việc nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật thâm canh rừng trồng góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp với các mục tiêu: Tạo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến (theo hướng nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu, giảm xuất thô) và tiêu thụ sản phẩm, làm nên sự kết hợp hài hòa, liên hoàn chuỗi hành trình sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh. Xác định thị trường lâm sản (nội địa và xuất khẩu) giữ vai trò quan trọng trong định hướng cơ cấu cây trồng chủ lực để trồng rừng phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản. Phát triển, nâng cao chất lượng rừng: Ngoài việc nâng cao trữ lượng rừng tự nhiên, nuôi dưỡng, làm giàu rừng thì việc cải tiến về giống cây trồng lâm nghiệp, nghiên cứu giống năng suất cao, chất lượng tốt vào ứng dụng trong phát triển rừng phải tập trung chú trọng.

+ Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các lưu vực sông, rừng phòng hộ, đặc dụng; nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng, ứng dụng các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong theo dõi, cảnh báo cháy rừng.

- Thủy sản

+ Đầu tư hạ tầng kỹ thuất, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản; khai thác và sử dụng hiệu quả các trung tâm thủy sản đã đầu tư; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở nôi trồng thủy sản, sản xuất giống củng cố và mở rộng quy mô. Đầu tư trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến ngư; quan tâm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

+ Đẩy mạnh nuôi thâm canh các loại thủy sản có khả năng xuất khẩu, như: Cá tầm, cá hồi, cá rô phi, cá lóc, ba ba và các loài thuỷ đặc sản khác. Lựa chọn, phát triển các giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, phương pháp nuôi tiên tiến và áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất thức ăn, xử lý nước, bảo vệ môi trường.

+ Khuyến khích phát triển hình thức nuôi trồng tự nhiên để tận dụng thức ăn, làm sạch nguồn nước trong các hồ chứa; tạo điều kiện thuận lợi để người dân tại chỗ phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân sinh sống ở khu vực lòng hồ về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, nghiêm cấm mọi hình thức đánh bắt cá mang tính huỷ diệt như dùng chất nổ, xung điện... Đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh thủy sản cho nông dân.

- Phát triển nông thôn:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và các nguồn lực huy động khác để xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, bố trí một khoản từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh và nguồn tăng thu ngân sách huyện, thành phố (nếu có) hỗ trợ thực hiện chương trình nông thôn mới.

+ Nghiên cứu giải pháp nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng Chương trình. Kiện toàn bộ máy, tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình ở các cấp trong giai đoạn 2021-2025 theo hướng đồng bộ và hiệu quả.

+ Tăng cường các cơ quan, đơn vị kết nghĩa xã trong việc hướng dẫn, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế. Có chính sách hỗ trợ vay vốn, định canh định cư để ổn định đời sống, phát triển sản xuất đối với các hộ dân trên địa bàn các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn và xã đặc biệt khó khăn.

1.1.2. Công nghiệp và Xây dựng

1.1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ

- Tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đoạn 2021-2025: Chỉ số sản xuất công nghiệp dự kiến tăng 15-16%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10-12%/năm. Đến năm 2025, ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 33% - 34% trong cơ cấu kinh tế; giá trị xuất khẩu đạt 250 triệu USD.

- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế, có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm đang triển khai trên địa bàn để sớm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, như: chế biến nông lâm sản, dược liệu; khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng (ưu tiên cho sản xuất vật liệu xây dựng không nung); phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; rà soát, cân nhắc việc phát triển các dự án thủy điện, điện gió, điện mặt trời theo đúng quy hoạch. Phát triển kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn.

1.1.2.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công nghiệp và Thương mại, thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh để có giải pháp tham mưu tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ưu tiên trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Tiến hành rà soát, chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục thống nhất, đồng bộ, đảm bảo nhanh, gọn, chuyên nghiệp, minh bạch và đúng pháp luật.

- Kêu gọi, giới thiệu, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản ở các khu vực không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện những dự án phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, nhất là những khó khăn, vướng mắc thuộc về lĩnh vực quản lý của địa phương, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ.

- Chú trọng và ưu tiên hỗ trợ việc cải tiến công nghệ, đầu tư có trọng điểm và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp có quy mô thích hợp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, có giải pháp tổ chức sản xuất hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, ưu tiên thu hút đầu tư những dự án chế biến có trình độ công nghệ cao, chế biến tinh, chế biến sâu, không gây ô nhiễm, sử dụng ít lao động… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu, tài nguyên địa phương và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

1.1.3. Dịch vụ

1.1.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2025 đạt 33.966 tỷ đồng; dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt từ 10-11%/năm. Đến năm 2025, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 42-43% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, giải trí... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân. Phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng và hạ tầng thiết yếu khác để phục vụ du lịch.

- Chú trọng đầu tư, khai thác có hiệu quả các loại hình du lịch sinh thái([139]), nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử - làng nghề và du lịch cộng đồng. Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tại khu vực cột mốc biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Xây dựng các tour du lịch theo tuyến hành lang Đông - Tây, du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm. Nâng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 2,5 triệu lượt người vào năm 2025.

1.1.3.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch. Khai thác tối đa tiềm năng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, di tích lịch sử, di sản vật thể và phi vật thể... để thu hút du khách.

- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển các chợ, trung tâm thương mại, phát triển chợ nông sản trên các trục quốc lộ, như Quốc lộ 24, 40B, 14C…; phát triển các mô hình thương mại - dịch vụ nông thôn gắn với sản xuất, chế biến và lưu thông hàng hóa, góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hoá thiết yếu; từng bước phát triển thương mại điện tử. Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng, mở rộng các dịch vụ bán lẻ, tín dụng tiêu dùng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, giải trí... Xây dựng và nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại, các FTA thế hệ mới cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh, nhằm định hướng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh bảo đảm đa dạng hàng hóa cho xuất khẩu, tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường và bình ổn giá cả.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là kinh doanh trái phép, hàng giả, hang kém chất lượng, trốn lậu thuế, liên kết độc quyền nhằm thao túng thị trường và giá cả. Xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin thị trường, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

- Tăng cường liên kết, phát triển du lịch, trọng tâm là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao trên cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Khai thác hiệu quả Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, Khu đô thị du lịch Nghỉ dưỡng Đăk Rơ Wa và ven sông Đăk Bla, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng suối nước nóng Kon Đào, Rừng thông thị trấn Đăk Tô, lòng hồ thủy điện Ia Ly, Sê San, Plei Krông, Khu vực cột mốc quốc giới chung ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, gắn với Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; đầu tư, khai thác hiệu quả khu Di tích lịch sử điểm cao 1015 (Sạc ly) - 1049 (Delta), huyện Sa Thầy, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh…

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết, hợp tác với các công ty lữ hành trong nước quốc tế xây dựng các tour du lịch gắn với các điểm đến du lịch của địa phương, các tuyến du lịch liên tỉnh, quốc tế, đặc biệt chú trọng các tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Hoàn thiện mọi điều kiện để phát triển tour du lịch đi qua các tỉnh của ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

- Tiếp tục đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu văn hóa, lịch sử của từng địa phương; thông thạo tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Anh để giao lưu và phục vụ du khách.

1.2. Quản lý nợ chính quyền địa phương - Tài chính, tín dụng tiền tệ - Đầu tư phát triển - Thu hút đầu tư

1.2.1. Tài chính - tiền tệ

1.2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Tài chính: Phấn đấu đến năm 2025, thu ngân sách tại địa bàn đạt trên 5.000 tỷ đồng. Tổ chức thực hiện tt thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo nguồn thu. Tăng tỉ trọng thu nội địa, tăng cường quản lý, khai thác, huy động nguồn lực tài nguyên đất đai, khoáng sản,... và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.

- Tín dụng, tiền tệ

+ Phấn đấu đến cuối năm 2025, tổng nguồn vốn huy động đạt 27.300 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt 10%/năm; huy động vốn tại chỗ đảm bảo được trên 50%/tổng dư nợ cho vay. Tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế bình quân đạt 12%/năm; đến cuối năm 2025, tổng dư nợ đạt 56.500 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

+ Nâng cao chất lượng, da dạng hóa các tiện ích dịch vụ ngân hàng; mở rộng dịch vụ ngân hang đến địa bàn nông thôn để cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hang hiện đại cho doanh nghiệp và người dân. Mở rộng đầu tư tín dụng chính sách cho các huyện nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa để người nghèo không thiếu vốn sản xuất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các tiện ích và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đến địa bàn nông thôn, địa bàn có khả năng thu hút đầu tư.

1.2.1.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Tài chính

+ Tích cực khai thác các nguồn thu của địa phương, nhất là nguồn thu từ việc khai thác quỹ đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Khai thác và phát huy hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống… Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn ngân sách nhà nước và tài nguyên quốc gia.

+ Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu cho các huyện, thành phố, nhằm khuyến khích các địa phương chủ động khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn; tăng cường các biện pháp thúc đẩy, điều hành tốt nhiệm vụ thu ngân sách. Tăng cường phối hợp giữa Cục thuế tỉnh với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, cơ quan tài chính các cấp trong việc báo cáo định kỳ; thường xuyên theo dõi các nguồn thu lớn trên địa bàn, phân tích tình hình thực hiện, đề xuất giải pháp thu. Phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao hằng năm.

+ Ngành thuế cần phối hợp với các cấp chính quyền, đơn vị liên quan triển khai tốt các biện pháp nhằm tập trung số thu kịp thời, đầy đủ, tăng cường chống thất thu, thu nợ đọng thuế, hạn chế nợ đọng thuế phát sinh, tích cực khai thác các nguồn thu mới, chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu. Tích cực rà soát, đề xuất cơ chế, biện pháp để đẩy mạnh khai thác tốt nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là nguồn thu từ tài nguyên đất đai.

+ Nghiên cứu lựa chọn huy động nguồn vốn ODA với các điều kiện ưu đãi cao để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tăng cường quan hệ tiếp xúc với các tổ chức KOICA, JICA, UNDP, UNFPA... qua đó vận động vốn viện trợ không hoàn lại ưu tiên cho các lĩnh vực phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực, chuyển giao kiến thức và ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tranh thủ các nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ như IBRD của Ngân hàng thế giới (WB), OCR của (ADB)... để đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nông nghiệp thông minh, với vai trò là các dự án đòn bẩy, chất xúc tác để thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài phải được xem xét trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư công, phù hợp với hạn mức vay và khả năng cân đối trả nợ của địa phương.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1225/QĐ-TTG ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025. Tăng cường trao đổi và chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan về tình hình tiếp nhận, chiến lược viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác về các dự án có nhu cầu vận động vốn viện trợ.

- Tín dụng tiền tệ:

+ Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro; chủ động điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao.

+ Mở rộng mạng lưới hoạt động của các chi nhánh tổ chức tín dụng, đặc biệt là các địa bàn huyện chưa có ngân hàng thương mại; thành lập mới một số Quỹ tín dụng đáp ứng đủ điều kiện thành lập.

+ Ưu tiên, tập trung nguồn vốn tín dụng phục vụ cho vay các nhu cầu, mục đích: Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp; tín dụng xanh; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp khởi nghiệp.

+ Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng Internet, công nghệ 4.0; đẩy mạnh triển khai các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dung tiến mặt.

1.2.2. Quản lý nợ chính quyền địa phương

- Thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Ủy ban nhân dân tỉnh: Cấp nào để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản thì ngân sách cấp đó có trách nhiệm cân đối, bố trí vốn thanh toán. Rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng chưa được tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (nếu còn), số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 còn lại phải thu hồi trong giai đoạn 2021 - 2025; số vốn ứng trước phát sinh trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa bố trí kế hoạch vốn để thu hồi (nếu có); đồng thời, không để phát sinh thêm nợ đọng mới.

- Quá trình phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện đúng theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định Chính phủ các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

1.2.3. Đầu tư phát triển

- Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư

 ĐVT: Tỷ đồng

STT

Nguồn vốn

Thực hiện 2020

Thực hiện 2016-2020

Thực hiện 2021-2025

 

TỔNG SỐ

17.144

62.329

118.000

1

Vốn khu vực Nhà nước

4.831

19.778

31.383

2

Vốn khu vực ngoài Nhà nước

12.214

42.269

86.289

3

Vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài

99

282

328

+ Nguồn vốn khu vực nhà nước: Ngoài mức vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 được Trung ương giao, tiếp tục huy động từ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương thông qua các chương trình, dự án do các Bộ, ngành Trung ương quản lý; các chương trình, dự án ODA…

+ Các nguồn vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước: Khai thác, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các chính sách có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư.

- Đầu tư phát triển các vùng kinh tế động lực: Tiếp tục xác lập và ưu tiến nguồn lực đầu tư xây dựng các vùng kinh tế động lực của tỉnh tạo sức lan tỏa. Tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị trên cơ sở khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển đô thị.  

- Xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực: Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực. Mở rộng phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các nhà máy, cơ sở chế biến. Phát triển nhanh các loại rau, hoa xứ lạnh, dược liệu và đặc biệt là Sâm Ngọc Linh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào những dự án sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm chủ lực, phát triển ngành du lịch.

1.2.4. Thu hút đầu tư

1.2.4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tăng cường năng lực và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào tỉnh. Tạo lập môi trường bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Chú trọng công tác thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án đầu tư sau khi cấp phép; tiếp tục kêu gọi các tập đoàn có tiềm lực kinh tế trong nước và các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Úc... đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư. Tiếp tục cải thiện các chỉ số thành phần có điểm thấp trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu đưa vị thứ xếp hạng PCI tỉnh Kon Tum vào nhóm khá trong bảng xếp hạng PCI cả nước.

- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt đề án Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2030.

1.2.4.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện

- Đẩy mạnh thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch và thu hút đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường rà soát các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch. Nâng cao tinh thần trách nhiệm công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính. Tập trung khắc phục hiệu quả những nguyên nhân gây trở ngại làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, nhất là các nguyên nhân chủ quan do lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành.

- Thực hiện tốt công tác rà soát, công khai quỹ đất sạch, chuẩn bị danh mục dự án kêu gọi đầu tư để giới thiệu cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; tạo quỹ đất sạch trong khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để giới thiệu cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nâng cao tỷ lệ lắp đầy; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư FDI (bố trí đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; đa dạng hóa tài liệu xúc tiến đầu tư, rà soát, công khai quỹ đất sạch; cung cấp cụ thể thông tin dự án đầu tư...), tận dụng tối đa cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài từ các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác hiệu quả quan hệ hợp tác cấp địa phương để thu hút đầu tư FDI theo hướng có chọn lọc, đem lại giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tập trung tại các lĩnh vực ưu tiên bao gồm nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch, phát triển đô thị.

- Tăng cường công tác hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực đáp nhu cầu của doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp phép đầu tư.

1.3. Kết cấu hạ tầng

1.3.1. Giao thông:

1.3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Phấn đấu nâng mật độ đường giao thông trên địa bàn tỉnh; xây dựng, mở mới một số tuyến đường quan trọng, có tác động lan tỏa và có tính kết nối cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, đạt 100% các đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được cứng hoá.

1.3.1.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn còn lại tuyến Quốc lộ 24, 14C, 40, 40B qua tỉnh Kon Tum; Hoàn thành dự án tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Kon Tum; dự án đầu tư nâng cấp mở rộng các đoạn tuyến Quốc lộ 24 qua Kon Tum; các cầu qua sông Đăk Bla; đầu tư dự án xây dựng sân bay Kon Tum; tuyến cao tốc Bờ Y – Ngọc Hồi – Gia Lai. Nâng cấp, mở rộng vào theo cấp quy hoạch các tuyến đường tỉnh. Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giữ vững quốc phòng an ninh, giao lưu hàng hóa và hợp tác phát triển.

1.3.2. Thủy lợi:

1.3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Phát triển thủy lợi đảm bảo phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,...; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Đến năm 2025, đảm bảo 100% các công trình hồ chứa thủy lợi đáp ứng được năng lực chống lũ theo quy chuẩn hiện hành.

1.3.2.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du đập. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư các công trình thủy lợi lớn thay thế cho các đập dâng nhỏ. Xây dựng hệ thống giám sát vận hành để nâng cao hiệu quả công trình; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi để giảm lũ, kiểm soát lũ, trữ nước, phòng, chống sạt lở bờ sông;… Hiện đại hóa công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo, quản lý, vận hành, đầu tư thiết bị, công nghệ nâng cao năng lực dự báo nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, lũ chuyên dùng phục vụ công tác quản lý; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống công trình thủy lợi.

1.3.3. Điện:

1.3.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chú trong phát triển điện gió, điện mặt trời ở những nơi đảm bảo điều kiện. Phấn đấu đến cuối năm 2025 có trên 99,8% hộ dân được sử dụng điện.

1.3.3.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy điện, điện gió, điện mặt trời sớm đưa vào vận hành, khai thác. Hoàn thành dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014-2020; đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải đảm bảo tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đấu nối các nguồn điện trên địa bàn vào lưới điện quốc gia.

1.3.4. Cấp nước, thoát nước và thu gom xử lý chất thải rắn:

1.3.4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Nâng cao tỷ lệ cấp nước sinh hoạt tại các đô thị, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 95%. Đảm bảo tiêu thoát nước ở những vùng thấp trũng, phục vụ phát triển dân sinh. Nâng cao việc thu gom xử lý chất thải rắn, phấn đấu tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đến năm 2025 đạt trên 90%.

1.3.4.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các dự án cấp nước sạch, dự án thu gom xử lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trương. Tiếp tục huy động vốn ODA, các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước nhằm chống ngập úng cục bộ.

1.3.5. Kết cấu hạ tầng đô thị:

1.3.5.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị. Phấn đấu nâng cấp thành phố Kon Tum sớm đạt đầy đủ các tiêu chí đô thị loại II; huyện Ngọc Hồi sớm đạt tiêu chí đô thị loại IV; trung tâm huyện lỵ các huyện Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai đạt các tiêu chí đô thị loại V.

1.3.5.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để đầu tư, chỉnh trang hạ tầng đô thị đảm bảo theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc thù của tỉnh. Công khai danh mục, tăng cường kêu gọi đầu tư các dự án nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị, như đầu tư trường học, bệnh viện chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí, xử lý nước thải, rác thải. Quan tâm đầu tư xây dựng các công viên cây xanh tại các đô thị; đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục theo tiến độ.

- Tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng tại khu trung tâm hành chính của tỉnh, các dự án chỉnh trang đô thị, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, các khu sản xuất tập trung để nâng cấp đô thị theo lộ trình. Tiếp tục huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y để phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng thương mại, dịch vụ, nhất là các dự án hậu cần xuất nhập khẩu (Logistics) tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.4. Tái cơ cấu kinh tế

1.4.1. Tái cơ cấu đầu tư công

1.4.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Thực hiện nhất quán, hiệu quả kế hoạch đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư công; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ khâu xem xét quyết đinh chủ trương đầu tư, lập kế hoạch đến khi dự án đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng. Lựa chọn danh mục dự án đầu tư phải đáp ứng tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, bảo đảm các cân đối vĩ mô và an toàn nợ công.

- Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư. Quán triệt nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục…

1.4.1.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Việc lập kế hoạch đầu tư công phải phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của các ngành, lĩnh vực, địa phương đã được phê duyệt và phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

- Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát; khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công, hoạt động đầu tư công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng xây dựng, quản lý khai thác, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tuổi thọ công trình.

- Tạo điều kiện để Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, tổ chức đoàn thể các cấp và nhân dân tăng cường hoạt động giám sát; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Công khai hóa các thông tin về công trình/dự án đầu tư công trên địa bàn các xã theo quy định của pháp luật.

1.4.2. Tái cơ cấu doanh nghiệp

1.4.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn lực được giao.

1.4.2.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Thực hiện tốt công tác đánh giá, giám sát doanh nghiệp nhà nước, công khai hóa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Công ty lâm nghiệp về sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cơ cấu tài chính hợp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững. Thực hiện công khai, minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

1.4.3. Tham gia góp phần thực hiện tái cơ cấu thị trường tài chính

1.4.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại: Tập trung hiện đại hóa, nâng cao năng lực tài chính và hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại; Tập trung cải cách năng lực quản trị và hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro của khu vực ngân hàng thương mại, thúc đẩy vai trò tích cực của khu vực tài chính tới tăng trưởng kinh tế; Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng thương mại và xử lý nợ xấu, tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính để xử lý nợ xấu, tăng khả năng cung cấp tín dụng ra nền kinh tế thực; phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, ưu tiên cho khu vực nông thôn; phát triển nhanh các kênh phân phối điện tử.

- Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân: Triển khai thực hiện có hiệu quả phương án tái cơ cấu và củng cố hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân. Tập trung cho vay vốn đối với các thành viên và người nghèo; mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng và đa dạng hóa hóa các phương thức huy động vốn, từng bước nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ, thu hút thành viên mới.

1.4.3.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại: Đẩy mạnh tái cơ cấu Ngân hang thương mại, tạo lập hệ thống hạ tầng tài chính để xử lý nợ xấu. Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại; bảo đảm các tổ chức tín dụng có đủ vốn tự có; nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chú trọng hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong những ngành, lĩnh vực hiệu quả, năng suất, công nghệ cao.

- Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân: Tập trung rà soát, đánh giá lại chất lượng tín dụng và khả năng thu hồi các khoản nợ; hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Chú trọng thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trên cơ sở rà soát, phân loại nợ; đánh giá khả năng phát mãi, khấu trừ các tài sản đảm bảo để trích lập dự phòng theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát, cơ cấu lại tổ chức bộ máy và mạng lưới hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

1.4.4. Tái cơ cấu trong các ngành, lĩnh vực

1.4.4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Tái cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả theo Đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh; các đề án, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu của ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.

1.4.4.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Tiếp tục đầu tư phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lan tỏa và thúc đẩy các khu vực khác phát triển. Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành. Làm tốt công tác tạo nguồn, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế được xác định tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; các đề án, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu của ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

1.5. Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược

1.5.1. Tham gia góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa

1.5.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Tiếp tục triển khai toàn diện, quyết liệt, thực chất, có hiệu quả Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2020. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.5.1.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Nghiên cứu xác lập các vùng kinh tế động lực trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương để đầu tư phát triển tạo sức lan tỏa; đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư tại tỉnh vào các ngành chủ lực nhứ chế biến nông, lâm nghiệp và dược liệu, chăn nuôi đại gia súc,...

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng; thực hiện phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường vào những ngành, lĩnh vực và vùng có hiệu quả cao, có tác động lan tỏa. Khắc phục tư tưởng bao cấp, xin - cho, ỷ lại của các cấp, ngành, địa phương và trong xã hội.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường. Phát huy vai trò làm chủ và quyền tự do trong hoạt động kinh tế của người dân; bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong xây dựng thể chế và phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích và tạo thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp. Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, tăng cường kết nối và phát huy tác động lan tỏa với các vùng trong tỉnh.

- Thực hiện nghiêm túc quy định Luật đầu tư công; có chính sách thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh, tạo niềm tin để doanh nghiệp, người dân đầu tư vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

1.5.2. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

1.5.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Phấn đấu đến năm 2025: khoảng 60% lao động qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề đạt 44%. Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ, đến năm 2025 có khoảng 67,6% giáo viên trung cấp, giảng viên cao đẳng đạt trình độ từ thạc sỹ trở lên; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động (trong đó có ít nhất 100 lao động tham gia xuất khẩu lao động); 95% cán bộ, công chức được nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng, an ninh; 15% có trình độ chuyên môn trên đại học đạt, 70% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học trở lên.

1.5.2.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 67-CTr/TU, ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; có kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển nhân lực. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo. Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo để có sự thống nhất giữa cung - cầu lao động.

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đạt chuẩn về chất lượng, trình độ học vấn, đáp ứng đủ về số lượng, cơ cấu. Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo để nâng cao trình độ. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là cán bộ, công chức chủ chốt cấp xã.

- Sử dụng có hiệu quả trang thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Có cơ chế áp dụng chế độ đãi ngộ đối với những người có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.

1.5.3. Tiếp tục xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ

- Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các quy hoạch về kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại; tiếp tục thu hút, thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, bảo đảm tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án. Tập trung, ưu tiên vốn đầu tư công và các nguồn vốn đầu tư khác để đầu tư lớn trọng điểm tạo sức lan tỏa, đầu tư các công trình cấp thiết và các vùng đặc biệt khó khăn.

- Tiếp tục hoàn thiện các công cụ quản lý để kiểm soát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; ưu tiên phát triển khu đô thị mới, mở rộng đô thị. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về phát triển đô thị, từng bước nâng cao chất lượng và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị.

- Về huy động vốn đầu tư, đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư, mở rộng không gian phát triển (nguồn vốn ODA; nguồn lực từ đất đai;…), bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

- Thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho nhân dân khi thực hiện các công trình, dự án có thu hồi đất. Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, có tính liên kết cao giữa các vùng trong tỉnh, giữa các tỉnh trong khu vực hành lang kinh tế Đông - Tây; nâng cấp các tuyến đường huyết mạch, xây mới các tuyến đường phục vụ dân sinh.

1.6. Phát triển các thành phần kinh tế, hợp tác phát triển

1.6.1. Phát triển các thành phần kinh tế

1.6.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Xây dựng lực lượng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh với nhiều thương hiệu mạnh trong khu vực; Phấn đấu đến năm 2025 thành lập 1.500 doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, nhóm hộ, nhất là những vùng có nông sản hàng hóa, phù hợp với khả năng, điều kiện của từng địa phương. Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình.

1.6.1.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Tiếp tục đồng hành, tăng cường mối quan hệ gắn bó với doanh nghiệp, tập trung thực hiện có hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh. Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp với mục tiêu tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân làm giàu chính đáng, xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

- Củng cố, đổi mới hoạt động của các hợp tác xã theo đúng tính chất của tổ chức kinh tế tập thể. Hỗ trợ hợp tác xã về đào tạo, dạy nghề, công nghệ và vốn. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với xã viên và người lao động. Chủ động mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp liên doanh, liên kết, hợp tác phát triển.

2. Lĩnh vực văn hóa, xã hội

2.1. Giáo dục đào tạo

2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, huy động học sinh ra lớp[140]; đẩy mạnh phân luồng và định hướng nghề nghiệp, phấn đấu đến năm 2025 có trên 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chuyển sang học nghề. Sắp xếp mạng lưới trường lớp gắn với huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phấn đấu có trên 50% trường mầm non, 70% trường tiểu học, 50% trường trung học cơ sở, 55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích và tạo điều kiện, phấn đấu đến năm 2025 mỗi huyện có ít nhất 01 trường dân lập, tư thục chất lượng cao.

2.1.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, củng cố mạng lưới trường lớp mầm non, phổ thông, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học đảm bảo chuẩn hóa, đồng bộ theo Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025([141]) gắn với mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khát vọng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống, ý thức chấp hành pháp luật trong học sinh sinh viên.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và xu hướng hội nhập quốc tế; tiếp tục phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, sáng kiến, liên kết trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo gắn với thực tiễn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm tại địa phương; khuyến khích nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp sáng tạo trong học sinh, sinh viên.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đạt chuẩn về đào tạo, đủ về số lượng, cơ cấu đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá, thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo; chú trọng công tác khuyến học và xây dựng xã hội học tập. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thành lập các trường ngoài công lập, phấn đấu đến 2025 mỗi huyện có 1 trường ngoài công lập chất lượng cao. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo;

- Đổi mới công tác quản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập, tăng cường tự chủ của các trường; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục, đào tạo”.

2.2. Dân số, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân           

2.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Đến năm 2025: Quy mô dân số đạt 620.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn dưới 12‰; tuổi thọ trung bình đạt 68 tuổi; số giường bệnh/1 vạn dân đạt 42,5 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; số bác sỹ/1 vạn dân đạt 11,5 bác sỹ; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm còn 32,5‰, dưới 5 tuổi còn dưới 51‰; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 34%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi dưới 17%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ từ 97% trở lên; duy trì 100% xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế và 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khoẻ tiến tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh; duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch giới tính khi sinh, tăng cường công tác khám sàng lọc trước sinh, nâng cao chất lượng dân số.

2.2.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe; thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và học sinh; tăng cường các hoạt động sức khỏe môi trường; lập hồ sơ sức khỏe cá nhân, định kỳ kiểm tra sức khỏe cho người dân để phát hiện và quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm; thực hiện chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng; tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và kiểm soát an toàn thực phẩm.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra; triển khai tổ chức tốt hoạt động của chương trình tiêm chủng; quy hoạch phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới; nâng cao năng lực mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã, hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

- Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phù hợp với nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đầu tư nâng cấp Đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ bệnh viện hạng II lên bệnh viện hạng I (750 giường bệnh); Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi (250 giường bệnh); Bệnh viện huyện Ia H’Drai (60 giường bệnh); Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng (165 gường bệnh); Bệnh viện tâm thần (100 giường bệnh), Bệnh viện Lao và Bệnh phổi; phát triển chuyên sâu các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; tăng cường đào tạo, luân phiên hai chiều cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của các khoa Đông y/Y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; triển khai hoạt động y học cổ truyền tại các trạm y tế; tăng cường kết hợp với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; tiếp tục thực hiện giảm sinh, vận động nhân dân thực hiện “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con để nuôi và dạy cho tốt”, vận động sinh ít con hơn ở những vùng, đối tượng có mức sinh cao; cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện, chất lượng cho các đối tượng; tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khỏe sinh sản; phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng về sinh con trai nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng; nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định thuốc, vắc xin, sinh phẩm; phát triển mạng lưới phân phối và cung ứng thuốc đảm bảo thực hiện nghiêm các nguyên tắc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốt”.

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế; phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong y tế; từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế.

2.3. Văn hóa - Thể thao

2.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Tiếp tục đầu tư đồng bộ gắn với sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, phấn đấu đến năm 2025, có 60% phường, xã, thị trấn có nhà văn hóa; khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, các di tích lịch sử cách mạng gắn với phát huy các tuyến, điểm du lịch.

- Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với việc thực hiện "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, theo Chỉ thị 05-CT/TW" bảo đảm đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, phấn đấu 90% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa. Tập trung phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục, thể thao quần chúng, phấn đấu đến năm 2025 có 40% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, 25% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao, 300 câu lạc bộ thể dục, thể thao; chú trọng đầu tư phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao mà tỉnh có thế mạnh.

2.3.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Xây dựng đô thị văn minh, khu dân cư an toàn, tạo môi trường và điều kiện để người dân phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách mỗi con người. Tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm khơi dậy niềm tự hào và phát huy truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

- Tiếp tục khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, trọng tâm là xác định, lựa chọn các lễ hội đặc sắc, mang bản sắc riêng của tỉnh Kon Tum để phục dựng; thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy các di tích lịch sử cách mạng gắn với phát huy các tuyến, điểm du lịch. Đầu tư đồng bộ gắn với sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bảo đảm đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao; đa dạng hóa các phương thức hoạt động, sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở; khuyến khích thành lập và tạo điều kiện thuận lợi cho các thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập phát triển; phát huy vai trò và tính tích cực của hệ thống thiết chế văn hóa truyền thống. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, quan tâm khôi phục và phát huy các môn thể thao truyền thống đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa; chú trọng đầu tư phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao mà tỉnh có thế mạnh, trong đó quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ huấn luyện viên đáp ứng yêu cầu, đầu tư vào các môn có thế mạnh của tỉnh([142]).

2.4. Thông tin và truyền thông

2.4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển mạng lưới bưu chính của tỉnh theo hướng công nghệ hiện đại, từng bước phát triển rộng khắp, chất lượng dịch vụ tốt, cung cấp đa dịch vụ; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở, phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng dịch vụ internet băng rộng tới 100% xã. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đạt 100%. Nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thông, báo chí, xuất bản; đa dạng hóa về nội dung và tăng cường thời lượng phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương trên các phương tiện truyền thông, chủ động cung cấp trao đổi thông tin kịp thời, chính xác và hiệu quả.

2.4.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.

- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh; thường xuyên cập nhật và ban hành các phiên bản mới phù hợp với Khung Kiến trúc Chính điện tử, Kiến trúc Chính phủ điện tử. Thực hiện Cổng Dịch vụ công tỉnh, Hệ thống thông tin một cửa điện tử được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử liên thông với các hệ thống của Trung ương.

- Chú trọng xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường mạng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (đối với người dân, doanh nghiệp).

- Nâng cao năng lực tự sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị diễn ra trên địa bàn; đồng thời đẩy mạnh hợp tác, trao đổi chương trình truyền hình với các Đài Phát thanh - Truyền hình trong toàn quốc nhằm mở rộng phủ sóng chương trình truyền hình địa phương, đa dạng, phong phú chương trình phát sóng.

- Tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất, lưu trữ chương trình phát thanh - truyền hình đồng bộ, ứng dụng, áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin - viễn thông.

 - Đẩy mạnh việc quảng bá, phát sóng các chương trình truyền hình địa phương trên hệ thống truyền dẫn tín hiệu số (SCTV, VTVcap…), đưa tín hiệu truyền hình theo chuẩn HD lên vệ tinh; phát triển các chương trình truyền hình trên nền tảng số (các mạng xã hội, các thiết bị điện tử thông minh cầm tay, tivi thông minh).

2.5. Lao động, việc làm, đời sống nhân dân và các vấn đề xã hội

2.5.1. Lao động, việc làm

2.5.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, tạo nhiều việc làm mới và giải quyết việc làm ổn định cho người lao động; tăng cường công tác tuyên truyền, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp, quản lý tốt lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Phấn đấu bình quân giai đoạn 2021-2025: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó, lao động qua đào tạo nghề 44%. Giai đoạn 2021-2025 dự kiến tuyển sinh 31.250 học viên([143]); tạo việc làm mới khoảng 6.000 lao động và đến năm 2025 tạo việc làm mới khoảng 7.000 lao động. Trong đó, thông qua chương trình việc làm là 1.650 lao động, cụ thể:

- Cung ứng giới thiệu cho khoảng 550 lao động/năm trở lên đi làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác cho vay, giải ngân nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận nguồn vốn, mua sắm trang thiết bị, tư liệu sản xuất, đầu tư phát triển nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả: trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm... tạo việc làm mới cho khoảng 1.000 lao động/năm.

- Mỗi năm đưa khoảng 100 lao động trở lên đi làm việc có thời hạn tại các nước, tập trung chủ yếu ở thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan là những nước có quy mô nhận lao động nước ngoài lớn và ổn định, tập trung ở các ngành nghề như cơ khí, điện tử, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ…

2.5.1.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Tiếp tục tăng cường triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác lao động, việc làm, nhất là lao động người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nơi vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh công tác cho vay, giải ngân nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm; tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động bằng nhiều hình thức; Triển khai có hiệu quả Đề án thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

- Quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục nghề nghiệp; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch thực hiện thiết thực, hiệu quả. Huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với việc phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Nghiên cứu đề xuất các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động, Hiệp hội doanh nghiệp trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum để ngay càng đáp ứng điều kiện đào tạo nguồn nhận lực cho tỉnh nhà; từng bước hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông, phương tiện và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

2.5.2. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em:

2.5.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Phấn đấu có 56/102 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; nhân rộng mô hình hoạt động có 50/102 xã có hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; 30 mô hình Câu lạc bộ Quyền tham gia của trẻ em và thành lập mới các mô hình trong Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đảm bảo có hơn 32.000 lượt/năm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp, trợ giúp.

2.5.2.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em, kế hoạch, chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em; tiếp tục duy trì các dịch vụ/Trung tâm công tác xã hội có liên quan đến trẻ em, các mô hình, mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Thực hiện tốt quy trình đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lang thang, tham gia lao động sớm. Thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em được bình đẳng, phát triển toàn diện về mọi mặt.

2.5.3. Công tác giảm nghèo

2.5.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Tiếp tục triển khai thực có hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở khu vực biên giới, vừng đặc biệt khó khăn; thu hẹp khoảng cách về điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân từ 3-4%/năm; nâng thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo vào cuối năm 2025 tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2021.

2.5.3.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

Tiếp tục xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Kịp thời tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình tiên tiến, có hiệu quả đã được thực hiện thí điểm. Tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

2.5.4. Công tác chăm sóc người có công, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn

- Tiếp tục thực hiện đúng đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định hiện hành; tập trung nguồn lực sửa chữa, nâng cấp các nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ưu tiên những công trình bị xuống cấp, cần sửa chữa cấp bách([144]) để đáp ứng yêu cầu thăm, viếng của các tổ chức, cá nhân và thân nhân, gia đình liệt sĩ; qua đó giáo dục các thế hệ về truyền thống cách mạng và đạo lý uống nước nhớ nguồn", "ăn qu nhớ người trồng cây" của dân tộc ta.

- Tiếp tục vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ nâng cao đời sống của người có công, giai đoạn 2021-2025 không còn hộ người có công là hộ nghèo.

- Hàng năm chi trả trợ cấp hàng tháng cho khoảng 5.500 người/năm; chi trả trợ cấp một lần cho khoảng 300 người/năm; thực hiện chế độ điều dưỡng luân phiên hàng năm cho khoảng 2.200 người/năm; giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ cho khoảng 1.600 người/năm; tổ chức tham quan thủ đô Hà Nội và thăm lăng Bác cho khoảng 40 người/năm; giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục đối với con của người có công đang đi học.

- 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác Thương binh - Liệt sĩ; 100% hộ người có công có mức sống trung bình hoặc cao hơn trở lên mức sống trung bình của khu dân cư.

2.5.5. Công tác dân tộc, tôn giáo

- Công tác Dân tộc: Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện những nội dung liên quan đến đồng bào các dân tộc thiểu số. Kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong việc thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân của các tập thể, cá nhân. Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hỗ trợ định canh, định cư, đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt. Sắp xếp, ổn định dân cư. Vận động tổ chức tốt công tác định canh, định cư cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện. Phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ dân tộc thiểu số có đất ở, đất sản xuất; 20% trở lên hộ dân tộc thiểu số tham gia vào hợp tác xã. Chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

- Công tác Tôn giáo: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về công tác tín ngưỡng, tôn giáo; kịp thời xem xét, giải quyết các nhu cầu, kiến nghị chính đáng của tổ chức, cá nhân tôn giáo theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, đảng viên, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, vận động và giúp đỡ tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo, các cuộc lễ truyền thống, lễ trọng theo đúng quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ của giáo hội; làm tốt công tác thăm hỏi chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo nhân dịp các ngày lễ trọng, đại hội, hội nghị của tôn giáo. Xử lý nghiêm minh và kịp thời các hoạt động tôn giáo trái pháp luật hoặc lợi dụng tôn giáo để chống lại chế độ, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước.

2.5.6. Công tác bình đẳng giới

- Tăng cường các biện pháp nhằm ngăn ngừa và bảo vệ phụ nữ và trẻ em trước nguy cơ bị bạo lực và quấy rối, từng bước xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình mô hình phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, mô hình hỗ trợ tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực tại các cơ sở y tế và các mô hình trong Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

- Duy trì và giữ vững tỷ lệ phụ nữ được tạo việc làm mới giai đoạn 2021-2025 đạt 50%; Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt trên 45%; phấn đấu tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đạt cơ cấu trung ương quy định; đảm bảo có cán bộ nữ trong lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp.

2.5.7. Công tác phát triển thanh niên:

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thanh niên, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, mục tiêu về phát triển thanh niên đề ra theo kế hoạch. Rà soát, giải quyết dứt điểm về chế độ, chính sách đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định 40/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam theo Nghị 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ.

2.6. Khoa học và công nghệ

2.6.1. Mục tiêu, nhiệm vụ

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Tập trung nguồn lực khoa học và công nghệ, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để triển khai các chương trình, nhiệm vụ, lĩnh vực đột phá của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tập trung ứng dụng và chuyển giao các công nghệ chủ chốt, tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện của tỉnh vào các ngành, lĩnh vực như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ; bảo quản, chế biến nông sản, dược liệu và các sản phẩm chủ lực của tỉnh; chuyển giao ứng dụng các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ để chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống.

2.6.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh; chương trình phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Tập trung đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Huy động các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý; đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ.

- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của tỉnh; thực hiện cơ chế đối ứng hợp tác công tư để doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các dự án đổi mới công nghệ, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển.

- Đẩy mạnh hợp tác với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các Tổ chức khoa học và cong nghệ trong và ngoài nước trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

- Tăng cường tuyên truyền về sở hữu trí tuệ đến các doanh nghiệp và thực hiện bảo hộ sở hữu công nghiệp. Thực hiện có hiệu quả chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

3. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ

- Phấn đầu đến năm 2025: Có 98% các mỏ khoáng sản được lắp đặt trạm cân, camera giám sát; giải quyết cơ bản tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng sử dụng công nghệ sạch hoặc có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường; 100% khu công nghiệp, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở, dự án, có hoạt đông khai thác nguồn nước mặt được lắp đặt hệ thống giám sát phục vụ công tác quản lý.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn và giữ gìn đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.2. Giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện

- Ngăn ngừa và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong các khu dân cư, đô thị, khu, cụm công nghiệp. Phấn tích, đánh giá và thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất là tình hình hạn hán để giảm thiểu tổn thất cho người dân. Tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật về môi trường để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị và hệ thống bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn.

- Quán triệt, triển khai thực hiện tốt các quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất; quản lý việc cấp phép khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh; lập, ban hành danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn; Công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp. Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, quản lý việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tiến hành rà soát, đánh giá, công bố và quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tích cực phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tích cực triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

- Kiểm soát, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đổi mới, ứng dụng vào sản xuất các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ gây ô nhiễm môi trường; kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư và không cho phép triển khai thực hiện các dự án đầu tư khi chưa đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu sản xuất tập trung, khu chăn nuôi, khu giết mổ gia súc, gia cầm.

- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Quốc phòng an ninh, đối ngoại

4.1. Quốc phòng, an ninh

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, dự báo tình hình; chủ động đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh xóa bỏ triệt để tà đạo Hà Mòn. Phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Chú trọng xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; xây dựng lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục nâng cao chất lư­ợng công tác giáo dục, bồi dư­ỡng kiến thức quốc phòng, an ninh.

- Quan tâm tập trung nguồn lực đầu tư cho quốc phòng an ninh... Xây dựng Kon Tum thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc. Tiếp tục sắp xếp, ổn định dân cư ở khu vực biên giới; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền và lực lượng vũ trang các tỉnh của Lào và Campuchia có chung đường biên giới để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới.

- Chú trọng công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh mạng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên có quan điểm sai trái, cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất, vi phạm kỷ luật Đảng… không để các thế lực thù địch và các đối tượng phản động tác động, chuyển hóa tư tưởng. Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của địch và các phần tử xấu lợi dụng không gian mạng để xâm hại an ninh quốc gia. Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào "toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"; đẩy mạnh đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, tập trung vào các tuyến, địa bàn và lĩnh vực trọng điểm, tội phạm trong thanh thiếu niên, trong lĩnh vực môi trường; phát hiện, giải quyết kịp thời các nhóm hoạt động phức tạp về an ninh trật tự, kiên quyết không để hình thành tội phạm có tổ chức; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phục vụ yêu cầu chính trị của địa phương.

4.2. Đối ngoại

- Tiếp tục củng cố và phát triển có chiều sâu các mối quan hệ hợp tác đã được thiết lập; triển khai có hiệu quả các hoạt động hội nhập quốc tế, trong đó củng cố, tăng cường quan hệ, hợp tác toàn diện với các tỉnh giáp biên của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để tham mưu, đề nghị Chính phủ ba nước xem xét, sớm mở các cửa khẩu phụ và nâng cấp các cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính ở những nơi có đủ điều kiện.

- Tăng cường tiếp xúc, kết nối với Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ thiết lập song phương cấp tỉnh với các địa phương trong khu vực ASEAN và các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Pháp, Nga, Ấn Độ,... Chủ động và tích cực tham gia hoạt động của các thể chế đa phương mà nước ta là thành viên như Khu vực Tam giác phát triển CLV, Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Cộng đồng ASEAN.

5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp

5.1. Cải cách hành chính

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực. Nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, phấn đấu đến năm 2030 đạt 75% thủ tục hành chính của tỉnh được cung cấp ở mức độ 3, mức độ 4.

- Nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng hành chính cho công chức, viên chức; rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính; hình thành trung tâm hành chính công cấp huyện, xây dựng thành công chính quyền điện tử của tỉnh.

- Hoàn thiện quy định về quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát chặt chẽ quá trình soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy định về thủ tục hành chính.

- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế. Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý.

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là trong công tác cải cách thủ tục hành chính; kiên quyết loại bỏ các thủ tục rườm rà. Tập trung khắc phục hiệu quả những nguyên nhân gây trở ngại làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, nhất là các nguyên nhân chủ quan do lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành.

- Tiến hành rà soát đối với các thủ tục hành chính được người dân, doanh nghiệp quan tâm và có tần suất cao để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 nhằm tạo điều kiện thoại lợi để tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán phí, lệ phí (nếu có) bằng nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công Quốc gia.

- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, nghiên cứu đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, cải tiến lề lối làm việc theo hướng sâu sát, quyết liệt hơn, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm, thái độ làm việc của công chức trong thực thi công vụ.

5.2. Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phòng chống tham nhũng, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương về công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên sâu sát cơ sở, gần dân, sát dân, tăng cường đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc, những nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân. Kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng.

- Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; chuyển đổi vị trí công tác; công tác công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị theo quy định... nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả hành vi tham nhũng, tiêu cực.

- Phát huy vai trò người đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý, đặc biệt là việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, quy trình nghiệp vụ.

Phần thứ ba

CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc, cộng đồng doanh nghiệp, toàn quân và các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI của tỉnh góp phần hoàn thành các mục tiêu của Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

1. Nhiệm vụ các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh:

Các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể trên cơ sở phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

- Các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cụ thể hóa nội dung của Kế hoạch và hoàn thiện kế hoạch 5 năm của ngành, lĩnh vực mình; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp đã được xác định nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Xây dựng một số chương trình, đề án để triển khai thực hiện.

3. Nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm bằng kế hoạch hng năm.

- Tham mưu xây dựng Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Tổ chức đánh giá và báo cáo giữa kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 vào năm 2023, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thành thắng lợi Kế hoạch.

- Trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu xác định danh mục công trình sử dụng vốn ngân sách địa phương theo thứ tự ưu tiên; các giải pháp tích cực và hữu hiệu huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành mục tiêu đề ra.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia giám sát, phản biện xã hội việc triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp, các ngành.

II. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình hành động cụ thể chỉ đạo tổ chức thực hiện: Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng một số đề án báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo của Trung ương; các Nghị quyết, kế hoạch, đề án trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện./.

 

 

 

 



([1]): Số liệu năm 2019.

([2]) Như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020; Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum; Quy hoạch Khu trung tâm hành chính mới, dịch vụ thương mại và dân cư tỉnh Kon Tum; Đề án phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020; Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2020...

([3]) Trong đó: Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tăng 5,10%/năm; Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 14,50%/năm; Nhóm ngành Dịch vụ tăng 8,50%.

([4]) Tỷ trọng các ngành Công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,19% năm 2015 lên 27,58% năm 2020; Dịch vụ tăng từ 39,08% năm 2015 lên 42,83% năm 2020; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 30,17% năm 2015 xuống còn 22,63% năm 2020.

([5]) Hình thành 07 cánh đồng lớn với 4 loại cây trồng là cà phê, mía, ngô sinh khối, lúa nước tại các huyện theo mô hình liên kết sản xuất, gồm: 01 cánh đồng lớn 30 ha trồng mía ứng dụng công nghệ cao, liên kết với  Công ty cổ phần Đường Kon Tum tại xã Ia Chim, thành phố Kon Tum; 01 cánh đồng lớn 30 ha trồng ngô sinh khối chăn nuôi dê sữa, liên kết với Công ty CP dược liệu và thực phẩm Măng Đen tại xã Măng Bút, huyện Kon Plông; 01 cánh đồng lớn 20 ha trồng lúa nước tại xã Hiếu, huyện Kon Plông; 01 cánh đồng lớn 32 ha sản xuất lúa thơm, liên kết Tổ hợp tác tại xã Đăk La, huyện Đăk Hà; 01 cánh đồng lớn 19,1 ha trồng mía, liên kết với Công ty cổ phần Đường Kon Tum tại xã Đăk Trăm, Văn Lem, Ngọk Tụ, huyện Đăk Tô; 02 cánh đồng lớn 407 ha cà phê của 02 Tổ hợp tác tại huyện Đăk Hà, thông qua hỗ trợ từ Dự án phát triển cà phê bền vững (Dự án VnSAT) do Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai.

([6]) Như: Bí Nhật, bắp sú, cà chua bi, dâu tây, cà rốt, khoai tây, súp lơ, xà lách, cam, bưởi, chanh, bơ, chuối,...

([7]) Tổng sản lượng lúa ước đến cuối năm 2020 đạt 92.340 tấn, tăng 787 tấn so với năm 2015.

([8]) Đến nay, diện tích cây cao su đã trồng được 76.181,6  ha, tăng 1.405,6 ha so với năm 2015; diện tích cà phê đạt 25.519 ha, tăng 10.254 ha so với năm 2015.

([9]) Giai đoạn 2016-2020 đã giao 3.557,21 ha rừng, cho thuê 7.461,3 ha rừng, khoán bảo vệ rừng 201.211,7 ha; Trồng 2.928 ha rừng, 227.913 cây phân tán; Khoanh nuôi phục hồi 300 ha rừng tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu 152,8 ha rừng. Có 02 đơn vị được cấp chứng chỉ FSC với quy mô 14.125 ha rừng tự nhiên và 7.344,2 ha rừng trồng.

([10]) Tổng số vụ vi phạm phát hiện trong giai đoạn: 2.217 vụ; tổng khối lượng gỗ vi phạm: 11.973,63 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại; diện tích rừng thiệt hại: 88,017 ha. Tổng số vụ đã xử lý: 2.176 vụ ( Xử lý hành chính và xử lý khác: 2.083 vụ, Khởi tố vụ án: 93 vụ).

([11]) Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016-2020 đạt từ 11-12%, không đạt so với tốc độ tăng trưởng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016-2020 của tỉnh từ 15,8%-16%.

([12]) Trong đó: có 24 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã hoàn thành có tổng công suất 299,6 MW và dự án Thượng Kon Tum công suất 220MW; 13 dự án đang triển khai xây dựng có tổng công suất 191,1MW; 32 dự án công trình đang lập dự án đầu tư có tổng công suất 259,9 MW; 08 vị trí công trình đang làm thủ tục chọn Chủ đầu tư để triển khai dự án có tổng công suất 81,2 MW; 04 vị trí công trình chưa có chủ trương đầu tư có công suất là 19,5 MW. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đang trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt bổ sung 01 dự án thủy điện có công suất 9,0 MW

([13]) Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã báo cáo Bộ Công Thương tại Văn bản số 462/UBND-HTKT ngày 19 tháng 02 năm 2020.

([14]Gồm: 02 Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 153,5 MW tại Văn bản số 795/TTg-CN ngày 25 tháng 6 năm 2020 về việc bổ sung danh mục các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực, cụ thể: Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei (50 MW), Nhà máy điện gió Kon Plông (103,5 MW);  09 dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo đề xuất Bộ Công Thương bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 với tổng công suất 264,7 MW; 18 cụm dự án đang được Nhà đầu tư lập hồ sơ bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực với công suất lắp đặt khoảng 1.203,7 MW;  05 cụm Dự án Nhà máy điện gió Nhà đầu tư đang khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển nhà máy điện gió với tổng công suất khoảng 405,5 MW. Ngoài ra, tiềm năng phát triển dự án điện gió chưa được nghiên cứu, khảo sát đánh giá cụ thể trên địa bàn tỉnh Kon Tum dự kiến đạt khoảng 1.910,3 MWĐiều chỉnh: 09 dự án đã được BCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tại Văn bản 7201/BCT-ĐL ngày 25/9/2020, tổng công suất 264,7MW; 04 dự án UBND tỉnh đề xuất BCT bổ sung quy hoạch , tổng công suất 397,2MW. 17 dự án tổng công suất 1.206MW, UBND tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch điện VIII.

([15]) Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung tại xã Tân Cảnh, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô với diện tích khoảng 200 ha.

([16]) Dừng thực hiện bàn giao quỹ đất để thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

([17]) với diện tích 100 ha/146,76 ha của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai để Ban Quản lý Khu kinh tế quản lý kêu gọi đầu tư.

([18]) Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; Khu Công nghiệp Hòa Bình; Khu công nghiệp Sao Mai; Cụm công nghiệp Đăk La (huyện Đăk Hà); Cụm công nghiệp làng nghề PleiKần (huyện Ngọc Hồi); Cụm công nghiệp dịch vụ 24/4 (huyện Đăk Tô); Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất gạch ngói Hòa Bình; Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất gạch ngói xã Vinh Quang; Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề Hno; Cụm công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp thị trấn ĐăkHà; Cụm công nghiệp Đăk Mar huyện Đăk Hà; Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đăk Ruồng-huyện Kon Rẫy, Cụm công nghiệp huyện Kon Plong (chưa hoạt động).

([19]) Tinh bột sắn xuất sang thị trường EU, Hoa Kỳ, Asean, Nhật Bản,.. Cao su thô, cao su tổng hợp xuất sang Ấn Độ, Malaysia, hướng đến xuất khẩu sang các nước khu vực Châu Âu và Châu Mỹ. Cà phê nhân, cà phê bột xuất sang thị trường các nước EU (Anh, Pháp, Đức, Italia...).

([20]): Đến năm 2020, toàn tỉnh có 144 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 2.100 phòng, trong đó 128 cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ hạng đạt tiêu chuẩn đến khách sạn xếp hạng 3 sao. Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư góp phần kết nối với các tỉnh duyên hải miền trung; đã cho chủ trương đầu tư một số dự án phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn các huyện Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông...;.

([21]) Tổng lượt khách năm 2015 là 238.154 lượt khách; năm 2016 là 303.707 lượt khách; năm 2017 là 343.850 lượt khách; năm 2018 là 266.632 lượt khách, năm 2019 là 277.000 lượt khách  (Trong đó khách du lịch đến với Khu du lịch Măng Đen năm 2016 là 93.450 lượt khách, năm 2017 là 120.000 lượt khách, chiếm khoảng 35% tổng lượt khách đến toàn tỉnh).

([22]): Phối hợp với các đơn vị tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM tại Hà Nội năm 2017, 2018, 2019 và Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE thành phố  Hồ Chí Minh năm 2016, 2017, 2018; xây dựng các ấn phẩm du lịch, quảng bá du lịch trên các Website, phương tiện truyền thông (Đài truyền hình VTV1, HTV, các đài khu vực và địa phương, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh).

([23]) Huyện Kon Plông: Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 6/2/2020 về việc công nhận các điểm du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông, gồm 05 điểm :Điểm du lịch Làng Văn hóa – Du lịch Kon Pring ( thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch Hồ Đam Bri ( thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch Thác Pa Sỹ ( thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch sinh thái Êban Farm ( thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm ( thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); huyện Đăk Hà: Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 về việc công nhận điểm du lịch trên địa bàn huyện Đắk Hà Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi ( thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum; thành phố Kon Tum: Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum); Làng du lịch cộng đồng Kon Klor ( phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch A Biu ( xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum).

(23): Các tour, tuyến, điểm du lịch kết nối giữa thành phố Kon Tum với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; giữa Kon Tum và các tỉnh, thành phố khác… tiếp tục được mở rộng, phát triển.

([25]) Điểm du lịch Hồ Đăkke, hồ Đăk Pô Ne; Khu du lịch Thác Pa Sỹ; du lịch tâm linh Chùa Khánh Lâm; điểm du lịch Vườn hoa Thanh Niên; du lịch tâm linh Tượng Đức Mẹ Măng Đen,…

([26]) Từ 137,537 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 82,895 tỷ đồng năm 2019.

([27]) Thực hiện thu NSNN trên địa bàn năm 2016: 2.132 tỷ đồng; năm 2017: 2.512 tỷ đồng, tăng 17,8% so với thực hiện năm 2016; năm 2018 thực hiện 2.869 tỷ đồng, tăng 14,22% so thực hiện năm 2017; thực hiện năm 2019: 3.244  tỷ đồng; tăng 13,09% so thực hiện năm 2018.

([28]) Số thực hiện của năm 2015 lần lượt là: bằng 12,25% GDP, đảm bảo 39,4% tổng chi ngân sách và 54% mức chi thường xuyên.

([29]) Thực hiện chi ngân sách năm 2016: 5.153 tỷ đồng; năm 2017: 6.361 tỷ đồng tăng 23,44% so năm 2016; năm 2018 thực hiện 6.453 tỷ đồng , tăng 1,45% so thực hiện năm 2017; năm 2019 thực hiện 7.553 tỷ đồng tăng 17,05% so thực hiện năm 2018; ước thực hiện năm 2020: 7.842 tỷ đồng tăng 3,84% so thực hiện năm 2019.

([30]) Lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại NĐ 55/2015/NĐ-CP ; thực hiện phương án, dự án SX-KD hàng xuất khẩu; phục vụ SX-KD  của DNNVV; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; phục vụ SX-KD của DN ứng dụng công nghệ cao.

([31]) Không tính số vốn tạm ứng từ Quỹ phát triển đất để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và các dự án án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển quỹ đất; không tính số vốn tạm ứng (mượn) ngân sách địa phương của các dự án sử dụng vốn NSTW .

([32]) Tại Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bố trí 549.556 triệu đồng và địa phương bố trí thu hồi trong Chương trình MTQG 53.451,448 triệu đồng.

([33]) Đường NT18 là 204.642,154 triệu đồng và Đường N5 là 114.882,552 triệu đồng.

([34]) Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 69/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung lần 1 tại Nghị quyết số 34/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018,  được sửa đổi, bổ sung lần 2 tại Nghị quyết sốdân só 11/2019/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019, sửa đổi, bổ sung lần 3 tại Nghị quyết số 45/2019/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2019 và lần 4 tại Nghị quyết 29/2020/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2020

([35]) Tại Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020: Quốc hội chỉ đạo “Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương cho phép các địa phương được giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn trong cân đối ngân sách địa phương trên cơ sở khả năng thu thực tế, bảo đảm không tăng mức bội chi của ngân sách địa phương hằng năm, triển khai tổng kết vào cuối kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020”.

([36]) Gồm nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2014 là 61.452 triệu đồng; nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2017 là 39.065 triệu đồng, nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2018 là 4.800 triệu đồng và các nguồn vốn khác thuộc ngân sách địa phương là 118.518 triệu đồng.

([37]) Bao gồm 18.033 triệu đồng vốn nước ngoài được Trung ương bổ sung để ghi thu, ghi chi các dự án đã giải ngân từ năm 2016 về trước.

([38]) Gồm: nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương: 277.773 triệu đồng, nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Ai Len: 61.600 triệu đồng, nguồn hỗ trợ hợp tác với Lào và Camphuchia: 25.000 triệu đồng và vốn hỗ trợ phòng cháy chữa cháy rừng 5.000 triệu đồng.

([39]) Như: Các tiểu dự án thuộc Quốc lộ 24 từ tỉnh Quảng Ngãi đến thành phố Kon Tum (các đoạn qua thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy và trung tâm huyện Kon Plông); Quốc lộ 14C đoạn qua tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2); Quốc lộ 40B; đường tỉnh lộ được nâng cấp: Đường Sa Thầy-Ya Ly (tỉnh lộ 674), Đường Ya Tăng đi Sê San 3A, Đường từ Sê San 3 đi quốc lộ 14 C, Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thành phố Kon Tum; Đường giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 24; Tuyến tránh thuỷ điện Plei Krông trên đường Hồ Chí Minh đoạn Tân Cảnh - Kon Tum; các cầu qua sông Đăk Bla...

([40]) Theo Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 22/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó: Sở Nông nghiệp và PTNT trực tiếp quản lý 178 công trình/ diện tích thiết kế 8.840ha lúa + cây công nghiệp 5.293 ha), diện tích tưới thực tế 10.667,8ha (trong đó: lúa 4.197ha, cây công nghiệp 5.732ha, màu 712ha, nuôi trồng thủy sản 46ha); UBND các huyện, thành phố trực tiếp quản lý 365 công trình với tổng diện tích thiết kế 3.117,2ha (trong đó: 2.893,75ha lúa, cây công nghiệp 223,4 ha), diện tích tưới thực tế 2.718,5ha (trong đó: lúa 2.599,7ha, cây công nghiệp 115,5ha, nuôi trồng thủy sản 3,3ha).

([41]) Theo Quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt diện tích đất tưới nước, cấp nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh năm 2019, diện tích tưới thực tế của các công trình thủy lợi bằng các biện pháp (tưới bằng trạm bơm điện, tưới tự chảy, tưới tạo nguồn) là 20.042,3ha (lúa vụ đông xuân 5.950 ha, lúa vụ mùa 6.621,69 ha., cây công nghiệp dài ngày 6.344,53ha, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 1.074,4ha, nuôi trồng thủy sản 51,69ha).

([42]) Năm 2015 đã được bố trí 20 tỷ đồng: Triển khai đầu tư xây dựng công trình Xây lắp lưới điện tại trung tâm huyện Ia H’Drai với vốn đầu tư 17,140 tỷ đồng thuộc dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020. Năm 2016 Trung ương bố trí 15 tỷ đồng triển khai đầu tư xây dựng 02 công trình. Năm 2018, bố trí 10 tỷ đồng triển khai Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014-2020 được triển khai tích cực, đảm bảo tiến độ; tỷ lệ người dân được sử dụng điện cơ bản đạt yêu cầu. Năm 2019 đã được UBND tỉnh giao là 20 tỷ đồng và nguồn vốn tài trợ EU là 43,2 tỷ đồng. Năm 2020 đăng ký kế hoạch các danh mục thôn, làng đầu tư cấp điện bằng nguồn vốn EU là các thôn, làng thuộc danh mục Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 1072/QĐ-UBND ngày 21/10/2014, với nguồn vốn thực hiện gồm: Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của Trung ương: 10 tỷ đồng; Đầu tư từ nguồn vốn EU tài trợ: 16,8 tỷ đồng; Vốn đối ứng của địa phương: 2,520 tỷ đồng.

([43]) Huyện Ia H’Drai: Thôn 1, thôn 2, thôn Ia Muung, xã Ia Dom; thôn 3, thôn 4, xã Ia Đal; thôn 9 xã Ia Tơi. Huyện Đăk Glei: Thôn Mô Bo, thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong. Huyện Tu Mơ Rông: Thôn Ngọc La, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông; thôn Măng Rương 2, xã Ngọc Lây.

([44]): Hệ thống cấp nước thị trấn Đăk Hà, đô thị Măng Đen; Cấp nước thị trấn Sa Thầy, thành phố Kon Tum, Trung tâm huyện Ia H'Drai... đang được triển khai xây dựng.

([45]) Xây dựng bổ sung mới cống thoát nước từ đường Ngô Quyền ra sông Đăk Bla; chỉ đạo Công ty cổ phần Môi trường đô thị tổ chức kiểm tra, nạo vét các tuyến cống, kênh thoát nước để đảm bảo thoát nước kịp thời khi mưa lớn.

([46]) Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại kết hợp nhà ở thương mại (Shophouse) (tổng mức đầu tư 298,65 tỷ đồng). Dự án tổ hợp khách sạn trung tâm  thương mại, dịch vụ FLC Kon Tum (tổng vốn đầu tư 1.332 tỷ đồng);… Bên cạnh đó, đã bố trí từ vốn NSNN triển khai 13 dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị với tổng mức đầu tư khoảng 2.369 tỷ đồng.

([47]) Các  khu công nghiệp: Sao Mai, Hòa Bình (giai đoạn II) được đầu tư từ khai thác quỹ đất gắn với phát triển các khu dân cư đô thị của thành phố Kon Tum theo mô hình công nghiệp –đô thị -dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 241,585ha trong tổng số 14 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được thành lập. Hiện đang xúc tiến thành lập Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi; Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Làng nghề thị trấn Đăk Hà...

([48]) Tại Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện 03 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

([49]) Một số nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư tại tỉnh như Công ty cổ phần Tập đoàn FLC; Tập đoàn Vingroup; Ký kết hợp tác với Công ty FLC Travel & Events và Công ty Travel Master (Hàn Quốc) về hợp tác phát triển du lịch….

([50]) Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Kon Tum đã và đang được đầu tư xây dựng (Siêu thị Coop.mart; Tổ hợp trung tâm thương mại tại phường Quyết Thắng - Vincom; siêu thị VinMart...)

([51]) Chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp; Chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch Khu công nghiệp Sao Mai; Dự án đầu tư hạ tầng, tạo quỹ đất phát triển khu sản xuất theo quy hoạch; Đường dẫn vào cầu số 01, số 03 qua sông Đăk Bla gắn với chỉnh trang đô thị; Đường Trường Chinh; Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực phía Nam sông Đăk Bla thuộc Đồ án quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới, dịch vụ thương mại và dân cư tỉnh Kon Tum; Dự án đầu tư chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ tại phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Dự án đầu tư chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch Khu phức hợp đô thị tại Phường Quang Trung, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Dự án đầu tư chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch Khu du lịch - đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp thể thao tại xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Dự án khai thác quỹ đất, mở rộng không gian đô thị khu Trung tâm phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng tại Trung tâm thể dục thể thao; Dự án khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng khu vực phía Đông Bắc đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông; Dự án khai thác quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng, bố trí dân cư dọc hai bên Quốc lộ 14C đoạn từ Trung tâm hành chính huyện Ia H’Drai đến ngã ba Quốc lộ 14C - Sê San 3, huyện Ia H’Drai; Dự án khai thác quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng tại Khu du lịch văn hóa lịch sử Ngục Kon Tum; ...

([52]) Công ty TNHH MTV Du lịch Kon Tum, Nhà nước  sở hữu 97,19% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Khai thác và Xây dựng thủy lợi Kon Tum, Nhà nước đang sở hữu 65% vốn điều lệ của  Công ty.

([53]) Công ty TNHH MTV Cấp nước Kon Tum, Nhà nước  sở hữu 35% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum, Nhà nước đang sở hữu 30%vốn điều lệ của Công ty.

([54]) Hiện nay, tỉnh Kon Tum đang triển khai các thủ tục cổ phần hóa 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Trung tâm Đăng kiểm 82.01.S. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã phê duyệt giá khởi điểm chào bán cổ phần lần đầu, công bố giá trị Trung tâm Đăng kiểm 82.01.S để cổ phần hóa theo quy định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa tại Tờ trình số 21/TTr-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2020.

([55]) Tổng huy động vốn được duy trì mức độ khá cao, ước đến cuối năm 2020 đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 11.778 tỷ đồng so với cuối năm 2015, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 18%/năm; Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2020 ước khoảng 41.000 tỷ đồng, so với cuối năm 2015 tăng 24.188 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 19,5%/năm. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức 3% tổng dư nợ, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ thấp.

([56]) Đến nay, tổng số trường mầm non, phổ thông trên toàn tỉnh là 376 trường: Mầm non 138 trường; Tiểu học 99 trường; THCS 111 trường; 28 trường THPT-PTDTNT.

([57]) Thành phố Kon Tum được 14/18 xã, phường, gồm: xã Hòa Bình, xã Đăk Năng, xã Chư H’Reng, xã Đăk Cấm, xã Vinh Quang, xã Đăk Blà, xã Đăk Rơ Wa, xã Đoàn Kết, xã Kroong, phường Nguyễn Trãi, phường Trường Chinh, phường Lê Lợi, phường Thắng Lợi, phường Trần Hưng Đạo. Huyện Đăk Hà được 6/7 xã, gồm: xã Đăk La, xã Đăk Uy, xã Đăk Ngọc, xã Hà Mòn, xã Đăk Long, Ngọk Wang. Huyện Đăk Glei được 4/4 xã, gồm: xã Đăk Man, xã Xốp, xã Đăk Nhoong, xã Đăk Plô. Huyện Kon Plông được 2/3 xã, gồm: xã Măng Bút, xã Ngọc Tem. Huyện Sa Thầy được 6/6 xã, gồm: xã Sa Sơn, xã Sa Nhơn, xã Sa Nghĩa, xã Ya Ly, xã Ya Tăng, xã Ya Xiêr. Huyện Ia H’Drai được 3/3 xã, gồm: xã Ia Dom, xã Ia Đal, xã Ia Tơi. Huyện Tu Mơ Rông được 7/7 xã, gồm: xã Đăk Hà, xã Măng Ry, xã Văn Xuôi, xã Tê Xăng, xã Ngọc Lây, xã Ngọc Yêu, xã Tu Mơ Rông. Huyện Đăk Tô có 4/6 xã, thị trấn, gồm: TT Đăk Tô, xã Diên Bình, xã Đăk Trăm, xã Pô Kô, Ngọc Hồi có 3/6 xã, gồm: xã Đăk Nông, xã Đăk Kan, xã Đăk Xú.

([58]) Các phòng phục vụ học tập, nhà công vụ giáo viên, phòng nội trú, bán trú cho học sinh, công trình vệ sinh, nước sạch cũng được đầu tư xây mới. Giai đoạn 2015-2020, đã đầu tư thiết bị dạy học cho 62 phòng học tin học, 140 phòng học ngoại ngữ, hơn 3.200 bộ bàn ghế; bổ sung trang thiết bị cho các trường có học sinh bán trú, thiết bị phòng học bộ môn lý, hóa, sinh, thiết bị dạy học tối thiểu với kinh phí hơn 114 tỷ đồng.

([59]) Đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 187 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 57 trường, chiếm tỷ lệ 40,4%; Tiểu học: 72 trường, chiếm tỷ lệ 60,5%; THCS: 45 trường, chiếm tỷ lệ 40,5%; THPT: 13 trường, chiếm tỷ lệ 46,4%).

([60]) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017 đạt 95,74%; năm 2018 đạt 95,87%; năm 2019 đạt 91,47%; năm 2020 đạt 97,69%.

([61])  10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non.

([62]) Đến nay, tỉnh Kon Tum đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2, cụ thể: 03/102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2; có 99/102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 3. Toàn tỉnh có 1/10 huyện đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 và 9/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3.

([63]) Tỉnh Kon Tum đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1, cụ thể: 21/102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 1; có 70/102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2; có 11/102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 3. Toàn tỉnh có 08/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1 và 02/10 huyện đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 2.

([64]) Năm học 2019-2020: Tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ đạt 17%; Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 91,5%;  Tỷ lệ huy động học sinh Tiểu học đạt  99,9%; Tỷ lệ huy động học sinh Trung học cơ sở đạt 97%; Tỷ lệ huy động học sinh Trung học phổ thông đạt 64%.

([65]) Giai đoạn 2016-2020, số trường mầm non ngoài công lập tăng 13 cơ sở (hiện nay 24 cơ sở), số trung tâm ngoại ngữ tin học ngoài công lập tăng 9 cơ sở (hiện nay là 11 cơ sở). Vốn đầu tư của tư nhân khoảng 120 tỷ đồng (bình quân 40 tỷ đồng/năm).

([66]) So với chuẩn theo Luật Giáo dục 2005: 100% CBQL đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 100% giáo viên cấp THPT, THCS, tiểu học đạt chuẩn trở lên (trong đó THPT có 15,2% trên chuẩn, THCS có 85,2% trên chuẩn, tiểu học 87,0% trên chuẩn), có 99,8% giáo viên mầm non đạt chuẩn trở lên (trong đó có 80,4% trên chuẩn).

([67]) Đã sáp nhập các trường: Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum, Trung cấp Y tế, Trung cấp Nghề thành Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum. Giải thể Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam và trẻ em lang thang cơ nhỡ Quốc Đạt, huyện Ngọc Hồi (do không đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp..

([68]) Ước thực hiện năm 2020 đạt 52% tăng 4,8 điểm phần trăm so với năm 2015.

([69]) Số lao động qua đào tạo được tạo việc làm trong giai đoạn 2016-2020 đạt 23.262 người; trình độ tay nghề, áp dụng tiến bộ, khoa học của lao động được đào tạo nâng lên, nâng cao năng suất lao động, góp phần chung vào công tác giảm nghèo tại của tỉnh.

([70]) Đã đầu tư hoàn thành: Bệnh viện Đa khoa tỉnh nâng cấp lên 500 giường và nâng cấp lên hạng I quy mô 750 giường (giai đoạn 1), Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi lên 250 giường (hạng mục Khu điều trị nội trú và kỹ thuật nghiệp vụ dự kiến được đưa vào sử dụng trong năm 2020), Trung tâm Y tế các huyện Đăk Glei, Ia H’Drai, Đăk Hà (khu Nội – Nhi) và trên 60 công trình trạm y tế và nhà ở tập thể cho viên chức trạm y tế.

([71]) Đã thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập 07 đơn vị dự phòng tuyến tỉnh (Gồm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm dịch y tế, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe); tổ chức lại Trung tâm y tế các huyện, thành phố trên cơ sở sáp nhập Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm DS-KHHGĐ; thành lập Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện Y dược cổ truyền và Bệnh viện Phục hồi chức năng; giải thể 11/14 Phòng khám Đa khoa khu vực và 03 trạm y tế có phòng khám đa khoa khu vực đóng chân trên địa bàn (xã Đăk Rơ Ông huyện Tu Mơ Rông, xã Đăk Môn huyện Đăk Glei và thị trấn Đăk Rve huyện Kon Rẫy).

([72]) Bệnh viện Quốc tế Vạn Gia An, công suất 186 giường bệnh nội trú, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2020.

([73]) Năm 2016 có 6/11 đơn vị đạt mức chất lượng trung bình và 05/11 đơn vị đạt mức chất lượng yếu; đến cuối năm 2019, có 01 đơn vị đạt mức chất lượng khá (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), 01 đơn vị đạt mức chất lượng dưới trung bình (Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai), các đơn vị còn lại đạt mức chất lượng trung bình.

([74]) Theo kết quả khảo sát hàng năm của Sở Y tế: Năm 2016, tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh nội trú là 73,3%, người bệnh ngoại trú 68,4%; đến năm 2019 các chỉ số tương ứng là 92% đối với người bệnh nội trú và 89% đối với người bệnh ngoại trú.

([75]) Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ hàng năm ở mức 97% trở lên (riêng năm 2018 là 93%); đã loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh từ năm 2015; tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư vẫn duy trì ở mức <0,1% dân số; triển khai dịch vụ chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại 100% cơ sở cung cấp dịch vụ tuyến tỉnh, huyện và trên 70% trạm y tế xã đã cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cơ bản. Đặc biệt trên đại bàn tỉnh không xẩy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

([76]) Giai đoạn 2016-2020, ngành Y tế và các cấp chính quyền địa phương (huyện, xã) chủ trì và phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức 801 đoàn kiểm tra tại 19.961 lượt cơ sở, phát hiện 5.064 lượt cơ sở không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chiếm tỷ lệ 25%; trong đó: xử phạt vi phạm hành chính 912 cơ sở với tổng số tiền phạt 1.195 triệu đồng và tiêu hủy sản phẩm thực phẩm 1.434,7kg thực phẩm rắn, 952,4lít thực phẩm lỏng.

([77]) Năm 2018 đạt Huy chương Bạc toàn đoàn, cùng với 4 Huy chương (01 HCV và 03 HCB) tại Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tại thành phố Đà Nẵng; Năm 2019: Tham gia Liên hoan Tiếng hát Đường 9 Xanh tại tỉnh Quảng Trị với 12 tiết mục, kết quả đạt được 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc toàn đoàn và 03 huy chương bạc cá nhân, 02 Bằng khen của UBND tỉnh Quảng trị, Bằng khen của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam; tham gia Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt Nam – Lào, năm 2019 tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế đoạt cờ Nhất toàn đoàn; Tham gia chương trình giao lưu quốc tế với các tỉnh Sê Kông, Attapư nước CHDCND Lào nhân kỷ niệm 55 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào; 40 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam - Lào; Phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Ratanikiri, Vương quốc Campuchia  nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia…

([78]) Đã xây dựng mới 14 nhà văn hóa xã. Thành lập10 trung tâm văn hóa, thể thao, du lịch và truyền thông huyện, trong đó có 9 huyện, thành phố đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; 54/102 xã, phường có nhà văn hóa.

([79]) Đã thực hiện sưu tầm, phục dựng 8 lễ hội truyền thống nâng tổng số lễ hội truyền thống tiêu biểu được bảo tồn là 33 lễ hội. Triển khai hỗ trợ 13 bộ cồng chiêng và tổ chức 12 lớp truyền dạy lại kỹ năng đánh chiêng, và chỉnh chiêng cho thanh thiếu niên và người dân các dân tộc thiểu số ; xây dựng kế hoạch tổng kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, kiểm kê di sản văn hóa truyền thống điển hình của dân tộc Xơ Đăng (nhóm Mơ Nâm) và dân tộc Hre trên địa bàn tỉnh; tổ chức trên 100 lớp với trên 2.000 học viên được truyền dạy văn hóa dân gian như Truyền dạy nghệ thuật hát dân ca, truyền dạy nghề dệt, nghề đan lát, mở lớp truyền dạy kỹ năng đánh các bài cồng, chiêng trong các dịp lễ hội của cộng đồng các dân tộc, mở lớp chế tác các nhạc cụ dân tộc...

([80]) Trong giai đoạn 2016-2020 đã công nhận thêm 03 di tích lịch sử cách mạng được xếp hạng là di tích cấp tỉnh (Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới khu V (11/7/2017); di tích điểm cao 1015 – 1049, Khu căn cứ Huyện H29) và 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt: di tích chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh; nâng tổng số di tích được công nhận trên địa bàn tỉnh là 26 di tích đã được xếp hạng quản lý.

([81]) Toàn tỉnh có 26 sân vận động (tăng 15), 16 nhà thi đấu (tăng 5), 454 sân bóng đá (tăng 52), 531 sân bóng chuyền (tăng 49), 279 sân cầu lông (tăng 24), 62 sân tennis (tăng 25), 21 bể bơi (tăng 17) so với cuối năm 2015.

([82]) Tổ chức thành công Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; các Giải đua thuyền độc mộc mừng xuân; Giải Bóng đá nam 07 người thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên (30%); tỷ lệ gia đình tham gia luyện tập thể dục thể thao đạt 23%.

([83]) Bình quân mỗi năm tham gia từ 7-10 giải thể thao khu vực và toàn quốc đạt 152 huy chương các loại (28HCV, 54HCB, 70HCĐ). Tham gia Đại hội TDTT toàn quốc năm 2018 xếp vị trí 55/65 tỉnh thành ngành trên cả nước; 02 Vận động viên được phong cấp kiện tướng Quốc gia và 32 VĐV được phong cấp I Quốc gia. Tiếp tục xây dựng lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh thuộc các đội tuyển Karate, Teakwondo, Điền kinh, Võ Cổ truyền  (06vận động viên/1 môn).

([84]) Đã triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT Iofice cho tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh để gửi nhận văn bản đến đi. Triển khai ứng dụng có hiệu quả chữ ký số trong hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; đưa phần mềm Hệ thống một cửa điện tử VNPT iGate vào ứng dụng để giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công...

([85]) Toàn tỉnh có 87/102 xã, phường, thị trấn có ấn phẩm báo chí đến trong ngày (đạt 85,3%); 100% xã, phường, thị trấn được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và mạng di động 3G (một số vùng đô thị đã phát triển mạng 4G).

([86]) Tính đến nay, tỉnh có 03 cơ quan báo chí địa phương; 04 đơn vị sự nghiệp truyền hình; 03 đặc san; 31 trang thông tin điện tử, 01 báo điện tử; 09 cổng/trang thông tin điện tử tổng hợp, 10 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện/thành phố; 01 văn phòng đại diện cơ quan báo chí trung ương tại địa phương, 53 phóng viên thường trú, phóng viên cơ quan báo chí Trung ương đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh, 03 đơn vị phát hành sách, 02 đơn vị tham gia phát hành báo chí.

([87]) Toàn tỉnh có 14 điểm cầu truyền hình, phục vụ kịp thời việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các huyện, thành phố.

([88])  Đến nay trên địa bàn tỉnh có 11 cơ sở giáo dục - nghề nghiệp, gồm: 01 Trường CĐCĐ Kon Tum (trên cơ sở sát nhập Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Kon Tum, Trường Cao đẳng sư phạm KonTum, Trường Trung cấp y tế Trường Trung cấp nghề Kon Tum); 08Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện (trên cơ sở hợp nhất các trung tâm giáo dục thường xuyên với trung tâm dạy nghề ở các huyện)02 Trung tâm GDNN tư thục đào tạo lái xe (Trung tâm GDNN Kỹ thuật vận tải; Trung tâm GDNN Lái xe KoRuCo).

([89]) Tăng từ 42% năm 2015 lên 47,2% năm 2016 và 52% năm 2020 (đạt chỉ tiêu đề ra).

([90]) Giai đoạn 2016-2020 tạo việc làm mới cho 23.262 lao động (trong đó, tạo việc làm thông qua chương trình việc làm là 9.725 lao động).

([91]) Tỷ lệ bao phủ BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 15,06% (41.864 người), đạt 100,4% kế hoạch; tỷ lệ bao phủ BHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 11,7%, đạt 96,6% kế hoạch (12,11%), nếu tính đối tượng bảo lưu và  nghỉ giải quyết chế độ (1.200 người) thì tỷ lệ bao phủ chiếm khoảng 12,13%; tỷ lệ bao phủ BHYT là 90,35% dân số.

([92]) Đến năm 2020 đạt 50% tỷ lệ xã, phường phù hợp với trẻ em.  

([93]) Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 26,11% (năm 2015) xuống còn 13,62% (năm 2019) ước năm 202010,12%.

([94]) Giảm từ 3-4%/năm.

([95]) Trong đó có: 346.210 người nghèo; 12.470 người cận nghèo được hỗ trợ 100% mức đóng; 2.125 người cận nghèo (thuộc Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 8/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ gồm các huyện (Đăk Hà, Đăk Tô,  Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum) được hỗ trợ 70% mức đóng.

([96]) Kết quả hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (gồm có các huyện: Kon Plông, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai) là: 456 hộ. Tại các huyện còn lại, không thuộc Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP là: 1.655 hộ.

([97]) Trong đó vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 52.766 triệu đồng và vốn huy động khác: 7.809 triệu đồng.

([98]) Trong đó: xây mới 1.109 căn với kinh phí là 34.106 triệu đồng; sửa chữa 52 căn với kinh phí thực hiện là 183 triệu đồng.

([99]) Hỗ trợ người có công với cách mạng 1.210 căn nhà, trong đó: xây dựng mới là 569 căn; sửa chữa là 641 căn. Từ năm 2016 đến năm 2019, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động được 87.561 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 1.094 căn nhà đại đoàn kết. Trợ giúp 4.418 lượt người nghèo khám chữa bệnh; trao thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí 1.449,4 triệu đồng; trao tặng 11.869 suất quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, các đối tượng khó khăn trong dịp lễ, Tết. Quỹ cứu trợ trong tỉnh vận động được 14.678,3 triệu đồng để hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (số tiền là 9.806,5 triệu đồng). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 931 “nhà đại đoàn kết” cho người nghèo;  Hội LHPN tỉnh xây dựng, sửa chữa 130 “Mái ấm tình thương”; Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng, sửa chữa 92 “Mái ấm công đoàn”; Tỉnh đoàn xây dựng 72 “Nhà nhân ái".

([100]) Đã cải tạo, nâng cấp 15 công trình nghĩa trang liệt sĩ (trong đó, 08 Nghĩa trang liệt sĩ, 07 nhà bia tưởng niệm liệt sĩ), với tổng kinh phí thực hiện 28.075,98 triệu đồng.

([101]) 01/06 Đại biểu Quốc hội.

([102])  HĐND tỉnh có 50 đại biểu, nữ: 19 người chiếm 38%; HĐND cấp huyện có 315 đại biểu, nữ: 101 người chiếm 32,1%; HĐND cấp xã có tổng cộng 2.601 đại biểu, nữ: 824 người chiếm 31,7%.

([103]) Sau khi kết thúc Dự án 600, 15/15 đội viên được đánh giá, xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên và có nguyện vọng tiếp tục tham gia công tác (đạt 100%) được sắp xếp, bố trí phù hợp với trình độ, năng lực vào các chức danh cán bộ, công chức cấp xã thuộc 02 huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông. 10 đội viên của Đề án 500 trí thức trẻ đang công tác tại các xã đặc biệt khó khăn của 04 huyện trên địa bàn được các địa phương quan tâm tạo điều kiện và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định và hướng dẫn của Trung ương.

([104]) Đã tuyển chọn và nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất, chất lượng để thay thế giống cũ của địa phương như: lúa, sắn, ngô, cà phê, rau, hoa xứ lạnh (hoa Lily, Hồ điệp, Dendro, Đồng tiền,...); các giống dược liệu Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm (sâm dây), Ngũ vị tử, nấm ăn và nấm dược liệu ... Triển khai nghiên cứu, ứng dụng về quy trình kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật nuôi trồng trên các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá tầm, cá lăng, thác lát, điêu hồng, cá rô đồng đầu vuông, cá chẽm, cá niên…; nghiên cứu xác định một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước, vùng có nguy cơ hạn hán; triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm từ nguồn nguyên liệu của địa phương như: Sản xuất nước giải khát đóng lon và cao sâm dây; nghiên cứu, ứng dụng sản xuất cà phê bằng công nghệ lên men,..; nghiên cứu thành phần hoạt chất trên thân lá sâm Ngọc Linh để đề xuất các sản phẩm chế biến; ứng dụng công nghệ chiết xuất dịch chiết từ nấm đông trùng hạ thảo, sâm dây và sản xuất các sản phẩm từ dịch chiết; ứng dụng công nghệ sơ chế, chế biến một số dược liệu từ sa nhân, ngũ vị tử, giảo cổ lam, độc hoạt, đương quy... để chế biến các sản phẩm trà hòa tan, trà túi lọc và các loại thức uống bổ dưỡng,... qua đó đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Ứng dụng công nghệ lò đốt gạch liên tục kiểu đứng, sản xuất gạch không nung. Triển khai ứng dụng các thành tựu về công nghệ sinh học trong lĩnh vực tiêm chủng mở rộng (TCMR), phát triển đa dạng các loại văcxin để cung cấp dịch vụ tiêm chủng ngoài chương trình TCMR quốc;….

([105]) Giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt và giao Sở Khoa học và Công tổ chức thực hiện triển khai 63 nhiệm vụ, trong đó: có 33 nhiệm vụ được phê duyệt từ năm 2016-2020 (02 nhiệm vụ không thực hiện; 09 nhiệm vụ đang hoàn thiện hồ sơ chưa ký kết hợp đồng thực hiện); 30 nhiệm vụ chuyển tiếp từ các năm trước sang. Đến nay đã tổ chức nghiệm thu kết thúc 39 nhiệm vụ; đang triển khai thực hiện 13 nhiệm vụ. Nhiệm vụ sau khi nghiệm thu được công bố, đã tổ chức bàn giao sản phẩm cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để triển khai ứng dụng, nhân rộng trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Qua đó, hầu hết các đề tài, dự án đã được các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, trong công tác quản lý tại các đơn vị, địa phương.

([106]) Sở KH&CN đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu Sâm Jinan, Hàn Quốc, với nội dung hai bên cùng nhau hợp tác nâng cao xếp hạng quốc tế về việc công nghiệp hóa sâm và nâng cao giá trị cùng hiệu quả của sâm thông qua việc phát triển và nghiên cứu song phương ; ký kết Chương trình hợp tác giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh với Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực.

([107]) Từ năm 2016 đến nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã tổ chức 18 hội nghị tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tôn giáo cho 1.108 lượt cán bộ, công chức, viên chức các cấp và 1.345 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho 300 công chức làm công tác tôn giáo của 14 tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

([108]) Hàng ngày, cung cấp danh sách cho Sở Y tế và chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe, giám sát, cách ly phù hợp, tránh lây lan dịch bệnh. 

([109]) Xí nghiệp (Công ty cổ phần May Nhà bè) và các cơ sở may mặc sẽ gặp khó khăn nếu dịch bệnh kéo dàì do phụ thuộc nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ Trung Quốc.

([110]) Doanh thu bán lẻ tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, cửa hiệu trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể (giảm từ 15 -21% so với mức tiêu thụ trước khi dịch bệnh xảy ra).

([111]) Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tinh bột sắn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trên địa bàn tỉnh hoạt động cầm chừng (chỉ khoảng 40-50% công suất); Các sản phẩm nông sản (cà phê nhân) xuất khẩu các nước khác trên thế giới giảm đáng kể do tình hình dịch bệnh.

([112]) Giá cả một số mặt hàng nông sản có giảm so với thời điểm trước khi có dịch bệnh COVID-19, cụ thể: Giá thu mua sắn khô (mỳ lát) dao động từ 2.800 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg (sắn tươi từ 1.500 đồng đến 1.800 đồng/kg), thấp hơn niên vụ 2018-2019 từ 200 đồng đến 400 đồng/kg; Giá thu mua dưa hấu tại vườn hiện nay dao động từ 2.000 đồng - 3.000 đồng/kg (niên vụ 2018-2019 từ 3.000 đồng - 5.000 đồng/kg); Giá bán sản phẩm mủ cao su (mủ cốm SVR10) giảm khoảng 5% (trước khi có dịch giá các công ty bán khoảng 31 triệu/tấn, hiện tại giá khoảng 29,5 triệu/tấn)… Đến thời điểm hiện nay, số lượng dưa hấu đã được mua giải cứu ứng phó với tình hình dịch Covid-19 là 379,5 tấn.

([113]) Vận tải hành khách bằng xe taxi giảm từ 30 - 35% sản lượng, xe buýt giảm từ  40 - 45% sản lượng, xe khách tuyến cố định giảm từ 30 - 40% sản lượng.

([114]) Chị thị triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương: Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự án toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Công văn số 622/TTg-KTTH ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ V/v tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

([115]) Cụ thể: (1) Công tác chi trả cho đối tượng nhóm 1:  Tính đến thời điểm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt danh sách 59 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, với tổng kinh phí hỗ trợ là 106,2 triệu đồng, đã hoàn thiện việc chi trả đạt 100%. (2) Công tác chi trả cho đối tượng nhóm 2: Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt danh sách 860 hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020, với tổng kinh phí là 860 triệu đồng (trong đó đã chi trả 858 triệu đồng) đạt 100%. 02 hộ kinh doanh của TP. Kon Tum trùng đối tượng trả lại ngân sách. (3). Công tác chi trả cho đối tượng nhóm 3: Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt danh sách 07 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí là 07 triệu đồng, đã hoàn thiện việc chi trả đạt 100%. (4). Công tác chi trả cho đối tượng nhóm 4: Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt danh sách 4.618 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị ảnh hưởng bởi Covi-19 với tổng kinh phí hỗ trợ là 4.606 triệu đồng, đã hoàn thiện việc chi trả đạt 100%. (Trong đó, trùng 12 người so với Quyết định UBND tỉnh phê duyệt: thành phố Kon Tum 04 lao động, huyện Ngọc Hồi 08 lao động). (6). Kết quả thực hiện hỗ trợ các nhóm đối tượng 5, 6,7: Trong thời điểm tháng 6 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 05 quyết định phê duyệt bổ sung cấp 198,5 triệu đồng cho 252 người thuộc đối tượng 5,6,7 của 05 đơn vị; nâng tổng số kết quả phê duyệt và chi trả, cụ thể: Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (nhóm 5) là 4.584 người. Kinh phí hỗ trợ là 6.866 triệu đồng. Đã hoàn thiện việc chi trả 100%;  Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hằng tháng (nhóm 6) là 10.484 người. Kinh phí hỗ trợ là 16.225,5 triệu đồng. Đã hoàn thiện việc chi trả 100%. Người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo (nhóm 7) là 112.209 người. Kinh phí hỗ trợ là 84.145,75 triệu đồng. Đã hoàn thiện việc chi trả 100%.

([116]) Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 17/5/2018.

([117]) Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014, Quyết định 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/ 2019.

([118]) Đã ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (tại Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 21/6/2017); Quy chế quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum (tại Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 12/02/2018), Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai (Quy chế số 721/QCPH-UBND ngày 28/7/2017); Kon Tum và Quảng Nam (Quy chế số 1384/QCPH-UBND ngày 20/12/2017) làm cơ sở để triển khai thực hiện, qua đó đã nâng cao công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác. Phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Quyết định số 865/QĐ- UBND ngày 01/9/2017); Quy chế phối hợp quản lý hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 10/10/2019); Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt các công trình đã cấp giấy phép khai thác, sử dụng phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày 15/11/2019); Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 04/12/2019).

([119]) Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 và Nghị định 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ.

([120]) Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược an ninh mạng quốc gia…

([121]) Cấp tỉnh đạt kết quả tốt; diễn tập cấp huyện, thành phố đạt 100% chỉ tiêu, trong đó 90% đạt kết quả tốt; 102/102 xã, phường, thị trấn diễn tập chiến đấu phòng thủ kết hợp diễn tập quy chế phối hợp đạt 100% khá trở lên; chất lượng các cuộc diễn tập ngày càng được nâng lên, sát tình hình thực tế.

([122]) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối tượng I: 05; đối tượng II: 177; đối tượng III: 978; đối tượng IV: 10.528; chức sắc tôn giáo 44 người; chức việc 577 người; già làng 282 người; giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên 65.282 em; học kỳ trong Quân đội 950 lượt cháu.

([123]) Năm 2015: 400 công dân; năm 2016: 850 công dân; năm 2017: 702 công dân; năm 2018: 803 công dân; năm 2019: 800 công dân; năm 2020: 851 công dân.

([124]) Phát hiện, ngăn chặn 23 đối tượng, vận động 13 đối tượng quay về, tiếp nhận 01 đối tượng UNHCR trao trả, khởi tố 01 đối tượng về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.

([125]) Số vụ vi phạm, tội phạm giảm 10% so với năm 2015. Lực lượng Công an các cấp đã phát hiện 3.216 vụ phạm pháp hình sự; đã khởi tố 1.832 vụ; đề nghị truy tố 1.400 vụ (tỷ lệ trung bình đạt khoảng 75%, trong đó án hình sự nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95%); đã tiếp nhận giải quyết 3.462 tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, đã giải quyết 3.140 tin, đạt 90,7%.

([126]) Đã bố trí 421 Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã tại 100% xã trên địa bàn tỉnh.

([127]) Tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, người dân thường xuyên được trao đổi thông tin về tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; hoạt động của các loại tội phạm, đẩy mạnh vận động toàn dân tham gia phòng ngừa phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội….

([128]) Nguyên nhân: Chủ thể chính của việc triển khai Chương trình hợp tác là các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum còn hạn chế về nguồn lực; doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố lớn vẫn chưa tích cực nên việc thực hiện các nội dung về hợp tác đầu tư chưa được nhiều và hiệu quả chưa cao.

([129])Tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia: tỉnh Kon Tum xây dựng hoàn thành 62/63 cột mốc phụ, phía Campuchia đã xây dựng hoàn thành 68/68 cột mốc phụ. Tuyến biên giới Việt Nam- Lào: hoàn thành công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên thực địa với 65 vị trí tương ứng với 81 cột mốc; ký hoàn thành 81/81 bộ hồ sơ cột mốc gửi về Ủy ban Biên giới quốc gia-Bộ Ngoại giao quản lý.

([130]) - Đã hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; tổ chức lại Văn phòng Tỉnh ủy để phục vụ chung cho các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; tổ chức lại các đầu mối trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; rà soát và giải thể 02 ban chỉ đạo, ban quản lý dự án không hiệu quả. Kết quả: Đã giảm được 34 đầu mối trực thuộc các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của Tỉnh ủy và cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, giảm 27 trưởng phòng và 06 biên chế so với trước đây.

- Hoàn thành chủ trương Trưởng Ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị 10/10 huyện, thành phố; thực hiện chủ trương Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tại 10 huyện, thành phố; thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Ban hành các đề án thực hiện việc hợp nhất một số cơ quan cấp ủy với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Rà soát, chấm dứt việc hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị. Thành lập Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh. Thực hiện hợp nhất các cơ quan, đơn vị có chức năng tương đồng của huyện Ia H'Drai: Hợp nhất Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện thành Cơ quan Tổ chức-Nội vụ huyện; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và Thanh tra huyện thành Cơ quan Kiểm tra-Thanh tra huyện; Văn phòng Huyện ủy và Văn phòng HĐND-UBND huyện thành Văn phòng Huyện ủy-HĐND-UBND huyện.

- Đã sắp xếp các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thuộc các lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường. Qua đó, đã giảm 91 đơn vị, 134 cán bộ lãnh đạo. Đối với cấp huyện, đến nay đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp và thành lập trung tâm dịch vụ nông nghiệp (giảm 19 đầu mối), ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng (giảm 03 đầu mối), Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông (giảm 04 đầu mối), Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị; sắp xếp, sáp nhập các trường tiểu học, trung học cơ sở, đã giảm được 26 trường so với năm 2017. Đồng thời đã ban hành Đề án sáp nhập các thôn, tổ dân phố trong toàn tỉnh năm 2019, theo đó sau khi sáp nhập toàn tỉnh còn 756 thôn, tổ dân phố, giảm 118 thôn, tổ dân phố.

([131]) Trong đó, triển khai xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc đạt được nhiều kết quả, nhất là việc kết nối vào trục liên thông văn bản quốc gia, gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã.

([132]) Xếp hạng Chỉ số PAPI tỉnh Kon Tum từ vị trí thứ 58/63 tỉnh/thành phố năm 2015 tăng lên xếp thứ 42/63 tỉnh/thành phố năm 2018 (với 43,21 điểm); Xếp hạng Chỉ số SIPAS xếp thứ 63/63 tỉnh/thành phố năm 2017 tăng lên xếp thứ 17/63 tỉnh/thành phố vào năm 2019 (đạt 86,94%).

([133]) Đã thực hiện việc tổ chức các phiên tòa theo chủ trương cải cách tư pháp; tiến hành nối mạng, truyền hình trực tuyến các phiên tòa đến Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị; thành lập Trung tâm giám định pháp y của tỉnh; thực hiện tốt việc quản lý các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng...

([134]) Các vụ việc, vụ án liên quan đến tham nhũng được phát hiện và xử lý kịp thời: Từ năm 2015 đến 2019, 11 vụ/29 bị cáo liên quan đến tham nhũng được đưa ra xét xử.

([135])Yêu cầu hoàn lại quỹ cải cách tiền lương tăng thêm theo quy định 0,838 tỷ đồng, trích lập bổ sung quỹ cải cách tiền lương, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 0,708 tỷ đồng, thu hồi các khoản chi vượt quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, thu nhập tăng thêm hoặc cân đối nguồn chênh lệch thu chi những năm tiếp theo để hoàn trả nguồn kinh phí trích lập quỹ cải cách tiền lương và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 0,59 tỷ đồng, yêu cầu kê khai và nộp vào NSNN tỉnh khoản thu nhập ròng trong hoạt động khai thác gỗ 0,444 tỷ đồng, giảm trừ dự toán 0,3 tỷ đồng, hoàn chỉnh lại chứng từ kế toán 5,669 tỷ đồng, hạch toán lại sổ sách kế toán theo đúng quy định 12,604 tỷ đồng, yêu cầu điều chỉnh hợp đồng xây lắp do dự toán tính tăng khối lượng so với thiết kế 1,222 tỷ đồng, giảm trừ khối lượng thanh toán cho đơn vị thi công 1,143 tỷ đồng, yêu cầu rà soát lại việc áp dụng đơn giá để bồi thường cho hộ dân đúng quy định 0,685 tỷ đồng và một số kiến nghị xử lý khác 14,118 tỷ đồng.

([136]) Nhiều trường học thiếu trang thiết bị dạy học, thiếu phòng học bộ môn, phòng tin học, phòng ngoại ngữ; cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở bán trú cho học sinh các trường dân tộc bán trú chưa bảo đảm.

([137]) Có 22/31 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; 9/31 chỉ tiêu có khả năng không đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra.

([138]) Dự kiến các huyện: Ngọc Hồi, Đăk Hà, Kon Rẫy, Ia H’Drai và thành phố Kon Tum

([139]) Du lịch sinh thái Măng Đen, rừng đặc dụng Đăk Uy, lòng hồ thuỷ điện Ya Ly, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Ngọc Linh…

([140]) Phấn đấu đến năm 2025: Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến lớp đạt 21,0%; tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp đạt 92,0%; 99,5% trẻ tuổi 5 tuổi ra lớp mẫu giáo trước khi vào lớp 1. Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 99,9% ở tiểu học, 98% ở trung học cơ sở, 46% ở trung học phổ thông. Huy động 99,9% số học sinh hoàn thành tiểu học vào học lớp 6 trung học cơ sở; 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.

([141]) Thực hiện Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025 và Công văn số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025.

([142]) Nhóm 1: Là những môn thể thao có khả năng đạt huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX năm 2022 bao gồm môn Karatedo, Taekwondo, Điền kinh, Võ cổ truyền. Nhóm 2: Là những môn thể thao khác có VĐV đạt trình độ quốc gia và những môn có phong trào đang phát triển mạnh tại địa phương cần tiếp tục xây dựng để phát triển bao gồm môn Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông, Tennis, Vovinam.

([143]) Trong đó, cao đẳng: 2.350 học viên (chiếm 7,5%), trung cấp: 2.400 học viên (chiếm 7,6%), sơ cấp và dưới 3 tháng: 26.500 học viên (chiếm 84,8%).

([144]) Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 30 công trình ghi công liệt sĩ hiện nay đã xuống cấp cần thiết phải được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 43/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.884

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.195.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!