Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1136/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Kon Tum 2021 2025

Số hiệu: 1136/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
Ngày ban hành: 17/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1136/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 17 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về quy định thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai; Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 9 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy chế hoạt động Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum) tại Tờ trình số 236/TTr-SNN ngày 03 tháng 11 năm 2020 về việc phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- UB Quốc gia ƯPSC thiên tai và TKCN (B/c);
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT (B/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục PCTT KV miền trung Tây Nguyên;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, PVP NNTN;
- Lưu: VT, NNTN.NVH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 1136/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Phần I

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH

I. Các cơ sở pháp lý

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

- Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về quy định thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai; Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

- Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

- Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 9 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai;

- Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung, một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai;

- Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San;

- Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;

Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 với các nội dung sau:

II. Mục đích và yêu cầu

1. Mục đích

- Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Đồng thời khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

- Dựa trên cơ sở kế hoạch phòng, chống thiên tai (PCTT) này, địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động xây dựng, rà soát, tổ chức thực hiện sát với tình hình thực tế nhằm xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng, chống, ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật.

- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả.

- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

- Tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai và tác động của thiên tai đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong tỉnh.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 phù hợp với công tác PCTT trong tình hình mới.

- Cung cấp thông tin cho việc lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình nông thôn mới tại địa phương.

- Sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả trong việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai; ưu tiên các giải pháp phi công trình, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực và nhận thức cho cộng đồng chủ động PCTT.

Có xét đến bối cảnh biến đổi khí hậu và khả năng xảy ra thiên tai cực đoan.

Phần II

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG CHỦ YẾU

Giai đoạn từ năm 2016 - 2020, công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Kon Tum đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, các cấp, các ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã chủ động hơn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển bền vững và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

Nay Lập Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 nhằm xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của công tác Phòng, chống thiên tai trong 5 năm đến để các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ ban hành công tác phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản trên địa bàn tỉnh.

1. Vị trí địa lý

Kon Tum là tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên, có tọa độ địa lý: Từ 107º20'15" đến 108º32'30" kinh độ Đông; và từ 13º55'10" đến 15º27'15" vĩ độ Bắc. Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.674,18 km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp hai nước Lào và Cam Pu Chia, với đường biên giới dài 292,5 km (giáp Lào 154,2 km, giáp Campuchia 138,3 km) có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh trên hành lang kinh tế Đông - Tây.

2. Đặc điểm địa hình

Phần lớn diện tích tỉnh Kon Tum nằm ở sườn phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng dốc thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; rất dốc ở phía Bắc, Đông Bắc và độ dốc thấp ở phía Nam. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: Đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:

a) Địa hình đồi, núi: Chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn Tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 15º trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối, như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m), nơi bắt nguồn của một số con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: Ngọn Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần về phía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray.

b) Địa hình thung lũng: Nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của Tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía Đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.

c) Địa hình cao nguyên: Tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100m-1.300m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

3. Đặc điểm khí hậu, tình hình thiên tai trên địa bàn

a) Khí hậu: Khí hậu tỉnh Kon Tum mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với hai mùa đặc trưng: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 5, kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; riêng các vùng phía Bắc, Đông Bắc Tỉnh, mùa mưa thường bắt đầu và kết thúc muộn hơn, từ tháng 6 đến hết tháng 11; thời gian còn lại là mùa khô. Lượng mưa bình quân nhiều năm vào khoảng 1.700mm-2.200mm; Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa khoảng 85%-90% lượng mưa toàn năm. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8 và tháng 9. Phân bố mưa có dạng hai đỉnh lớn: Một đỉnh lớn phụ vào tháng 6 và một đỉnh lớn nhất vào tháng 8. Mùa khô kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa mùa khô chiếm 10%-15% tổng lượng mưa năm, trong đó tập trung vào hai tháng chuyển tiếp tháng 11 và tháng 4. Lượng mưa năm có xu hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

Nhiệt độ không khí trung bình năm vào khoảng 22ºC-24ºC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào khoảng 14ºC-16ºC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào khoảng 31ºC-33ºC. Biên độ dao động nhiệt độ giữa các tháng nóng nhất (tháng 4) và tháng lạnh nhất (tháng 1) khoảng 5ºC-6ºC. Biên độ dao động của các tháng kế tiếp nhau thay đổi từ từ, thể hiện tính chất ôn hoà của vùng cao nguyên. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày của các tháng mùa khô từ 12ºC-14ºC, của các tháng mùa mưa từ 7ºC-8ºC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống đến 6ºC-7ºC và tối cao tuyệt đối lên đến 38ºC

b) Thủy văn: Các sông, suối của Kon Tum bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc và Đông Bắc của Tỉnh; lòng sông hẹp, có độ dốc lớn, nước chảy xiết. Mạng lưới sông suối ở Kon Tum bao gồm:

- Sông Sê San: Do 2 nhánh chính là Đăk Pô Kô và Đăk Bla hợp thành.

+ Nhánh Đăk Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng Bắc - Nam. Nhánh này có thêm các phụ lưu chính là suối Đăk Psi dài 73 km, diện tích lưu vực 620 km2 và suối Đăk Tơ Kan diện tích lưu vực 300 km2, cả hai suối này đều bắt nguồn phía nam núi Ngọc Linh.

+ Nhánh Đăk Bla bắt nguồn từ vùng Đông Bắc Tỉnh, có diện tích lưu vực tính đến vị trí nhập lưu với sông Đăk Pô Kô là 3.075 km2, chiều dài sông là 144 km. Sông Đăk Bla nhận thêm nước từ các phụ lưu Đăk PôNe, Đăk TKen, IaKren từ tỉnh Gia Lai đổ vào.

+ Sông Sê San còn có một phụ lưu là sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, diện tích lưu vực 1.471 km2 với chiều dài 115 km, chảy theo hướng Bắc - Nam, gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San ở khu vực sát biên giới Việt Nam - Camphuchia.

- Ngoài ra, ở phía Đông Bắc và phía Đông tỉnh còn có các suối đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi; các suối nhỏ thượng nguồn sông Ba chảy về Gia Lai và phía Bắc của Tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng.

- Chế độ thủy văn ở tỉnh Kon Tum cũng chia là hai mùa rõ rệt. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc trong tháng 11 hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau (Riêng một số suối đầu nguồn của các sông chảy về Quảng Nam, Quảng Ngãi sự phân mùa thủy văn không giống như đa phần các sông suối khác ở Kon Tum). Mặc dù thời gian mùa lũ thường ngắn hơn mùa cạn nhưng lượng dòng chảy lại chiếm đa số; khoảng 70-75% trong hơn 10 tỷ m3 nước mà các sông chuyên chở hàng năm. Trung bình mỗi năm trên các sống suối ở tỉnh Kon Tum có khoảng từ 4-6 trận lũ; một phần ba trong đó là lũ trung bình đến lũ lớn (có mực nước đỉnh lũ đạt từ mức báo động cấp 2 trở lên). Mùa kho, lượng dòng chảy trong 3 tháng kiệt nhất chỉ chiếm từ 3-5% lượng dòng chảy năm gây ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô, cạn hàng năm.

c) Các loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh

Trước các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thiên tai trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng của thiên tai đang có chiều hướng tăng lên cả về cường độ, số lượng và mức độ nguy hiểm. Thiên tai diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như: hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, lốc xoáy, dông sét, rét hại... gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân, đe dọa đến tính mạng và nguy cơ mất an toàn cho các công trình cơ sở hạ tầng.

4. Đặc điểm dân sinh

Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2019, toàn tỉnh có trên 540.000 người. Cộng đồng dân cư có gần 42 dân tộc cùng sinh sống (cơ cấu chủ yếu gồm dân tộc Kinh và 07 dân tộc tại chỗ Xê Đăng, Ba Na, Dẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm, Hre), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53%. Dân số thưa, phân bố không đều; phần lớn dân cư phân bố ở khu vực thành phố Kon Tum (chiếm khoảng 32%), còn lại ở các huyện có số dân dao động từ khoảng 26.000 đến 72.000 người. Mật độ dân số bình quân trên toàn tỉnh là 55 người/km2, nơi mật độ dân số đông nhất là 396 người/km2 (thành phố Kon Tum), nơi mật độ dân số thấp nhất là 9 người/km2 (huyện Ia H'Drai). Tỉ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 13,6%. Sinh kế chủ yếu của người dân trên địa bàn tỉnh là sản xuất nông nghiệp.

Về hành chính, tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 09 huyện và 01 thành phố, với 102 xã, phường, thị trấn (trong đó có 13 xã biên giới giáp Lào và Campuchia); 02 huyện được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (huyện Kon Plông, huyện Tu Mơ Rông) và 01 huyện được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (huyện Ia H’Drai).

5. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh hằng năm khá cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 9,13%/năm(1), Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ(2). GRDP bình quân đầu người tăng từ 29,81 triệu đồng năm 2015 lên 46,58 triệu đồng năm 2020. Thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt khoảng 3.505 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 11,49%/năm.

a) Nông lâm thủy sản

- Nông nghiệp: Nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu. Việc dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp ở những nơi có điều kiện để xây dựng cánh đồng lớn(3), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ được chú trọng triển khai, một số sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu(4); thực hiện chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa thiếu nước tưới vụ Đông Xuân(5). Đã thành lập và đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Kon Plông, huyện Đăk Hà; đang đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Kon Tum; diện tích cây cao su, cà phê đều tăng(6).

- Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng phát triển theo hướng bền vững, việc cho thuê rừng để kinh doanh, giao đất rừng cho người dân quản lý bảo vệ, kinh doanh dưới tán rừng, trồng rừng nhằm phát triển kinh tế và tăng thu nhập tiếp tục được triển khai thực hiện(7). Việc phát triển rừng có nhiều chuyển biến đáng kể, diện tích rừng trồng ngày càng tăng, góp phần duy trì và nâng độ che phủ rừng của tỉnh lên 62,85% (tăng 0,45% so với năm 2015).

- Thủy sản: Nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển theo đúng định hướng, diện tích, năng suất và sản lượng liên tục tăng trong những năm gần đây, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2020 ước đạt 5.500 tấn, tăng 1,7 lần so với năm 2015.

- Phát triển nông thôn: Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt kết quả tích cực, toàn tỉnh có 27 xã đạt 19/19 tiêu chí, 04 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 51 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, 03 xã đạt từ 8 đến 9 tiêu chí, không có xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí; cơ sở hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn ngày càng được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, nâng cao cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với khu vực nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

b) Công nghiệp - xây dựng

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt 7.150 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng bình quân 11,5%/năm. Các ngành công nghiệp có lợi thế được quan tâm đầu tư (chế biến cao su, cà phê, sắn, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thủy điện, điện gió và điện mặt trời …).

- Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 60 vị trí thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất lắp máy là 656,8 MW; các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió được quan tâm, chú trọng. Dự kiến đến năm 2020, có 30 công trình thủy điện (trong đó: 28 công trình thủy điện nhỏ và 02 công trình thủy điện lớn) hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành với sản lượng điện sản xuất ước đạt là 2,2 tỷ KWh/năm; hình thành và phát triển được 01 khu công nghiệp mới(8), đầu tư cơ sở hạ tầng và đưa vào hoạt động với tổng số mười ba (13) Khu Kinh tế, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp(9).

c) Thương mại, dịch vụ

- Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 11,9%/năm. Hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại phát triển mạnh, một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn, như: Trung tâm thương mại Vincom Plaza Kon Tum; Siêu thị Co.opmart Kon Tum, Vinmart Kon Tum, hệ thống cửa hàng bán lẻ Vinmart+... đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hoá thiết yếu. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 12,63%/năm, xuất khẩu trực tiếp đang có chiều hướng gia tăng và mở rộng thị trường.

- Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư hoàn thiện, lượng khách tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 11,4%/năm; các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần tăng trưởng và quảng bá hình ảnh cho du lịch của tỉnh. Tổ chức rà soát, công nhận điểm, khu du lịch mới để thu hút phát triển du lịch. Nhiều Tour, tuyến, điểm du lịch được đưa vào khai thác và thu hút lượng khách đến ngày một tăng như: Khu du lịch sinh thái Măng Đen phát triển khá sôi động, đã có nhiều điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tham quan và trải nghiệm(10), du lịch sinh thái (tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học) tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăk Uy.

d) Đặc điểm văn hóa xã hội

Do đặc điểm về lãnh thổ cũng như về kinh tế, xã hội…văn hóa Kon Tum mang tính đa dạng, có nhiều nét đặc thù có thể coi tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây nguyên nói chung là một vùng văn hóa mang những sắc thái rõ rệt, phân biệt với các vùng văn hóa khác trên cả nước. Đặc điểm của văn hóa truyền thống tỉnh Kon Tum là văn hóa mang tính cộng đồng, văn hóa mang tính bản địa, văn hóa mang tính chất sinh hoạt lễ thức, văn hóa mang tính truyền miệng và sử dụng vật liệu không bền. Văn hóa, đặc biệt là văn hóa cổ truyền của các dân tộc bản địa tỉnh Kon Tum rất phong phú đa dạng (trên 42 dân tộc) nhiều nét văn hóa khá nguyên thuỷ và thô sơ chưa chịu ảnh hưởng của các nền văn minh khác, cần phải bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đặc sắc này trong sự nghiệp chung của vùng, cũng như sự phát triển của mỗi dân tộc.

Do quá trình di dân, phân bổ lại dân cư và lao động diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh ở Kon Tum, nên càng ngày tỷ lệ người dân tộc bản địa càng thấp so với người Kinh, phạm vi cư trú cũng bị thu hẹp dần, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt cùng với sự giao lưu mạnh mẽ giữa các dân tộc, văn hóa người Kinh đang ảnh hưởng sâu rộng tới vùng dân tộc. Cần phải có các biện pháp bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa, khắc phục mặt trái của quá trình đồng hoá tự nhiên này.

6. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

- Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp và mở mới(11); các tuyến nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, các nước bạn Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan thông suốt, cùng với nhiều tuyến đường huyện, đường đô thị, đường liên xã, giao thông nông thôn được đầu tư, nâng cấp tạo nên mạng lưới giao thông cơ bản hoàn chỉnh, đảm bảo thuận lợi cho sản xuất và phục vụ đời sống của Nhân dân. Phong trào "Toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn" được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh; các đường, ngõ nhỏ ở đô thị và các tuyến đường ở những khu vực khó khăn được tập trung xây dựng đã mang lại hiệu quả thiết thực.

- Toàn tỉnh hiện có 6.082 km đường giao thông, trong đó: Quốc lộ: 444 km; Tỉnh lộ: 495 km; đường huyện: 714,62 km; đường đô thị: 448 km; Đường xã: 948 km; đường thôn, xóm, trục nội đồng: 2.517 km; đường chuyên dùng: 28 km; đường Tuần tra Biên giới: 435 km; đường Trường Sơn Đông 52km. Kết cấu đường Mặt đường bê tông nhựa chiếm 17%; mặt đường bê tông xi măng chiếm 35%; mặt đường nhựa chiếm 12%; còn lại là đường cấp phối và đường đất vẫn chiếm tỷ lệ lớn 36%. Tỷ lệ đường tốt chiếm 40%; tình trạng đường trung bình chiếm 36%.

b) Thủy lợi

Nhiều công trình thủy lợi lớn đã và đang được tu bổ, nâng cấp và xây mới, như: Hồ chứa nước Đăk Pokei; hồ chứa nước phục vụ vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen; Sửa chữa, nâng cấp Đập Bà Tri, Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)…Trên địa bàn tỉnh hiện có 543 công trình thủy lợi(12) phục vụ sản xuất với tổng diện tích tưới theo thiết kế là 17.250 ha (lúa11.734 ha, cây công nghiệp và hoa màu 5.516 ha). Tổng diện tích tưới năm 2019 đạt 20.042,34 ha(13), tăng 4.011,92 ha so với năm 2015. Đã lồng ghép các chương trình, dự án, tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước, vận động khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả với hình thức tưới phun mưa (dạng bét) và tưới nhỏ giọt áp dụng công nghệ Israel, kết quả hiện nay diện tích cây trồng trên cạn áp dụng mô hình tưới nước tiên tiến trên địa bàn tỉnh khoảng 6.451ha, chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như: Cà phê (5.825,91 ha), chanh dây (180,2 ha), rau, đậu các loại (191,43 ha). Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ công trình thủy lợi và công tác ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy để bảo vệ diện tích rừng hiện có và đảm bảo nguồn nước ngầm ổn định.

c) Điện

Việc cấp điện cho các thôn làng chưa có điện từ lưới điện quốc gia được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Đến nay, đã cấp điện đến 10 thôn, làng trắng điện thuộc khu vực gần biên giới, vùng sâu, vùng xa cần tăng cường về an ninh, quốc phòng(14), nâng tỷ lệ số thôn, làng, tổ dân phố có lưới điện quốc gia lên 100% vào năm 2020 (năm 2015 là 97,35%). Hệ thống truyền tải lưới điện được chú trọng đầu tư đưa vào vận hành, góp phần nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,5% (năm 2015 là 98,13%).

d) Cấp, thoát nước và thu gom xử lý chất thải rắn

- Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên toàn tỉnh Kon Tum: Công trình cấp nước tập trung: Tổng số công trình cấp nước tập trung tại khu vực nông thôn toàn tỉnh là 369 công trình (122 công trình hoạt động bền vững, 78 công trình hoạt động bình thường, 85 công trình kém hiệu quả và 82 công trình gần như không hoạt động), trong đó gồm 349 công trình nước tự chảy khai thác nước mặt và 18 công trình bơm dẫn khai thác nước ngầm; Công trình cấp nước nhỏ lẻ: Khu vực nông thôn toàn tỉnh hiện có 56.014 công trình cấp nước nhỏ lẻ, trong đó gồm 52.530 giếng đào; 1.514 giếng khoan nhỏ và 1.970 công trình cấp nước nhỏ lẻ khác (giọt nước, trụ vòi đơn, bồn chứa nước mưa...).

- Hệ thống cấp nước tại thành phố Kon Tum đã được đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước hiện có từ công suất 12.000m3/ngày đêm lên 17.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước ở các thị trấn huyện lỵ tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng(15). Thông qua việc phát triển hệ thống nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan, bể, bồn chứa nước, đã nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 84,1% năm 2015 lên 88,7% vào năm 2019, dự kiến năm 2020 sẽ đạt 90%.

- Hệ thống thoát nước dọc theo các tuyến đường trong đô thị được cải tạo, xây dựng đồng thời với xây dựng nền, mặt đường theo quy hoạch; đã tập trung giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố Kon Tum(16); thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế được xử lý cục bộ ngay tại các công trình trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước chung của đô thị.

- Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn được đầu tư, một số nhà máy xử lý rác đã đi vào hoạt động, góp phần nâng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn tăng từ 66,29% năm 2016 lên 85% năm 2020.

đ) Kết cấu hạ tầng đô thị

Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc. Thành phố Kon Tum ngày càng được đầu tư khang trang và mở rộng; thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được thành lập. Hạ tầng khu hành chính mới huyện Ia H'Drai đang được hoàn thiện; trung tâm huyện lỵ các huyện, trung tâm các xã, cụm xã được đầu tư mở rộng, nâng cấp, ngày càng đồng bộ. Các khu, cụm công nghiệp được tập trung đầu tư, đưa vào hoạt động, cơ bản đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các cơ sở sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh có 06/09 huyện, thành phố đã có bến xe khách tại trung tâm huyện cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Các công trình, dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được tập trung đẩy nhanh thực hiện. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và từng bước hoàn chỉnh để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân.

e) Giáo dục - đào tạo

- Hệ thống trường, lớp học ngày càng được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại; công tác sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn được tổ chức thực hiện, đến nay đã có 27 xã, phường hoàn thành việc sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn, giảm 02 trường mầm non công lập, 27 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở; tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố các cấp học đạt 98,3%, tăng 1,1% so với năm học 2015-2016; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục vùng dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện và có nhiều chuyển biến tích cực; kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở được duy trì và nâng cao; tỷ lệ huy động học sinh các cấp trong độ tuổi hàng năm tăng(17).

- Nguồn nhân lực tiếp tục được chú trọng phát triển. Đội ngũ giảng viên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực(18). Các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn được kiện toàn, sắp xếp lại(19), năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng(20), chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội(21).

g) Dân số và y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Dân số trung bình năm 2020 đạt khoảng 555 nghìn người, tốc độ tăng dân số bình quân 2,25%/năm (trong đó tăng tự nhiên 1,2%); Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,42% năm 2015 xuống còn 1,2% vào năm 2020.

- Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị khám, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp; mạng lưới y tế từng bước được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả, sau khi sắp xếp lại đã giảm được 08 đơn vị tuyến tỉnh, 29 đơn vị tuyến huyện. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế bước đầu đã có kết quả, thu hút được 01 bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tư trên địa bàn(22). Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân được nâng lên23). Tuổi thọ trung bình tăng từ 66,2 tuổi năm 2015 lên 67,2 tuổi năm 2020; tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế ngày một tốt hơn, góp phần làm tăng niềm tin và sự hài lòng của người dân(24). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,3%; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2020 là 37,3% (giảm 2% so với năm 2015); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 23,7% năm 2015 xuống 20,9% năm 2020. 100% xã được công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020. Y tế dự phòng được đẩy mạnh, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được kiểm soát.

h) Thông tin truyền thông

Hệ thống công nghệ thông tin ngày càng được hoàn thiện, mở rộng và phát huy hiệu quả(25); chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông được nâng cao(26); phát thanh, truyền hình ngày càng đa dạng về loại hình và phong phú nội dung, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân; nhiều chương trình thông tin tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, diễn biến kinh tế - xã hội của địa phương được thực hiện kịp thời. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện(27) đã phục vụ có hiệu quả các cuộc họp, giao ban giữa tỉnh và các huyện, thành phố và giữa tỉnh với Trung ương. Đến nay, 100% đơn vị có trang thông tin điện tử và đã liên kết vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Phần III

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến PCTT

- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về tăng cường công tác PCTT và TKCN giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;

- Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;

- Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum;

- Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum;

- Quyết định số 914/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy trình ban hành lệnh vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San;

- Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành kế hoạch PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh năm 2020;

- Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành phương án ứng phó mưa lũ bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi bổ sung một số điều của định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.

- Kế hoạch số 2144/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai; xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực triển khai thực hiện Nghị Quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ tại Văn bản số 2657/UBND-NNTN ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.

- Kế hoạch số 3102/KH-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh;

- Kế hoạch số 3181/KH-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch số 133-KH/TU ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Thông báo số 3117/TB-BCH ngày 23 tháng 8 năm 2020 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

2. Hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và quy chế phối hợp

- Hệ thống Ban chỉ huy PCTT và TKCN được thành lập và hoạt động xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành lập Ban chỉ huy PCTT và TKCN của cơ quan, đơn vị mình.

- Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh đã có quyết định thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp với cơ cấu thành phần bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp - Trưởng ban; Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp - Phó Trưởng ban thường trực; Giám đốc Sở/Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng kinh tế - Phó trưởng ban phụ trách công tác PCTT; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh/Ban chỉ huy Quân sự huyện hoặc Trưởng Công an huyện - Phó trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn; các thành viên Ban chỉ huy là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đơn vị có liên quan.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban PCTT và TKCN tỉnh. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo, điều hành chung các mặt công tác PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là Phó Trưởng ban thường trực thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc thường xuyên, xử lý các công việc khi Trưởng ban đi vắng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực về phòng chống thiên tai. Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là Phó trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai.

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã được kiện toàn theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh; quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tại Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2019 và Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy tại Thông báo số 3117/TB-BCH ngày 23 tháng 8 năm 2020 (kèm theo phụ lục 1).

- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đặt tại Chi cục Thủy lợi và sử dụng bộ máy của Chi cục Thủy lợi để giúp việc cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng kinh tế thành phố là cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện. Đơn vị đầu mối, có trách nhiệm trong công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Công tác dự báo, cảnh báo sớm

- Việc dự báo, cảnh báo sớm về thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh dựa vào thông tin dự báo của cơ quan Khí tượng Thủy văn và thông tin bổ sung từ hệ thống các trạm đo mưa, trạm đo mực nước chuyên dùng tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hệ thống đo mưa tự động do Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quản lý; trang web http://daikttvkontum.com.vn và bản tin của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

- Trên cơ sở phương án ứng phó mưa lũ bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh; kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; kế hoạch về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Các chủ đập thủy điện, đơn vị quản lý khai thác hồ đập thủy lợi đã xây dựng phương án phòng chống thiên tai; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trên cơ sở các bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, hồ chứa đã được phê duyệt, làm công cụ hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, điều hành khi có các tình huống mưa lũ, sự cố công trình xảy ra.

- Hệ thống tháp cảnh báo lũ được xây dựng tại các địa phương (thành phố Kon Tum, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Plông, Ngọc Hồi, Đăk Glei và Tu Mơ Rông) phục vụ cho công tác cảnh báo lũ, ngập lụt tại các vị trí thấp trũng, ngầm tràn, khu vực hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để người dân được biết, phòng tránh khi có mưa lũ xảy ra.

4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai

Số vật tư, phương tiện, trang thiết bị hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bao gồm: Nhà bạt; phao cứu sinh các loại; xuồng, ca nô; rọ thép; đá hộc; máy phát điện; loa phóng thanh cầm tay; bộ đàm… Ngoài ra huy động thêm xe tải, xe cứu thương, máy xúc, máy đào…từ các địa phương, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn (kèm theo phụ lục 2).

5. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn

- Các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh: Quân đội, Biên phòng, Công an và các lực lượng của Sư đoàn 10/Quân Đoàn 3 đứng chân trên địa bàn tỉnh là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống thiên tai; chủ lực trong công tác phòng chống, ứng phó, sơ tán, giúp dân chằng chống nhà cửa, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục bước đầu sau thiên tai trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Các đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng khi có lệnh, chủ động ứng cứu trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm do ảnh hưởng của mưa bão, lũ quét, sạt lở... Các sở, ban ngành, hội đoàn thể sẵn sàng tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc cơ quan, đơn vị và chi viện cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ, ngập lụt và sạt lở đất. Là một lực lượng có chuyên môn, kiến thức; nếu được trang bị về phương tiện, điều kiện làm việc đầy đủ, sẽ góp phần đáng kể giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

- Lực lượng xung kích PCTT trên địa bàn các huyện, thành phố. Ở cấp xã, đã và đang thành lập Đội xung kích Phòng, chống thiên tai, lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ. Các đội xung kích PCTT cấp xã được củng cố, kiện toàn theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai. Thành phần của Đội bao gồm Dân quân tự vệ, Công an xã, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Công chức địa chính - xây dựng, Công chức văn phòng - thống kê, Công chức văn hóa - xã hội, Y tế cấp xã và cán bộ thôn hoặc tổ dân phố. Đội Xung kích PCTT cấp xã là lực lượng thường trực, thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo sự phân công của Trưởng ban Ban Chỉ huy cấp xã.

6. Thông tin, truyền thông trong Phòng, chống thiên tai

- Truyền tin về công tác chỉ đạo, chỉ huy: Ủy ban nhân dân các cấp và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các phòng ban liên quan và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền về nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng và người dân. Phương thức truyền phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thông qua: Văn bản điện tử, fax, email, hệ thống truyền hình, phát thanh, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác.

- Thông tin về phòng chống thiên tai được đăng tải, cập nhật lên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh www.kontum.gov.vn; Facebook Thông tin phòng chống thiên tai Kon Tum.

7. Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong Phòng, chống thiên tai

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp thành lập theo Luật Phòng chống thiên tai và được kiện toàn hằng năm nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy, điều hành trên phạm vi toàn tỉnh. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, triển khai công tác PCTT và TKCN ở cơ quan, đơn vị.

- Các lực lượng vũ trang tỉnh thường xuyên được củng cố, tập huấn, diễn tập rèn luyện kỹ năng trong công tác phòng, chống thiên tai. Hằng năm cán bộ, chiến sĩ tham gia các lớp tập huấn về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Trung ương tổ chức. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh hằng năm có kế hoạch hiệp đồng các đơn vị chủ lực của Quân khu, Bộ Quốc phòng đóng trên địa bàn, tổ chức lực lượng, phương tiện, phân công khu vực khi ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Năng lực phòng chống thiên tai của các sở, ban ngành, địa phương đã từng bước được củng cố, nâng lên thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn tập, truyền thông hàng năm, nhất là hoạt động của Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” được triển khai thực hiện tại các cấp, các ngành.

- Với đặc điểm dân cư đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số, phân bố rải rác, chủ yếu là dân nhập cư từ nhiều vùng miền khác nhau với phong tục, tập quán, canh tác cũng khác biệt nhau, mặt bằng dân trí khác biệt nhau rất lớn giữa các trung tâm thành thị với các vùng nông thôn. Thêm vào đó, đặc điểm khí tượng, thủy văn theo các vùng, các khu vực trong tỉnh phân bố cũng rất khác nhau. Do vậy, nhận thức của cộng đồng về thiên tai trên địa bàn tỉnh cũng rất khác nhau.

Người dân địa phương đều chưa được tiếp cận một cách có hệ thống về thiên tai và các biện pháp phòng chống thiên tai thông qua các buổi tập huấn, hướng dẫn do các cấp, các ngành tổ chức. Chỉ mới triển khai đến đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách được giao nhiệm vụ PCTT và TKCN của cấp tỉnh, huyện. Đối với cấp xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư chưa được triển khai.

- Có thể nhận định rằng hầu hết nhận thức cộng đồng về thiên tai đều có đặc điểm chung là mang tính phán đoán, cảm nhận, hiểu biết một cách chung chung thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và chủ yếu là nhận biết để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Hoàn toàn chưa thể hiểu biết sâu sắc về bản chất hiện tượng, chưa thể nhận biết được những thiên tai đang tiềm ẩn tại nơi, khu vực mà mình sinh sống cũng như mức độ nguy hiểm của mỗi loại hình thiên tai, các phương thức phòng chống có khoa học, tiết kiệm, dễ làm và hiệu quả. Đồng thời, họ cũng chưa nhận thức được vị trí, vai trò, sự đóng góp của mỗi cá nhân, cả cộng đồng trong nhiệm vụ PCTT và TKCN nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

8. Đánh giá năng lực các cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai

a) Hệ thống công trình phòng, chống thiên tai

Toàn tỉnh hiện có 73 hồ chứa thủy lợi (19 đập, hồ chứa lớn; 28 đập, hồ chứa vừa; 26 đập, hồ chứa nhỏ) thuộc đối tượng quản lý an toàn đập theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó có 14 hồ chứa điều tiết bằng cửa van, còn lại tràn tự do. Đơn vị quản lý khai thác đã tổ chức vận hành, điều tiết công trình đúng theo quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn công trình và khu vực vùng hạ du. Đã tổ chức lập và phê duyệt Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho 17 công trình, hiện tại đang triển khai lập phương án cho 07 công trình. Qua kiểm tra, rà soát các hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa, lũ là 22 công trình cần sửa chữa khắc phục trong thời gian tới.

Công tác rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Qua theo dõi quan trắc mực nước xả tràn trong các năm gần đây lưu lượng xả lũ đều nhỏ hơn lũ thiết kế. Vì vậy, vùng hạ du hồ chứa nước hầu hết đều đảm bảo khả năng thoát lũ khi xả lũ với lưu lượng nhỏ hơn lưu lượng thiết kế. Riêng một số hồ chứa nước, vùng hạ du có hệ thống tiêu thoát lũ không đảm bảo, chủ yếu là do người dân lấn chiếm vào suối tự nhiên sau tràn, để sản xuất hoặc công trình thoát nước ngang đường giao thông không đảm bảo, nên khi hồ xả lũ thường bị ngập lụt đất sản xuất, đường giao thông ở vùng hạ du. Đặc biệt, các hồ chứa vùng hạ du có khu tập trung dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng (như Hồ Đăk Uy, huyện Đăk Hà; Hồ Đăk Hơ Niêng, huyện Ngọc Hồi...) khi xả lũ với lưu lượng nhỏ hơn lưu lượng thiết kế vùng hạ du đảm bảo thoát lũ, chưa bị ảnh hưởng ngập lụt.

Hệ thống công trình thủy điện trên sông Sê San: Thượng Kon Tum, Đăk Bla 1, Plei Krông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A được vận hành tuân thủ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Sê San đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2018 và các quy trình vận hành đơn hồ do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Nhằm quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước của các hồ chứa thủy điện gắn chế độ vận hành phát điện với các yêu cầu về đảm bảo an toàn cho công trình, phòng, chống lũ, lụt và điều tiết nước cho hạ du để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường của các địa phương trên lưu vực sông, đảm bảo duy trì lưu lượng xả nước cho hạ du về phía Campuchia. Ngoài ra trên sông Đăk Bla đoạn qua thành phố Kon Tum được đầu tư xây dựng hồ cắt lũ kết hợp phát điện Đăk Bla nhằm giảm lũ cho khu vực thành phố Kon Tum.

Trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện các dự án kè chống sạt lở để bảo vệ bờ sông như: Kè chống sạt lở sông Đăk Bla (đoạn qua làng Plei Đôn và làng Kon Rờ bàng thành phố Kon Tum; bờ nam đoạn thương lưu cầu Đăk Bla); Kè chống sạt lở bờ suối Đăk Ter huyện Tu Mơ Rông, Kè chống sạt lở sông Pô Cô; Kè chống sạt lở tuyến đường ĐH83 (đoạn Km 4+350) từ thị trấn đi xã Đăk Nhoong huyện Đăk Glei.... Các dự án được thực hiện bằng giải pháp kè, bảo vệ bờ bằng kết cấu tấm đan bê tông cốt thép, gia cố chân bằng các hàng ống buy, đồng thời gia cố cọc Bê tông cốt thép các vị trí xung yếu.... Qua đó đã chống được hiện tượng sạt lở, tạo cảnh quan đô thị của hơn 10 km bờ sông, bờ suối nhằm bảo vệ đất sản xuất, khu dân cư và các công trình cơ sở hạ tầng. Do ảnh hưởng của mưa lũ nhiều đoạn sông, suối (sông Đăk Bla đoạn qua thành phố Kon Tum, sông Pô Kô đoạn qua thị trấn Đăk Glei, sông Đăk Pne đoạn qua xã Tân Lập, sông Đăk Tơ Kan, thị trấn Đăk Tô, suối Đăk Sia huyện Sa Thầy) bị sạt lở nghiêm trọng. Do đó, việc khắc phục những công trình, dự án kè chống sạt lở bờ sông, bờ suối là hết sức quan trọng, mang tính cấp thiết của địa phương.

b) Hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn (KTTV)

Tỉnh Kon Tum với diện tích rộng 9.674,18 km2 hiện có 16 trạm đo mưa chuyên dùng; 03 trạm khí tượng (thành phố Kon Tum 01 trạm, huyện Đăk Tô 01 trạm, huyện Kon Plong 01 trạm ); 50 trạm đo mưa tự động (được lắp đặt tại các khu vực trong tỉnh và tại hồ chứa thủy lợi, thủy điện); 15 trạm đo mực nước (có 04 trạm Thủy văn trên hai sông chính là Pô Kô: 01 trạm, Đăk Bla: 02 trạm, Đăk Tờ Kan 01 trạm và 11 trạm tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện) và 05 trạm cảnh báo giông sét. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh hiện đang quản lý 20 trạm đo mưa tự động được lắp đặt tại các huyện, thành phố (do Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai hỗ trợ). Các trạm quan trắc KTTV do nhiều đơn vị cơ quan quản lý vận hành, tuy nhiên số liệu được cung cấp và truyền tải đến cho Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh phục vụ cho công tác cảnh báo, dự báo thời tiết, thiên tai trên địa bàn.

c) Hệ thống giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn

Hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ tuyến Quốc lộ (QL 24, 14C, 40, 40B, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn) đến tỉnh lộ (TL 671, 672, 673, 674, 675, 676, 677, 678, đường Tái định cư thủy điện Plei Krông, Đường Sa Thầy - Yaly - Thôn Tam An (Xã Sa Sơn) - Ya Mô Làng Rẽ (Mô Ray), đường Ngọc Hoàng - Măng But - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh, đường tuần tra biên giới) giao thông nông thôn, đến cả các xã vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, khi có mưa lũ lớn hệ thống giao thông thường xuyên bị sạt lở taluy âm, taluy dượng tại các vị trí xung yếu gây ách tắc giao thông, đặc biệt các tuyến đường liên huyện, liên xã thường bị ngập lụt tại các ngầm tràn, xói lở rảnh mặt đường, sụt lún, sình lầy, đứt đường và khó khăn trong ứng phó thiên tai.

9. Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung PCTT trong các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển kinh tế - xã hội

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng công tác phòng, chống thiên tai: Trong giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương thực hiện một số nhiệm vụ phòng chống thiên tai cấp bách như: Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đảm bảo an toàn đập thủy lợi, hồ chứa nước, kè chống sạt lở bờ sông, dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn,… với tổng kế hoạch trung hạn đã bố trí đến kế hoạch năm 2020 là 1.125.167 triệu đồng.

- Về lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội: Thực hiện quy định tại Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành liên quan và các địa phương căn cứ nguyên tắc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai, tổ chức triển khai thực hiện quy trình lồng ghép từ rà soát, đánh giá việc thực hiện phòng, chống thiên tai trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch; phân tích tình trạng và khả năng chống chịu thiên tai của các đối tượng dễ bị tổn thương trong tương lai về kinh tế, xã hội và môi trường; xác định các nguyên nhân dẫn đến thiệt hại của từng lĩnh vực, đến xác định các giải pháp phòng, chống thiên tai theo thứ tự ưu tiên phù hợp với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trong công tác lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội của từng ngành, từng cấp theo hướng dẫn.

Nội dung phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu được xác định là một thành phần trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội; với mục tiêu phát triển bền vững, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thủy văn và diễn biến thiên tai tác động trên từng vùng, từng lĩnh vực và nâng cao năng lực ứng phó, chủ động phòng, chống thiên tai hiệu quả; tập trung vào các biện pháp phi công trình để triển khai thực hiện (tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành; xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể, chi tiết phòng chống, ứng phó thiên tai; tuyên truyền, nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo; chủ động di dời người dân trong khu vực xung yếu, khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai cao; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; diễn tập phương án ứng phó thiên tai...), đối với biện pháp phi công trình, ngoài ưu tiên đầu tư các dự án phòng chống thiên tai tại những khu vực trọng yếu (dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai, kè chống sạt lở khu dân cư, bờ sông, suối,...), công tác khơi thông dòng chảy tiêu thoát lũ, cắm mốc hành lang an toàn giao thông, lưới điện, lắp đặt biển cảnh báo khu vực xung yếu, trạm đo mưa tự động phục vụ công tác dự báo và cảnh báo thiên tai,... được quan tâm đầu tư thực hiện.

Nhìn chung, việc thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội đã tạo sự chủ động cho các ngành, địa phương, giảm thiểu tác động tiêu cực đến mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực; nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

10. Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết

- Ngay khi kết thúc các đợt thiên tai, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, đánh giá thiệt hại, xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch khôi phục và tái thiết, huy động nguồn lực tại địa phương, bao gồm ngân sách dự phòng, Quỹ phòng chống thiên tai tổ chức khôi phục và tái thiết. Trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ.

- Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt, kịp thời công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của Nhân dân. Các sở, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là sự tham gia của lực lượng vũ trang, Đoàn Thanh niên; công tác khắc phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, khôi phục sản xuất; lắp dựng nhà tạm cho dân, cấp phát hàng cứu trợ được kịp thời, sớm ổn định cuộc sống người dân.

- Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh đã kiện toàn Ban vận động tiếp nhận, phân phối và quản lý, sử dụng tiền hàng cứu trợ tỉnh, vận động được nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ. Tiền, hàng cứu trợ cấp phát đến người dân kịp thời, đúng đối tượng. Mặc dù trong những năm gần đây thiên tai hạn hán, mưa lũ lớn nhưng với sự tham gia của hệ thống chính trị, các tổ chức và cá nhân tình nguyện; sau thiên tai không xảy ra nạn đói, dịch bệnh, sớm ổn định đời sống và sản xuất người dân.

11. Nguồn lực tài chính

- Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai chủ yếu từ nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; ODA.

- Ngân sách địa phương, Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh còn rất hạn hẹp, chủ yếu để xử lý cấp bách một số sự cố do thiên tai gây ra.

- Ngân sách chi cho các hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh khoảng 300 triệu đồng/năm. Ở cấp huyện, xã, phường kinh phí dành cho hoạt động này hầu như là không có.

- Ngân sách chi cho nhiệm vụ tuyên truyền, tập huấn, diễn tập và mua sắm trang thiết bị, vật tư, dụng cụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở các cấp hầu như là không được bố trí trong kế hoạch hàng năm hoặc chỉ có với chi phí rất thấp. Vì vậy khi có thiên tai xảy ra trên diện rộng và phức tạp sẽ không đáp ứng được nhu cầu.

- Ngân sách các sở, ngành, đơn vị trang bị những điều kiện thiết yếu phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Phần IV

ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI

1. Các cấp độ rủi ro của thiên tai

a) Hạn hán (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1)

Ở tỉnh Kon Tum mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa năm cộng với lượng bốc hơi lớn trên 1.400 mm/năm đã gây nên tình trạng khô hạn gay gắt làm cho phần lớn diện tích canh tác vụ Đông Xuân bị thiếu nước. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, lượng mưa đo được thấp hơn trung bình nhiều năm từ 30-50%, mùa mưa lại kết thúc sớm. Thêm vào đó hầu hết các sông suối trên địa bàn có lòng sông hẹp, độ dốc lớn, lớp thảm phủ bị suy giảm nên lượng nước trong các sông suối cạn kiệt rất nhanh.

Tính chất bất thường của thời tiết cũng thể hiện khá rõ ở tình hình nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trong những năm gần đây. Thời gian khô hạn và mức độ khô hạn, thiếu nước đang có sự gia tăng rõ rệt, kéo theo những hệ lụy đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất và môi trường của tỉnh. Theo số liệu thống kê từ năm 2016-2020 số diện tích cây trồng (lúa, cà phê, hồ tiêu, sắn, rau màu...) trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do hạn hán khoảng 5.596 ha, xảy ra ở hầu hết các huyện, thành phố, đặc biệt là thành phố Kon Tum, Đăk Hà, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Kon Rẫy...

b) Gió lốc, dông sét, mưa đá (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1)

Do hoàn lưu các đới gió trong thời gian chuyển mùa (tháng 3, tháng 4, tháng 5) kết hợp với địa hình đồi, núi xen kẽ thung lũng và lượng ẩm trong đất, không khí thay đổi đột ngột, hình thành những luồng gió lốc, dông sét kèm theo mưa, thâm chí là mưa đá. Đây là hiện tượng thiên nhiên cực đoan xảy ra không theo chu kỳ mà xuất hiện bất chợt theo từng cơn do đó rất bị động. Mức độ ảnh hưởng trung bình và phạm vị ảnh hưởng nhỏ, hơn nữa do đặc điểm thiên tai của tỉnh ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới nên kết cấu nhà thường rất hạn chế trong nhiệm vụ chống chọi với thiên tai. Hàng năm, trên địa bàn thành phố Kon Tum, huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Kon Plông... đều xảy ra hiện tượng thiên tai trên gây thiệt hại đáng kể về người, nhà cửa và tài sản của nhân dân.

c) Mưa lớn (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1-2)

Mùa mưa trên địa bàn tỉnh Kon Tum bắt đầu từ tháng 5 cho đến hết tháng 10, riêng vùng Đông Bắc tỉnh kéo đến tháng 11. Hiện tượng mưa lớn chủ yếu xảy ra ở các tháng 8-10 do chịu ảnh hưởng thời tiết của Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, nhiễu động trong đới gió đông trên cao. Hàng năm thường xảy ra một vài trận mưa lớn kéo dài từ 1 đến 2 ngày với lượng mưa đo được trên 200mm, đã gây ngập lụt ở các khu vực thấp trũng, lũ, lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu...

d) Bão, áp thấp nhiệt đới (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3)

Kon Tum là một tỉnh miền núi, phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh được che chở bởi dãy núi Trường Sơn nên ít khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tuy nhiên, bão và áp thấp nhiệt đới là nhiễu động khí quyển mạnh, thường kèm theo mưa lớn nên khi có bão và áp thấp nhiệt đới ở các tỉnh Duyên hải Trung bộ, tỉnh Kon Tum cũng chịu tác động một phần, chủ yếu là ảnh hưởng gây mưa lớn kéo dài; lượng mưa ngày lớn nhất ở Kon Tum khi có ảnh hưởng của bão có thể lên trên 200mm đến gần 300mm.

e) Lũ quét, sạt lở đất (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1-2)

Kon Tum là một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng tác động của sự biến đổi khí hậu. Trong đó, yếu tố mưa (lượng mưa, phân bố mưa và cường độ mưa) có những thay đổi khá rõ nét, mà đây lại là tác nhân chính sinh lũ quét và sạt lở đất. Hiện tượng mưa tập trung với cường độ mạnh và lượng lớn đã có tần suất xuất hiện nhiều hơn, là nguyên nhân chủ yếu làm cho loại hình thiên tai lũ quét, sạt lở đất xuất hiện ngày càng nhiều, càng nguy hiểm hơn.

Các hoạt động của con người đã góp phần đáng kể vào nguyên nhân hình thành và gia tăng mức độ nguy hiểm của lũ quét và sạt lở đất. Cùng với việc chặt phá rừng là việc đào bới, san ủi để xây dựng công trình, làm đường giao thông; khai thác khoáng sản; các hoạt động đắp đập tạm, ngăn sông suối để lấy nước trong mùa khô nhưng lại không trả lại trạng thái tự nhiên trong mùa mưa,...làm thay đổi diện mạo lưu vực, làm đất xung yếu dễ bị sạt lở.

* Lũ quét (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1-2): Tỉnh Kon Tum với địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, trong đó riêng địa hình có độ dốc từ 15º trở lên chiếm gần 2/5 diện tích toàn tỉnh. Mặc dù là nơi có độ dốc lớn, nhiều khe suối hẹp; kết cấu đất có độ bền vững không cao nhưng với sự che chở của cây rừng, cũng như cường độ mưa thường không lớn nên trước đây hiện tượng lũ quét ít xảy ra. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự thay đổi mạnh mẽ của bề mặt lưu vực, nhất là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích và mật độ cây rừng, kết hợp với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lại chịu sự tác động của biến đổi khí hậu với cường độ mưa tăng mạnh nên hiện tượng này đã xuất hiện nhiều lên một cách đột biến. Ở những nơi đất dốc làm cho dòng nước mưa tập trung vào sông suối nên lũ quét xảy ra khi có mưa lớn là khó tránh khỏi.

Lũ quét là một trong những thiên tai thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lòng suối lớn, khi có cường độ mưa lớn tập trung mà đường thoát nước không kịp sinh ra lũ quét; lũ quét cũng có thể xảy ra do nguyên nhân như: địa chất yếu, vỡ các hồ chứa nước các công trình thủy lợi, thủy điện và sạt lở đất, đá lấp các dòng chảy khi vỡ tạo nên… lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng rất khốc liệt và thường gây ra những tổn thất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng, hủy hoại môi trường sinh thái trên địa bàn các huyện (Kon Plông, Đăk Glei, Tu Mơ Rông...). Lũ quét đã và đang là hiểm họa thực sự đối với nhân dân tỉnh Kon Tum, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số các xã vùng sâu, vùng xa.

* Sạt lở đất (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1-2): Nguyên nhân chính gây ra sạt lở đất là: Sau nhiều ngày mưa, đất sườn đồi vốn rất dốc bị bão hòa nước, mất thế cân bằng, đất đá dễ bị trượt lở. Mặt khác ở những khu vực rừng bị tàn phá, lớp thổ nhưỡng bị phong hóa khi gặp mưa lớn kéo dài thường gây ra sạt trượt các bờ taluy ở những nơi có độ dốc lớn. Khi mưa xuống, dòng nước tập trung nhanh, chảy mạnh sẽ dễ dàng làm xói lở từng mảng dẫn đến sụt lở cả một vùng rộng lớn, làm bào mòn, rửa trôi hàng triệu mét khối đất đai mầu mỡ, nhiều đoạn đường thuộc các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh thường xuyên bị sạt lở với mức độ nghiêm trọng, gây đứt đường, chia cắt giao thông. Ngoài ra do ảnh hưởng của mưa lũ trong những năm gần đây đã làm nhiều đoạn sông suối trên địa bàn tỉnh Kon Tum bị sạt lở nghiêm trọng gây mất đất sản xuất, đất thổ cư và nhà cửa, đe dọa đến tính mạng của người dân, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của Nhân dân trong khu vực.

g) Lũ và ngập lụt (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1-2)

Loại hình thiên tai này thường xuyên xảy ra nhất ở tỉnh Kon Tum; hầu như năm nào cũng xảy ra, kể từ năm 1990 trở lại đây. Lũ, ngập lụt tập trung chủ yếu ở các khu vực như thành phố Kon Tum, huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Kon Rẫy và Sa Thầy thuộc các vùng bãi bồi ven hai bờ sông, suối như: Đăk Bla, Pô Kô...thời gian ngập lụt tương đối ngắn. Những năm có lũ đặc biệt lớn như 1996, 2006, 2009 thời gian ngập kéo dài từ 2-3 ngày, gây ảnh hưởng lớn sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hiện tượng sạt lở bờ sông, suối xảy ra cũng tương đối nghiêm trọng, hằng năm các bờ sông bị sạt lở ăn sâu vào đất liền gây mất đất sản xuất, đe dọa đến các công trình cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến nhà cửa của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

h) Rét hại (cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1)

Loại hình thiên tai này chỉ xảy ra ở các xã Măng Cành, Đăk Long, xã Hiếu, Măng Bút thuộc huyện Kon Plông (thời gian xảy ra cuối tháng 12 hàng năm) gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, chăn nuôi và sức khỏe của người dân trên địa bàn.

2. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng ngày càng phức tạp. Thiên tai diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão (bão số 4 năm 2016, bão số 12 của năm 2017, bão số 4 năm 2018, bão số 6 năm 2019), áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, lốc xoáy, dông sét, hạn hán... gây thiệt hại về người, nhà cửa, tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân, đe dọa đến tính mạng và nguy cơ mất an toàn cho các công trình hạ tầng cơ sở. Tính trung bình mỗi năm thiên tai đã gây thiệt hại cho tỉnh khoảng 200 tỷ. Điển hình vụ Đông xuân 2015-2016, hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra trên diện rộng, có khoảng 4.194 ha diện tích cây trồng bị thiệt hại, 107 công trình nước sinh hoạt, 8.652 giếng nguồn nước bị cạn kiệt ảnh hưởng đến nhu cầu nước sinh hoạt của 13.000 hộ dân. Năm 2018, mưa lũ, gió lốc, giông sét, sạt lở đã làm 04 người chết; bị thương 06 người; 250 hộ dân bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất thuộc các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Sa Thầy và Ia H'Drai cần phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn; hàng trăm ngôi nhà, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, sụt lún gây ách tắc giao thông, hàng chục công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế bị hư hỏng,...Ba đối tượng chính dễ bị tổn thương là con người, phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng (kèm theo phụ lục 3).

Phần V

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I. Tổ chức phòng ngừa, giảm thiểu

1. Giải pháp phi công trình

1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách

a) Hàng năm rà soát và kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh và phân công nhiệm vụ các thành viên nhằm huy động tối đa nguồn lực của các cơ quan, tổ chức tham gia công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

b) Bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh, trong đó được sử dụng trong cả 3 giai đoạn PCTT (Gồm giai đoạn phòng ngừa, giảm thiểu; giai đoạn ứng phó và giai đoạn khắc phục hậu quả, tái thiết), ưu tiên cho giai đoạn phòng ngừa, giảm thiểu.

c) Xây dựng các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.

d) Rà soát chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, các bộ, ngành Trung ương đang rà soát và dự thảo Nghị định bổ sung, sửa đổi một số điều Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, do đó sau khi có chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp... có hiệu lực thi hành thì địa phương cần phải bổ sung, sửa đổi Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum cho phù hợp với Nghị định mới sẽ ban hành.

1.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy tăng cường năng lực quản lý thiên tai

a) Kiện toàn tổ chức, bộ máy Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp đảm bảo năng lực hoạt động có hiệu quả;

b) Rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp nhằm tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả

c) Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp tỉnh, huyện, xã bằng các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.

d) Rà soát, xây dựng lực lượng xung kích PCTT cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT.

e) Đầu tư trang thiết bị cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp thực hiện nhiệm vụ với diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai: Văn phòng làm việc, trang thiết bị họp trực tuyến, trang thiết bị văn phòng.

g) Tăng cường năng lực và trang thiết bị cho lực lượng PCTT và TKCN: lực lượng vũ trang tỉnh, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Mua sắm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN.

h) Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và TKCN. Trước mắt đảm bảo liên lạc thông suốt của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

i) Xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh với các Tổ chức chính trị, xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng tham gia phòng chống thiên tai.

k) Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

1.3. Lập, rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, phương án

a) Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai.

b) Rà soát quy hoạch bố trí dân cư các vùng có nguy cơ thiên tai giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm xây dựng và thực hiện các dự án Tái định cư, ổn định đời sống và sản xuất nhân dân.

c) Rà soát, cập nhật các phương án, kế hoạch ứng phó thiên tai các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo cấp độ rủi ro thiên tai: Cập nhật phương án ứng phó với mưa bão, lũ quét, sạt lở; xây dựng và cập nhật phương án ứng phó hạn hán.

1.4. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các chủ hồ đập, tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện tăng cường thông tin liên lạc với cơ quan Khí tượng Thủy văn (KTTV) của tỉnh để kịp thời nắm bắt về tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành và vận hành hồ đập.

- Cơ quan Khí tượng Thủy văn cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại bản tin khí tượng thủy văn phục vụ công tác phòng chống thiên tai, nhất là khi có ảnh hưởng của bão, mưa, lũ lớn. Tuân thủ chặt chẽ quy trình ra bản tin dự báo; thực hiện đa dạng hóa các loại hình bản tin dự báo KTTV, trong đó có việc chi tiết hóa các bản tin của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, mở rộng đối tượng sử dụng bản tin và đơn giản hóa để mọi đối tượng sử dụng bản tin đều hiểu rõ nội dung đưa tin.

- Lắp đặt hệ thống quan trắc KTTV chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai: tự động quan trắc lượng mưa, mực nước tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và các khu vực trong tỉnh. Tổ chức lắp đặt camera giám sát việc quản lý vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy định.

- Lắp đặt thiết bị cảnh báo các khu vực bị ngập sâu: Ngầm tràn, trũng thấp; sạt lở đất: Các khu vực thường xuyên bị ngập sâu ngầm tràn đường giao thông; vùng trũng thấp ven sông, suối; khu vực có nguy cơ sạt lở đất được lắp đặt các biển, bảng cảnh báo.

- Lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ trực tuyến ở các lưu vực sông có nguy cơ lũ nhằm kịp thời theo dõi lưu lượng dòng chảy để dự báo, cảnh báo khi có ảnh hưởng của bão, mưa, lũ.

1.5. Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống thiên tai cộng đồng

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai

Chủ động bố trí kinh phí từ Quỹ Phòng chống thiên tai tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho các huyện, xã, tập trung ưu tiên những khu vực có mức độ rủi ro cao. Thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp tổ chức; lồng ghép các chương trình hội nghị, hội thảo các cấp để tăng cường năng lực, nhận thức, nhằm tuyên truyền, truyền thông đến mọi người trong cộng đồng.

Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng PCTT cho đội ngũ cán bộ công tác PCTT các cấp; mỗi quý tổ chức ít nhất 02 đợt tuyên truyền tuyên truyền, phổ biến kỹ năng PCTT trên hệ thống truyền thanh - truyền hình huyện và hệ thống loa ở các thôn/khối; 02 năm tổ chức 01 lần diễn tập PCTT và TKCN cấp xã; 05 năm tổ chức 01 lần diễn tập PCTT và TKCN cấp huyện.

b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng

Nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về phòng tránh thiên tai bằng các chương trình: truyền thông để phát thanh trên Đài Phát thanh cấp xã; phổ biến kiến thức PCTT trong nhà trường; tuyên truyền với hình thức băng rôn, tờ rơi, panô, áp phích... (các nhiệm vụ, hoạt động kèm theo phụ lục 4).

2. Giải pháp công trình

- Đây là nhiệm vụ cấp bách nhất và thiết thực nhất để hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra do đó nhiệm vụ này phải được ưu tiên và chú trọng hàng đầu. Do nguồn kinh phí của tỉnh rất hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư thì lớn nên không thể xây dựng tiến độ thực hiện cho từng năm vì còn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước cấp. Trước mắt để xây dựng các công trình kiên cố đồng bộ và đồng loạt thì tiến hành kiểm tra, rà soát các công trình bị hư hỏng nặng, xuống cấp tùy theo mức độ khẩn cấp để ưu tiên thực hiện trước.

- Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai, các sở ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập kế hoạch trung hạn khôi phục, nâng cấp công trình, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Như kế hoạch nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước bị xuống cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa và nguồn nước. Đầu tư xây dựng kè chống sạt lở các bờ sông, kiên cố hóa kênh mương; kế hoạch nâng cấp hệ thống Quốc lộ, Tỉnh lộ và giao thông nông thôn. Xây dựng hệ thống cầu, cống đảm bảo kết nối giao thông và tiêu thoát lũ; Nâng cấp, kiên cố hóa trường học; hệ thống điện, thiết bị và phương tiện bảo đảm cung cấp điện an toàn; Sửa chữa, nâng cấp bệnh viện, trạm y tế bảo đảm công tác khám và điều trị bệnh; có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các trạm khí tượng thủy văn đảm bảo an toàn cho người và tài sản, thiết bị. Ưu tiên nâng cấp các trạm thủy văn đầu nguồn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo mưa, lũ; sửa chữa, nâng cấp trụ sở cơ quan, doanh trại, cơ sở huấn luyện, kho tàng phục vụ an ninh quốc phòng kết hợp cơ sở phòng chống thiên tai...

- Đề xuất danh mục các dự án cần đầu tư, sửa chữa nâng cấp (các công trình đảm bảo an toàn hồ chứa, kè chống sạt lở bờ sông, xử lý các vị trí xung yếu trên các tuyến đường trọng điểm...) để chủ động phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025. Hàng năm rà soát, bổ sung danh mục dự án/công trình để đảm bảo nhiệm vụ phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh (danh mục các dự án, công trình kèm theo phụ lục 5).

II. Biện pháp ứng phó

1. Trách nhiệm ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai

- Ủy ban nhân dân cấp xã: Triển khai ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai; có trách nhiệm báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Triển khai ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 xảy ra tại 2 xã trở lên và với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt cấp độ 1; báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân tỉnh: Hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 nếu có đề nghị; triển khai ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt cấp độ 2; báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương PCTT và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.

2. Triển khai phương án ứng phó với thiên tai

2.1. Công tác ứng phó với hạn hán

Để chủ động đối phó tình hình hạn hán có thể xảy ra, đảm bảo đủ nước phục vụ nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của Nhân dân cần đề phòng và thực hiện các giải pháp chống hạn như sau:

2.1.1. Đối với sản xuất nông nghiệp

a) Công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất

- Vận động Nhân dân tập trung thu hoạch lúa vụ mùa chậm nhất đến giữa tháng 11 phải hoàn thành dứt điểm và đồng thời khẩn trương làm đất xuống giống đồng bộ, đúng thời vụ, vụ Đông xuân chậm nhất đến khoảng giữa tháng 12 phải hoàn thành, để hạn chế những khó khăn do khô hạn thiếu nước gây ra ở cuối vụ.

- Đối với cây lúa nước nên sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, có năng suất cao, ổn định như: VND 95-20, IR 56279, IR 64, HT1, Khang dân 18, Khang dân đột biến và các giống lúa lai như nhị ưu 838...

- Cây ngô sử dụng các giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày như: LVN10, CP888, CP989, CP999, DK171, V98-2, C919, BioseedB21,...và một số giống ngô nếp sử dụng ăn tươi như VN2, VN6, MX4, Nếp nù,....Nên bố trí trồng ngô trên diện tích đất ô nà, bãi bồi ven sông suối hoặc đất không cấy được lúa do thường xuyên thiếu nước.

- Cây cà phê: Sau khi thu hoạch xong khẩn trương tiến hành bấm tỉa cành, tủ gốc và tưới nước bón phân lần 1 trong thời gian cuối tháng 12 và đầu tháng 01.

- Cây cao su, bời lời, mắc ca,...và một số cây lâm nghiệp khác. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: làm cỏ, tủ gốc và phát đường băng cản lửa để đảm bảo tỉ lệ sống cao và phòng chống cháy trong mùa khô.

b) Các giải pháp phòng, chống hạn

* Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

Qua tổng hợp diễn biến tình hình hạn ở các địa phương, một số diện tích thường bị thiếu nước vào thời gian cuối mùa khô như: Khu tưới Đoàn Kết, Đăk Rơ Wa, Chư Hreng, Ia Chim, Đăk Năng (Thành Phố Kon Tum); Khu tưới Thị trấn, xã Sa Sơn, Sa Bình (Sa Thầy); Khu tưới Thị Trấn, xã Diên Bình (Đăk Tô), xã Đăk La, Đăk Hring (Đăk Hà)…Với diện tích của các khu này chính quyền địa phương cần vận động và hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ lúa sang trồng hoa màu hoặc cây lương thực ngắn ngày thích hợp khi cần thiết để giảm nhu cầu dùng nước, đồng thời chủ động điều chỉnh lịch thời vụ sớm hơn từ 10 - 15 ngày, chỉ đạo quyết liệt gieo sạ tập trung tránh rải vụ, nhằm tranh thủ sử dụng nguồn nước dự trữ các hồ, đập ngay từ đầu vụ nhằm đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích được gieo trồng.

* Giải pháp quản lý vận hành công trình

- Thực hiện tưới luân phiên, đặc biệt là các công trình có đầu mối là hồ chứa để tiết kiệm nước ngay trước khi hạn xảy ra như hồ Cà Tiên, Tân Điền, Đăk Rơ Wa...(Thành Phố Kon Tum); hồ Cà Sâm (Đăk Hà); hồ Đăk Prông, Đăk Sia 1 (Sa Thầy); hồ C19, Hố Chè (Đăk Tô); Đăk Măng Tôn, Đăk Hơ Na, Đăk Hơ Niêng (Ngọc Hồi)... thường xuyên theo dõi mực nước các hồ để chủ động điều tiết nước hợp lý.

- Quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, đặc biệt là các cống tưới gần đầu mối, không để rò rỉ lãng phí nước, đảm bảo đủ nước tới cuối khu tưới. Thực hiện tưới khoa học, tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau; khu cao tưới trước khu trũng tưới sau.

- Tổ chức nạo vét phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy, khắc phục ngay những chỗ hư hỏng, rò rỉ để chống thất thoát nước; dùng các biện pháp giữ nước, tích nước như: dùng bao tải đất, phai gỗ nâng cao ngưỡng tràn xả lũ để sử dụng dung tích phòng lũ các hồ chứa... nâng cao năng lực tích nước của đầu mối.

- Tăng cường công tác quản lý, điều tiết nguồn nước kịp thời theo kế hoạch. Việc phân phối nước phải có sự phối hợp đồng bộ giữa đơn vị quản lý cấp nước (các trạm quản lý thủy nông, hợp tác xã...) với các hộ dùng nước (tổ chức, hộ gia đình...) và bám sát lịch thời vụ gieo trồng, nhu cầu dùng nước của cây trồng.

- Các đơn vị quản lý cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến mực nước của các công trình, báo cáo kịp thời về các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý khắc phục.

* Giải pháp công trình

- Kiểm tra cụm đầu mối, tuyến kênh mương của các công trình đang hoạt động, nhất là các công trình đã xuống cấp để đảm bảo tải nước không bị thất thoát phục vụ tưới và chống hạn.

- Các chủ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình sửa chữa, nâng cấp để hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phục vụ chống hạn; triển khai mới kiên cố hóa kênh mương để đưa vào phục vụ sản xuất, nâng cao hệ số tưới, tiết kiệm nước.

- Có kế hoạch xây dựng những công trình thủy lợi lớn, đặc biệt là các hồ chứa nhằm đảm bảo phục vụ tưới ổn định và có nguồn nước để phục vụ công tác chống hạn.

* Giải pháp tưới động lực

- Khi hạn xảy ra, các huyện, thành phố, Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum huy động kịp thời nhân lực, phương tiện, máy móc, vật tư (như máy bơm nước, đường ống, xăng, dầu…) tổ chức bơm tưới bổ sung ngay các vị trí bị hạn như:

- Thành phố Kon Tum: bơm nước từ sông Đăk Bla bằng máy bơm điện của trạm bơm Vinh Quang, Măng La, Tà Rộp... để tưới và tạo nguồn, dùng máy bơm bơm chuyển tiếp tưới cho khu tưới Tân Điền, Cà Tiên. Dùng biện pháp đắp đập tạm ngăn và dẫn nước vào bể hút để bơm nưới tưới cho khu vực xã Kroong...

- Huyện Đăk Hà: bơm nước từ suối hoặc kênh của hồ Đăk Uy để bổ sung cho khu tưới Cà Sâm; Đăk Căm, Ông Phiêu; khu tưới xã Ngọc Réo; Đăk Hring; Đăk Psi...

- Các Huyện Sa Thầy; Đăk Tô; Kon Rẫy; Ngọc Hồi…tổ chức bơm nước từ sông, suối, hồ, đập để tưới bổ sung cho khu vực bị hạn.

Ngoài ra tùy từng địa phương và nguồn nước tại thời điểm hiện tại, tận dụng tối đa nguồn nước của các khe suối, ao, hồ, để chọn nơi đặt máy bơm để tưới bổ sung cho những khu vực có thể chống hạn. Hoặc dùng các biện pháp đắp đập tạm ngăn suối, dùng máy bơm bơm nưới để tưới.

* Giải pháp thông tin tuyên truyền

- Các địa phương, đơn vị, tổ chức tuyên truyền vận động Nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng nước tiết kiệm; phổ biến các phương pháp tưới tiết kiệm, khoa học nhằm tiết kiệm nước.

- Tuyên truyền để Nhân dân hiểu việc biến đổi khí hậu như hiện nay hạn hán có thể xảy ra, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để giảm thiệt hại về vật chất cho Nhân dân khi hạn xảy ra.

- Vận động Nhân dân tích cực tham gia làm thủy lợi, nạo vét phát dọn kênh mương, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, tận dụng tối đa nguồn nước hiện có. Thực hiện tưới tiết kiệm, tưới vừa đủ cho nhu cầu cây trồng, giữ bờ bao, bờ thửa để lợi dụng khả năng trữ nước ở mặt ruộng từ 3-5 ngày, tránh tưới liên tục, tràn lan từ thửa này sang thửa khác.

- Nghiêm cấm người dân không tự ý làm bờ cản trên kênh, tháo nước tràn lan gây thất thoát, thiếu nước khu vực cuối kênh.

- Dùng biện pháp tủ gốc cây trồng cạn bằng bao ni lông, cây xanh; trồng hàng băng chắn gió và che nắng cho cây trồng (hoa màu, cà phê, tiêu…).

- Tuyên truyền vận động Nhân dân hiểu tác hại của việc phá rừng đầu nguồn, từ đó có ý thức bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt.

2.1.2. Đối với công trình nước sinh hoạt

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị quản lý công trình chỉ đạo các xã, phường, phòng ban chức năng thường xuyên kiểm tra các công trình nước tự chảy, giếng nước sinh hoạt để có giải pháp chống hạn riêng cho từng khu vực công trình.

- Vận động Nhân dân trong vùng hưởng lợi từ các công trình nước tự chảy thường xuyên nạo vét đầu mối, súc rửa bể lắng lọc, sửa chữa tuyến đường ống và các bể chứa để chống rò rỉ gây thất thoát nước.

- Tuyên truyền vận động Nhân dân dùng nước tiết kiệm, chuẩn bị các vật dụng như: Bồn chứa, thùng nhựa, can đựng nước... để dự trữ nước sinh hoạt.

- Trong trường hợp thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng ở một số khu vực, chính quyền địa phương cần có giải pháp cấp nước sinh hoạt hỗ trợ cho nhân dân bằng biện pháp chở nước sinh hoạt từ các nơi khác đến.

- Tăng cường biện pháp quản lý điều tiết các công trình nước sinh hoạt tập trung, thường xuyên chỉ đạo các đơn vị quản lý kiểm tra hệ thống đầu mối, bể lắng lọc, đường ống. Đóng khóa van, vòi tại các vị trí không cần thiết để điều tiết nước đến các vị trí bất lợi nhất.

- Đối với giếng đào: Khuyến cáo nhân dân thường xuyên kiểm tra và chủ động tổ chức nạo vét đáy giếng để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

2.2. Công tác ứng phó với gió lốc, giông sét, mưa đá

Để hạn chế các thiệt hại do gió lốc, dông sét, mưa đá gây ra và xử lý các tình huống này đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường và các cơ quan đơn vị trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân một số biện pháp phòng tránh như sau:

- Hướng dẫn Nhân dân thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy. Ở những khu vực trống trải, nếu nhà lợp bằng tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao tải chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy. Khi có hiện tượng dông sét phải nhanh chóng đóng và nẹp các loại cửa sổ, nhất là cửa mở về hướng gió. Chặt tỉa cành, nhánh các cây cao, dễ gãy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện...

- Khi trời mưa lớn kèm theo dông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi trú ẩn an toàn như nhà kiên cố, tránh núp dưới bóng cây. Tuyên truyền vận động các hộ dân có nhà kiên cố tiếp nhận những người dân trú ẩn khi xảy ra lốc xoáy với tinh thần tương thân, tương trợ lẫn nhau.

- Khi có thiệt hại do lốc xoáy Ủy ban nhân dân các xã, phường huy động lực lượng dân quân, xung kích, đoàn thanh niên và các tổ chức khẩn trương giúp đỡ nhân dân dựng lại nhà cửa, lợp mái, động viên người dân sớm ổn định tinh thần, phát huy phương châm "bốn tại chỗ", lập biên bản xác minh đánh giá thiệt hại báo cáo Ban chỉ huy cấp trên, trường hợp vượt quá khả năng của chính quyền địa phương đề nghị cấp trên xem xét hỗ trợ.

- Để hạn chế các thiệt hại do sét, mưa đá gây ra cần hướng dẫn, khuyến cáo nhân dân thực hiện các biện pháp sau:

+ Khi có tin dự báo thời tiết, khi có kế hoạch di chuyển đến nơi nào đó cần phải để ý các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn, tránh đi ra đường khi không cần thiết.

+ Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện khi có dông tố bắt đầu.

+ Khi ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại. Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp.

2.3. Công tác phòng chống ứng phó với mưa bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt

Khi có thiên tai xảy ra ở địa phương nào, yêu cầu địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện theo Phương án đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt; sử dụng các loại vật tư, phương tiện, lực lượng tại chỗ của địa phương, đơn vị mình để triển khai ứng cứu, cứu hộ, tổ chức sơ tán Nhân dân ra khỏi khu vực trọng điểm xung yếu, đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhân dân.

a) Công tác truyền thông:

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh cung cấp nội dung; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện và các cơ quan truyền thông thực hiện, ưu tiên phát các bản tin cảnh báo, chỉ đạo, hướng dẫn về mưa lũ, lũ quét, sạt lở, ngập lụt. Hình thức truyền thông tin đến các thôn, làng và cộng đồng dân cư qua hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương, loa phát thanh cầm tay.

b) Tổ chức ứng phó:

* Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến của mưa lũ, bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa trên địa bàn, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời khắc phục các sự cố; chủ động sơ tán Nhân dân khu vực hạ du hồ, ven sông suối, khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.

- Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn.

- Cắm các biển cảnh báo, bố trí lực lượng chốt chặn tại những đoạn thường xuyên ngập sâu, ngầm, tràn giao thông, cấm người và phương tiện giao thông qua lại khi có dòng nước chảy xiết; cấm các hoạt động qua lại, bơi lội, đánh bắt thủy sản, vớt củi trên sông suối khi có lũ về.

- Tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trọng điểm, khu vực sơ tán dân. Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ cho các công trình đang thi công và công trình trọng điểm.

- Triển khai phương án phòng chống lũ lụt; rà soát các khu vực dân cư sinh sống khu vực ven sông suối, sườn núi, sườn đồi; vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở...triển khai phương án sơ tán dân; thông báo tình hình mưa lũ đến mọi người dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó.

* Đối với các sở, ban ngành:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của đơn vị tổ chức công tác ứng phó với mưa lũ và các tình huống thiên tai xảy ra.

c) Tổ chức sơ tán Nhân dân

Trên cơ sở diễn biến mưa lũ, huy động các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ... hỗ trợ sơ tán Nhân dân ra khỏi các khu vực xung yếu trọng điểm; kiểm tra, rà soát an toàn số dân sơ tán và nơi sơ tán đến; ưu tiên giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật. Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không chịu sơ tán thì tổ chức biện pháp cưỡng chế sơ tán.

2.4. Công tác phòng chống ứng phó với rét đậm, rét hại

Để chủ động phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi và cây trồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Cần triển khai thực hiện các biện pháp sau:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi và cây trồng đến tận người chăn nuôi; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại để thông tin kịp thời cho người chăn nuôi biết, chủ động các biện pháp phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm và cây trồng.

- Hướng dẫn người chăn nuôi sửa sang, che chắn chuồng trại đảm bảo phòng, chống rét và điều kiện vệ sinh cho gia súc, gia cầm; có kế hoạch dự trữ, bảo quản chế biến nguồn thức ăn cho trâu bò; không chăn thả hoặc bất trâu bò cày kéo vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 12oC, bổ sung thức ăn tinh, khoáng, vitamin và cho uống nước ấm để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi.

- Tăng cường chỉ đạo các địa phương và nhân dân tập trung chống rét hại, sương muối, chủ động chuẩn bị nguồn giống ngắn ngày để gieo lại, nếu có diện tích bị hư hỏng do rét; tập trung chống rét cho lúa mới gieo bằng nhiều biện pháp trong những ngày diễn ra rét đậm, rét hại. Sau đợt rét đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, đảm bảo thời gian và diện tích theo kế hoạch.

III. Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai

Tập trung chỉ đạo hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, nhanh chóng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, tuyệt đối không để người dân bị rét, bị thiếu ăn và không có nhà để ở do thiên tai gây ra; Tập trung lực lượng ứng phó kịp thời và có hiệu quả với mưa lũ thường diễn biến phức tạp sau hoàn lưu bão; chỉ đạo các sở, ngành tập trung sửa chữa các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế để đảm bảo chỗ học hành an toàn cho học sinh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống dịch bệnh thường xảy ra sau bão lũ; Tập trung mọi nguồn lực để sớm phục hồi sản xuất và ổn định đời sống cho Nhân dân. Đồng thời triển khai một số nội dung nhiệm vụ sau:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu (hoặc đề nghị) các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị liên quan huy động về lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương và các đơn vị trên địa bàn để kịp thời phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ.

2. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp chỉ đạo tổ chức tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, mai táng người chết, bố trí nơi ở tạm cho người dân bị mất nhà cửa.

3. Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống, chăm sóc y tế… nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho Nhân dân.

4. Trong thời gian ngắn nhất thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị ngã đổ; sửa chữa trường học, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, điện sinh hoạt, viễn thông thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị ảnh hưởng của thiên tai.

5. Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện giúp nhân dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở trong vùng bị ảnh hưởng của lũ, bão.

6. Tổ chức điều tra thống kê, đánh giá xác định thiệt hại theo quy định và báo cáo cho Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

7. Kinh phí khắc phục thiệt hại cấp bách, Ủy ban nhân dân tỉnh xuất nguồn kinh phí dự phòng của tỉnh, Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh; đồng thời có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương hỗ trợ cho tỉnh để khắc phục hậu quả do thiên tai bão, lũ gây ra (nếu vượt quá khả năng).

Phần VI

NGUỒN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Nguồn lực thực hiện

- Ngân sách Trung ương, vốn vay ODA, ngân sách địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, khắc phục cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, xuống cấp mất an toàn; thực hiện dự án di dời dân vùng thiên tai; công trình phòng chống sạt lở, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Ngân sách dự phòng của địa phương: xử lý các yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết, cấp bách.

- Cân đối ngân sách được giao cho các sở, ban ngành, các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan: Mua sắm phương tiện, trang bị các thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm "bốn tại chỗ", trang bị những điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền và tập huấn, diễn tập về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

- Quỹ Phòng, chống thiên tai: tập trung cho giai đoạn phòng ngừa, giảm thiểu, đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai xung yếu có quy mô nhỏ, mua sắm trang thiết bị, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục thiệt hại, sự cố do thiên tai gây ra.

- Các lĩnh vực, nội dung và nguồn vốn các địa phương, đơn vị cần lồng ghép vào các chương trình chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn trong đó tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ưu tiên sử dụng nguồn vốn được phân cấp theo quy định để tập trung cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương để mai táng, điều trị; nhà sập, nhà bị hư hỏng nặng để xây cất lại; cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ sinh kế nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.

2. Tiến độ thực hiện: Trong giai đoạn 2021-2025, các cơ quan, đơn vị trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án đã được tổng hợp (theo phụ lục 4 đính kèm).

Phần VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách vì có tác động trực tiếp đến đời sống người dân và việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, do đó đòi hỏi các cấp, các ngành và chính quyền địa phương phải vào cuộc một cách quyết liệt. Nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được gắn với trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, từng ngành và từng địa phương.

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai như: hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, sạt lở đất... Tuy nhiên, các loại thiên tai như mưa đá, lốc xoáy, dông sét, rét hại không xảy ra thường xuyên, chỉ xảy ra ở trong phạm vị nhỏ và mức độ thiệt hại không lớn do đó hàng năm theo dõi diễn biến tình hình của thời tiết để chủ động phòng chống là có thể hạn chế thiệt hại để đảm bảo ổn định cuộc sống và sinh hoạt cho người dân. Ngoài các loại hình thiên tai trên, cần đặc biệt quan tâm và tập trung mọi nguồn lực để chỉ đạo phòng chống và khắc phục thiệt hại do mưa lớn kéo dài gây ra lũ quét, sạt lở đất.

Để làm tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ủy ban nhân dân tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị như sau:

1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, gồm:

- Chỉ đạo thực hiện phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; chỉ huy đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình phòng chống thiên tai.

- Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tổ chức sơ tán, di dời dân ở khu vực xung yếu, vùng ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở…đến nơi an toàn.

- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai theo phương án, kế hoạch đã được phê duyệt và khẩn trương tổ chức ứng phó, xử lý kịp thời với các diễn biến thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất...) bảo vệ sản xuất, các cơ sở kinh tế - xã hội, các khu dân cư; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng để xử lý ngay những tình huống cấp bách, trường hợp vượt quá khả năng xử lý cần báo cáo kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xem xét, quyết định.

- Chỉ đạo các đơn vị quản lý công trình thủy lợi, thủy điện tổ chức thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa và các phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Sẵn sàng lực lượng huy động khoảng cán bộ, chiến sỹ, cùng với một số phương tiện, trang thiết bị của đơn vị sẵn sàng tham gia sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban hoặc Phó ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn) xây dựng kế hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với các loại hình thiên tai như: về nguồn lực ứng phó thiên tai, phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn của ngành; đề xuất nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai; phương án hiệp đồng các lực lượng vũ trang trong công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; phương án bố trí lực lượng, phương tiện ứng phó, xử lý tình huống khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn do thiên tai bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, vỡ hồ chứa.

- Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt lực lượng Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, xây dựng kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố thiên tai.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức nắm thông tin thiên tai, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, chủ động tham gia ứng phó với các tình hình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực biên giới.

3. Công an tỉnh

Sẵn sàng lực lượng huy động cán bộ, chiến sỹ phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường ngập lụt, sạt lở; Phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền địa phương trong việc sơ tán dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Phòng chống thiên tai): Chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức trực ban 24/24h trực tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin về diễn biến thiên tai; báo cáo và tham mưu xử lý các thông tin về công tác phòng, chống thiên tai cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Trưởng ban và Phó ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra các hồ thủy lợi, thủy điện trọng điểm xung yếu. Thực hiện phương án phòng chống mưa lũ và khắc phục hậu quả thiên tai khôi phục sản xuất.

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bám sát phương án phòng chống thiên tai, quy chế phối hợp trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Có kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi ở những vùng xảy ra thiên tai...

- Đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Kon Tum tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời hệ thống công trình thuỷ lợi, đặc biệt là các hồ chứa lớn đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị tập trung rà soát, tổng hợp nguồn nước, xây dựng các kịch bản, kế hoạch và phương án điều tiết, sử dụng nước hợp lý để chủ động triển khai thực hiện trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, đôn đốc địa phương, đơn vị triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước, chủ động thực hiện công tác phòng, chống hạn.

- Cơ quan đầu mối tổng hợp tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành lệnh vận hành hồ chứa (lệnh vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ; lệnh vận hành giảm lũ cho hạ du; lệnh vận hành đưa mực nước hồ về mức cao nhất trước lũ, các trường hợp bất thường) thủy điện trên lưu vực sông Sê San theo Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định liên quan

- Cùng các sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ, hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai.

5. Sở Giao thông vận tải

- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ theo phương án đề phòng, xử lý các vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông; tổ chức phân luồng xe đi các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai khi có sự cố về cầu, đường bị ngập lụt, ách tắc giao thông.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý thực hiện công tác đảm bảo giao thông khi có tình huống bão, lũ; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị đầy đủ vật tư dự trữ, phương tiện và lực lượng sẵn sàng khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn.

6. Sở Xây dựng

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt phương án đảm bảo an toàn cho các công trường xây dựng, các nhà xưởng, công trình xây dựng trọng điểm; tham mưu khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng do thiên tai gây ra.

- Triển khai rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng cụm tuyến dân cư, khu đô thị ở những nơi có khả năng ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất...

7. Sở Y tế

- Chỉ đạo, tăng cường các y, bác sĩ của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế để thực hiện cứu chữa người bị thương tại các khu xảy ra thiên tai.

- Tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Có kế hoạch phân bổ cơ số thuốc phòng, chống bão, lũ; hóa chất phòng, chống dịch bệnh.

- Thực hiện phương án sơ tán, di dời cơ sở Y tế khi xảy ra sự cố, sập đổ để nhanh chóng cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo điều kiện cho các cơ sở Y tế hoạt động, tuyệt đối không để người bệnh, nhân viên Y tế bị thiệt mạng do thiên tai.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý môi trường, nguồn nước và phòng chống các dịch bệnh phát sinh sau khi có thiên tai.

8. Sở Công Thương

- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu đảm bảo nguồn cung ứng cho Nhân dân khi có thiên tai (bão, lũ) xảy ra. Chỉ đạo công tác dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh; kiểm tra, đôn đốc công tác dự trữ tại các địa phương, địa bàn xung yếu; chỉ đạo công tác bình ổn giá cả thị trường khi có thiên tai xảy ra.

- Chỉ đạo các chủ hồ chứa thủy điện thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập, quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa. Chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành thủy điện báo cáo, cung cấp đầy đủ, kịp thời theo thời gian thực thông tin về hồ chứa, vận hành hồ chứa thủy điện cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo quy định.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các Chủ đập thủy điện việc nâng cao năng lực cán bộ đáp ứng yêu cầu vận hành, xây dựng công cụ tính toán giám sát phục vụ công tác vận hành hồ chứa và cảnh báo lũ cho vùng hạ du.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan chỉ đạo thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa nước thủy điện để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân vùng hạ du, bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm tưới, đặc biệt trong các thời kỳ khô hạn cần tăng cường hoạt động cấp nước theo kế hoạch sản xuất của Nhân dân.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành lệnh vận hành hồ chứa (lệnh vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ; lệnh vận hành giảm lũ cho hạ du; lệnh vận hành đưa mực nước hồ về mức cao nhất trước lũ, các trường hợp bất thường) thủy điện trên lưu vực sông Sê San theo Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum thực hiện việc quan trắc, dự báo, cảnh báo về tình hình diễn biến thiên tai, cung cấp kịp thời các bản tin cho các cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định phương án điều tiết nước cho hạ du các hồ thủy điện trên lưu vực sông Sê San trong trường hợp xảy ra hạn hán thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành và đơn vị liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành lệnh vận hành hồ chứa (lệnh vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ; lệnh vận hành giảm lũ cho hạ du; lệnh vận hành đưa mực nước hồ về mức cao nhất trước lũ, các trường hợp bất thường) thủy điện trên lưu vực sông Sê San theo Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra các trường học, cơ sở dạy nghề có phương án ứng cứu kịp thời khi có các tình huống mưa bão phức tạp; chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc chủ động cho học sinh nghỉ học khi xảy ra mưa bão nguy hiểm, đồng thời bố trí dạy bù vào thời gian thích hợp.

- Xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, trang thiết bị, dụng cụ học tập và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra tình huống thiên tai như bão, lũ, giông lốc, sét, mưa đá…tổ chức lồng ghép kiến thức, kỹ năng bơi lội, kỹ năng về phòng tránh thiên tai cho học sinh các cấp.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tham mưu triển khai Phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó trong mọi tình huống từ tỉnh đến huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, bị chia cắt, cô lập.

- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị Viễn thông, Bưu chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với bão, lũ.

12. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai và trợ cấp khó khăn cho vùng bị ảnh hưởng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai đúng quy định và hiệu quả.

13. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của ngành, địa phương theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với đặc điểm tình hình của từng địa phương, nhất là khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, khu vực đông dân cư, các lưu vực sông, suối,…; trước mắt tổ chức lồng ghép tốt vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh và các địa phương giai đoạn 2020-2025, chương trình, kế hoạch hàng năm của các sở, ngành liên quan và chính quyền cấp huyện, xã. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung nêu trên.

- Cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, công tác quy hoạch và đầu tư theo thứ tự ưu tiên các dự án xây dựng, nâng cấp các công trình, hạ tầng phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước. Kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và vốn ODA để xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum

- Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum đăng tải, đưa tin kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai và các chủ trương, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong công tác PCTT và TKCN của các cấp, các ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng chống ứng phó của các cấp chính quyền, người dân trong khu vực để chủ động triển khai thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thực hiện các chuyên đề về phòng chống thiên tai.

15. Công ty Điện lực Kon Tum

Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo nguồn điện liên tục phục vụ cho các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc về phòng chống thiên tai từ cấp tỉnh, cho đến cấp huyện, xã phường. Bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế; đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, chuẩn bị máy phát điện dự phòng khi có sự cố thiên tai xảy ra.

16. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về dự báo thời tiết; đặc biệt là dự báo sớm khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp, khẩn cấp về thiên tai, thông tin kịp thời đến các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan biết để có giải pháp chủ động phòng, chống có hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt là việc dự báo sớm các khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp về thời tiết, cung cấp kịp thời các bản tin cảnh báo mưa lũ, dự báo mực nước lũ, tin lũ, tin lũ khẩn cấp cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị có liên quan để kịp thời chỉ đạo đối phó với mọi diễn biến của thiên tai và phục vụ cho công tác vận hành liên hồ chứa thủy điện trên sông Sê San.

- Phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về diễn biến tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định.

17. Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum

- Triển khai công tác kiểm tra các công trình thủy lợi trong phạm vị quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống bão, lũ (nhất là các hồ chứa nước, khu vực hạ du có khu dân cư sinh sống). Trước mùa mưa lũ tiến hành kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng xuống cấp.

- Lập quy trình quản lý vận hành hồ chứa theo quy định. Xây dựng và triển khai phương án phòng chống thiên tai; phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn công trình khi có sự cố xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Tổ chức kiểm định an toàn đập để có biện pháp quản lý phù hợp và sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn cho công trình.

- Xây dựng phương án cấp nước phục vụ tốt sản xuất vụ Đông xuân cho các công trình đơn vị quản lý, phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện việc điều tiết, vận hành các công trình thủy lợi theo đúng quy trình. Tổ chức, phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình thuỷ lợi để huy động lực lượng, phương tiện, vật tư … sẵn sàng ứng phó thiên tai.

18. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan trong công tác cứu hộ, cứu nạn, không để dân bị đói, rét trong thời gian xảy ra thiên tai. Tổ chức kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để phục vụ công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực chủ động tham gia công tác PCTT và TKCN; phát huy vai trò của đoàn thanh niên, thanh niên tình nguyện tham gia phòng chống thiên tai.

19. Đề nghị Sư Đoàn 10

Sẵn sàng lực lượng huy động lực lượng cán bộ, chiến sỹ cùng với một số phương tiện, trang thiết bị sẵn có của đơn vị để tham gia sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng hoặc Phó ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

20. Đề nghị Công ty Thủy điện Ialy, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San, Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh

- Triển khai vận hành các công trình thủy điện do đơn vị quản lý theo quy định tại Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San;

- Thực hiện các nội dung đã ký kết trong Quy chế phối hợp ngày 18 tháng 4 năm 2018 giữa các sở, ngành và đơn vị có liên quan và các Công ty Thủy điện trong công tác tham mưu ban hành lệnh vận hành các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Sê San; Quyết định số 914/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy trình ban hành lệnh vận hành liên hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Sê San.

- Triển khai thực hiện các phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống thiên tai và phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, vật liệu, dụng cụ dự phòng, huy động cán bộ kỹ thuật, lực lượng, phương tiện ứng cứu sẵn sàng khi có sự cố công trình xảy ra.

- Thường xuyên duy trì chế độ thông tin liên lạc, chế độ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Kon Tum và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

21. Công ty TNHH MTV cấp nước Kon Tum, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

Có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn quản lý, đặc biệt khi hạn hán xảy ra ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Thường xuyên kiểm tra nâng cao chất lượng công trình cấp nước. Thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho công trình cấp nước, các giếng khoan khai thác nước ngầm. Che chắn bảo vệ an toàn cho các máy móc, thiết bị. Kiểm tra, bảo vệ an toàn tuyến ống dẫn nước và thiết bị đến các khu dân cư và nhà dân.

22. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum

Khi có thiên tai xảy ra ở địa phương nào và tùy theo cấp độ rủi ro thiên tai, yêu cầu địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện theo Phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được phê duyệt. Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, sử dụng các loại vật tư, phương tiện, lực lượng tại chỗ của địa phương, đơn vị mình để tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực trọng điểm xung yếu, đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhân dân. Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố công trình và giúp đỡ các gia đình bị nạn…

Phần VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch này, xây dựng phương án Phòng, chống thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn cho sát với tình hình thực tế, phù hợp với đặc điểm của từng ngành, địa bàn quản lý; lồng ghép các nhiệm vụ, chương trình, dự án được giao vào kế hoạch phát triển của sở, ngành, đơn vị, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành phải trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của địa phương, đơn vị mình nhằm thực hiện nhiệm vụ được phân công khi có thiên tai xảy ra.

3. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai cần phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu tại khu vực xung yếu, công trình trọng điểm, di dời dân đến nơi an toàn để tránh xảy ra thiệt hại về người và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

4. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn các huyện, thành phố tham gia đúng lúc sự điều động, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo quá trình xử lý các tình huống sự cố được kịp thời, nhanh chóng và an toàn cho nhân dân.

5. Hằng năm các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được phân công phụ trách, theo dõi từng địa bàn cụ thể, phối hợp với chính quyền chỉ đạo việc thực hiện phương án phòng chống thiên tai tại các địa phương.

6. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các địa phương, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) xem xét, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp.

Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan, tập trung triển khai thực hiện đảm bảo ứng phó kịp thời, có hiệu quả, bảo vệ an toàn cho người, tài sản của Nhà nước, nhân dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra./.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHÂN CÔNG NHỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH KON TUM NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025)

TT

Họ, tên

Chức vụ cơ quan

Chức vụ

Phạm vi, lĩnh vực phụ trách

Số điện thoại

1

Lê Ngọc Tuấn

Chủ tịch UBND tỉnh

Trưởng ban

Chỉ đạo điều hành chung

0913455345

2

Nguyễn Hữu Tháp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Phó Trưởng ban thường trực

Chỉ đạo trực tiếp công tác PCTT và TKCN

0966272579

3

Nguyễn Tấn Liêm

Q.Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó trưởng ban

Phụ trách công tác phòng chống thiên tai

0966111259

4

Trịnh Ngọc Trọng

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

Phó trưởng ban

Phụ trách công tác cứu hộ cứu nạn thiên tai

0982380256

5

Trần Thanh Hải

Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn, Chi nhánh xăng dầu Kon Tum chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Glei

0982226116

6

Xiêng Thanh Phúc

Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Glei

0982491800

7

Trần Ngọc Hòa

Phó Giám đốc Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Glei

0903144377

8

Vũ Tiến Điền

Phó Giám đốc Công an tỉnh

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Kon Tum

0913455042

9

Nguyễn Trọng Thắng

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Kon Tum

0905123988

10

Lê Văn Trung

Phó Giám đốc Sở Tài chính

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, Điện lực Kon Tum chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kon Plông

0903508145

11

Phan Cư

Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình tỉnh

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kon Plong

0905031718

12

Nguyễn Kim Chiến

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Kon Tum

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kon Plong

0919515430

13

Lê Như Nhất

Giám đốc Sở Công Thương

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tu Mơ Rông

0905117722

14

Hoàng Dũng

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tu Mơ Rông

0913419338

15

Nguyễn Văn Huy

Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tu Mơ Rông

0914414096

16

Võ Văn Thanh

Phó Giám đốc Sở Y tế

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Viễn thông Kon Tum chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Sa Thầy

0974709999

17

Trương Nhật Linh

Phó Giám đốc Viễn thông Kon Tum

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Sa Thầy

0914326567

18

Võ Thanh Hải

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kon Rẫy

0905350555

19

Bùi Duy Trung

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kon Rẫy

0983700346

20

Ngô Việt Thành

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ngọc Hồi

0913432579

21

Nguyễn Thị Ven

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ngọc Hồi

0931114893

22

Bùi Văn Cư

Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Tô

0985215045

23

Nguyễn Thị Liên

Chủ tịch - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Tô

0983006017

24

Phan Mười

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ia H'Drai

0905101770

25

Trần Văn Thu

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ia H'Drai

0913469143

26

Nguyễn Trung Thuận

Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và Xã hội

Ủy viên

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban QL Khai thác các CTTL chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Hà

0974327979

27

Nguyễn Văn Tứ

Giám đốc Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi

Ủy viên

Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Hà

0914033439

28

Văn Tất Cường

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Chánh Văn phòng

Chỉ đạo trực tiếp Văn phòng thường trực tham mưu về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh. Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai

0913488743

29

Nguyễn Văn Điệu

Chủ tịch UBND thành phố

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Kon Tum

0913418103

30

Hà Tiến

Chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Hà

0911013456

31

Bùi Tiến Lý

Phó Chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Tô

0983457336

32

Nguyễn Văn Việt

Phó chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ngọc Hồi

0908131166

33

Nguyễn Kim Thái

Chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Sa Thầy

0925476767

34

Rơ Châm Định

Phó Chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đăk Glei

0945861779

35

Đặng Thanh Nam

Chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kon Plong

0987457555

36

Võ Văn Lương

Chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kon Rẫy

0914080157

37

Vương Văn Mười

Phó Chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tu Mơ Rông

0916877888

38

Võ Anh Tuấn

Chủ tịch UBND huyện

Ủy viên

Chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ia H'Drai

0974287979

39

Đoàn Tiến Cường

Giám đốc Công ty Thủy điện Ia Ly

Ủy viên

Chỉ đạo công tác PCTT và TKCN, đảm bảo an toàn các công trình thủy điện do đơn vị quản lý. Phối hợp với chính quyền địa phương triển khai phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

0969 837777

40

Nguyễn Đăng Hà

Phó Giám đốc Công ty Phát triển Thủy điện Sê San

Ủy viên

0979756567

41

Lê Thanh

Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh

Ủy Viên

0914144321

Ghi chú: Khi các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thay đổi do chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc lý do khác, đề nghị các đơn vị chủ quản có văn bản thông báo cử lãnh đạo đơn vị tham gia Thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh gửi Văn phòng TT Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để cập nhật, tổng hợp tham mưu Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ (ĐƯỢC CẤP+MUA SẮM)
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025)

TT

ĐỐI TƯỢNG

ĐVT

TỔNG

TP Kon Tum

Huyện Đăk Hà

Huyện Sa Thầy

Huyện Đăk Tô

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Đăk Glei

Huyện Tu Mơ Rông

Huyện Kon Plong

Huyện Kon Rẫy

Huyện Ia H'Drai

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

Chi cục kiểm lâm

BQL khai thác các công trình thủy lợi

Sở công thương

Sở Tài nguyên Môi trường

Kho văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

1

Vật tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đá hộc

m3

924

400

 

 

 

 

240

 

 

 

 

 

 

283.67

 

 

 

 

- Đá dăm, sỏi

m3

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cát

m3

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất

m3

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rọ thép

cái

1,313

620

50

 

 

 

312

 

 

 

 

 

 

331

 

 

 

 

- Bao tải

chiếc

1,000

 

500

 

 

 

500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vải bạt

m2

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tôn lợp

m2

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các vật tư khác

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thép buộc

kg

139

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

139.3

 

 

 

2

Trang thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhà bạt cứu sinh

Bộ

196

6

2

16

14

22

48

8

30

17

7

 

5

9

 

 

12

 

- Phao áo cứu sinh

Cái

3,199

119

30

253

324

290

345

50

350

131

296

791

 

115

5

25

75

 

- Phao tròn cứu sinh

Cái

3,577

70

20

220

324

255

355

90

600

180

180

688

 

200

5

 

390

 

- Máy phát điện

Cái

5

 

1

 

 

 

1

 

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

- Áo mưa chuyên dùng

Cái

54

 

 

 

 

 

 

 

54

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Flycam

Cái

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Loa cầm tay

Cái

17

1

2

 

10

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dây thừng

m

2,030

250

 

 

 

 

 

 

1,780

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Máy Icom

Cái

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy cưa chạy động cơ xăng

cái

161

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

161

 

 

 

 

 

Máy cắt thực bì chạy động cơ xăng

cái

164

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

164

 

 

 

 

 

Máy thổi gió chuyên dùng chữa cháy đeo vai

cái

110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

110

 

 

 

 

 

Máy định vị GPS

cái

109

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

109

 

 

 

 

 

Dầm thếp I500, L=12m

Dần

6

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các trang thiết bị khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy bơm chữa cháy động cơ 2 kỳ

Cái

7

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

4

 

 

 

 

3

Phương tiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xe cứu hộ các loại

Chiếc

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xe chữa cháy

Chiếc

2

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tàu, thuyền cứu nạn

Chiếc

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ca nô

Chiếc

4

 

1

 

1

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

- Số ô tô có thể huy động

Chiếc

64

 

 

8

 

 

14

 

13

 

 

28

 

 

1

 

 

 

+ Xe 45 chỗ

Chiếc

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Xe 25-29 chỗ

Chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Xe 16 chỗ

Chiếc

5

 

 

 

 

 

 

 

2

 

3

 

 

 

 

 

 

 

+ Xe 4-7 chỗ

Chiếc

42

2

 

 

 

7

 

 

10

 

5

 

16

 

 

 

2

 

- Số ô tô tải có thể huy động

Chiếc

41

 

 

20

 

 

 

 

6

 

15

 

 

 

 

 

 

 

- Số xe máy (ủi, xúc) có thể huy động

Chiếc

13

 

 

2

 

3

 

 

3

 

5

 

 

 

 

 

 

 

- Xe cứu thương

Chiếc

11

 

 

2

 

2

2

 

2

 

3

 

 

 

 

 

 

 

Xe cẩu chuyên dụng

chiếc

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Ghi chú: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cho Bộ đội Biên phòng tỉnh mượn 10 bộ nhà bạt 16,5 m2 phục vụ cho công tác chống dịch covid 19

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Năm

Tổng giá trị thiệt hại

Giá trị thiệt hại về cơ sở kết cấu hạ tầng

Giá trị thiệt hại về dân sinh

Ghi chú

Tổng số

Cơ sở giáo dục

Cơ sở y tế

Công trình văn hóa, dỉ tích lịch sử

Công trình thủy lợi (đê, kè, hầ, đập,..)

Công trình giao thông (đường xá, cầu, cống,..)

Công trình nước sạch, vệ sinh môi trường

về thông tin liên lạc

về xây dựng

Công trình khác (Trụ sở cơ quan, chợ, trung tâm thương mại, nhà xưởng,...)

Tổng số

Thiệt hại về người (số lượng người chết)

Thiệt hại về nhà ở

Thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp

Thiệt hại về chăn nuôi

Thiệt hại về thủy sản

Thiệt hại khác

A

H

1-2+12

2- 3+..+H

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12- 13+…+18

13

14

15

16

17

18

19

1

Năm 2016

270,857

76,269

2,680

1,500

2,012

11,781

54,086

200

370

 

3,640

194,588

3

2,502

191,673

413

 

 

 

2

Năm 2017

173,093

158,334

1,885

 

315

31,793

110,694

4,588

1,249

 

7,810

14,759

7

5,840

6,616

1,890

413

 

 

3

Năm 2018

499,177

206,302

6,038

 

930

8,735

181,242

500

120

 

8,737

292,875

4

254,129

33,709

3,937

1,100

 

 

4

Năm 2019

89,349

81,599

500

0

300

9,040

70,018

741

0

 

1,000

7,750

4

2,200

3,000

550

2,000

 

 

5

Năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

I

Về xây dựng cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức, bộ máy

1

Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, tăng cường trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ được phân công

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh; cấp huyện, xã

Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị liên quan

Quyết định kiện toàn, văn bản chỉ đạo, phân công nhiệm vụ;

Hàng năm

2

Xây dựng các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình

Sở Nông nghiệp và PTNT

Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị, địa phương có liên quan

Quyết định phê duyệt

Năm 2021

3

Rà soát chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

Quyết định phê duyệt

Năm 2021

4

Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình phòng, chống thiên tai, đê điều, hồ đập trước mùa mưa lũ hàng năm.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các cơ quan, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan

Văn bản chỉ đạo; các đoàn kiểm tra.

Hàng năm

5

Tổ chức theo dõi công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sau thiên tai; kiểm tra giám sát và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực hỗ trợ, phục hồi tái thiết sau thiên tai.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, các sở ban ngành, đơn vị liên quan

Văn bản chỉ đạo; các đoàn kiểm tra.

Hàng năm

6

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc đưa nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện, thành phố và kế hoạch phát triển của các sở, ban ngành

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố và các sở ban ngành, đơn vị liên quan

Văn bản chỉ đạo; các đoàn kiểm tra.

Hàng năm

7

Quản lý chặt chẽ, triển khai thực hiện kế hoạch thu, chi Quỹ phòng chống thiên tai, đảm bảo thu đúng, thu đủ, sử dụng hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thành phố các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh

Văn bản chỉ đạo, báo cáo chi tiết kết quả thu, chi theo quy định

Hàng năm

8

Hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch chuyển đổi sản xuất thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tưới, tiêu, cấp nước

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan

Văn bản hướng dẫn, áp dụng các cơ chế chính sách

Năm 2021 - 2025

II

Về truyền thông, thông tin, nâng cao năng lực, nhận thức

 

 

 

9

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai và hướng dẫn kế hoạch thu nộp quỹ PCTT cấp huyện, xã

Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

Tổ chức hội thảo, tập huấn cho 09 huyện, 01 thành phố

Năm 2021-2025

10

Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai tại địa phương, bố trí nguồn lực, đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cơ quan làm công tác tham mưu phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Sở Nội vụ, Sở Tài chính, các đơn vị và địa phương liên quan

Chi phí hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ huy nhằm đáp ứng yêu cầu công tác, nhiệm vụ được giao

Hàng năm

11

Thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan

Tổ chức công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Hàng năm

12

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức, hướng dẫn, phổ biến các giải pháp, mô hình công trình và phi công trình hiệu quả với chi phí phù hợp để phòng, chống mưa, bão, lũ quét, sạt lở.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan

Văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện

Hàng năm

13

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai và xây dựng cộng đồng an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan

Văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện

Hàng năm

14

Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó trong phòng chống thiên tai

Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương, đơn vị liên quan

Chương trình truyền thông, ấn phẩm tuyên truyền

Hàng năm

15

Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm lòng cốt

UBND các huyện, thành phố

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, xã

Lực lượng xung kích được thành lập ở cấp xã

Năm 2020

16

Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cứu hộ, cứu nạn

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

phối hợp với Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan

Quyết định phê duyệt Kế hoạch

Hàng năm

17

Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai tại Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

Máy quay camera, máy ghi hình, máy photo, máy scan, máy fax, máy vi tính, máy in...

Hàng năm

18

Tổ chức diễn tập PCTT và TKCN trên địa bàn, khu vực xung yếu có nguy cơ cao về thiên tai

UBND các cấp

Các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan

Cấp xã 02 năm/1đợt; Cấp huyện, tỉnh 05 năm/đợt

Năm 2021 - 2025

III

Về rà soát, lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch

 

 

 

19

Rà soát, cập nhật kịch bản BĐKH; Hiện đại hóa hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; Tăng cường dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Đài KTTV tỉnh và các cơ quan có liên quan

Kế hoạch, chương trình

Năm 2021 - 2025

20

Tổ chức thực hiện các nghiên cứu cơ bản, các đề tài và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Phòng chống thiên tai

Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan

Các đề tài dự án khoa học

Năm 2021 - 2025

21

Lập bản đồ nguy cơ lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.

Chi cục Thủy lợi

UBND các huyện, thành phố, các sở ban ngành và đơn vị liên quan

Bản đồ nguy cơ lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Năm 2021-2025

22

Lập bản đồ phân vùng hạn hán, đánh giá rủi ro do hạn hán trên địa bàn tỉnh

Chi cục Thủy lợi

UBND các huyện, thành phố, các sở ban ngành và đơn vị liên quan

Bản đồ phân vùng hạn hán, đánh giá rủi ro do hạn hán trên địa bàn tỉnh

Năm 2021-2025

23

Rà soát, cập nhật, bổ sung và hoàn thiện Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai đến năm 2030 tầm nhìn 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các sở ban ngành và đơn vị liên quan

Quyết định phê duyệt Kế hoạch

Năm 2021-2025

24

Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Các cơ quan, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan

Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

Hàng năm

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM (2021-2025)
(Kèm theo Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025)

STT

Danh mục công trình

Địa điểm

ĐVT

Số lượng

Kinh phí dự kiến (tỷ đồng)

Năm thực hiện

A

Dự án di dời khẩn cấp dân cư vùng thiên tai sạt lở

 

 

 

880.16

2021-2025

I

Huyện Đăk Glei

 

 

 

98

 

1

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai

xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei

 

 

51

 

2

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai

xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei

 

 

47

 

II

Huyện Tu Mơ Rông

 

 

 

446.61

 

1

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Tân Ba

xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông

 

 

30.9

 

2

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Đăk Văn 2

xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông

 

 

19.20

 

3

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Lê Văng, Ba Ham, Long Tum

xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông

 

 

54.96

 

4

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Tê Xô Ngoài

xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông

 

 

11.55

 

5

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất Thôn Tam Rin

xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông

 

 

30

 

6

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Đăk Riếp 1 + 2, Mô Bành 1, Đăk Rê 1+2

xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông

 

 

60

 

7

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Đăk Prông, Đăk Nông, Đăk Trăng

xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông

 

 

60

 

8

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Đăk Chum 2, thôn Tu Mơ Rông, thôn Tu Cấp

xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông

 

 

60

 

9

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Kon Tun

xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông

 

 

40

 

10

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Ngọc La, thôn Long Hy

xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông

 

 

40

11

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Hà Lăng

xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông

 

 

20

12

Dự án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Ba Tu 3

xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông

 

 

20

III

Huyện Ngọc Hồi

 

 

 

4.30

1

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi

 

 

3.75

 

2

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi

 

 

0.30

 

3

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi

 

 

0.25

 

IV

Huyện Đăk Tô

 

 

 

54

 

1

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai thôn Đăk Manh 1

xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô

 

 

8

 

2

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai

Xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

 

 

8

 

3

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai tại các thôn Đăk Ri Peng 1 và Đăk Ri Peng 2

xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô

 

 

30

 

4

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai tại các thôn trên địa bàn thôn Đăk Xanh

xã Văn Lem, huyện Đăk Tô

 

 

8

 

V

Huyện Kon Plông

 

 

 

40.55

 

1

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Kon Plông

Xã Măng Bút, huyện Kon Plông

 

 

10.55

 

2

Dự án di dời dân thôn Xô Luông

Xã Đăk Nên, Huyện Kon Plông

 

 

15.0

 

3

Dự án di dời dân thôn Đăk Prồ

Xã Đăk Tăng, Huyện Kon Plông

 

 

15.0

 

VI

Huyện Kon Rẫy

 

 

 

229

 

1

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai (Kè chống sạt lở bờ sông Đăk Snghé đoạn qua trung tâm Chính trị - hành chính, huyện Kon Rẫy)

Xã Tân Lập, Đăk Ruồng huyện Kon Rẫy

 

 

154

 

2

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai (Kè chống sạt lở bờ sông Đăk Pne đoạn qua trung tâm thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy)

Thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy

 

 

75

 

VII

Huyện Sa Thầy

 

 

 

7.7

 

1

Phương án di dời khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thôn Đăk Tang

xã Rờ Kơi, Huyện Sa Thầy

 

 

7.7

 

B

Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn hồ đập

 

 

 

154

2021-2025

I

Ban quản lý Khai thác CCTTL

 

 

 

154

 

1

Hồ chứa Tà Cang

Xã Diên Bình, huyện Đăk Tô

 

 

8.0

 

2

Hồ chứa Cà Tiên

Xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum

 

 

6.0

 

3

Hồ chứa Đăk Chà Mòn 1

Xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum

 

 

9.0

 

4

Hồ chứa Đội 4

Xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy

 

 

7.0

 

5

Hồ chứa Đội 6

Xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy

 

 

9.0

 

6

Hồ chứa Đăk Sia 1

Xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy

 

 

7.0

 

7

Hồ chứa 6C

Xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà

 

 

9.0

 

8

Hồ chứa Đăk Phát 1

Xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum

 

 

9.0

 

9

Hồ chứa Kon Tu

Xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà

 

 

7.0

 

10

Hồ chứa Teo Hao

Xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

 

 

7.0

 

11

Hồ chứa Tân Cảnh 1

Xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô

 

 

7.0

 

12

Hồ chứa Đăk Lin

Xã Pô Cô, huyện Đăk Tô

 

 

7.0

 

13

Hồ chứa C1

Xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà

 

 

5.0

 

14

Hồ chứa Tân Cảnh 2

Xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô

 

 

6.0

 

15

Hồ chứa Đăk Prét

Xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà

 

 

6.0

 

16

Hồ chứa A1 Đội 2

Xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà

 

 

7.0

 

17

Hồ chứa A2 Đội 2

Xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà

 

 

6.0

 

18

Hồ chứa Ngọc Tụ 2

Xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô

 

 

5.0

 

19

Hồ chứa Ngọc Tụ 3

Xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô

 

 

6.0

 

20

Hồ chứa Đăk Loh

Xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà

 

 

8.0

 

21

Hồ chứa Kon Bo Deh

Xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy

 

 

8.0

 

22

Hồ chứa Đăk Rơ War

Xã Đăk Rơ War, thành phố Kon Tum

 

 

5.0

 

C

Đầu tư xây dựng các công trình cấp bách phục vụ chống hạn

 

 

 

250

2021-2025

I

Huyện Ia H'Drai

 

 

 

250

 

1

Hồ chứa nước Suối Đá

xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai

CT

1

100

 

2

Hồ chứa nước Suối Lau

xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai

CT

1

50

 

3

Hồ chứa nước Suối Ia Tơi

xã Ia Tơi, huyện Ia HDrai

CT

1

100

 

II

Ban quản lý Khai thác CCTTL

 

 

 

527

 

1

Sửa chữa, nâng cấp Hồ chứa nước Đăk Cấm

thành phố Kon Tum

CT

1

299

 

2

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống tưới hồ chứa nước Đăk Car và Đập Đăk Sia II,

huyện Sa Thầy

CT

1

118

 

3

Hoàn thiện hệ thống tưới tiêu nội đồng hồ chứa nước Đăk Uy

huyện Đăk Hà

CT

1

80

 

4

Sửa chữa, nâng cấp thủy lợi Đăk Tía

thành phố Kon Tum

CT

1

30

 

D

Dự án công trình kè chống sạt lở

 

 

 

474

 

1

Kè chống lũ, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla trên địa bàn thành phố Kon Tum (tuyến bờ Bắc - đoạn từ làng KonHra Chót đi làng Kon Tum Kơ Nâm, Kon Klo 1 và Kon Tum Kơ Pơng)

thành phố Kon Tum

CT

1

474

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

2,285

 

Ghi chú: Tổng hợp nhu cầu đề xuất của các đơn vị theo các đề xuất tại các văn bản sau:

- Văn bản số 1062/UBND-NNTN ngày 11/5/2020 của UBND tỉnh Kon Tum về việc báo cáo kết quả rà soát và đề xuất dự án bố trí sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum

- Văn bản số 2106/UBND-NNTN ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh Kon Tum về việc báo cáo kết quả rà soát danh mục các hồ chứa thủy lợi hư hỏng nặng có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ năm 2020.

- Văn bản số 3556/UBND-NNTN ngày 22/9/2020 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thực hiện công văn 5681/BKHĐT-KTNN ngày 28/8/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 13/7/2020 về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và sản xuất nhằm khắc phục tình trạng hạn hán cấp bách trong năm 2020 trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum;



(1) Trong đó: Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tăng 5,10%/năm; Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 14,50%/năm; Nhóm ngành Thương mại - dịch vụ tăng 8,50%.

(2) Tỷ trọng các ngành Công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,19% năm 2015 lên 27,58% năm 2020; Thương mại - dịch vụ tăng từ 39,08% năm 2015 lên 42,83% năm 2020; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 30,17% năm 2015 xuống còn 22,63% năm 2020.

(3) Hình thành 07 cánh đồng lớn với 4 loại cây trồng là cà phê, mía, ngô sinh khối, lúa nước tại các huyện theo mô hình liên kết sản xuất, gồm: 01 cánh đồng lớn 30 ha trồng mía ứng dụng công nghệ cao, liên kết với Công ty cổ phần Đường Kon Tum tại xã Ia Chim, thành phố Kon Tum; 01 cánh đồng lớn 30 ha trồng ngô sinh khối chăn nuôi dê sữa, liên kết với Công ty CP dược liệu và thực phẩm Măng Đen tại xã Măng Bút, huyện Kon Plông; 01 cánh đồng lớn 20 ha trồng lúa nước tại xã Hiếu, huyện Kon Plông; 01 cánh đồng lớn 32 ha sản xuất lúa thơm, liên kết Tổ hợp tác tại xã Đăk La, huyện Đăk Hà; 01 cánh đồng lớn 19,1 ha trồng mía, liên kết với Công ty cổ phần Đường Kon Tum tại xã Đăk Trăm, Văn Lem, Ngọk Tụ, huyện Đăk Tô; 02 cánh đồng lớn 407 ha cà phê của 02 Tổ hợp tác tại huyện Đăk Hà, thông qua hỗ trợ từ Dự án phát triển cà phê bền vững (Dự án VnSAT) do Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai.

(4) Như: Bí Nhật, bắp sú, cà chua bi, dâu tây, cà rốt, khoai tây, súp lơ, xà lách, cam, bưởi, chanh, bơ, chuối,...

(5) Tổng sản lượng lúa ước đến cuối năm 2020 đạt 92.340 tấn, tăng 787 tấn so với năm 2015.

(6) Đến nay, diện tích cây cao su đã trồng được 74.167 ha, tăng 17.279 ha so với năm 2015; diện tích cà phê đạt 21.619 ha, tăng 6.349 ha so với năm 2015.

(7) Giai đoạn 2016-2020 đã giao 3.557,21 ha rừng, cho thuê 7.461,3 ha rừng, khoán bảo vệ rừng 201.211,7 ha; Trồng 2.928 ha rừng, 227.913 cây phân tán; Khoanh nuôi phục hồi 300 ha rừng tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu 152,8 ha rừng. Có 02 đơn vị được cấp chứng chỉ FSC với quy mô 14.125 ha rừng tự nhiên và 7.344,2 ha rừng trồng.

(8) Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung tại xã Tân Cảnh, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, diện tích khoảng 200 ha.

(9) Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; Khu Công nghiệp Hòa Bình; Khu công nghiệp Sao Mai; Cụm công nghiệp Đăk La (huyện Đăk Hà); Cụm công nghiệp làng nghề PleiKần (huyện Ngọc Hồi); Cụm công nghiệp dịch vụ 24/4 (huyện Đăk Tô); Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất gạch ngói Hòa Bình; Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất gạch ngói xã Vinh Quang; Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề Hno; Cụm công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp thị trấn ĐăkHà; Cụm công nghiệp Đăk Mar huyện Đăk Hà; Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đăk Ruồng-huyện Kon Rẫy, Cụm công nghiệp huyện Kon Plong (chưa hoạt động).

(10) Điểm du lịch Hồ Đăkke, hồ Đăk Pô Ne; Khu du lịch Thác Pa Sỹ; du lịch tâm linh Chùa Khánh Lâm; điểm du lịch Vườn hoa Thanh Niên; du lịch tâm linh Tượng Đức Mẹ Măng Đen,…

(11) Cụ thể: các tiểu dự án thuộc Quốc lộ 24 từ tỉnh Quảng Ngãi đến thành phố Kon Tum (các đoạn qua thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy và trung tâm huyện Kon Plông); Quốc lộ 14C đoạn qua tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2); Quốc lộ 40B; đường tỉnh lộ được nâng cấp: Đường Sa Thầy-Ya Ly (tỉnh lộ 674), Đường Ya Tăng đi Sê San 3A, Đường từ Sê San 3 đi quốc lộ 14 C, Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thành phố Kon Tum; Đường giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 24; Tuyến tránh thuỷ điện Plei Krông trên đường Hồ Chí Minh đoạn Tân Cảnh - Kon Tum; các cầu qua sông Đăk Bla...

(12) Theo Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý 178 công trình/ diện tích thiết kế 8.840ha lúa + cây công nghiệp 5.293 ha), diện tích tưới thực tế 10.667,8ha (trong đó: lúa 4.197ha, cây công nghiệp 5.732ha, màu 712ha, nuôi trồng thủy sản 46ha); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp quản lý 365 công trình với tổng diện tích thiết kế 3.117,2ha (trong đó: 2.893,75ha lúa, cây công nghiệp 223,4 ha), diện tích tưới thực tế 2.718,5ha (trong đó: lúa 2.599,7ha, cây công nghiệp 115,5ha, nuôi trồng thủy sản 3,3ha).

(13) Theo Quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt diện tích đất tưới nước, cấp nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh năm 2019, diện tích tưới thực tế của các công trình thủy lợi bằng các biện pháp (tưới bằng trạm bơm điện, tưới tự chảy, tưới tạo nguồn) là 20.042,3ha (lúa vụ đông xuân 5.950 ha, lúa vụ mùa 6.621,69 ha., cây công nghiệp dài ngày 6.344,53ha, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 1.074,4ha, nuôi trồng thủy sản 51,69ha).

(14) Huyện Ia H’Drai: Thôn 1, thôn 2, thôn Ia Mung, xã Ia Dom; thôn 3, thôn 4, xã Ia Đal; thôn 9 xã Ia Tơi. Huyện Đăk Glei: Thôn Mô Bo, thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong. Huyện Tu Mơ Rông: Thôn Ngọc La, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông; thôn Măng Rương 2, xã Ngọc Lây.

(15) Hệ thống cấp nước thị trấn Đăk Hà, đô thị Măng Đen; Cấp nước thị trấn Sa Thầy, thành phố Kon Tum, Trung tâm huyện Ia H'Drai... đang được triển khai xây dựng.

(16) Xây dựng bổ sung mới cống thoát nước từ đường Ngô Quyền ra sông Đăk Bla; chỉ đạo Công ty cổ phần Môi trường đô thị tổ chức kiểm tra, nạo vét các tuyến cống, kênh thoát nước để đảm bảo thoát nước kịp thời khi mưa lớn.

(17) Năm học 2019-2020: Tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ đạt 17%; Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 91,5%; Tỷ lệ huy động học sinh Tiểu học đạt 99,9%; Tỷ lệ huy động học sinh Trung học cơ sở đạt 97%; Tỷ lệ huy động học sinh Trung học phổ thông đạt 64%.

(18) So với chuẩn theo Luật Giáo dục 2005: 100% CBQL đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 100% giáo viên cấp THPT, THCS, tiểu học đạt chuẩn trở lên (trong đó THPT có 15,2% trên chuẩn, THCS có 85,2% trên chuẩn, tiểu học 87,0% trên chuẩn), có 99,8% giáo viên mầm non đạt chuẩn trở lên (trong đó có 80,4% trên chuẩn).

(19) Đã sáp nhập các trường: Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum, Trung cấp Y tế, Trung cấp Nghề thành Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum. Giải thể Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam và trẻ em lang thang cơ nhỡ Quốc Đạt, huyện Ngọc Hồi (do không đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp..

(20) Ước thực hiện năm 2020 đạt 52% tăng 4,8 điểm phần trăm so với năm 2015.

(21) Số lao động qua đào tạo được tạo việc làm trong giai đoạn 2016-2020 đạt 23.062 người; trình độ tay nghề, áp dụng tiến bộ, khoa học của lao động được đào tạo nâng lên, nâng cao năng suất lao động, góp phần chung vào công tác giảm nghèo tại của tỉnh.

(22) Bệnh viện Quốc tế Vạn An, quy mô ban đầu 100 giường bệnh, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2020.

23) Năm 2016 có 6/11 đơn vị đạt mức chất lượng trung bình và 05/11 đơn vị đạt mức chất lượng yếu; đến nay có 01 đơn vị đạt mức chất lượng khá (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) và 10/11 đơn vị đạt mức chất lượng trung bình (trừ Ia H’Drai chưa xếp loại), không có đơn vị đạt mức chất lượng yếu.

(24) Năm 2016, tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh nội trú là 73,3%, người bệnh ngoại trú 68,4%; năm 2017 các chỉ số tương ứng là 88% đối với người bệnh nội trú và 82% đối với người bệnh ngoại trú; năm 2018 các chỉ số tương ứng là 88,3% đối với người bệnh nội trú và 87,4% đối với người bệnh ngoại trú.

(25) Đã triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT Iofice cho tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh để gửi nhận văn bản đến đi. Triển khai ứng dụng có hiệu quả chữ ký số trong hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; đưa phần mềm Hệ thống một cửa điện tử VNPT iGate vào ứng dụng để giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công...

(26) Toàn tỉnh có 87/102 xã, phường, thị trấn có ấn phẩm báo chí đến trong ngày (đạt 85,3%); 100% xã, phường, thị trấn được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và mạng di động 3G (một số vùng đô thị đã phát triển mạng 4G).

(27) Toàn tỉnh có 14 điểm cầu truyền hình, phục vụ kịp thời việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các huyện, thành phố.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1136/QĐ-UBND ngày 17/11/2020 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.008

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.15.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!