ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1707/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày
19 tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI
BIÊN GIỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
259/QĐ-TTg ngày 2/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phát triển hạ
tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể
phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược "Phát
triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045";
Căn cứ Quyết định số
6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch
phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm
nhìn đến 2030”;
Căn cứ Quyết định số
6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Căn cứ Kết luận số 365-KL/TU
ngày 25/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thương mại, thương mại
điện tử và thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Công Thương tại Tờ trình số 46/SCT-TM ngày 26/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm
theo Quyết định này Đề án “Phát triển hệ thống thương mại, thương mại điện tử
và thương mại biên giới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030”.
Điều 2. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Trung tâm CNTT&TT;
- LĐVP, các Phòng;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Mi
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI TỈNH BÌNH
PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)
Phần
I
SỰ
CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết xây dựng đề
án
Trong những năm qua, kinh tế
tỉnh luôn tăng trưởng cao, đã trực tiếp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người
dân tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh, hệ thống thương mại đã
có bước phát triển tương đối khá; cơ bản đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân.
Tuy nhiên, hiện trạng phát
triển hệ thống thương mại trên địa bàn tỉnh còn những bất cập như: tự phát,
thiếu cơ sở hạ tầng; chưa được tổ chức thành hệ thống, mạng lưới; khâu quản lý
còn chưa được chặt chẽ và thiếu những điều kiện, yếu tố phát triển thuận lợi,
đòi hỏi cần được sắp xếp lại để quản lý nhằm phát huy vai trò của bán buôn, bán
lẻ đối với quá trình phát triển ngành thương mại nói riêng và đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế của tỉnh nói chung.
Bên cạnh đó, cùng với xu hướng
phát triển công nghệ số, thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng chung của hội
nhập. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới
ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực, phát triển TMĐT là một hướng
đi đúng đắn, an toàn để duy trì các hoạt động kinh tế, góp phần hỗ trợ các
doanh nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài nước theo hình thái mới.
Hoạt động thương mại biên giới (TMBG)
của Tỉnh chưa đạt được kết quả như mong muốn; các cặp cửa khẩu song phương chưa
được đầu tư đồng bộ giữa 02 bên; chính sách khuyến khích phát triển, thu hút
đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu còn chậm; kết cấu hạ tầng thương mại biên giới
chưa đáp ứng được so với yêu cầu của thực tiễn và chưa phát huy được tiềm năng;
Hoạt động buôn lậu qua biên giới vẫn còn xảy ra, ngày càng tinh vi và khó kiểm
soát.
Do vậy, việc phát triển hệ
thống thương mại, TMĐT, TMBG trên địa bàn tỉnh là yêu cầu cần thiết nhằm gia
tăng các chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ tốt cho phát triển kinh tế, xã hội và
đời sống của nhân dân; trong đó sẽ tập trung tổ chức sắp xếp, đầu tư, nâng cấp
mạng lưới hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại;
chủ động thu hút các nguồn lực, khai thác các tiềm năng, lợi thế của Tỉnh để
phát triển TMBG cũng như phát triển nhanh các hoạt động kinh tế số, TMĐT tiệm
cận với các tỉnh, thành phố lớn của cả nước và theo xu hướng chung của thế giới.
II. Căn cứ pháp lý xây dựng
đề án
- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP
ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và
quản lý chợ;
- Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;
- Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày
23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại
biên giới.
- Quyết định số 45/2013/QĐ- Tg
ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc ban hành Quy
chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền;
- Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày
25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phát triển hạ tầng thương
mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày
15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương
mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 1163/QĐ-TTg
ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược "Phát triển
thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045";
- Quyết định số 1968/QĐ-TTg
ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai
đoạn 2021-2030";
- Quyết định số 6184/QĐ-BCT
ngày 19/10/2012 của Bộ Công Thương về việc Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng
lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”;
- Quyết định số 6481/QĐ- CT
ngày 26/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy hoạch tổng thể phát triển mạng
lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND
ngày 31/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước quy định về chính sách
khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND
ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
- Chương trình hành động số 17-CTr/TU
ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Phần
II
THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI, THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH
I. Thực trạng hệ thống
thương mại
1. Hệ thống chợ
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có
58 chợ (4 chợ hạng 1; 8 chợ hạng 2 và 46 chợ hạng 3). Nhìn chung, hoạt động các
chợ ngày càng quá tải, cơ sở vật chất của phần lớn các chợ trên địa bàn đã
xuống cấp, chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hoá.
Việc xây dựng cải tạo, nâng cấp
chợ đặc biệt đối với các chợ nông thôn, chợ biên giới vẫn còn nhiều hạn chế do nguồn
ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn; việc chuyển đổi mô hình chợ cho doanh
nghiệp, HTX kinh doanh khai thác thực hiện còn chậm; việc thu hút, thực hiện
XHH trong đầu tư kinh doanh chợ còn ít được doanh nghiệp quan tâm do hiệu quả
đầu tư mang lại thấp, nhất là tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
2. Trung tâm thương mại,
siêu thị và cửa hàng tiện lợi
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có
03 Trung tâm thương mại, 05 siêu thị tổng hợp, 02 siêu thị chuyên doanh và 60
cửa hàng tiện lợi Bách Hóa Xanh; Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ra đời
đã đáp ứng tốt, thuận tiện hơn nhu cầu mua sắm của các đối tượng tiêu dùng,
từng bước tạo thói quen mua sắm hàng hoá văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, quy mô
và số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại phát triển chưa đồng đều, một số
đô thị trung tâm huyện vẫn chưa thu hút, phát triển phục vụ tốt nhu cầu mua
sắm, tiêu dùng của người dân.
3. Các cửa hàng bán lẻ, cửa
hàng chuyên doanh
Các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng
chuyên doanh (Thế giới di động, Điện máy xanh, Con cưng, Nhà sách, văn phòng
phẩm,..) được hình thành chủ yếu tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố,
nơi tập trung đông người, thuận tiện về giao thông. Hệ thống cửa hàng bán lẻ,
cửa hàng chuyên doanh đã góp phần làm phong phú, đa dạng thị trường.
4. Sàn giao dịch nông sản
tỉnh
Sàn giao dịch nông sản tỉnh
hiện đã hỗ trợ được 85 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với 337 sản phẩm
tham gia chào bán sản phẩm trên Sàn. Đa số thành viên tham gia là doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hạt điều và các sản phẩm khác như: tiêu, cà phê,
tổ yến, trái cây, sản phẩm chế biến từ gỗ cao su, sản phẩm thủ công mỹ nghệ….
Hoạt động của Sàn giao dịch
nông sản tỉnh đã tạo lập một không gian để kết nối online các doanh nghiệp,
giữa người mua và người bán; bước đầu đã được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh quan tâm tham gia, đưa sản phẩm lên Sàn, trao đổi thông tin về sản
phẩm, giá cả, tình hình thị trường, nhu cầu cung ứng…Tuy nhiên, hoạt động của
Sàn chỉ dừng lại ở việc kết nối giữa các doanh nghiệp, khách hàng; hỗ trợ tiếp
cận và làm quen với cách thức giao dịch của Sàn thương mại điện tử, các doanh
nghiệp sau khi cập nhật các thông tin trên Sàn sẽ tự liên hệ với nhau để thực
hiện giao dịch; hiện Sàn chưa đủ điều kiện để thiết lập bộ phận kiểm tra, kiểm
soát chất lượng hàng hóa, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cung ứng, giải
quyết các vấn đề tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh, cũng như các giải pháp
tín dụng đảm bảo giao dịch và phương thức thanh toán trực tuyến,…
5. Về hạ tầng ứng dụng
thương mại điện tử
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.325.894
thuê bao điện thoại, trong đó cố định 14.257 thuê bao, di động 1.311.637 thuê
bao, số thuê bao di động đạt 131/100 dân; thuê bao internet đạt 89/100 dân.
- Có 03 đơn vị trên địa bàn
tỉnh đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Sàn giao dịch TMĐT); 55 tổ
chức, cá nhân có thông báo Website bán hàng (09 cá nhân, 46 doanh nghiệp, hộ
kinh doanh);
- 100% các siêu thị, trung tâm thương
mại và cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán
và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ
điện, nước, viễn thông và truyền thông đã triển khai cung cấp dịch vụ và chấp
nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt.
- Cùng với xu hướng ứng dụng
TMĐT trong mua sắm hàng hóa chung của cả nước, người dân trên địa bàn tỉnh Bình
Phước đã tiếp cận nhanh việc mua sắm hàng hóa trực tuyến; Tuy nhiên mức độ ứng dụng
của doanh nghiệp và thói quen tiêu dùng truyền thống vẫn là trở ngại để đẩy
mạnh phát triển TMĐT của tỉnh.
- Nguồn lực CNTT tại doanh
nghiệp chưa đáp ứng; các phương tiện, ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp chưa đầy
đủ; Việc cung cấp các dịch vụ số đối với người bán và khách hàng cá nhân khi
mua hàng chưa được triển khai, đa số vẫn còn sử dụng tiền mặt để thanh toán tại
các cửa hàng, điểm bán lẻ.
6. Về hoạt động thương mại
biên giới
6.1. Hoạt động XNK biên mậu:
Giá trị kim ngạch xuất nhập
khẩu biên mậu tăng trưởng đều, năm sau cao hơn năm trước và chủ yếu tập trung
nhiều nhất tại cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.
a) Xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu giai
đoạn 2016-2020 đạt 440 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,4%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính
qua cửa khẩu chủ yếu là: Vật tư nông nghiệp, thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng,
phân bón và xi măng,..
b) Nhập khẩu:
Tổng kim ngạch nhập khẩu giai
đoạn 2016-2020 đạt 1.215 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,2%; Các
cửa khẩu chính: Hoàng Diệu, Lộc Thịnh đã có sự gia tăng về nhanh về kim ngạch,
do thu hút thêm một số mặt hàng mới nhập khẩu qua cửa khẩu như hạt điều thô,
chuối tươi, củ mỳ, cao su, đá granite, dầu chai, gỗ từ rừng trồng,…
6.2. Trao đổi mua bán hàng
hóa của cư dân biên giới
Cư dân biên giới tại khu vực
cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, cửa khẩu phụ Tân
Tiến và lối mở Lộc Tấn đều có hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa với cư dân biên
giới của Campuchia, tuy nhiên số lượng và giá trị nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu
cầu tiêu dùng của người dân vùng biên;
Việc trao đổi mua bán của cư
dân biên giới thông qua các chợ xã biên giới rất hạn chế, do điều kiện về địa
lý không thuận tiện, chợ nằm cách xa đường biên. Mặt khác, do mật độ cư dân
sinh sống tại khu vực giáp biên giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh phía Campuchia
còn thưa thớt nên việc giao thương, trao đổi mua bán của cư dân biên giới còn
nhỏ lẻ, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng cho gia đình như: thực phẩm, bột
giặt, nước rửa chén, đồ nhựa, mì ăn liền, trái cây, sắn lát, than củi…
(Kèm
theo Phụ lục 1 về kim ngạch XNK giai đoạn 2016-2020)
6.3. Hoạt động đầu tư,
thương mại
a) Hoạt động đầu tư
Chủ yếu được triển khai tại Khu
kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, đến nay đã thu hút được 91 dự án đầu tư với diện tích
đất cho thuê là 1.685 ha; Có 38 dự án đã xây dựng và đi vào hoạt động, chủ yếu
là thu mua nông sản với diện tích khoảng 140 ha, thu hút khoảng 400 lao động;
14 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích khoảng 91ha; các dự án còn lại đang
triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện
dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Khu kinh tế
cửa khẩu Hoa Lư còn chậm, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, chưa tạo động lực
lớn để lan tỏa, thu hút phát triển kinh tế biên mậu;
Hệ thống hạ tầng giao thông đã
và đang được đầu tư hoàn thiện: Tuyến QL13 và tuyến đường phía Tây QL13 đang
được đầu tư kết nối đến cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư; tuyến ĐT 759 đến cửa khẩu
Hoàng Diệu, tuyến ĐT 757 đến cửa khẩu phụ Tân Tiến; tuyến đường Minh Lập - Lộc Hiệp,...;
bên cạnh đó U ND các huyện biên giới cũng đã đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
trên các lĩnh vực, đặc biệt là việc nâng cấp các tuyến giao thông kết nối với
các xã, huyện tạo sự thuận lợi trong việc vận chuyển, giao thương giữa các địa
phương trong tỉnh cũng như kết nối giữa Tỉnh với các tỉnh thành lân cận và các
tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia.
b) Hoạt động thương mại -
dịch vụ
Hoạt động thương mại có quy mô
còn nhỏ, chưa có chợ đầu mối, các trung tâm bán buôn nông sản, thực phẩm, hàng nguyên
liệu và hàng công nghiệp. Các loại hình dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin,
sơ chế, đóng gói, bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá, tài chính,… tại các
cửa khẩu chưa phát triển. Tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư dự án Cảng cạn IDC,
kho bãi đã được doanh nghiệp quan tâm đầu tư, tuy nhiên tiến độ còn chậm, chưa
đi vào hoạt động;
Hoạt động mậu dịch biên giới
quy mô nhỏ lẻ, chưa phát huy được tiềm năng. Doanh nghiệp kinh doanh, phân phối
phát triển chậm, chưa đủ lực tham gia trực tiếp vào thị trường Campuchia.
Du lịch tỉnh đang trong giai
đoạn hình thành, các điểm đến du lịch chưa có sản phẩm du lịch hoàn chỉnh,
thiếu hệ thống dịch vụ phụ trợ và chưa có tính cạnh tranh cao để thu hút khách
du lịch. Đặc biệt, chưa hình thành được các loại hình du lịch thương mại cửa
khẩu, du lịch Caravan. Các công ty kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế còn ít và
đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa thực sự am hiểu về kinh tế biên mậu nên sức
lan tỏa chưa cao. Các tuyến du lịch được kết nối nhưng hình thành chưa rõ nét,
đặc biệt là tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Hoa Lư chưa thu hút được các đơn
vị kinh doanh lữ hành quốc tế trong và ngoài tỉnh tham gia. Do vậy, chưa đẩy mạnh
được công tác xúc tiến du lịch làm gia tăng giá trị các sản phẩm du lịch trên
địa bàn tỉnh.
6.4. Hoạt động Xúc tiến
thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại
trong thương mại biên giới thời gian qua chưa được đẩy mạnh; công tác xúc tiến
thương mại, tăng cường kết nối giao thương, hợp tác thương mại và đầu tư giữa
doanh nghiệp hai nước như: Hội chợ các tỉnh giáp biên, hội chợ biên giới cửa
khẩu, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao…chưa được thường xuyên kết nối để tổ
chức, mặt khác do điều kiện địa lý, tình hình dân cư khu vực giáp biên nằm sâu
trong nội địa cách xa đường biên nên công tác XTTM chỉ thực hiện nội tỉnh, chưa
gắn kết với tỉnh bạn.
6.5. Các tác động ngoài tỉnh
Các tỉnh Tbong Khmum,
Mondulkiri, Kratie là 03 tỉnh biên giới phía đông bắc thuộc Campuchia tiếp giáp
tỉnh Bình Phước, các tỉnh trên có điều kiện kinh tế kém phát triển, khu dân cư,
thương mại cách xa đường biên, vì vậy việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế
biên mậu của Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác cơ chế chính sách thương mại
biên giới các tỉnh giáp biên phía Campuchia chưa ổn định; vẫn còn tồn tại nhiều
thủ tục địa phương gây khó khăn cho thương nhân, làm hạn chế hoạt động thông
thương hàng hóa của các doanh nghiệp qua cửa khẩu của Tỉnh.
Hạ tầng giao thông liên vùng và
các tỉnh biên giới phía Campuchia kết nối với tỉnh Bình Phước chưa thuận lợi,
cách xa kho cảng, nhà máy,…dẫn đến chi phí vận hành, lưu thông hàng hóa 02
chiều từ Campuchia qua các cửa khẩu của tỉnh về Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn
so với tỉnh Tây Ninh, vì vậy hoạt động kinh tế biên mậu của tỉnh gặp nhiều khó
khăn, tính cạnh tranh kém.
II. Kết quả đạt được:
Hệ thống thương mại trên địa
bàn tỉnh đã đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ
sản xuất và tiêu dùng nhân dân. Thị trường hàng hoá đa dạng phong phú, chất
lượng ngày được nâng cao, các loại hình dịch vụ gắn liền với lưu thông hàng hoá
phát triển, thúc đẩy phục vụ sản xuất, đời sống và giải quyết việc làm cho
người lao động, đóng góp phát triển KTXH của tỉnh.
Tại một số đô thị, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ hoạt động thương mại - dịch vụ từng bước được đầu tư hiện
đại; hệ thống phân phối hàng hóa đã phủ khắp các huyện, thị, thành phố trên địa
bàn tỉnh góp phần phục vụ tốt nhu cầu nhân dân; đã và đang hình thành thói quen
tiêu dùng văn minh, hiện đại đối với bà con tại khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa.
Sự phát triển của kinh tế tư
nhân trong ngành thương mại, dịch vụ đã góp phần vào gia tăng quy mô thương mại
của tỉnh, đóng góp tích cực vào tăng thu ngân sách địa phương;
Các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh đã từng bước triển khai, ứng dụng thành công công nghệ số và các hoạt động
TMĐT trên các sàn giao dịch, thực hiện kết nối, giao dịch kinh doanh số giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí; đã nhận thức rõ hơn tầm quan
trọng của ứng dụng công nghệ số để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động thương mại biên giới
của Tỉnh, không chỉ thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh tham gia mà còn
thu hút các doanh nghiệp và lượng hàng hóa đa dạng từ các tỉnh thành lân cận,
đặc biệt là từ TP. Hồ Chí Minh.
Hệ thống cửa khẩu của Bình
Phước trải đều trên tuyến biên giới thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi buôn
bán với các tỉnh giáp biên thuộc Campuchia và các nước thứ 3;
Công tác phối hợp giữa các lực
lượng chức năng tại các Ban quản lý cửa khẩu luôn chặt chẽ; các quy trình thủ
tục kiểm tra giám sát hàng hóa, người và phương tiện luôn được thực hiện đúng
quy định, đảm bảo thuận lợi nhất cho hoạt động XNK, thông quan hàng hóa của
doanh nghiệp và trao đổi mua bán của cư dân biên giới; phát triển kinh tế gắn
với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
Nhìn chung, hệ thống thương mại
trên địa bàn tỉnh đã kết hợp hài hòa giữa loại hình bán lẻ truyền thống và loại
hình bán lẻ hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhân dân; hoạt động
thương mại biên giới mặc dù có quy mô còn nhỏ cũng đã góp phần phát triển kinh
tế xã hội, đảm bảo ANQP tại địa phương. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng phục
vụ, gia tăng sức mua, khai thác hiệu quả thương mại biên giới cũng như tiếp cận
nhanh với công nghệ số để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thiết phải
tiếp tục hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển cả về chất, lượng, quy mô hệ thống thương
mại, TMĐT, TMBG để tạo động lực tăng tưởng mạnh mẽ thương mại dịch vụ, đóng góp
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh.
III. Hạn chế, nguyên nhân
1. Hạn chế
Sự phát triển của hệ thống
thương mại trong thời gian qua chưa bắt kịp sự phát triển kinh tế, xã hội và
đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong bối cảnh tỉnh nhà đang phát triển
nhanh xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa thu
hút được các tập đoàn thương mại bán lẻ lớn, do đó, chưa hình thành các siêu
thị, trung tâm thương mại, chuỗi của hàng bán lẻ với quy mô lớn nhằm đáp ứng
nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tại các khu vực đô thị và các khu vực
phát triển công nghiệp với lượng dân cư và công nhân đông đúc.
Hệ thống thương mại phát triển
không đồng đều giữa khu vực nông thôn và đô thị, giữa vùng trung du và miền núi
(tập trung phát triển ở các địa phương phía Nam của tỉnh như TP. Đồng Xoài,
huyện Chơn Thành, Đồng Phú và kém phát triển ở khu vực phía Bắc của tỉnh như
huyện ù Đăng, ù Đốp, Bù Gia Mập).
Một số chợ đã xuống cấp nên
chưa thể hiện vai trò trung tâm trong phát luồng hàng hóa và là đầu mối giao
thương hàng hoá tại địa phương và các vùng lân cận nên việc tham gia thúc đẩy
hàng hóa sản xuất tại địa phương còn nhiều hạn chế.
Việc triển khai thực hiện xã
hội hóa trong đầu tư hạ tầng thương mại, chuyển giao chợ cho doanh nghiệp, HTX
kinh doanh khai thác và quản lý thực hiện còn chậm.
Người tiêu dùng vẫn chưa đặt
niềm tin vào mua sắm trực tuyến; Nguồn nhân lực ứng dụng TMĐT trong các doanh
nghiệp còn hạn chế, đội ngũ cán bộ chuyên trách TMĐT còn thiếu; nhiều doanh
nghiệp chưa quan tâm, chú trọng ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. (tỷ lệ bán lẻ hàng hóa qua kênh thương mại hiện đại chiếm khoảng 15%;
doanh thu hoạt động TMĐT chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh). Mặt khác, việc triển khai ứng dụng
TMĐT của các doanh nghiệp mới ở giai đoạn đầu nên hiệu quả chưa cao, chưa theo
kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển chung của cả nước.
Tỉnh có đường biên giới dài,
tuy nhiên mới chỉ có 01 cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, đã ảnh hưởng và hạn chế đối
với việc kết nối, giao thương, vận chuyển liên vận qua nước thứ 3.
Cơ sở hạ tầng thương mại biên
giới còn thiếu và yếu, phát triển chưa đồng bộ, còn thiếu các loại hình thương
mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm,
đặc biệt là hệ thống ngân hàng phục vụ cho nhu cầu thanh toán biên mậu và hệ
thống chợ biên giới nhằm thúc đẩy việc trao đổi thương mại cư dân biên giới.
Chưa khai thác hết các sản phẩm
hàng hóa có tiềm năng và là lợi thế của Tỉnh; đa số các mặt hàng xuất khẩu được
thực hiện từ doanh nghiệp và hàng hóa ngoài tỉnh.
Chợ các xã biên giới nằm sâu
trong nội địa, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân trong xã, chưa tham
gia nhiều vào hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới hai
nước.
Vẫn còn tình trạng buôn lậu qua
biên giới, các vụ việc vi phạm ngày càng tinh vi và khó kiểm soát.
2. Nguyên nhân
Do ngân sách nhà nước còn hạn
chế, nguồn vốn tín dụng dành cho các thành phần kinh tế tham gia vay đầu tư còn
thấp. Các tập đoàn lớn, nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ trên
địa bàn tỉnh chưa có, thị trường bán lẻ chưa thật sự hấp dẫn, do mật độ dân cư
thấp và sức mua không lớn.
Các doanh nghiệp kinh doanh
thương mại của Bình Phước có quy mô nhỏ, vốn ít nên gặp nhiều khó khăn trong
quá trình mở rộng sản xuất và phát triển thị trường.
Điều kiện kinh tế của các xã
nông thôn, vùng sâu vùng xa còn khó khăn, mức sống thấp nên việc phát triển hệ
thống cung cấp hàng hóa còn chậm, ít được doanh nghiệp quan tâm, đầu tư do khả
năng sinh lời thấp.
Nhận thức của người dân về TMĐT
vẫn chưa cao; các doanh nghiệp đánh giá tầm quan trọng, lợi ích của TMĐT chưa
được đầy đủ và đúng mức; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, quy mô hạn chế, chưa thực sự chú trọng đến việc ứng dụng
công nghệ số và triển khai phát triển TMĐT. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có
quan tâm tuy nhiên do khả năng tài chính hạn hẹp, thiếu trang thiết bị và nguồn
nhân lực quản trị nên việc ứng dụng TMĐT chưa thật sự thành công.
Một số cửa khẩu của tỉnh đã
được đề xuất TW nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế, cửa khẩu chính,..nhưng do chưa
được bổ sung quy hoạch hệ thống cửa khẩu trên cả nước nên chưa xem xét;
Do ngân sách còn khó khăn nên
việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cửa khẩu còn nhiều hạn chế, phát triển
chưa xứng với tiềm năng.
Hạ tầng giao thông vẫn còn chưa
hoàn thiện trong kết nối với cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ; chưa đáp ứng được
nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa với khối lượng lớn. Mặt khác do vị trí
địa lý, xa bến cảng, nhà máy, ít thuận tiện hơn so với các tỉnh khác lân cận
nên đã phần nào hạn chế các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu trên địa bàn Tỉnh.
Khu đô thị, dịch vụ, dân cư khu
vực biên giới giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh giáp biên phía Campuchia hầu như
không có, nằm sâu trong nội địa nên không có các hoạt động giao thương trao đổi
mua bán của cư dân biên giới tại các chợ xã biên giới;
Do trình độ, nhận thức không
sâu, thiếu việc làm, thu nhập và mức sống còn khó khăn... nên một số cư dân
biên giới đã tham gia hoạt động vận chuyển hàng hóa buôn lậu trái phép qua biên
giới.
Phần
III
BỐI
CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
I. Bối cảnh
Hiện nay, tỉnh nhà đang chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa. Do đó hoạt
động thương mại nội tỉnh đã có sự gia tăng đáng kể để phục vụ cho nhu cầu của người
dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, sức mua thị trường, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng chưa cao (chỉ bằng 1% của cả nước). Mặt
khác do hạ tầng thương mại còn nhiều hạn chế, các chợ truyền thống đã xuống
cấp, các loại hình thương mại hiện đại TTTM, siêu thị quy mô còn nhỏ, chưa đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của người dân đặc biệt tại khu vực đô thị. Đây là áp lực
buộc hệ thống thương mại phải tận dụng cơ hội và giải quyết các tồn tại hạn chế
để đáp ứng được quá trình phát triển của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Kể từ năm 2020 đến nay, dịch
bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giãn cách kéo dài đã khiến chuỗi cung ứng
hàng hóa đáp ứng không liên tục. Trong bối cảnh đó, TMĐT được các cơ quan quản
lý nhà nước đặc biệt chú trọng để thúc đẩy phát triển và trở thành phương thức
giao dịch được sử dụng phổ biến. Đây là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp cũng
như người tiêu dùng; góp phần đảm bảo cung ứng hàng hóa, mở rộng thị trường cho
doanh nghiệp trong đại dịch, hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương có thế mạnh. Do
đó phát triển công nghệ số, thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh đã bắt đầu hình
thành theo xu hướng chung của cả nước. Tuy nhiên với xuất phát điểm còn thấp, (doanh
thu hoạt động TMĐT chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh) việc triển khai ứng dụng TMĐT hiệu quả chưa
cao.
Thương mại biên giới của Tỉnh
có quy mô nhỏ, thiếu ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng; đòi hỏi cần phải
đẩy mạnh phát triển thương mại biên giới trên cơ sở khai thác các tiềm năng,
lợi thế, thu hút các nguồn lực góp phần vào việc gia tăng tỷ trọng thương mại
dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an
toàn xã hội khu vực biên giới.
Vì vậy, trong thời gian tới
Tỉnh cần đề ra những giải pháp thật sự hiệu quả để phát triển hệ thống thương
mại, TMĐT và TMBG.
II. Quan điểm và mục tiêu
phát triển
1. Quan điểm phát triển
Phát triển thương mại, dịch vụ
kịp thời để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân; tập
trung vào các lĩnh vực phân phối, bán lẻ, vận tải, logistics. Thu hút đầu tư để
phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ như: TTTM, siêu thị, cửa hàng
tiện lợi, chợ đầu mối, chợ nông thôn; phát triển thương mại biên giới gắn với
đảm bảo an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống của cư dân khu vực biên giới.
Ứng dụng khoa học công nghệ,
phát triển nhanh TMĐT trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực, dựa trên nền
tảng số, công nghệ mới; coi TMĐT là công cụ quan trọng để hiện đại hóa lĩnh vực
thương mại của tỉnh tiệm cận với các tỉnh, thành phố lớn của cả nước trong giai
đoạn tới.
Khuyến khích, tạo môi trường
thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại biên giới;
nâng cao đời sống của cư dân khu vực biên giới, góp phần phát triển kinh tế xã
hội gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng khu vực biên giới; Huy động các nguồn
lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất, chế biến, xuất khẩu biên mậu các
mặt hàng có giá trị gia tăng, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh nhằm
mở rộng quy mô thương mại.
2. Mục tiêu tổng quát
Hệ thống kết cấu hạ tầng thương
mại phát triển đồng bộ, đa dạng, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống
với thương mại hiện đại.
Đảm bảo các điều kiện để hệ
thống thương mại phù hợp với yêu cầu tổ chức không gian kinh tế, không gian đô
thị, phục vụ thuận tiện với chất lượng dịch vụ cao cho người tiêu dùng, cho
thương nhân; Chú trọng thu hút đầu tư, phát triển hệ thống thương mại hiện đại
tại khu vực đô thị, tuy nhiên vẫn tiếp tục quan tâm phát triển hệ thống thương
mại tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa để phục vụ nhân dân.
Mở rộng thị trường tiêu thụ cho
hàng hóa của tỉnh trong và ngoài nước, đặc biệt thông qua ứng dụng TMĐT, đẩy
mạnh giao dịch TMĐT xuyên biên giới.
Phát triển TMBG hiệu quả, vững
chắc, vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh gắn với đảm bảo an ninh -
quốc phòng khu vực biên giới.
Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng
có giá trị gia tăng, đã qua chế biến, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của
tỉnh; hỗ trợ việc nhập khẩu các sản phẩm nông sản, các nguyên vật liệu phục vụ
cho việc sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp để tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.
Huy động các nguồn lực để đầu
tư, nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng khu vực biên giới đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng
nhu cầu giao thương qua biên giới; Quản lý hoạt động TMBG đảm bảo tuân thủ theo
quy định pháp luật.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm
2025 và năm 2030
- Phát triển hệ thống thương
mại tăng về quy mô, đảm bảo việc hỗ trợ, gắn kết giữa sản xuất với thương mại
và nhu cầu tiêu dùng của người dân; ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh phát
triển TMĐT của tỉnh theo hướng hiện đại, tiệm cận với các tỉnh, thành phố lớn
của cả nước trong giai đoạn đến năm 2030.
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá
bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đến năm 2025 đạt khoảng 79.235 tỉ đồng, tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 10,34 %; Đến năm 2030 đạt khoảng 151.000
tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 2026-2030 đạt 13,5% - 17%;
- Đến năm 2025 hàng hóa qua
kênh thương mại điện tử chiếm 5% và đến năm 2030 là 10% trên tổng mức bán lẻ
hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tỉnh; hàng hóa qua kênh thương mại hiện đại đến năm
2025 chiếm khoảng 25% và đến năm 2030 chiếm 35% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa
dịch vụ tiêu dùng tỉnh.
- Tập trung phát triển các
Trung tâm thương mại, siêu thị, khu mua sắm tập trung tại thành phố Đồng Xoài,
thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú, huyện
Hớn Quản, huyện Phú Riềng trong giai đoạn 2022-2025 và tiếp tục phát triển tại
huyện Bù Đăng, huyện Bù Đốp và huyện Bù Gia Mập trong giai đoạn 2026-2030.
- Phát triển Chợ đầu mối nông
sản gắn với hình thành Trung tâm dịch vụ logistics của tỉnh đóng vai trò dự
trữ, sơ chế, bảo quản trung chuyển hàng hóa từ khu vực Miền trung, Tây nguyên
phục vụ từ xa cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận;
- Phát triển các Kho thương mại
gắn với các Khu, cụm công nghiệp, cửa khẩu; Đầu tư xây dựng mới và cải tạo,
nâng cấp chợ nông thôn đạt chuẩn theo quy định. Đẩy mạnh phát triển các cửa
hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh tại các huyện, thị, thành phố;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu biên mậu giai đoạn 2021- 2025 đạt
khoảng 900 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,3%; giai đoạn 2026-
2030 đạt 1.800 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,5%.
-
Tổng kim ngạch nhập khẩu biên mậu giai đoạn 2021- 2025 đạt khoảng 1.650 triệu
USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%; giai đoạn 2026- 2030 đạt 3.150 triệu
USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%.
-
Triển khai nâng cấp cửa khẩu phụ Tân Tiến - Bù Đốp lên thành cửa khẩu chính,
cửa khẩu Hoàng Diệu lên thành cửa khẩu quốc tế; thành lập cửa khẩu phụ Ô Huýt
(Đắk Ơ) - Bù Gia Mập, địa điểm (X16) thành cửa khẩu chính Lộc Tấn.
-
Phát triển kết cấu hạ tầng tại khu vực biên giới: cầu, đường, kho bãi, cảng
cạn, Trung tâm logistics…; Triển khai xây dựng hạ tầng 03 cửa khẩu Hoàng Diệu,
Tân Tiến, Lộc Thịnh; Đầu tư xây dựng nhà làm việc và nhà ở cho các lực lượng
chức năng tại cửa khẩu và lối mở biên giới, công trình Quốc môn và các công
trình chức năng khác theo quy định;
-
Tăng cường thu hút các nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa
khẩu Hoa Lư, Chợ đường biên; Khu Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp cửa khẩu
Hoàng Diệu, Lộc Thịnh và Tân Thành;…; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
các loại hình dịch vụ tại cửa khẩu, tập trung vào kho bãi, dịch vụ logisitics,
tài chính,… theo quy hoạch phân khu chức năng các cửa khẩu. Tập trung thu hút
đầu tư và phát triển hạ tầng, tăng khả năng lắp đầy tại Khu kinh tế cửa khẩu
Hoa Lư góp phần thúc đẩy phát triển thương mại biên giới.
-
Hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối tới các cửa khẩu; nâng cấp các tuyến
đường đã xuống cấp tạo sự thuận lợi trong kết nối, vận chuyển hàng hóa qua cửa
khẩu.
Phần IV
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.
Giải pháp thu hút, kêu gọi đầu tư
-
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch ngành công thương hàng năm xây dựng Kế hoạch đầu
tư phát triển hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG; ban hành danh mục thu hút đầu tư
phát triển hợp lý, đồng bộ.
-
Khuyến khích, đẩy mạnh thu hút đầu tư các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư
phát triển hệ thống thương mại và TMĐT, TMBG; huy động mọi nguồn vốn của tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng thương mại.
- Đề
xuất Bộ Ngoại giao rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống cửa các khẩu, lối mở
trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia; thu hút, hỗ trợ đầu tư phát triển
các cặp chợ đường biên, tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa cư dân qua
biên giới.
- Đa
dạng hóa các nguồn vốn đầu tư gồm: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia; vốn thu hút đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển kết
cấu hạ tầng thương mại chủ yếu như: chợ đầu mối, chợ dân sinh ở nông thôn,
trung tâm bán buôn tổng hợp, trung tâm kho vận, logistics...; Huy động các
nguồn vốn ODA, FDI, các nguồn vốn đầu tư của tư nhân và doanh nghiệp vào phát
triển hệ thống thương mại, TMĐT trên địa bàn tỉnh trên cơ sở vận dụng các chính
sách ưu đãi phù hợp với chính sách chung của Nhà nước và các cơ chế, chính sách
đặc thù của tỉnh. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại,
TMĐT và TMBG khoảng 12.318 tỷ đồng. Trong đó vốn NSTW hỗ trợ đầu tư khoảng
669,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh khoảng 1.048 tỷ đồng và đa phần là nguồn vốn XHH
đầu tư khoảng 10.601 tỷ đồng; việc triển khai các dự án đầu tư sẽ căn cứ tình
hình thực tế tại địa phương, không đầu tư dàn trải và phải được rà soát, xem
xét, lựa chọn đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và hàng năm (Có
phụ lục 2, 3 kèm theo)
+
Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế: Đây là nguồn vốn chủ yếu
để phát triển hệ thống kho, chợ đầu mối, cửa hàng tiện lợi, chợ dân sinh; Thu
hút các tập đoàn lớn đầu tư vào TTTM, siêu thị……
+
Nguồn vốn từ ngân sách: Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm vốn từ
ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn
lại. Trong đó, vốn từ ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông
sản, chợ xã nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
chợ biên giới; Hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối tới các cửa khẩu; nâng
cấp các tuyến đường đã xuống cấp tạo sự thuận lợi trong kết nối, vận chuyển
hàng hóa qua cửa khẩu.
+
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Thu hút đầu tư trực tiếp vào phát
triển kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại như: TTTM, Siêu thị, Trung tâm dịch
vụ logistics…
2.
Giải pháp về cơ chế, chính sách
Vận
dụng Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư nhằm
thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước vào phát
triển hạ tầng thương mại, TMĐT, TMBG.
Tạo
mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách về đất đai,
thuế quan, tín dụng,..
Xây
dựng kế hoạch phát triển hạ tầng thương mại, TMĐT, TMBG hàng năm và từng giai
đoạn phù hợp với định hướng phát triển chung và phù hợp với các mục tiêu trong
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Tiếp
tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định còn chưa phù hợp, các chính
sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh phát triển hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG.
3.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Hỗ
trợ các doanh nghiệp về đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
của doanh nghiệp;
Tăng
cường công tác đào tạo, thu hút lực lượng lao động có trình độ, kỹ thuật vào
hoạt động thương mại, TMĐT, TMBG trên địa bàn, bao gồm cả cán bộ quản lý trong
cơ quan nhà nước, cán bộ quản lý tại doanh nghiệp và nhân viên trong các doanh
nghiệp.
Khuyến
khích, vận động doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ đi đôi
với đào tạo và đào tạo lại lao động; từng bước xây dựng lực lượng lao động có
kỹ năng, có kiến thức chuyên môn đáp ứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng.
4.
Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước
Thường
xuyên rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ và đề xuất loại bỏ các loại
giấy tờ, thủ tục không còn phù hợp; đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép kinh
doanh những mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Tăng
cường công tác quản lý nhà nước về thương mại, thực hiện quản lý có mục tiêu,
có kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết để kịp thời đề xuất việc điều chỉnh,
bổ sung chính sách, quy hoạch, kế hoạch phù hợp. Chủ động đề xuất các cơ chế,
chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, bình ổn thị trường,
phát triển TMĐT, TMBG.
Đẩy
mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương
mại, TMĐT; triển khai các giải pháp quản lý, phát triển hạ tầng thương mại:
chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các đại lý,
cửa hàng tiện lợi…, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, bảo
đảm hàng hóa lưu thông thông suốt, tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành
mạnh, ổn định.
Tiếp
tục triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình ban quản lý chợ sang cho doanh
nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ; quan tâm thói quen mua
bán, tiêu dùng của tiểu thương và người dân để chợ truyền thống hoạt động có
hiệu quả; nghiên cứu triển khai các hoạt động thương mại dịch vụ về đêm phù hợp
tại từng địa phương.
Ban
quản lý các cửa khẩu, lực lượng Hải quan, Biên phòng và các ngành chức năng
tiếp tục phối hợp thống nhất trong điều phối, quản lý các hoạt động tại các cửa
khẩu Hoa Lư, Hoàng Diệu, Lộc Thịnh theo quy định tại Quyết định số
45/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới, đất liền.
Tăng
cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của CBCC,VC, doanh nghiệp
và người dân về phát triển kinh tế biên mậu.
5.
Giải pháp tăng cường xúc tiến thương mại
Đa
dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin XTTM; Hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối,
trao đổi, khai thác thông tin XTTM; ứng dụng công nghệ thông tin và các nền
tảng số vào hoạt động XTTM của doanh nghiệp.
Phối
hợp tổ chức các chương trình hội thảo, đào tạo tập huấn trực tiếp và trực tuyến
cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chú trọng đào tạo
kỹ năng tham gia hội chợ, triển lãm; kỹ năng XTTM, kỹ năng thiết kế bao bì,
nhãn hiệu, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm; ứng dụng thương mại điện
tử; phổ biến quy tắc xuất xứ và cách đáp ứng quy tắc xuất xứ để giúp các doanh
nghiệp nắm bắt, tận dụng các cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,
nâng cao hơn nữa việc tận dụng các ưu đãi trong các FTAs,...
Tiếp
tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động XTTM trong nước đối với các mặt hàng
nông sản chủ lực của tỉnh và các sản phẩm mới; trong đó tập trung vào các
chương trình trọng điểm, có tính chất khu vực, quốc tế; Duy trì, mở rộng quy mô
và đổi mới phương thức tổ chức, tham gia Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa
thường niên của tỉnh. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối
cung cầu trực tiếp giữa doanh nghiệp, nhà phân phối với người người sản xuất.
Chú trọng kết nối tiêu thụ các loại hàng hóa nông sản, sản phẩm OCOP. Lựa chọn
tham gia kết nối giao thương tại các tỉnh khác nhau để doanh nghiệp có cơ hội
giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác, nhà phân phối, đại lý trên
toàn quốc.
Tập
trung triển khai hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực tỉnh
nhằm duy trì kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, truyền thống;
mở rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, thị trường mới, tiềm năng;
trong đó hướng sự chú ý tới các thị trường Việt Nam đã hoặc chuẩn bị ký kết các
FTAs; Phối hợp tổ chức, tham gia đoàn XTTM tại thị trường nước ngoài, tập trung
vào các thị trường có tiềm năng và nhập khẩu nhiều sản phẩm của tỉnh; đẩy mạnh
XTTM trên môi trường trực tuyến, hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối giao thương,
tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư thông qua các hội nghị giao thương trực tuyến,
tham gia gian hàng Hội chợ - triển lãm trực tuyến với các đối tác trong và
ngoài nước.
6.
Giải pháp ứng dụng KHCN và phát triển công nghệ số trong thương mại
Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng dụng TMĐT cho người
tiêu dùng và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trình độ quản lý, khai thác
của doanh nghiệp, người dân.
Chú
trọng hỗ trợ việc xây dựng và phát huy tốt cổng giao tiếp TMĐT, tạo cơ hội cho
doanh nghiệp quảng bá thông tin, hình ảnh, tìm kiếm và lựa chọn đối tác trong
quá trình sản xuất kinh doanh; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị;
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và TMĐT
để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Phát
triển hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai giải pháp giao
dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công; chú trọng
phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR
code, NFC, POS...; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để góp phần thúc đẩy
thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt.
Hỗ
trợ doanh nghiệp tham gia và xây dựng Website TMĐT; xây dựng các hệ thống tra
cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng số hóa bao gồm hóa
đơn điện tử, tem điện tử, chứng từ xuất kho điện tử và các chứng từ thương mại
khác.
Nâng
cấp và mở rộng thêm các sản phẩm tham gia Sàn giao dịch nông sản tỉnh; bổ sung
nguồn lực đảm bảo việc khai thác, vận hành sàn theo chức năng hoạt động nhằm hỗ
trợ doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân kết nối, mở rộng kênh tiêu thụ, giải quyết
đầu ra sản phẩm nông sản tỉnh qua liên kết giao dịch, mua bán trực tuyến trên
Sàn.
7.
Giải pháp tăng cường công tác hội nhập, liên kết mậu biên
Duy
trì các cơ chế phối hợp định kỳ và đẩy mạnh hiệu quả gặp gỡ trao đổi, hợp tác
giữa chính quyền và cơ quan quản lý thương mại biên giới của tỉnh với các tỉnh
biên giới phía Campuchia; liên hệ, tạo mối quan hệ đồng thuận thông qua các
cuộc họp, gặp gỡ thân mật để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giao thương qua
lại các cửa khẩu của tỉnh.
Triển
khai có hiệu quả Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Bình Phước với chính quyền các
tỉnh phía Campuchia.
Phối
hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút kêu gọi đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu của mỗi bên, trong đó tập trung xây dựng đầu tư các
loại hình thương mại dịch vụ tại cửa khẩu, kho bãi, dịch vụ logisitics, tài
chính,… thường xuyên thông tin cho nhau về thị trường của mỗi bên, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để doanh nghiệp 02 bên tiếp cận nắm bắt thị trường lẫn nhau, đẩy
mạnh các hoạt động giao thương phát triển thương mại biên giới.
Gia
tăng cơ cấu ngành thương mại dịch vụ tại 03 huyện biên giới, góp phần nâng cao
đời sống của cư dân biên giới, phát triển kinh tế xã hội Tỉnh gắn với đảm bảo
an ninh - quốc phòng khu vực biên giới.
8.
Giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu
Tạo
mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp các tỉnh giáp biên tiếp cận nắm bắt thị
trường lẫn nhau. Khuyến khích xuất, nhập khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh, bổ trợ cho nhau để phục vụ cho hoạt động chế biến, sản xuất, cung cấp
cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đẩy
mạnh việc hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh trong lĩnh vực
đầu tư, sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm mở rộng quy mô, nâng cao năng lực, kinh
nghiệm, liên kết để khai thác hiệu quả hơn thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tăng
cường các hoạt động XTTM, giao thương giữa các tỉnh giáp biên; mở rộng quy mô
thương mại, đẩy mạnh sản xuất, chế biến, xuất khẩu biên mậu các mặt hàng có giá
trị gia tăng, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh ; liên kết đẩy mạnh
kết nối, giao thương hàng hóa qua biên giới và nước thứ 3.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Công Thương
Chủ
trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố, các đơn vị
liên quan triển khai thực hiện phát triển hệ thống cung cấp hàng hóa đảm bảo
cân đối hàng hóa, quy hoạch bố trí hợp lý các công trình hạ tầng thương mại tại
khu trung tâm, khu đô thị mới, khu công nghiệp và các khu dân cư tập trung.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp đổi mới phương thức quản lý và
chuyển đổi công năng các chợ hoạt động không hiệu quả. Chủ trì nghiên cứu, đề
xuất cấp thẩm quyền các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với dự án
phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.
Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương lựa chọn, tham mưu UBND tỉnh ban
hành danh mục kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống thương mại, TMBG theo hình
thức xã hội hóa; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan triển khai kế
hoạch phát triển TMĐT tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
đầy mạnh ứng dụng TMĐT.
Phối
hợp cơ quan Quản lý thị trường, các ngành chức năng áp dụng các biện pháp cần
thiết để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Xử lý
nghiêm các hành vi gian lận thương mại, TMĐT, kinh doanh hàng giả, hàng kém
chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng vi phạm sở hữu
công nghiệp để bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.
Chủ
trì, phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
hoạt động trong hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG.
Tập
trung nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường; phân tích diễn
biến cung - cầu, giá cả, thị trường. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm soát ổn
định thị trường, bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
trong mọi tình huống.
Thông
qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh.
Tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết phát triển kinh
tế biên mậu. Hỗ trợ các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức chương trình đưa
hàng Việt về vùng biên giới, các hoạt động XTTM tại khu vực biên giới,…
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thu
hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống thương mại, TMĐT (chợ đầu
mối, chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển
lãm, kho thương mại, trung tâm logicstics, sàn giao dịch…) được áp dụng chính
sách ưu đãi đầu tư theo Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư của quy định về chính
sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Tham
mưu UBND tỉnh nguồn vốn xây dựng hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư; Hoàng
Diệu, Lộc Thịnh, Tân Thành; xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã biên giới và
các dự án có liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại, thương mại biên giới
tại các cửa khẩu nằm trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.
Phối
hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành chính
sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các cửa khẩu trên
địa bàn tỉnh.
Chủ
trì, tham mưu UBND tỉnh thu hút, kêu gọi các đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
các Khu thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp cửa khẩu, khu vực biên giới.
3.
Sở Tài chính
Hàng
năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu U ND tỉnh nguồn kinh phí triển
khai đề án tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán đúng quy định.
4.
Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ
đạo, định hướng các cơ quan truyền thông trong tỉnh đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền về các chủ trương phát triển hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG;
các hoạt động về phát triển hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG trên địa bàn tỉnh
và các nội dung của Đề án.
Thẩm
định, cấp phép xuất bản tài liệu tuyên truyền phát triển hệ thống thương mại,
TMĐT, TMBG trên địa bàn tỉnh của các cơ quan, đơn vị.
Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí xuất bản
liên quan đến thông tin tuyên truyền về phát triển hệ thống thương mại, TMĐT,
TMBG trên địa bàn tỉnh.
5.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Chủ
trì phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh và UBND cấp huyện biên giới tham mưu
UBND tỉnh: Quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch
khu vực cửa khẩu theo Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ
đối với các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
Phối
hợp với Ban quản lý các cửa khẩu của tỉnh và các Sở, ngành xây dựng, hoàn thiện
và triển khai thực hiện quy chế hoạt động trong khu vực cửa khẩu theo quy định
của pháp luật.
Chủ
trì phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian
lận thương mại, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên khu vực
biên giới theo quy định của pháp luật.
6.
Sở Ngoại vụ
Tham
mưu UBND tỉnh duy trì mối quan hệ hữu nghị, truyền thống với các tỉnh bạn giáp
biên giới Campuchia và thực hiện các nội dung ký kết biên bản ghi nhớ, biên bản
hợp tác trên các lĩnh vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế, thương mại biên giới.
Hỗ
trợ các cơ quan chức năng và doanh nghiệp công tác lãnh sự khi tham gia các
hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tại Campuchia.
7.
Sở Giao thông vận tải
- Chủ
trì phối hợp với các sở ngành, địa phương có liên quan xây dựng, bổ sung đề
xuất các hình thức vận tải phục vụ cho việc vận chuyển, giao thương hàng hóa
qua các cửa khẩu biên giới được thuận lợi, gia tăng lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Đề
xuất, chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch vốn hàng năm và giai đoạn 2021 -
2025, 2026 - 2030 đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với các Khu kinh
tế, cửa khẩu theo chức năng nhiệm vụ của ngành.
8.
Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng
Phối
hợp với các Sở ngành và địa phương trong việc thẩm định, góp ý xây dựng định
hướng quy hoạch vị trí, quy mô hệ thống thương mại trong các đồ án quy hoạch
xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Phối
hợp các sở ngành khảo sát, tham mưu U ND tỉnh triển khai thực hiện các dự án
đầu tư phát triển Khu Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp cửa khẩu Hoàng Diệu,
Lộc Thịnh và Tân Thành; Nhà làm việc và nhà ở cho các lực lượng chức năng tại
cửa khẩu và lối mở biên giới theo quy hoạch đã được phê duyệt và kế hoạch đầu
tư công giai đoạn 2021-2025, 2026-2030.
9.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tăng
cường công tác tuyên truyền, quảng bá về ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử
trong doanh nghiệp và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Xây
dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch tại
các sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của tỉnh, đặc biệt là trên
các nền tảng số do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý và khai thác.
Phối
hợp cung cấp thông tin và quản lý hoạt động thương mại điện tử của các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
Phối
hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động
thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu;
Vận
động, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh xây dựng hoàn
thiện Website của các đơn vị có tích hợp các dịch vụ như đặt phòng khách sạn,
tour trực tuyến và thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt…
Chủ
trì, phối hợp tham mưu UBND tỉnh thu hút đầu tư, triển khai xây dựng các sản
phẩm du lịch, sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng của tỉnh phục vụ khách du
lịch khi đến Bình Phước.
Phối
hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch đẩy mạnh công tác
quảng bá, xúc tiến du lịch. Đặc biệt là khơi thông tuyến du lịch sinh thái, về
nguồn tại 03 huyện biên giới và tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu quốc tế Hoa
Lư (tour du lịch Caravan).
10.
Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường
Sử
dụng một cách hợp lý, có hiệu quả nguồn kinh phí được Tổng cục Hải quan cấp đề
đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc, địa điểm kiểm tra
hàng hóa tại cửa khẩu và đề xuất Tổng cục Hải quan trang cấp thiết bị chuyên
dụng nhằm phục vụ có hiệu quả hoạt động Hải quan tại cửa khẩu.
Rà
soát, kiến nghị Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh điều chỉnh, bãi bỏ các thủ tục
hành chính không cần thiết nhằm rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ
tục hành chính trong lĩnh vực hải quan phục vụ doanh nghiệp.
Thường
xuyên hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực
xuất nhập khẩu hàng hóa để doanh nghiệp được biết.
Thường
xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các Chi cục Hải
quan tại các cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
Thực
hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; chủ trì, phối
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan.
Cục
Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan, các ngành chức năng
nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Xử lý nghiêm các
hành vi gian lận thương mại, TMĐT, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng,
hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng vi phạm sở hữu công
nghiệp,.. đảm bảo ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
11.
Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban quản lý các cửa khẩu
Chủ
trì, phối hợp với các Sở ngành, địa phương phát triển các cảng cạn, Trung tâm
dịch vụ logistics gắn với các Khu công nghiệp, cửa khẩu theo quy hoạch, dự án
thu hút đầu tư đã được phê duyệt.
Phối
hợp triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư: chợ cửa
khẩu, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, kênh thoát nước. Hoàn chỉnh
các tuyến đường trong khu kinh tế cửa khẩu nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đã đầu tư.
Tiếp
tục đẩy mạnh thu hút, kêu gọi đầu tư; đôn đốc các doanh nghiệp triển khai nhanh
các dự án đầu tư tại Khu Kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.
Phối hợp
các sở, ngành thực hiện tốt công tác điều phối, đẩy mạnh các hoạt động giao
thương phát triển thương mại biên giới theo Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày
25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc ban hành Quy chế điều hành
hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền.
12.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
Tăng
cường hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực cửa khẩu; phối hợp với Ban quản
lý Khu kinh tế và UBND các huyện biên giới tăng cường hoạt động đưa hàng việt
về nông thôn, vùng sâu, vùng xa; xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại khu
vực biên giới, các cửa khẩu của tỉnh.
Xây
dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh
nghiệp Việt Nam - Campuchia và các nước thứ 3.
Hỗ
trợ xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực tỉnh nhằm duy trì kim
ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, truyền thống; mở rộng thị trường
xuất khẩu tại các thị trường mới, thị trường mới, tiềm năng; Phối hợp tổ chức,
tham gia đoàn XTTM tại thị trường nước ngoài, tập trung vào các thị trường có
tiềm năng và nhập khẩu nhiều sản phẩm của tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối
giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư thông qua các hội nghị giao thương,
tham gia gian hàng Hội chợ - triển lãm trực tiếp và trực tuyến với các đối tác
trong và ngoài nước.
13.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Phước
Chỉ
đạo các ngân hàng thương mại và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ thanh toán
điện tử, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử phục vụ nhu cầu giao dịch
thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân.
Chỉ
đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền,
quảng bá, vận động, hướng dẫn, giới thiệu về các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và lợi ích của thanh
toán không dùng tiền mặt; Phát triển, hợp lý hóa mạng lưới ATM (máy rút tiền tự
động), POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ) đáp ứng nhu cầu của người dân trên
địa bàn tỉnh.
Chỉ
đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn, bảo
mật trong giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.
Căn
cứ vào tình hình phát triển tại các cửa khẩu, khu vực biên giới và nhu cầu trao
đổi, thanh toán của các thành phần kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh
tạo điều kiện cho các chi nhánh Ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới và hoạt
động phù hợp nhằm cung ứng đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng để
đáp ứng nhu cầu giao dịch, thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp cũng như trao đổi, mua, bán kinh doanh hàng hóa của người dân.
14.
Các sở ngành liên quan: căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao, tập trung phối hợp để phát triển hệ thống thương mại, TMĐT,
TMBG trên địa bàn.
15.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
Xây
dựng các chương trình, nhiệm vụ công tác cụ thể nhằm phát triển hệ thống thương
mại, TMĐT, TMBG; lồng ghép vào Kế hoạch và Chương trình hành động phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương chủ động bố trí kinh phí từ nguồn NSNN tỉnh
giao và NSNN địa phương, nguồn XHH để triển khai thực hiện.
Chủ
trì, phối hợp với các Sở ngành chỉ đạo phát triển hệ thống thương mại, TMĐT,
TMBG theo điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương trong xây dựng các đồ
án quy hoạch xây dựng. Quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển; chủ động phối
hợp trong kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG
trên địa bàn. Xem xét, lựa chọn mô hình, cách thức tổ chức các hoạt động thương
mại dịch vụ về đêm để triển khai phù hợp, nhằm khai thác hiệu quả yêu cầu phát
triển kinh tế tại địa phương.
-
UBND các huyện biên giới (Lộc Ninh, ù Đốp, Bù Gia Mập) xây dựng cơ chế phối hợp
với các huyện biên giới giáp biên thuộc vương quốc Campuchia. Tăng cường mối
quan hệ truyền thống, phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp và cư dân biên giới trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và
các hoạt động giao thương, đầu tư phát triển thương mại biên giới, phát triển
kinh tế địa phương.
Trong
quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ, cần kịp
thời báo cáo, đề xuất Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
PHỤ LỤC 1:
TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU QUA CÁC CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)
ĐVT: Triệu USD
STT
|
Tên cửa khẩu
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
I
|
Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư
|
1
|
Tổng Kim ngạch
|
147,12
|
210,79
|
250,55
|
245,70
|
335,42
|
2
|
Xuất khẩu
|
62,62
|
65,66
|
56,00
|
62,65
|
104,06
|
2,1
|
Đồ nhựa sản phẩm từ đồ nhựa
|
1,79
|
1,36
|
1,80
|
0,23
|
2,34
|
2,2
|
Dây điện, dây cáp điện
|
2,73
|
0,54
|
2,99
|
1,55
|
19,24
|
2,3
|
Clinker
|
15,20
|
14,02
|
3,50
|
3,46
|
4,80
|
2,4
|
Hàng tiêu dùng thiết yếu
|
22,80
|
21,05
|
25,65
|
16,74
|
23,89
|
2,5
|
Phân bón, dụng cụ nông
nghiệp
|
7,50
|
8,95
|
9,54
|
10,77
|
20,27
|
2,6
|
Hàng hóa khác
|
12,60
|
19,74
|
12,52
|
29,90
|
33,52
|
3
|
Nhập khẩu
|
84,50
|
145,13
|
181,92
|
175,84
|
229,70
|
3,1
|
Gỗ sản phẩm từ gỗ
|
39,09
|
73,18
|
35,22
|
|
42,63
|
3,2
|
Sắn lát
|
25,17
|
23,80
|
17,53
|
17,85
|
45,50
|
3,3
|
Hạt điều
|
14,80
|
32,05
|
34,25
|
40,20
|
65,14
|
3,4
|
Chuối
|
|
|
25,02
|
35,51
|
5,23
|
3,5
|
Cao su
|
|
|
7,73
|
9,76
|
11,16
|
3,6
|
Thực phẩm
|
|
|
27,52
|
31,30
|
39,56
|
3,7
|
Máy móc thiết bị
|
|
|
5,25
|
6,12
|
10,98
|
3,8
|
Hàng hóa khác
|
5,44
|
16,10
|
29,40
|
35,10
|
9,50
|
4
|
Mua bán cư dân biên giới
|
|
|
|
2,71
|
|
4,1
|
Thực phẩm
|
|
|
|
2,00
|
|
4,2
|
Lá buông
|
|
|
|
0,71
|
|
5
|
Tạm nhập
|
|
|
11,53
|
1,74
|
1,66
|
5,1
|
Rượu
|
|
|
5,23
|
0,55
|
0,53
|
5,2
|
Máy tính bảng
|
|
|
|
0,79
|
|
5,3
|
Xì gà, thuốc lá
|
|
|
3,56
|
|
0,06
|
5,4
|
Hàng hóa khác
|
|
|
2,74
|
0,40
|
1,07
|
6
|
Tái xuất
|
|
|
1,10
|
2,76
|
|
6,1
|
Rượu
|
|
|
1,10
|
2,00
|
|
6,2
|
Máy tính bảng
|
|
|
|
0,76
|
|
6,3
|
Xì gà, thuốc lá
|
|
|
|
|
|
II
|
Cửa khẩu chính Hoàng Diệu
|
1
|
Tổng Kim ngạch
|
35,43
|
55,60
|
67,87
|
82,77
|
63,85
|
2
|
Xuất khẩu
|
7,23
|
11,14
|
11,65
|
17,80
|
24,65
|
2,1
|
Hàng tiêu dùng thiết yếu
|
2,30
|
4,50
|
6,45
|
7,56
|
9,46
|
2,2
|
Phân bón dụng cụ nông
nghiệp
|
3,15
|
4,15
|
3,24
|
8,12
|
4,52
|
2,3
|
Bột giặt, nước rửa chén
|
|
|
|
|
1,13
|
2,4
|
Hàng hóa khác
|
1,78
|
2,49
|
1,96
|
2,12
|
9,54
|
3
|
Nhập khẩu
|
28,20
|
44,46
|
56,22
|
64,12
|
39,20
|
3,1
|
Gỗ và sản phẩm tư gỗ
|
9,43
|
8,60
|
4,42
|
|
|
3,2
|
Sắn lát
|
7,52
|
22,50
|
14,25
|
1,50
|
2,36
|
3,3
|
Hạt điều thô
|
4,90
|
6,25
|
34,25
|
41,80
|
12,04
|
3,4
|
Cao su
|
|
|
|
0,56
|
1,15
|
3,5
|
Thực phẩm
|
|
|
|
4,42
|
|
3,6
|
Máy móc thiết bị
|
|
|
|
1,64
|
5,14
|
3,7
|
Hàng hóa khác
|
6,35
|
7,11
|
3,30
|
14,20
|
18,51
|
4
|
Mua bán cư dân biên giới
|
|
|
|
|
|
5
|
Tạm nhập
|
|
|
|
0,85
|
|
5,1
|
Than củi
|
|
|
|
0,85
|
|
6
|
Tái xuất
|
|
|
|
|
|
III
|
Cửa khẩu chính Lộc Thịnh
|
1
|
Tổng Kim ngạch
|
23,45
|
32,37
|
46,39
|
45,26
|
52,06
|
2
|
Xuất khẩu
|
1,15
|
2,49
|
4,90
|
1,49
|
6,29
|
2,1
|
Hàng tiêu dùng
|
1,15
|
1,62
|
4,49
|
1,32
|
6,29
|
2,2
|
Đồ nhựa, sản phẩm đồ nhựa
|
|
0,87
|
|
0,17
|
|
2,3
|
Hàng hóa khác
|
|
|
0,41
|
|
|
3
|
Nhập khẩu
|
22,30
|
29,88
|
25,56
|
42,83
|
45,77
|
3,1
|
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
|
3,52
|
1,25
|
|
|
|
3,2
|
Sắt thép các loại
|
8,15
|
12,50
|
9,15
|
|
|
3,3
|
Chì
|
5,86
|
14,50
|
15,50
|
1,09
|
1,22
|
3,4
|
Mủ cao su
|
|
|
0,85
|
2,56
|
0,97
|
3,5
|
Vali nhựa
|
|
|
|
7,29
|
0,20
|
3,6
|
Máy móc thiết bị
|
|
|
|
28,00
|
40,00
|
3,7
|
Hàng hóa khác
|
4,77
|
1,63
|
0,06
|
3,89
|
3,38
|
4
|
Mua bán cư dân biên giới
|
|
|
|
|
|
5
|
Tạm nhập
|
|
|
7,58
|
0,64
|
|
5,1
|
Đồng, nhôm, chì, phế liệu
|
|
|
7,58
|
0,64
|
|
6
|
Tái xuất
|
|
|
8,35
|
0,30
|
|
6,1
|
Đồng, nhôm, chì, phế liệu
|
|
|
8,35
|
0,30
|
|
IV
|
Tổng Kim ngạch các Cửa khẩu
|
1
|
Tổng Kim ngạch
|
206,00
|
298,76
|
364,81
|
373,73
|
451,33
|
2
|
Xuất khẩu
|
71,00
|
79,29
|
72,55
|
81,94
|
135,00
|
3
|
Nhập khẩu
|
135,00
|
219,47
|
263,70
|
282,79
|
314,67
|
4
|
Mua bán cư dân biên giới
|
|
|
0,00
|
2,71
|
0,00
|
5
|
Tạm nhập
|
|
|
19,11
|
3,23
|
1,66
|
6
|
Tái xuất
|
|
|
9,45
|
3,06
|
0,00
|
NGUỒN
VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN
2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)
- Căn cứ Quyết định
3308/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn đầu tư
công năm 2021; Danh mục dự án chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2021-2025;
- Căn cứ Quyết định
1791/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2021-2025;