Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 4044/TCHQ-CCHĐH 2022 hướng dẫn thủ tục hải quan chính sách thuế

Số hiệu: 4044/TCHQ-CCHĐH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Trần Vũ Minh
Ngày ban hành: 28/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4044/TCHQ-CCHĐH
V/v trả lời kiến nghị của doanh nghiệp thuộc Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF)

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2022

Kính gửi: Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF).

Nhằm triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp năm 2022 giữa Tổng cc Hải quan và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) và trên cơ sở đề xuất của VBF tại công văn ngày 15/7/2022, Tổng cục Hải quan đã phối hợp VBF tổ chức buổi họp nhằm giải đáp vướng mắc kiến nghị cho các doanh nghiệp thành viên thuộc VBF vào ngày 5/8/2022. Tại buổi họp, cơ quan hải quan đã giải đáp tổng s17 vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, trong đó có: 11 vướng mắc vthuế; 05 vướng mc về thủ tục, chính sách và 01 vướng mắc về tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp thương mại.

Tổng cục Hải quan xin gửi bản nội dung trả lời theo phụ lục đính kèm công văn này.

Trân trọng!


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCT Hoàng Việt Cường (b/c);
- Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CCHĐH
(1b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TRƯỞNG BAN CẢI CÁCH

HIỆN ĐẠI HÓA




Trần Vũ Minh

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP NỘI DUNG GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN VBF
(Kèm theo Công văn số 4044/TCHQ-CCHĐH ngày 28 tháng 9 năm 2022 của Tổng cục Hải quan)

STT

1

Vướng mắc trong cách hiểu và áp dụng hướng dẫn của Tổng cục Hải quan liên quan đến chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP

Cũng liên quan đến việc thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP , nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc trong thực tin khi các cơ quan Hải quan có cách hiểu khác nhau về mức thuế suất thuế GTGT cho nhiều mặt hàng nhập khẩu. Sau khi Nghị định 15/2022/NĐ-CP được ban hành, Tổng cục Hi quan đã ban hành các Công văn số 370/TCHQ-TXNK ngày 28/01/2022, s521/TCHQ-TXNK ngày 18/02/2022, số 642/TCHQ-TXNK ngày 25/02/2022 để hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp cách xác định, loại trừ những mặt hàng không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP .

Trong đó, tại Điểm 3.1 của Công văn 642/TCHQ-TXNK, Tổng cục Hải quan hướng dẫn: “Hàng hóa nhập khu không được giảm thuế GTGT là hàng hóa đáp ng điều kiện (i) có tên sản phẩm nêu tại cột 8 “tên sản phẩmvà được mô tả nội dung của sản phm tại cột 9 “nội dung” (trưng hợp không có mô tnội dung tại cột 9 thì áp dụng tên sản phẩm tại cột 8) của Phụ lục I, phần A Phụ lục III hoặc tại cột 3 “hàng hóa” phn B Phụ lục III (ii) có mã HS quy định theo Chương (02 ch s), Nhóm (04 chữ s), Phân nhóm (06 chữ s) và mặt hàng (08 chữ s) nêu tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A Phụ lục III, cột 4 phần B Phụ lục III, thực hiện như sau:...”.

Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên của Tổng cục Hi quan thì chỉ những loại hàng hóa thỏa mãn cả 02 điều kiện sau thì mới không được giảm thuế suất thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP:

• Điều kiện (i): hàng hóa nhập khẩu có tên sản phẩm được liệt kê tại Phụ lục I, Phụ lục II hoặc Phụ lục III Nghị định 15/2022/NĐ-CP ; và

• Điều kiện (ii): hàng hóa nhập khẩu đó có mã HS nêu tại cột 10 Phụ lục I hoặc cột 10 Phần A Phụ lục III hoặc cột 4 Phần B Phụ lục III Nghị định 15/2022/NĐ-CP .

Tuy nhiên trong thực tế thì có cơ quan Hải quan cho rằng chỉ cần mặt hàng nhập khẩu thỏa điều kiện (ii) nêu trên, tức là mã HS của hàng hóa nhập khẩu thuộc chương, nhóm, phân nhóm HS nêu tại cột 10 Phụ lục I hoặc cột 10 Phần A Phụ lục III hoặc cột 4 Phần B Phụ lục III của Nghị định 15/2022/NĐ-CP là mặt hàng nhập khẩu đó đã bị loại trừ và không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP .

Doanh nghiệp cho rng cách hiểu như trên là chưa đúng với hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và tạo ra nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp bởi lẽ doanh nghiệp có thể sgặp khó khăn khi kê khai khu trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra với cơ quan Thuế vì cơ quan Thuế có thể sẽ quan điểm là mặt hàng đó thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP .

Rất mong cơ quan Hải quan địa phương có cách hiểu đồng nhất, phù hợp với hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại Công văn 642/TCHQ-TXNK ngày 25/02/2022 để chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thực thi Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội thc sự được áp dụng, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giảm bớt gánh nặng, vướng mc của các doanh nghiệp trong việc giải trình, điều chỉnh h sơ khi cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế có quan điểm khác nhau về mức thuế suất thuế GTGT cho cùng một mặt hàng.

Đề nghị Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hướng dẫn rõ cho các cơ quan Hải quan địa phương cách hiểu, áp dụng hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại Điểm 3.1 Công văn 642/TCHQ-TXNK ngày 25/02/2022.

Ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP , Tng cục Hải quan đã có công văn số 370/TCHQ-TXNK ngày 28/1/2022, số 521/TCHQ-TXNK ngày 18/2/2022 và số 642/TCHQ-TXNK ngày 24/2/2022 hướng dẫn thực hiện kê khai thuế suất thuế GTGT, xác định tên và áp dụng mã HS của hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ.

Tại điểm 3.1 công văn số 642/TCHQ-TXNK ngày 24/2/2022 của Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn rõ: 3.1. Hàng hóa nhập khu không được giảm thuế GTGT là hàng hóa đáp ứng điều kiện (i) có tên sản phẩm nêu tại cột 8 “tên sản phẩm và được mô tả nội dung của sn phm tại cột 9 “nội dung” (trường hợp không có mô tnội dung tại cột 9 thì áp dụng tên sản phẩm tại cột 8) của Phụ lục I, phần A Phụ lục III hoặc tại cột 3 “hàng hóa” phần B Phụ lục III (ii) có mã HS quy định theo Chương (02 chữ s), Nhóm (04 chữ số), Phân nhóm (06 chữ s) và mặt hàng (08 chữ s) nêu tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A Phụ lục III, cột 4 phần B Phụ lục III, thực hiện như sau:

a) Trường hợp tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A phụ lục III, cột 4 phần B phụ lục III ch nêu sChương HS thì toàn bộ hàng hóa thuộc Chương đó đáp ứng điều kiện, (i) nêu trên là hàng hóa nhập khu không được giảm thuế GTGT.

b) Trường hợp tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A phụ lục III, cột 4 phần B phụ lục III nêu số Chương, chi tiết số Nhóm thì toàn bộ hàng hóa thuộc Nhóm đó đáp ng điều kiện (i) nêu trên là hàng hóa nhập khu không được giảm thuế GTGT.

c) Trường hợp tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A phụ lục III, cột 4 phần B phụ lục III nêu sChương, s Nhóm và chi tiết s Phân nhóm thì toàn bộ hàng hóa thuộc Phân nhóm đó đáp ứng điều kiện (i) nêu trên là hàng hóa nhập khu không được giảm thuế GTGT.

d) Trường hợp cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A phụ lục III, cột 4 phn B phụ lục III nêu sChương, số Nhóm, Phân nhóm và chi tiết mã số mặt hàng theo 8 chữ sthì toàn bộ hàng hóa thuộc mã HS 08 chữ sđáp ứng điều kiện (i) nêu trên là hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế GTGT.

Do đó, đề nghị doanh nghiệp căn cứ công văn số 642/TCHQ-TXNK nêu trên để thực hiện. Nội dung công văn số 642/TCHQ-TXNK của TCHQ được áp dụng thống nhất trong toàn ngành hải quan. Trường hợp phát hiện có nội dung không thống nht trong thực hiện giữa các đơn vị Hải quan đề nghị doanh nghiệp phản ánh cụ thể để TCHQ có văn bản chn chỉnh.

2

Vướng mắc hoàn thuế nhập khẩu cho hàng chuyển đổi mục đích sử dụng

Theo quy định hiện hành tại Luật thuế xuất khu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Nghị định 18/2021/NĐ-CP , DNCX và DN không phải là DNCX khi nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu, vật tư để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu thì không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu hoặc được miễn thuế nhập khẩu.

Trong quá trình hoạt động, do nhiều nguyên nhân (Covid-19 làm giảm năng lực sản xuất hoặc giảm đơn đặt hàng, nguyên vật liệu nhập khẩu lưu kho dài ngày cần thanh lý, cung ứng nguyên vật liệu đột xuất theo yêu cầu các nhà máy sản xuất ở nước ngoài để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng), DNCX và DN không phải là DNCX có thể sẽ phải bán thanh lý một phần nguyên vật liệu nhập khẩu không chịu thuế hoặc được miễn thuế này.

Theo khoản 5, Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP) thì khi thay đổi mục đích sử dụng hàng nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc min thuế thì người nhập khẩu hàng hóa phải khai báo tờ khai chuyển mục đích sử dụng A42 cho lượng hàng hóa dự kiến thay đổi mục đích sử dụng (trong tình huống kiến nghị này là thay đổi mục đích sử dụng từ phục vụ việc sản xuất hàng xuất khẩu sang bán, tái xut thanh lý). Khi khai báo tờ khai A42, DN nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT cho cơ quan Hải quan.

Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan cho tờ khai A42, DN tái xuất/xuất khẩu lượng nguyên vt liệu liên quan ra nước ngoài theo t khai B13 (xuất khẩu hàng đã nhập khẩu) và lượng nguyên vật liệu này không trải qua quá trình sử dụng, gia công, chế biến tại Việt Nam trước khi tái xut. DN khai báo đầy đủ nội dung tái xuất từ tờ khai A42 nào.

Theo Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đi, bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP), hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện vẫn có trường hợp DN chưa được hoàn thuế nhập khẩu cho các tờ khai A42 sau khi hoàn thành việc tái xuất nguyên vật liệu ra nước ngoài.

Kiến nghị TCHQ cho phép DN được hoàn lại tiền thuế nhập khẩu đã nộp tại các tờ khai chuyển mục đích sử dụng A42 sau khi DN đã tái xuất hàng hóa ra nước ngoài theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP).

Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1184/TCHQ-TXNK, công văn s 1185/TCHQ-TXNK ngày 06/4/2022 hướng dẫn, theo đó đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu Công ty đã thực hiện đăng ký tờ khai thay đổi mục đích sử dụng theo mã loại hình A42 và nộp đủ thuế, sau đó Công ty đăng ký tờ khai xuất khẩu theo mã loại hình B13 và thực xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan, trường hợp hàng hóa xuất khẩu theo tờ khai mã loại hình B13 được xác định là hàng hóa đã nhập khẩu trước đây, chưa qua sử dụng, gia công, chế biến và là hàng hóa đã khai trên tờ khai thay đổi mục đích sử dụng A42, đáp ng điều kiện hoàn thuế quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu s Điều 107/2016/QH13, Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì được hoàn thuế nhập khu theo quy định.

3

Vướng mắc hoàn thuế nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu tại chỗ sau đó tái xuất nguyên trạng

Theo khoản 1a, Điều 34, Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP:

“1. Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm:

a) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan.”

Hiện nay có trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu tại chhàng hóa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, sau đó tái xuất nguyên trạng chính hàng hóa nhập khẩu tại chđó ra nước ngoài, vào khu phi thuế quan theo mã loại hình B13 nhưng chưa được xem xét hoàn lại tin thuế nhập khu.

Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ cũng là hàng hóa nhập khẩu đã được nộp thuế nhập khẩu, sau đó được chính người nhập khẩu ban đầu tái xut ra nước ngoài, vào khu phi thuế quan. Hàng hóa đáp ứng điều kiện chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. Do vậy, chúng tôi cho rằng doanh nghiệp đủ điều kiện để xin hoàn lại tiền thuế nhập khẩu đã nộp cho trường hợp này.

Kiến nghị Tổng cục Hải quan ra văn bản hướng dẫn cơ quan Hải quan địa phương xử lý hoàn thuế nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu tại chỗ sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài, vào khu phi thuế quan.

Điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa nhập khu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trlại chhàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ nhưng phải tái xuất chưa đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì chưa đủ điều kiện hoàn thuế nhập khẩu. Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến của đơn vị đề xuất, để xem xét khi sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .

4

Vướng mắc liên quan đến việc tra cứu ngày hàng hóa xuất khẩu được xác nhận qua khu vực giám sát hải quan trên hệ thống

Theo quy định tại khoản 7, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tkhai hải quan.

Tuy nhiên, khoản 1, Điều 53 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) về cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu quy định: “Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, ………. là tờ khai hải quan xuất khu đã được xác nhận thông quan và được xác nhn hàng đã qua khu vực giám sát trên Hthống khi hàng hóa đưc xếp lên phương tin vn ti xuất cảnh. Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhn hàng đã đưa vào kho ngoi quan trên Hthống.”

Hiện nay, DN không thể tra cứu thông tin ngày hàng hóa xuất khẩu thuộc tờ khai xuất khẩu đã thông quan được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hoặc hàng đã đưa vào kho ngoại quan trên Hệ thống cho cùng lúc nhiều tờ khai xuất khẩu mà DN phải tra cứu thông tin cho từng tờ khai xuất khẩu trên trang web của TCHQ. Việc này rất bất tiện và làm mất nhiều thời gian của DN, ảnh hưởng đến hoạt động kê khai thuế TNDN của DN.

Kiến nghị TCHQ điều chỉnh quy định thời điểm xác định hàng hóa xuất khẩu đồng bộ với Thông tư 119/2014/TT-BTC là ngày tờ khai xuất khẩu được xác nhận thông quan bởi cơ quan hải quan. Trường hợp phát hiện DN đã thông quan tờ khai xuất khẩu nhưng không đưa hàng hóa ra cửa khẩu để xuất khu và cũng không đề nghị hủy tờ khai xuất khẩu đã thông quan thì cơ quan Hải quan thực hiện xử phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan và các quy định khác có liên quan.

Trong trường hợp nghiên cứu và thy không th thay đổi quy định này thì kiến nghị TCHQ xây dựng công cụ hỗ trợ DN tra cứu thông tin xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát ở cửa khu xuất cho nhiều tờ khai hải quan cùng lúc.

- Quy định cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể tại Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018).

- Trước mt, thiết kế hệ thống hiện chỉ cho phép doanh nghiệp tra cứu trạng thái của từng tờ khai hải quan đã hoặc chưa được xác nhận qua khu vực giám sát mà chưa cho phép tra cứu cùng lúc nhiều tờ khai. Theo đó, doanh nghiệp đăng nhập hệ thống dịch vụ công trực tuyến trên trang chủ www.customs.gov.vn tại mục “Các dịch vụ công kháccó chức năng cho phép doanh nghiệp tra cu thông tin tờ khai hải quan để biết được trạng thái t khai đã hay chưa được xác nhận qua khu vực giám sát trên hệ thống (để có thể tra cứu được thông tin doanh nghiệp bắt buộc phải nhập đầy đủ, chính xác: S chng minh thư/căn cước của doanh nghiệp).

- Về lâu dài, Tổng cục Hải quan ghi nhận để nghiên cu thiết kế hệ thống mới có chức năng cho phép tự động phản hồi cho doanh nghiệp khi tờ khai được xác nhận qua khu vực giám sát.

5

Vướng mắc trong áp dụng chính sách hải quan và thực hiện Nghị định 18/2021/NĐ-CP

Đối với các doanh nghiệp được áp dụng quy định của doanh nghiệp chế xut (“DNCX”) được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước thời điểm Nghị định 18 có hiệu lực: Trong giai đoạn từ khi thành lập đến trước khi đi vào hoạt động và trước khi Nghị định 18 có hiệu lực, doanh nghiệp đã mua máy móc từ các nhà cung cấp nội địa để phục vụ cho việc xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, cơ quan hải quan địa phương chưa cho phép nhà cung cấp nội địa và và DNCX làm thủ tục hải quan đối với hạng mục máy móc thiết bị mua nội địa này vì lý do trong giai đoạn xây dựng cơ bản, DNCX chưa đáp ứng được các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan. Do vậy, DNCX đã tiến hành nhận hàng hóa từ nhà cung cấp nội địa, ly hóa đơn GTGT thuế suất 0% và thanh toán theo quy định tại Hợp đng giữa hai bên mà chưa có Tờ khai hải quan theo yêu cầu tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT.

Theo Khoản 10, Điều 1 Nghị định 18, DNCX được phép áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan ktừ thời điểm là doanh nghiệp chế xuất nêu tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“GCNĐKĐT”). Tuy nhiên, giao dịch mua bán hàng giữa DNCX và nhà cung cấp nội địa do thực hiện trước khi Nghị định 18 được ban hành nên DNCX cơ quan hải quan đã không cho phép làm tờ khai hải quan cho máy móc thiết bị cung cấp cho DNCX. Tinh thần của Nghị định 18 là cho các DNCX được áp dụng quy chế của DNCX kể từ khi được cấp GCNĐKĐT, mặc dù vậy, đối vi trường hợp thực tiễn trên đây thì tại rất vướng mc do việc cung cấp hàng hóa đã diễn ra trước khi Nghị định 18 được ban hành và có hiệu lực.

Nghị định 18 quy định hồi tđể xử lý vướng mắc đối với DNCX do chưa có quy định cụ thể nên theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp được hưởng chính sách theo khu phi thuế quan. (Thuế XNK)

Để hoàn thiện hồ sơ và thủ tục nhập khẩu theo quy định khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp xin đề nghị Bộ tài chính/TCHQ cho phép doanh nghiệp được đăng ký khai hải quan bổ sung đối với các trường hợp đã mua hàng hóa nhưng chưa mở được tờ khai trước đây theo đúng các chng từ nhập khẩu liên quan. (GSQL)

Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/TT-BTC ngày 21/01/2015 của Chính phủ thì hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuộc hàng hóa xuất khẩu, nhập khu tại chỗ. Theo quy định tại tiết b.4 điểm b khoản 5 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì chỉ được đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về phân luồng tờ khai thì tờ khai hi quan sẽ được phân luồng theo 03 hình thức: Chấp nhận, kiểm tra chứng từ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đối chiếu các quy định nêu trên thì hàng hóa đã được đưa vào tiêu thụ, không có cơ sở để kiểm tra thực tế trong trưng hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, do vậy, không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai cho các hàng hóa này.

Về kiến nghị cho phép doanh nghiệp được đăng ký khai hải quan bổ sung đối với các trường hợp đã mua hàng hóa nhưng chưa mở được tờ khai trước đây: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3814/TCHQ-TXNK ngày 30/7/2021 hướng dẫn theo đó: Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không có quy định về việc doanh nghiệp được làm bổ sung thủ tục hải quan nếu tại thời điểm nhập khu, xuất khẩu hàng hóa mà doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục hải quan hoặc doanh nghiệp được xác định là không phải thực hiện thủ tục hải quan. Do đó, đề nghị của công ty được đăng ký tờ khai hải quan bổ sung đối với các trường hợp đã mua hàng hóa trong nội địa để bán cho doanh nghiệp chế xuất tại thời điểm chưa được hưởng chính sách thuế của khu phi thuế quan là không có căn cứ pháp lý để thực hiện.

6

Miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu với sản phẩm doanh nghiệp nội địa thuê DNCX gia công

Khi doanh nghiệp nội địa (không phải là DNCX) ký hợp đồng gia công vi bên nước ngoài, sau đó giao cho một DNCX khác thực hiện gia công một phần hoặc toàn bộ công đoạn thì khi nhận lại hàng đã gia công từ DNCX, doanh nghiệp nội địa được min thuế nhập khẩu nếu DNCX không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài theo quy định tại khoản 1, Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hoặc doanh nghiệp nội địa phải nộp thuế nhập khẩu theo phần giá trị tăng của sản phẩm gia công nhập khẩu nếu DNCX có sử dụng nguyên liệu linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khoản 2, Điều 22, Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Do sản phẩm gia công này cui cùng sẽ được xuất khẩu nên về nguyên tắc thì doanh nghiệp nội địa phải được min thuế nhập khẩu hoặc hoàn lại; phần thuế nhập khẩu đã nộp.

Tuy nhiên Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Nghị định 18/2021/NĐ-CP chưa có cơ chế cho phép doanh nghiệp được hoàn thuế cho trường hợp nêu trên. Theo một số công văn hướng dn của Tổng cục Hải quan (Công văn 3018/TCHQ-TXNK ngày 11/5/2020, Công văn 5864/TCHQ-TXNK ngày 4/9/2020), các doanh nghiệp không thể xin hoàn thuế/miễn thuế trong trưng hợp này.

Đề xuất Tổng cục Hải quan có hướng dẫn cụ thể cho trường hợp nêu trên theo hướng cho phép doanh nghiệp nội địa được miễn thuế nhập khẩu hoặc hoàn thuế nhập khẩu đã nộp khi doanh nghiệp nội địa xut khẩu sản phm do DNCX gia công cho doanh nghiệp nội địa.

1. Về vn đề thu thuế đối với hàng hóa thuê DNCX gia công: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3634/TCHQ-TXNK ngày 19/7/2021 hướng dn theo đó:Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công hàng hóa xut khẩu sau đó giao hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm được sản xuất từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê DNCX sản xuất, gia công thì doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu vào thị trường trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Trị giá tính thuế nhập khẩu là tiền thuê gia công, trị giá nguyên liệu sử dụng trong quá trình gia công do DNCX cung cấp và các khoản điều chỉnh (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Không tính vào trị giá tính thuế giá của vật tư, nguyên liệu mà doanh nghiệp nội địa đưa đi gia công tại DNCX”

2. Về vấn đề hoàn thuế: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3018/TCHQ-TXNK ngày 11/5/2020 hướng dẫn xử lý thuế đối với hàng hóa thuê DCX gia công, theo đó: “Luật Thuế XXK, thuế NK số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định hoàn thuế nhập khẩu đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa có hợp đồng gia công xuất khẩu nhưng thuê DNCX gia công, sản phẩm do DNCX gia công nhập khẩu vào thị trường trong nước đã nộp thuế nhập khẩu, sau đó tiếp tục sản xuất, gia công, chế biến để xuất khẩu.

Đề nghị doanh nghiệp nghiên cu nội dung 02 công văn nêu trên, đối chiếu với tình hình thc tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện.

7

Phần mềm quản lý hàng hóa không chịu thuế của DNCX

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28a Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì mt trong các điều kin kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan: Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế để báo cáo quyết toán nhập-xuất-tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hi quan.”

Do toàn bộ hàng hóa của DNCX đều thuộc đối tượng không chịu thuế nên nếu DNCX phải quản lý toàn bộ hàng hóa không chịu thuế nhập khẩu (bao gồm cả công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, thực phẩm, ...) thì sẽ phức tạp và phát sinh chi phí, thời gian.

Đề xuất TCHQ ra hướng dẫn rõ ràng chỉ các hàng hóa thuộc đối tượng thực hiện báo cáo quyết toán theo Điều 60, Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) mới thuộc đối tượng quản lý trên phần mềm của DNCX.

- Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ny 25/01/2015 của Chính phthì tổ chức, cá nhân xut khẩu, nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khu, hàng hóa xuất khẩu.

- Theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì tổ chức cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhp - xuất - tồn kho ngun liệu, kho thành phẩm theo tng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm. Theo đó, các hàng hóa nhập khẩu khác (bao gồm công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, thực phẩm...) không phải là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu thì không phải thực hiện báo cáo quyết toán.

- Theo nguyên tắc hạch toán kế toán, doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán vào các tài khoản tương ứng đtheo dõi trong quản trị sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy, mặc dù công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm không phải thực hiện báo cáo quyết toán nhưng phải theo dõi tại doanh nghiệp.

- Ngoài ra, hướng dẫn khai báo hải quan và báo cáo quyết toán đối với công cụ, dụng cụ, Tng cục Hải quan đã có công văn s 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/5/2019 hướng dẫn thực hiện (gửi kèm). Theo đó, tại điểm b khoản 2 công văn số 3304/TCHQ-GSQL nêu trên có hướng dẫn về việc nộp báo cáo quyết toán như sau: “...Doanh nghiệp không phi xây dựng, thông báo định mức thực tế sử dụng cũng như nộp báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan về tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ. Riêng đối với DNCX thì khi nhập khu công cụ, dụng cụ là đi tượng không chịu thuế nên DNCX có trách nhiệm sử dụng công cụ, dụng cụ này trong doanh nghiệp, khi thanh lý phải được thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đi, bổ sung tại khoản 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC”.

8

Việc miễn thuế khi tiêu hủy hàng hóa SXXK

Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định: hàng hóa nhập khẩu đsản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu.

Các doanh nghiệp sản xuất thường phát sinh hoạt động tiêu hủy nguyên vật liệu, thành phẩm, hoặc phế liệu, phế phm liên quan đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Sau khi tiêu hủy, phần vật chất còn lại thu được là phế liệu và là tài sản của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể bán lại cho doanh nghiệp thu mua phế liệu. Trong thực tế thì gần như không ththực hiện tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm tạo ra từ hàng hóa nhập khu triệt để mà không tạo ra phế liệu (tức là phần vật cht thu được sau tiêu hủy).

Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan gần đây ban hành công văn hướng dẫn nếu chsơ hủy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm thì DN không được miễn thuế nhập khẩu (Công văn 4783/TCHQ-TXNK ngày 08/10/2021).

Đề nghị TCHQ đưa ra hướng dẫn rõ DN được miễn thuế nhập khẩu khi DN tiêu hủy nguyên vật liệu, bán thành phẩm thành phẩm liên quan đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Việc DN thu được phế liệu sau thu hủy (vn là tài sản của DN) và bán lượng phế liệu này cho DN khác không ảnh hưởng đến quyền lợi được miễn thuế nhập khẩu theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP .

Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bsung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4783/TCHQ-TXNK ngày 08/10/2021 hướng dẫn xử lý thuế đối với hàng hóa sản xuất, xuất khẩu được phép tiêu hủy.

Thủ tục hải quan tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC theo đó tổ chức, cá nhân phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy và chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu nội dung quy định của pháp luật, hướng dẫn tại công văn số 4783/TCHQ-TXNK nêu trên, đối chiếu với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện.

9

Chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục nhập khẩu, thủ tục miễn thuế đối với sản phẩm xuất khẩu phải tái nhập về Việt Nam để tiêu hủy

Nghị định 08/2015/NĐ-CP có liệt kê tình huống tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu về Việt Nam để tiêu hủy nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục hải quan tái nhập để tiêu hủy tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC ;

Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Nghị định 18/2021/NĐ-CP chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục miễn thuế đối với sản phẩm đã xuất khẩu phải tái nhập đ tiêu hy tại Việt Nam.

Đề nghị Tổng cục Hải quan bổ sung hướng dẫn chi tiết về thủ tục hải quan và chính sách miễn thuế cho trường hợp DN tái nhập khẩu hàng hóa mà DN đã xuất khẩu về lại Việt Nam để tiêu hủy. (Thuế XNK + GSQL)

1) Về thủ tục miễn thuế hàng hóa đã xut khu phải tái nhập

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu gồm hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải tái nhập trở lại Việt Nam.

Căn cứ quy định điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.

Căn cứ quy định điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.

Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định trường hợp tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy ti Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài) thì cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập.

Căn cứ quy định nêu trên trường hợp hàng hóa xuất khẩu đủ điều kiện tái nhập trở lại Việt Nam đtiêu hủy thì cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, SXXK đã được sử dụng để gia công, SXXK sản phẩm nhưng phải tiêu hủy được miễn thuế nhập khẩu.

2) Thtc nhập khẩu, miễn thuế đi với sản phm xuất khu phải tái nhập về Việt Nam đtiêu hủy:

+ Thủ tục tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu được quy định cụ thể tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018). Vì vậy, không cần sa đi, bổ sung hướng dẫn tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

+ Theo hướng dẫn tại Quyết định số 1357/TCHQ-GSQL ngày 18/05/2021 của Tng cục Hải quan thì mã loại hình A31 được sử dụng trong trường hợp tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xut kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xut sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm), hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy.

10

Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa tạm nhập theo hình thức đi mượn

Trị giá hải quan trong trường hợp DN đi mượn hàng hóa được quy định tại khoản 9, Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung tại Thôngs60/2019/TT-BTC): “Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp vi các chng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn”. Tuy nhiên, trên thc tế, nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc trong việc xác định trị giá hải quan cho hàng hóa tạm nhập đi mượn do không phát sinh chi phí đi mượn. Một số Công văn hướng dẫn của Tổng cục Hải quan (như Công văn số 8115/TCHQ-TXNK ngày 28/12/2021, Công văn số 475/TCHQ-TXNK ngày 01/02/2021) chưa thực sự giải quyết được vướng mc của doanh nghiệp về vn đề trị giá hi quan hàng đi mượn.

Ngoài ra, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng gặp vướng mắc trong việc xác định cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên trong trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ do chưa được quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP hoặc các Thông tư về thủ tục hải quan, trgiá hải quan của Bộ Tài chính.

Kiến nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn, làm rõ:

1) Hướng dẫn cụ thể quy định về trị giá hi quan trong trường hợp cho mượn hàng hóa mà bên mượn không phải trả chi phí nào liên quan đến hàng đi mượn;

2) Định nghĩa về cửa khẩu nhập khu đầu tiên trong trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại ch.

1. Đối với khuyến nghcó hướng dẫn cụ thể quy định về trị giá hải quan trong trường hợp cho mượn hàng hóa mà bên mượn không phải trả chi phí nào liên quan đến hàng đi mượn:

- Về trị giá hải quan đối với hàng đi mượn: trị giá hải quan trong trường hợp hàng hóa doanh nghiệp đi mượn đã được quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính, theo đó; trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trđể đưa hàng hóa đến cửa khu nhập đầu tiên, phù hợp với các chng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cxác định người khai hải quan khai báo tr giá không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu. Tổng cục Hi quan đã có công văn 5051/TCHQ-TXNK ngày 26/10/2021 trả lời một số doanh nghiệp (xin gửi kèm theo).

- Về việc khai báo trên hệ thng thông quan điện tử, Tổng cục Hải quan đề nghị doanh nghiệp thực hiện kê khai trị giá hải quan là toàn bộ các khoản chi phí để đưa hàng hóa đến địa điểm giao hàng theo thoả thuận giữa hai bên.

2. Về định nghĩa về ca khẩu nhập đầu tiên trong trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ;

Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định:

“Cửa khu nhập đầu tiên được xác định như sau:

a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khu nhập đầu tiên là cng dhàng ghi trên vận đơn;

b) Đối với phương thức vận ti đường sắt, cửa khu nhập đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan;

c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khu nhập đu tiên là cửa khu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải quan”.

Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhp khẩu tại ch.

Căn cứ quy định nêu trên thì đối với mỗi thủ tục, phương thức vận tải đã có quy định cụ thể. Trong trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thì ca khẩu nhập đu tiên được xác định theo địa điểm giao hàng do hai bên thỏa thuận.

11

Vướng mắc về mô hình xuất khẩu ba bên

Hiện nay có trường hợp Công ty A là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam mua hàng từ một công ty B (là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam được thành lập tại Việt Nam để bán cho công ty C là một công ty ở nước ngoài. Theo mô hình giao dịch này, Công ty A mua hàng của Công ty B để bán cho Công ty C và Công ty A chỉ định Công ty B đứng tên trên tờ khai xuất khu, thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa thẳng sang cửa khẩu nhập ở nước ngoài cho Công ty C. Công ty A thanh toán tiền hàng cho Công ty B và Công ty A nhận thanh toán tiền hàng từ Công ty C.

Doanh nghiệp hiểu rằng mô hình kinh doanh nói trên không bị hạn chế theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp vướng mc khi khai báo tờ khai hải quan xut khẩu. Cụ th:

- Doanh nghiệp sẽ khai báo người xuất khu là Công ty B.

- Người nhập khẩu là Công ty C ở nước ngoài.

- Doanh nghiệp sẽ thể hiện tên Công ty A ở ô nào trên tờ khai xuất khẩu?

Doanh nghiệp kiến nghị Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn cụ thcho các cơ quan hải quan trực thuộc cho phép doanh nghiệp được khai báo tờ khai xuất khẩu và thông quan hàng hóa xuất khẩu cho trường hợp này thể hiện tên Công ty A ở ô Người ủy thác xuất khẩu trên tờ khai hải quan xuất khẩu.

Trường hợp Công ty A tại Việt Nam mua hàng từ Công ty B tại Việt Nam để bán cho Công ty C ở nước ngoài và chỉ định Công ty B làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa cho Công ty C không phải là hoạt động ủy thác xuất khẩu. Công ty A và Công ty B là mua bán nội địa, Công ty A xuất khẩu cho Công ty C thì phải đứng tên trên tờ khai hải quan. Công ty B chđược thay mặt Công ty A khai hải quan nếu được Tổng cục Hải quan công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan và được Công ty A ký kết hợp đồng thuê dịch vụ đại lý Hải quan. Ngoài ra tại tình hung nêu ra Công ty A và Công ty B là doanh nghiệp FDI, do đó, việc mua bán hàng hóa cần tuân thủ theo quy định của pháp luật đầu tư.

12

Vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính khi cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo của hàng nhập khẩu

Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp khác để nhập khẩu hàng hóa thương mại. Trị giá khai báo hải quan là trị giá hàng hóa trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, khi cơ quan Hải quan kiểm tra và nhận định giao dịch nhập khẩu của doanh nghiệp không thỏa mãn một hoặc các điều kiện để được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch theo quy định về trị giá hải quan. Theo đó, cơ quan Hải quan thực hiện xác định lại trị giá hải quan và ban hành Quyết định ấn định thuế. Sau khi ban hành Quyết định ấn định thuế do bác bỏ trị giá khai báo, có cơ quan Hi quan yêu cầu phải lập Biên bản vi phạm hành chính và xphạt vi phạm hành chính doanh nghiệp vì bị bác bỏ trị giá khai báo với mức phạt là 20% stiền thuế n định.

Doanh nghiệp cho rng việc xử phạt vi phạm hành chính trong tình huống này là không phù hợp và không đúng quy định bởi các lý do sau:

(i) Theo Khoản 1, Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 giải thích: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điểm d, khoản 1, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định: “Chxử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Trong khi đó, việc bị bác bỏ trị giá khai báo hàng nhập khẩu không phải là hành vi có lỗi của doanh nghiệp. Tại thời điểm nhập khẩu, các doanh nghiệp, nht là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan, chcó thể thực hiện khai báo trị giá hàng nhập khẩu theo trị giá mà doanh nghiệp ký kết hợp đng với người bán. Thực tế doanh nghiệp vẫn thanh toán tiền hàng cho đi tác nước ngoài theo trị giá khai báo và kê khai chi phí theo trị giá khai báo.

(ii) Việc cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp là do cơ quan Hải quan nhận định giao dịch liên quan của doanh nghiệp không thỏa mãn một hoặc các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch chứ bản thân doanh nghiệp không hvi phạm hay có lỗi. Ngay cả việc cơ quan Hải quan nhận định doanh nghiệp không đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch cho hàng hóa nhập khẩu và doanh nghiệp không cung cấp được bằng chng chứng minh mi quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch vẫn là chủ đề tranh cãi và định tính. Rõ ràng doanh nghiệp không thnào có được bng chng để chứng minh cho một việc không tồn tại là mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

(iii) Tại Điểm 4 Công văn số 7764/TCHQ-TXNK ngày 17/12/2019, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cơ quan Hải quan không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính do không xác lập được hành vi vi phạm:

+ Hồ sơ không thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch

+ Người khai hải quan không bổ sung chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hi quan

+ Người khai hải quan không cđại diện đến tham vn hoặc không ký vào Biên bản tham vấn.

(iv) Quan điểm không xử phạt vi phạm hành chính nói trên tiếp tục được Tổng cục Hải quan nhắc lại tại Điểm 17 Công văn số 779/TCHQ-PC ngày 09/02/2021.

Như vậy, không thể xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp trong tình huống cơ quan Hải quan tiến hành kim tra trị giá khai báo hàng nhập khẩu của doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan (thông qua tham vấn giá) hoặc kiểm tra sau thông quan và cơ quan Hi quan bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp, xác định lại trị giá tính thuế theo các phân tích trên và ngay cả việc bác bỏ trị giá khai báo đôi lúc cũng không thuyết phục.

Doanh nghiệp kiến nghị Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan Hải quan trực thuộc không xphạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo hàng nhập khẩu do không thỏa mãn đủ 4 điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch.

- Khoản 1, Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử pht vi phạm hành chính”.

- Điểm c, khoản 2, Điều 18 Luật Hải quan quy định người khai hải quan có nghĩa vụ: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chng từ đã nộp, xuất trình; về sự thng nht nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hi quan”.

- Điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC quy định:

“Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.

d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định ti Điều 7 Thông tư này.”

Quy định tại khoản 4, Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC là quy định pháp luật về quản lý nhà nước theo giải thích từ ngữ tại khoản 1, Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Do đó, trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng không thỏa mãn điều kiện th2 (điểm b khoản 4 Điều 6) và điều kiện th4 (điểm d khoản 4 Điều 6), là đã xác lập hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước nêu tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 60/2019/TT-BTC .

- Mặt khác, tại khoản 1, Điều 52 Luật Quản lý Thuế năm 2019 quy định các trường hợp cơ quan hải quan n định thuế đi với hàng hóa nhập khẩu, gm:

a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp đkhai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

b) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác s tin thuế phải nộp theo quy định;

c) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa v thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;

d) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác sliệu trên sổ kế toán đxác định nghĩa vthuế;

đ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

e) Giao dịch được thực hiện không đúng vi bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;

g) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;

h) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

Như vậy, những trường hợp n định thuế nêu trên đều thể hiện rõ, việc n định thuế sphải thực hiện khi có vi phạm pháp luật xảy ra.

Việc không xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

13

Vướng mắc về truy thu thuế nhập khẩu, GTGT đối với hàng hóa do nhà thầu phụ nhập khẩu để cung cấp cho DNCX

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 thì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chsử dụng trong khu phi thuế quan là đối tượng không chịu thuế nhập khẩu.

Quy định này được giữ nguyên tại điểm c, Khoản 4, Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13.

Đồng thời, theo Khoản 20, Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì hàng hóa được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật thuế GTGT không quy định hàng hóa cung cấp cho DNCX (tức là khu phi thuế quan) phải được nhập khẩu bởi chính DNCX, bởi nhà thầu chính hay nhà thầu phụ.

Theo các quy định trên, Bộ Tài chính đã ban hành các Công văn s2870/BTC-TCHQ ngày 05/3/2013, s 12366/BTC-TCHQ ngày 17/9/2013, số 1697/BTC-TCHQ ngày 08/02/2014 hướng dẫn hàng hóa nhập khẩu để xây dựng nhà máy cho DNCX thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và thuế GTGT, không phân biệt người nhập khẩu là nhà thầu chính hay nhà thầu phụ. Quy định về thuế nhập khẩu, thuế GTGT không thay đổi kể tthời điểm Bộ Tài chính ban hành các công văn này đến nay. Như vậy, hướng dẫn của Bộ Tài chính tại các công văn này vn còn giá trị áp dụng.

Tuy nhiên, ngày 27/8/2021, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn số 4199/TCHQ-TXNK yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố soát, truy thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng hóa do nhà thầu phụ nhập khẩu để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lp đặt thiết bị cho DNCX.

Theo đó, một số Chi cục Hải quan địa phương đã gửi văn bản đến các công ty nhập khẩu hàng hóa đ cung cấp cho DNCX theo hợp đồng ký với nhà thầu chính (nhà thầu chính là doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng với DNCX) yêu cầu các công ty kê khai, nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT cho cơ quan Hải quan.

Thiết nghĩ việc xác định hàng hóa do nhà thầu phụ nhập khẩu từ nước ngoài đưa vào DNCX (tức khu phi thuế quan) là đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế GTGT là trái vi quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại các công văn dẫn trên. Rõ ràng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại các công văn này vẫn còn giá trị áp dụng vì quy định về thuế nhập khu và thuế GTGT không có sự thay đổi kể từ thời điểm các công văn của Bộ Tài chính được ban hành.

Việc diễn giải quy định và yêu cu truy thu thuế đối với hàng hóa do nhà thầu phụ nhập khẩu tại Công văn 4199/TCHQ-TXNK thật sự là một gánh nặng cực lớn cho các doanh nghiệp liên quan, nhất là khi hàng hóa đã được sử dụng, lp đặt cho DNCX, hợp đồng đã được thanh lý, các chi phí liên quan đã được hạch toán và doanh nghiệp cũng đã xuất hóa đơn. Hơn nữa, việc truy thu thuế này là không phù hợp với quy định về thuế nhập khẩu và thuế GTGT.

Bên cạnh đó, nếu căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại các Công văn số 2870/BTC-TCHQ ngày 05/3/2013, số 12366/BTC-TCHQ ngày 17/9/2013, số 1697/BTC-TCHQ ngày 08/02/2014 thì các nhà thầu được nêu tại các công văn đó được hưng chính sách miễn thuế. Như vậy, nên có sự đi x công bng, bình đng và áp dụng chính sách miễn thuế nhất quán, đồng bộ cho tất cả các nhà thầu.

Kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nhanh chóng xem lại hướng dẫn tại Công văn 4199/TCHQ-TXNK và ban hành văn bản mới thu hồi Công văn 4199/TCHQ-TXNK đồng thời hướng dẫn cụ thể chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT do các doanh nghiệp nhập khẩu để cung cp cho DNCX, phục vụ việc xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lp đặt thiết bị cho DNCX.

Ngày 27/8/2021, Tổng cục Hải quan có công văn s4199/TCHQ-TXNK gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về chính sách thuế đối với hàng hóa do nhà thầu phụ nhập khẩu từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lp đặt thiết bị cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. Theo đó nhà thầu phụ là doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hợp đồng với nhà thầu chính, nhà thầu chính là doanh nghiệp nội địa trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư là doanh nghiệp trong khu phi thuế quan để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lp đặt thiết bị theo kết quả đu thầu cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế.

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định pháp luật, hướng dẫn tại công văn số 4199/TCHQ-TXNK , đi chiếu hồ sơ nhập khu thực tế và tài liệu có liên quan để thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp vướng mắc, đề nghị liên hệ với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Hiện nay, TCHQ đã hướng dẫn rõ nội dung này tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/39 và chuẩn bị ban hành.

14

Thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp chế xuất (DNCX) không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát của DNCX trong thời gian quy định, căn cứ Điều 28a được bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (Nghị định 18) có hiệu lực từ ngày 25/04/2021.

Quy định hiện hành chưa quy định thủ tục hải quan, cũng như các thủ tục đăng ký với cơ quan cp phép đầu tư mà doanh nghiệp cần thực hiện trong trường hợp không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX theo quy định nêu trên, vấn đề này đang gây vưng mắc trong quá trình thực hiện cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan hải quan. Một số vưng mc cụ thể như sau:

1. Trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan, doanh nghiệp có phải thực hiện thay đi mục đích sử dụng, nộp thuế đối với hàng hóa trước đó được nhập khẩu không chịu thuế vẫn đang tồn ở doanh nghiệp hay không?

2. Ktừ ngày không tiếp tục áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan (ngày 25/4/2022), doanh nghiệp sẽ thực hiện khai báo hải quan thế nào? Doanh nghiệp có được khai báo hải quan và áp dụng chính sách thuế tương tự như một doanh nghiệp không áp dụng chế độ DNCX, có hoạt động sản xuất xuất khẩu/gia công xuất khẩu hay không?

3. Doanh nghiệp có cần thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thành doanh nghiệp không áp dụng chế độ DNCX trong thời gian chưa được công nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát bởi cơ quan hải quan hay không?

4. Về vấn đề hoàn thuế phát sinh trong thời gian không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan tới thời điểm doanh nghiệp hoàn thiện các điều kiện cần thiết và được cơ quan hải quan công nhận đủ điều kiện là DNCX, hiện Điểm d khoản 4 Điều 28a được bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã có quy định hướng dẫn về xử lý tiền thuế nộp thừa theo pháp luật về quản lý thuế. Quy định này đã đề cập về cơ chế hoàn thuế đối với thuế nhập khẩu, thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với doanh nghiệp được thành lập là DNCX trước thời điểm hiệu lực của Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Mặc dù đã có quy định này, nhưng trên thực tế thực hiện, các cơ quan hải quan địa phương vẫn có cách hiểu khác nhau, gây vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoàn thuế. Thêm vào đó, quy định hiện hành không có cơ chế rõ ràng về hoàn thuế đối với các trường hợp sau:

• Hoàn thuế GTGT phát sinh bởi các DNCX nêu trên ở khâu nội địa; và

• Hoàn thuế GTGT, thuế nhập khẩu phát sinh (nếu có) cả ở khâu nhập khẩu và nội địa của các DNCX được thành lập sau thời điểm có hiệu lực của Nghị định 18/2021/NĐ-CP .

Cần bổ sung quy định chi tiết vào các văn bản hướng dẫn và quy định về thủ tục hải quan (Ví dụ: Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và thay thế Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ; Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC và thay thế Thông tư số 39/2018/TT-BTC). Trong thời gian Nghị định, Thông tư sửa đổi nêu trên chưa được ban hành, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cần có công văn hướng dẫn việc thực hiện. Một số khuyến nghị đề xuất:

Đối với vưng mắc s 1: Trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê lại toàn bộ hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đang tồn ở doanh nghiệp và báo cáo với cơ quan hải quan trong thời hạn nhất định (ví dụ: trước 31/7/2022). Đồng thời trong thời hạn nêu trên, doanh nghiệp gửi văn bản tới cơ quan hải quan quản lý, cơ quan cấp phép đầu tư đề xuất thời hạn hoàn thiện các điều kiện yêu cầu về kiểm tra, giám sát hải quan, ti đa 01 năm kể từ ngày nộp văn bản đề xuất.

Trong trường hợp doanh nghiệp không gửi văn bản đề xuất hoặc quá thời hạn đề xuất nhưng doanh nghiệp chưa hoàn thiện được các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và được cơ quan hải quan xác nhận, doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi mục đích sử dụng đối với lượng hàng hóa đã báo cáo, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, và nộp lãi chậm nộp kể từ ngày 25/4/2022.

Đối với vướng mắc số 2 & 3: Kể từ ngày không tiếp tục áp dụng chính sách thuế đi với khu phi thuế quan, tùy theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư để bỏ áp dụng chế độ DNCX, thực hiện các thủ tục thông báo cơ sở sản xuất, thông báo lại hợp đồng gia công (trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn loại hình gia công xuất khẩu), và thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm và chấp hành các nghĩa vụ thuế tương tự như một doanh nghiệp không áp dụng chế độ DNCX theo quy định.

Đối với vướng mắc s 4: Để tránh cách hiểu khác nhau và đảm bảo áp dụng thống nhất giữa các cơ quan thuế, cơ quan hải quan địa phương, cần có hướng dẫn rõ ràng về cơ chế hoàn thuế nhập khẩu, thuế GTGT phát sinh ở cả khâu nhập khẩu và khâu nội địa trong thời gian không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan tới thời điểm doanh nghiệp hoàn thiện các điều kiện cần thiết và được cơ quan hải quan công nhận đủ điều kiện là DNCX, với cả trường hợp DNCX được thành lập trước và sau thời điểm có hiệu lực của Nghị định 18. Tùy theo mô hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện xin hoàn thuế theo quy định. Việc hoàn thuế phải được thực hiện hoặc được cơ quan thuế/cơ quan hải quan xác nhận trước khi doanh nghiệp áp dụng lại chế độ DNCX.

- Qua báo cáo rà soát hiện trạng xác nhận điều kiện kiểm tra giám sát của các DNCX thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lc của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hiện nay, không có tình trạng DNCX không đáp ng điều kiện nhưng vẫn tiếp tục làm thủ tục hải quan. Đối với các vướng mc s1, 2, đề nghị VBF nêu rõ các trường hợp cụ thể để Tổng cục Hải quan có hướng dẫn chi tiết.

- Đối với vướng mắc s3, việc cấp, điều chỉnh giấy chng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì hướng dẫn, đề nghị VBF liên hệ Bộ Kế hoạch và đầu tư để được hướng dn cụ thể.

- Về chính sách thuế, Doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn như sau:

1. Căn cứ khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định về chính sách thuế đối với trường hợp DNCX không đáp ng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan cụ thể:

a) Chính sách thuế đối với DNCX có dự án đu tư mới và dự án đầu tư mrộng (quy định tại khoản 4 Điều 28a)

- Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX cấp văn bản xác nhận doanh nghiệp không đáp ng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan lần đầu, DNCX được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a nhiều lần và doanh nghiệp không phải nộp thuế đi với shàng hóa đã nhập khẩu thuộc đi tượng không chịu thuế.

- Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp văn bản xác nhn lần đầu của Chi cc Hải quan, DNCX không thực hiện việc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan. Doanh nghip phải nộp đủ các loi thuế, tin chm nộp, tin pht vi phm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày cp Giấy chứng nhn đăng ký đầu tư hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền tương ứng với dự án đầu tư mới hoặc phần dự án đầu tư mở rộng không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a.

Trường hợp doanh nghiệp sau đó đáp ứng các điều kin kiểm tra, giám sát hải quan và được Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo mẫu 26 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì được áp dụng chính sách thuế đi vi khu phi thuế quan kể từ ngày Chi cc Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhn đã đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

b) Chính sách thuế đối vi DNCX đã được cấp Giấy chng nhn đăng ký đầu tư trước ngày 25/4/2021 và đang trong quá trình hoạt động (quy định tại khoản 5 Điều 28a)

- Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, DNCX được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a nhiều lần và doanh nghiệp không phải nộp thuế đối với shàng hóa đã nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nếu không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

- Trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiu lực thi hành nhưng DNCX không thực hiện thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất theo Mu s25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP hoc không đáp ứng các điều kin kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp không đưc áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan ktừ ngày quá thời hạn 01 năm nêu trên.

Trường hợp doanh nghiệp sau đó đáp ứng các điều kin kiểm tra, giám sát hải quan, có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để thc hin kiểm tra và được Chi cc Hải quan nơi qun lý doanh nghip chế xuất xác nhn đã đáp ứng các điều kin theo quy đnh ti khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan ktừ ngày Chi cục Hi quan nơi quản doanh nghiệp chế xuất có văn bn xác nhn đã đáp ứng các điều kin kiểm tra, giám sát hải quan.

c) Chính sách thuế đi vi DNCX đã được cấp Giấy chng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 25/4/2021 và đang trong quá trình xây dựng (quy định tại khoản 6 Điều 28a)

DNCX đã được cấp Giấy chng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 25/4/2021 và đang trong quá trình xây dựng (bao gồm cả các DNCX đã được cơ quan hải quan xác nhận về khả năng đáp ng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (nếu có)): Thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 28a.

2. Trường hợp DNCX không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 28a thì không được hưởng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan nên doanh nghiệp được áp dụng chính sách thuế như doanh nghiệp không được hưởng chế độ DNCX. Theo đó, doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu đgia công, SXXK thì thực hiện theo chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, SXXK của doanh nghiệp nội địa theo quy định.

3. Về việc điều chnh Giấy chứng nhận đầu tư thành doanh nghiệp không áp dụng chế độ DNCX đối với trường hợp DNCX không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan:

TCHQ đã hướng dẫn tại STT 37 Phụ lục kèm theo công văn số 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021. Theo đó, trường hợp quá thời hạn 01 năm, DNCX không đáp ứng quy định nêu trên, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính có văn bản trao đi với các Bộ, ngành có liên quan. Sau khi nhận được ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trên cơ sở văn bản thông báo của Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư về việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với DNCX không đđiều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư có văn bản chính thc xác nhận doanh nghiệp không được hưởng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất, cơ quan hải quan hướng dẫn doanh nghiệp làm các thủ tục hải quan để chuyển đi từ DNCX sang doanh nghiệp nội địa theo quy định tại Điều 78 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 54 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

4. Về việc xử lý tiền thuế nộp thừa

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan (cơ quan hải quan không hoàn lại tiền thuế doanh nghiệp đã nộp trước đây). (Nội dung này đã được hướng dẫn tại STT 39 Phụ lục kèm theo công văn số 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021).

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì các trường hợp nêu tại khoản 5, khoản 6 Điều này chưa được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể tthời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đu tư đến trước thời điểm được cơ quan hải quan có văn bản xác nhận về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và quy định tại Nghị định này, sau khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a được nêu tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp được x lý số tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT đã nộp theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa của pháp luật về quản lý thuế.

Việc xử lý hoàn tiền thuế GTGT của DNCX phát sinh khâu nội địa do cơ quan thuế xử lý theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

15

Việc khai bổ sung hồ sơ hải quan và khai báo tự nguyện1

i. Vướng mắc: Khai bổ sung hồ sơ hải quan

Với mỗi chtiêu thông tin trên trên Hệ thống khai báo hải quan (CDS) cần sửa đổi, nhà nhập khẩu cần khai bổ sung hồ sơ hải quan (AMA) và phải nộp bổ sung bn cứng các chứng từ đi kèm. Tiếp đó, việc khai bổ sung này phải được cán bộ hải quan kiểm tra, chấp nhận một cách thcông, điều này có thể kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính cho nhà nhập khẩu.

ii. Vướng mc: Tự nguyện khai báo trong trường hợp sai sót

Trong trường hợp có sai sót trên tờ khai hải quan, nhà nhập khẩu stự nguyện khai báo bổ sung để sửa chữa những nội dung khai báo chưa chính xác. Việc khai bổ sung này là tự nguyện từ phía nhà nhập khẩu cho cơ quan hải quan. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cơ quan hải quan lại yêu cầu nhà nhập khẩu phải nộp phạt hành chính 10% và tiền chậm nộp đối với số thuế khai thiếu.

Đề nghị đơn gin hóa các thủ tục điện t cũng như các yêu cầu về nộp chứng từ bản cứng để tăng tính hiệu quả của việc khai bổ sung hồ sơ hải quan. Nếu cơ quan hải quan cho phép khai bổ sung một lần cho nhiều hồ sơ hải quan và cho phép nhà nhập khẩu thanh toán một lần tổng số tiền (không căn cứ vào bộ hồ sơ hải quan CDS) sẽ giúp ci thiện quy trình hơn na.

Ví dụ, cơ quan hải quan Singapore có quy trình để đơn giản hóa các yêu cầu báo cáo từ nhà nhập khẩu và cho phép nhà nhập khu thanh toán một lần trong một số trường hợp nhất định như báo cáo về điều chnh do chuyển giá và khai báo tự nguyện. Theo đó, cơ quan hải quan Singapore sẽ ban hành công văn hướng dẫn nhà nhập khẩu những việc cần làm và yêu cầu thanh toán một lần tương ứng với số tiền mà cơ quan hải quan đã đánh giá.

Khuyến nghị:

- Các cơ quan hải quan tại các quốc gia khác như Úc, New Zealand, Nhật Bản và Singapore coi việc nhà nhập khẩu tự nguyện khai báo bổ sung là nỗ lực để tuân thủ quy định quản lý về hải quan. Cách tiếp cận này đã khuyến khích các nhà nhập khẩu triển khai các hệ thống nhằm phát hiện các sai sót và tự nguyện khai báo sai sót.

- Ngoài ra, cơ quan hải quan các nước trên chấp nhận các nội dung khai báo tự nguyện mà không yêu cầu nộp tiền phạt và tiền chậm nộp. Nhà nhập khẩu chỉ phải nộp bổ sung sthuế còn thiếu cho cơ quan hải quan.

Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam bmức phạt hành chính 10% và tiền chậm nộp đối với các hành vi khai báo bổ sung thông tin tự nguyện từ phía nhà nhập khẩu. Cách tiếp cận này skhuyến khích việc tự nguyện khai báo và thanh toán thuế phí cho cơ quan nhà nước hải quan.

- Về kiến nghị đơn gin hoá các thủ tục điện tcũng như các yêu cầu về nộp bn chứng từ bản cứng: Hiện tại thực hiện theo chủ trương số hoá các thủ tục hành chính của Chính phủ, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu và trình các cấp có thẩm quyền xây dựng đề án tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin ngành hải quan hướng tới hải quan số. Đối với nội dung này, TCHQ ghi nhận để xây dựng hệ thống trong thời gian tới nhằm hạn chế việc yêu cầu người khai hải quan phải nộp bn giấy (trừ trường hợp pháp luật quy định) khi làm thủ tục hải quan.

- Về kiến nghị cho phép khai sửa đi, bổ sung một lần cho nhiều tờ khai hải quan: TCHQ ghi nhận để nghiên cứu, đánh giá báo cáo Bộ Tài chính xem xét quy định.

- Về kiến nghị không xử phạt vi phạm hành chính 10% và tiền chậm nộp đối với sthuế khai thiếu trong trường hợp người khai hải quan tự nguyện khai báo trong trường hợp sai sót:

Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan quy định:

“Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:

a) Đi với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giy phép xuất khẩu, nhập khu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.

Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xlý vi phạm hành chính.”

Theo quy định trên thì có hai trường hợp:

- Trong thông quan người khai hải quan khai bổ sung để khc phục sai sót trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan thì không bị xử phạt.

- Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra thì không bị xử phạt vi phạm hành chính (trừ các trường hợp nêu ở điểm b khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan nêu trên).

Như vậy, Luật Hải quan cho phép doanh nghiệp được khai bổ sung khắc phục sai sót mà không bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn nêu trên. Đối với các trường hợp quá thời hạn khai bổ sung thì việc tự phát hiện khai bổ sung về thuế bị xử phạt 10% là mức phạt đã tính đến yếu ttự giác phát hiện của tổ chức, cá nhân. Trường hợp không tự phát hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung quá thời hạn thì sẽ bị xử phạt mức cao hơn là 20%.

Các mức phạt này được quy định cụ thể tại Điều 138 Luật Quản lý Thuế năm 2019, vì vậy đề nghị căn cứ quy định trên để thực hiện.

16

Thanh toán tiền chậm nộp gắn với việc điều chỉnh và kiểm tra hải quan 2

i. Vướng mc: Thanh toán tiền chậm nộp

Để thanh toán tiền chậm nộp, các công ty cần phải đợi phía cơ quan hải quan thông báo số tiền phải trả trên hệ thống thì mới có thể thực hiện thanh toán. Tuy nhiên, ngay khi có khoản tiền chậm nộp được ghi nhận trên hệ thống thì tất cả các tkhai hải quan mới cũng như hồ sơ của chàng hóa xuất/nhập khẩu đều bị dừng lại cho đến khi cơ quan hải quan nhận được stiền chậm nộp. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong việc thông quan và vận chuyển hàng hóa trong khi trên thực tế hoàn toàn có thể tránh được.

Chúng tôi khuyến nghị sửa đổi vấn đề này theo hướng sau đây để phù hợp với thông lệ quốc tế:

- Cho phép các doanh nghiệp khai báo và thông quan các lô hàng thực trong thời gian có các khoản tiền đang chờ xử lý hoặc chưa thanh toán. Hiện tại các lô hàng này sẽ bị đình lại cho đến khi thanh toán xong các khoản tiền đang ghi nhận trên hệ thống.

- Bỏ việc tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp nhà nhập khẩu tự nguyện khai báo bổ sung hồ sơ hải quan;

- Đối với những khoản tiền chậm nộp do kiểm tra, đề nghị khoanh stiền chậm nộp đến một ngày nht định và tăng thời hạn thanh toán lên 2 đến 3 tuần đnhà nhập khẩu có thời gian thu xếp thực hiện việc thanh toán. Việc cho phép các doanh nghiệp có thời gian thu xếp để tiến hành thanh toán cho cơ quan hải quan là một thông lệ tốt.

Các cơ quan hải quan ở các nước khác thường sẽ phát hành một bản thông báo stiền phải thanh toán và ghi rõ thời hạn thanh toán từ 2 đến 3 tuần kể từ thời điểm thông báo. Những thông báo như vậy được cơ quan hải quan gửi cho các công ty thông qua email để đảm bảo không phát sinh sự chậm trễ như trong trường hợp thông báo bằng thư thường.

1. Về thời hạn nộp thuế:

Khoản 1 Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu s107/2016/QH13 quy định về thời hạn nộp thuế như sau: “Hàng hóa xuất khu, nhập khu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc gii phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh sthuế phải nộp thì được thông quan hoặc gii phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp đã được tchức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tin chậm nộp thay cho người nộp thuế”.

Căn cứ quy định trên, người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan/giải phóng hàng hoặc có bo lãnh (được tổ chức tín dụng bảo lãnh) trừ trường hợp doanh nghiệp ưu tiên. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh sthuế phải nộp thì được thông quan/ giải phóng hàng nhưng phải nộp tiền chậm nộp và thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày ktừ ngày đăng ký tờ khai.

Theo đó, việc doanh nghiệp khuyến nghị bỏ tính tiền chậm nộp và tăng thời hạn thanh toán lên 2-3 tuần để nhà nhập khẩu có thời gian thu xếp nộp thuế là không có cơ sở.

2. Về tính tiền chậm nộp:

Khoản 3, 4 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:

“3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. ....

4. Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tin thuế, tin chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tin phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.

Theo quy định trên, người nộp thuế có trách nhiệm trong việc tự xác định stiền chậm nộp, sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế.

17

Chế độ doanh nghiệp ưu tiên (AEO)3

i. Vướng mắc: Đa phần các doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất. Các quy định hiện hành chưa phân bit các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp thương mi.

ii.ng mc: Các công ty có quy trình sản xuất tập trung ở phạm vi toàn cu/khu vực không được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên (AEO)

Phần lớn các công ty đa quốc gia có các hệ thng hỗ trợ tập trung trên phạm vi toàn cầu/khu vực cho các hoạt động nhất định, ví dụ như hoạt động liên quan tới logistics và chuỗi cung ng, tài chính và kế toán, quản lý đơn hàng, giám sát và kim toán, hay quản lý các vấn đề pháp lý, thuế và hải quan. Các hoạt động này được quản lý theo các quy trình và bởi đội ngũ nhân sự khu vực hoặc toàn cầu. Phương pháp này vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật về Hải quan và trên thực tế hồ sơ tuân thủ rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan Hải quan Việt Nam không chấp nhận cho các công ty có các quy trình tập trung theo khu vực hay toàn cầu như vậy được áp dụng chế độ ưu tiên.

Khuyến ngh:

- Chúng tôi khuyến nghị xây dựng các tiêu chí đánh giá khác nhau đối với doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực thương mại và trong lĩnh vực sản xut. Ví dụ, tiêu chí cho các doanh nghiệp sản xuất có thể không áp dụng được cho các doanh nghiệp thương mại.

- Tại Úc, Cơ quan Hải quan sẽ đánh giá các hoạt động ct lõi của một công ty, chẳng hạn như nhà nhập khẩu/xuất khẩu, nhà môi giới hải quan, người giao nhận hàng hóa, v.v. và đánh giá hoạt động của công ty đó theo các tiêu chuẩn tương ứng về đảm bo chuỗi cung ứng và tình hình tuân thủ trong hoạt động thương mại. (có thể tham khảo tại đường link sau https://www.abf.gov.au/att/files/att-companion-guide-jul-2018.pdf)

Khuyến ngh:

- Đề nghị cơ quan hải quan xem xét triển khai chế độ doanh nghiệp ưu tiên phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ có thể nghiên cu cơ chế Doanh nghiệp Tin cậy của Cơ quan Hải quan Úc và cách Úc áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên cho các công ty đa quốc gia.

- Không nên có sự phân biệt về vn đề ai là người thực hiện và đâu là nơi thực hiện các hoạt động nêu trên. Mục tiêu chính nên là việc các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí của cơ chế doanh nghiệp ưu tiên, và có sự kiểm soát và điều hành chặt chẽ trong nội bộ công ty cũng như đối với chuỗi cung ứng từ đầu đến cui.

1. Vướng mắc i:

- Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (DNUT) bắt đầu áp dụng thí điểm tại Việt Nam từ năm 2011; sau 2 năm thực hiện thí điểm chương trình DNUT được triển khai chính thức.

Tháng 9/2015 chuyên gia của tổ chức WCO đã làm việc với Tng cục Hải quan (Cục KTSTQ) để khảo sát về chương trình DNUT của VN và tiến hành so sánh các quy định về DNUT của Việt Nam so với chương trình DNUT theo khung chuẩn SAFE-FOS-WCO. Kết thúc đợt khảo sát, WCO dã kết luận chương trình DNUT của VN về cơ bản là tương đồng với chương trình AEO của tổ chức hải quan thế giới (WCO) và công nhận chương trình DNUT của Việt Nam là chương trình AEO.

- Chương trình DNUT (AEO-VN) được thực hiện theo các quy định tại Luật Hải quan s54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018); Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính được sửa đi bổ sung bi Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/1/2019. Theo đó, để được công nhận áp dụng chế độ DNUT trong lĩnh vực hải quan, DN phải đáp ứng đ06 điều kiện:

+ Điều kiện về kim ngạch xuất nhập khẩu: TB 2 năm có kim ngạch XNK từ 100tr usd/năm trở lên. Đối với DN xuất khẩu nông lâm nghiệp thuần túy thì KMXK từ 40tr usd/năm trở lên.

+ Điều kiện chp hành tt pháp luật hải quan, pháp luật thuế: Không có hành vi trốn thuế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không bị vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và các chc danh tương đương.

+ Điều kiện về thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử:

+ Điều kiện về thanh toán hàng hóa xuất, nhập khẩu qua ngân hàng:

+ Điều kiện về chấp hành tốt pháp luật kế toán: Báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán, ý kiến của kiểm toán: chấp nhận toàn phần.

+ Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Các điều kiện nêu trên được quy định áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp; doanh nghiệp nào đáp ứng đủ 06 điều kiện sẽ được công nhận chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan. Thực tế hiện tại, có rất nhiều các doanh nghiệp thương mại đã đáp ứng đầy đủ 06 điều kiện và được công nhận DNUT như: Công ty CP sữa Vinamilk, Công ty Hoa Sen, Công ty TNHH MTV hóa chất Đức Giang Lào Cai, Công ty CP Đại Tân Việt... Như vậy, các DN thương mại thuần túy vẫn đáp ng được đầy đủ các điều kiện để áp dụng chế độ DNUT quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC , Thông tư số 07/2019/TT-BTC .

2. Vưng mc ii:

- Hiện ti, Hải quan Việt Nam đã hoàn tất việc so sánh điều kiện, chế độ ưu tiên với hải quan các nước Asean và dự kiến ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong năm 2023. Như vậy, có thể nói chương trình DNUT đang phù hợp với thông lệ quốc tế (SAFE-FOS-WCO) nói chung và khu vực Asean nói riêng.

- Đối với các công ty có quy trình SX tập trung ở phạm vi toàn cầu nếu đáp ứng đủ 06 điều kiện nêu trên thì vẫn được công nhận áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên.



1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định vthủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hi quan; thuế xuất khu, thuế nhập khu và quản lý thuế đối với hàng hóa xut khu, nhập khu được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018

2

3 Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi, bsung một số điều tại Thông tư 72/2015/TT-BTC

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 4044/TCHQ-CCHĐH ngày 28/09/2022 hướng dẫn thủ tục hải quan, chính sách thuế và tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp thương mại do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.869

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.132.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!