Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Số hiệu: 05/2016/TT-BKHĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành: 06/06/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn nguyên tắc, nội dung thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các huyện và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã.

 

1. Quy trình thực hiện lồng ghép

Quy trình thực hiện lồng ghép quy định tại Thông tư 05/2016 như sau:

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện phòng, chống thiên tai trong giai đoạn trước.

- Phân tích tình trạng và khả năng chống chịu thiên tai của các đối tượng dễ bị tổn thương trong tương lai.

- Xác định các nguyên nhân dẫn đến thiệt hại của từng lĩnh vực.

- Xác định các giải pháp phòng, chống thiên tai theo thứ tự ưu tiên.

- Giám sát, đánh giá việc thực hiện lồng ghép.

2. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội

- Những quy hoạch đã có thì tiến hành rà soát, bổ sung các nội cần thiết.

- Những quy hoạch được xây dựng mới cần tuân thủ quy trình lồng ghép tại Thông tư 05/TT-BKHĐT ngay từ khi bắt đầu xây dựng quy hoạch.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào đánh giá tình hình thực hiện, mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện của từng quy hoạch.

3. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cả nước và kế hoạch phát triển ngành

- Lồng ghép nội dung rà soát, đánh giá tình hình thiên tai vào bước điều tra cơ bản, đánh giá thuận lợi, khó khăn, thách thức.

- Tính toán các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; các giải pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó, khôi phục và tái thiết.

- Lựa chọn các giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hợp lý nhất.

4. Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh/huyện/xã theo Thông tư số 05 của BKHĐT

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã ban hành văn bản chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội có lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai cho các ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;

- Phổ biến nội dung phòng, chống thiên tai cho các cán bộ chịu trách nhiệm lập kế hoạch.

5. Nguồn vốn

Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT quy định các nguồn vốn được giao để thực hiện lồng ghép gồm:

- Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.

- Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn trái phiếu chính quyền địa phương.

- Quỹ Phòng, chống thiên tai.

- Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Nguồn kinh phí chi thường xuyên cho công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 20/7/2016.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2016/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, KINH TẾ-XÃ HỘI

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế-xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc, nội dung thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); các thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện); và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, giám sát, đánh giá lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm: trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo.

2. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

3. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế-xã hội phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả và cao nhất.

4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội là một quá trình tích hợp có chọn lọc những đánh giá tác động thiên tai, giải pháp ưu tiên về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.

Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai

1. Nội dung phòng, chống thiên tai phải được lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.

2. Căn cứ vào kết quả đánh giá, loại hình rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai ứng với mỗi loại hình và cấp độ rủi ro thiên tai của ngành và/hoặc địa phương để lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.

3. Ưu tiên các công trình đa mục tiêu, kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, hướng tới phát triển bền vững và đối tượng dễ bị tổn thương trong lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.

4. Nguồn vốn cho công tác phòng, chống thiên tai được lồng ghép, cân đối trong quá trình lập đề cương, nhiệm vụ quy hoạch; trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển.

Chương II

THỰC HIỆN LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, KINH TẾ-XÃ HỘI

Điều 4. Quy trình thực hiện lồng ghép

1. Rà soát, đánh giá việc thực hiện nội dung phòng, chống thiên tai trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch của giai đoạn trước.

a) Rà soát, nghiên cứu các văn bản pháp lý, chương trình kế hoạch có liên quan đến phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu;

b) Rà soát các nghiên cứu, báo cáo, dự báo về xu thế thiên tai và biến đổi khí hậu có thể tác động đến sự phát triển ngành, kinh tế-xã hội;

c) Đánh giá tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra đối với kinh tế, xã hội và môi trường trong kỳ kế hoạch, quy hoạch. Căn cứ vào báo cáo tổng kết công tác phòng, chống thiên tai hàng năm và 5 năm, các Bộ, ngành, địa phương dự báo và xác định những loại thiên tai thường xảy ra, bao gồm cả tần suất, cường độ và số liệu thiệt hại của mỗi loại thiên tai: xác định loại thiên tai nguy hiểm nhất, thường xuyên xảy ra nhất và gây tác hại nặng nề nhất; tiến hành phân tích, đánh giá mức độ thiệt hại của thiên tai với từng lĩnh vực.

2. Phân tích tình trạng và khả năng chống chịu thiên tai của các đối tượng dễ bị tổn thương trong tương lai về kinh tế, xã hội và môi trường:

a) Sự khác nhau về tình trạng dễ bị tổn thương theo giới tính: giữa nam và nữ; theo mức thu nhập: giữa người giàu và người nghèo; theo độ tuổi: người cao tuổi và người trẻ tuổi; theo trình độ, nhận thức và mật độ dân số;

b) Các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm: người nghèo, trẻ em, người già cô đơn, nữ chủ hộ, người khuyết tật, dân tộc thiểu số;

c) Các nhóm cư trú tại khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai như: trên các đảo, ven biển, vùng thấp, trũng thường bị ngập lụt, vùng hay bị lũ quét, sạt lở đất dọc theo các bờ sông, kênh rạch, hoặc nhóm nghề nghiệp dễ bị tổn thương do thiên tai như: nghề khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trên sông, trên biển; nuôi trồng thủy, hải sản trên sông, rạch, đầm, bãi; nghề vận tải đường thủy, các địa điểm du lịch, các hộ không có nghề nghiệp ổn định, thường xuyên di chuyển kiếm việc làm.

3. Xác định các nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan dẫn đến thiệt hại của từng lĩnh vực (kinh tế, xã hội và môi trường):

a) Tính chính xác của các thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng-thủy văn; tính kịp thời và khả năng tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo đến cơ sở và người dân, đặc biệt với đối tượng dễ bị tổn thương;

b) Sự chủ động triển khai các phương án phòng, chống thiên tai;

c) Sự phù hợp với các quy hoạch liên quan đến phòng, chống thiên tai; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn phòng, chống thiên tai của công trình;

d) Sự sẵn sàng của các trang thiết bị thông tin liên lạc và cứu hộ, cứu nạn;

e) Sự tuân thủ các quy định an toàn trong quản lý phương tiện và tham gia giao thông trong thiên tai;

f) Sự sẵn có của các địa điểm tránh, trú bão an toàn cho tàu thuyền, các điểm cấp cứu tại các khu vực trọng yếu về thiên tai;

g) Công tác cứu hộ, cứu nạn đối với con người, tàu thuyền, công trình đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai;

h) Tình hình thực hiện phương châm “bốn tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ;

i) Năng lực kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương.

4. Xác định các giải pháp phòng, chống thiên tai theo thứ tự ưu tiên phù hợp với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra.

5. Giám sát, đánh giá việc thực hiện lồng ghép

a) Nội dung đánh giá kết quả lồng ghép:

Mức độ lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai (bao gồm biện pháp công trình và phi công trình) và thích ứng với biến đổi khí hậu vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra trong kế hoạch;

Nguồn lực thực tế đã được huy động để đầu tư cho phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;

Hiệu quả đầu tư của các chương trình, đề án, dự án về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu thuộc lĩnh vực, địa phương mình quản lý;

So sánh thiệt hại về vật chất do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra so với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) hoặc giá trị sản xuất của địa phương, của ngành trước và sau khi đã thực hiện việc lồng ghép;

Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với các vấn đề xã hội như: thiệt hại về người và tài sản; vấn đề nhà ở của những gia đình bị ảnh hưởng thiên tai; tình hình đói nghèo; sinh kế của người dân; tình hình dịch bệnh; dịch vụ y tế; mức độ ảnh hưởng việc học hành của học sinh; mức độ phải đóng góp của người dân để khôi phục trường học, bệnh xá bị hư hỏng đã có chuyển biến gì sau khi thực hiện lồng ghép;

Các tác động tiêu cực đến môi trường do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra so với trước khi thực hiện lồng ghép;

Nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu;

Số lượng các quy hoạch, chương trình, dự án đã được lồng ghép và chưa được lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

b) Thời gian thực hiện đánh giá kết quả lồng ghép:

Đối với quy hoạch: Thực hiện sau mỗi 1/4 kỳ quy hoạch. Kết thúc kỳ quy hoạch đánh giá một lần.

Đối với kế hoạch: Mỗi năm đánh giá 01 lần (tổng kết cuối năm), kết hợp cùng với việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của năm trước, xây dựng kế hoạch năm sau. Kết thúc kế hoạch 5 năm đánh giá một lần kết hợp cùng với việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của 5 năm trước để chuẩn bị xây dựng kế hoạch 5 năm sau.

Điều 5. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội

1. Đối với những quy hoạch đã có: Tiến hành rà soát, bổ sung các nội dung phòng, chống thiên tai mà trước đây chưa đề cập tới hoặc đã có đề cập nhưng chưa phù hợp với quy hoạch và tiêu chuẩn phòng, chống thiên tai hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống công trình chuyên dụng cho phòng, chống thiên tai.

2. Đối với những quy hoạch được xây dựng mới cần tuân thủ quy trình lồng ghép các nội dung về phòng, chống thiên tai ngay từ khi bắt đầu xây dựng quy hoạch.

3. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào công tác đánh giá tình hình thực hiện, mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện của từng quy hoạch.

4. Quy trình lồng ghép thực hiện như quy định tại Điều 4 của thông tư này.

Điều 6. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cả nước và kế hoạch phát triển ngành

1. Lồng ghép nội dung rà soát, đánh giá tình hình thiên tai vào bước điều tra cơ bản, đánh giá thuận lợi, khó khăn, thách thức; xác định nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của kỳ kế hoạch hoặc nhu cầu bổ sung của Bộ, ngành và địa phương.

2. Khi xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội cần phải tính toán các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; các giải pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó, khôi phục và tái thiết.

3. Khi xây dựng các nhóm giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, kế hoạch phát triển của ngành cần lựa chọn các giải pháp đã được nghiên cứu, đề xuất trong các Chiến lược, chương trình, đề án liên quan đến phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để có được đầy đủ các giải pháp hợp lý nhất.

4. Quy trình lồng ghép thực hiện như quy định tại Điều 4 của thông tư này.

Điều 7. Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh/huyện/xã

1. Thu thập thông tin và chuẩn bị thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã ban hành văn bản chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội có lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai cho các ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;

b) Phổ biến nội dung phòng, chống thiên tai cho các cán bộ chịu trách nhiệm lập kế hoạch:

Kiến thức cơ bản về thiên tai trên địa bàn và các biện pháp phòng, chống thiên tai thích hợp;

Kế hoạch phòng, chống thiên tai và các kế hoạch khác có liên quan;

Nguyên tắc và nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

2. Quy trình lồng ghép thực hiện như quy định tại Điều 4 của thông tư này.

Điều 8. Nguồn vốn thực hiện nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai

Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ các nguồn vốn được giao trong kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội, bao gồm:

1. Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước: Vốn đầu tư của ngân sách Trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.

2. Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn trái phiếu chính quyền địa phương.

3. Quỹ Phòng, chống thiên tai.

4. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

5. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (các khoản vốn do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội).

6. Nguồn kinh phí chi thường xuyên cho công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

7. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm ưu tiên vốn đầu tư trong kế hoạch hàng năm và trung hạn để xây dựng các công trình phòng, chống, thiên tai phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các ngành, các cấp

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì kiểm tra, giám sát thực hiện Thông tư này;

b) Tổng hợp nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai từ kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.

2. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, chịu trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh/thành phố; theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các cấp tại địa phương;

b) Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan/đơn vị liên quan thẩm định nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai vào lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội;

c) Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính ưu tiên bố trí nguồn vốn trong dự toán hàng năm để thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội có lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lưu VT, Vụ KTNN.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 05/2016/TT-BKHDT

Hanoi, June 06, 2016

 

CIRCULAR

PROVIDE GUIDANCE ON THE INTEGRATION OF NATURAL DISASTER PREPAREDNESS CONTENTS INTO SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLANS AND INDUSTRY DISTRIBUTION AND DEVELOPMENT PLANS

Pursuant to the Law on natural disaster preparedness No. 33/2013/QH13;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 on the formulation, approval, and management of socio-economic development master plans.

Pursuant to the Government’s Decree No. 04/2008/ND-CP dated November 01, 2008 on amending a number of articles of the Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 on the formulation, approval, and management of socio-economic development master plans.

Pursuant to the Government’s Decree No. 116/2008/ND-CP dated November 14, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment.

Pursuant to the Government’s Decree No. 66/2014/ND-CP dated July 04, 2014 on detailing and guiding a number of articles of the law on natural disaster preparedness.

Pursuant to the Decision No. 44/2014/QD-TTg dated August 15, 2014 of the Prime Minister on detailed regulations on natural disaster risk levels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and Regulated entities

1. Scope

This Circular provides guidance on principles and contents of the integration of natural disaster preparedness into socio-economic development plans and industry distribution and development plans of the whole nation, ministries, and central-affiliated cities and provinces (below collectively referred to as “province”); provincial, district, town-affiliated cities (below collectively referred to as “district”); and industry distribution and development plans of communes, wards, towns (below collectively referred to as “commune”) .

2. Regulated entities

This Circular applies to organizations relating to the formulation, appraisal, approval, monitoring, and assessment of the integration of natural disaster preparedness contents into socio-economic development plans and industry distribution and development plans.

Article 2. Definitions

1. Vulnerable group means a group of people with characteristics and circumstances that make them more likely to be adversely affected by natural disasters than other groups in the community. Vulnerable groups include: children, elderly people, pregnant women, women nursing under-12-month children, people with disabilities, people suffering from dangerous diseases and poor people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Socio-economic development plan serves as an economic management tool of the state in line with the objectives, represented by socio-economic development orientation objectives required to achieve in a certain period of a nation or of a locality and the solutions and policies to gain the objective set out in the most efficient way.

4. The integration of natural disaster preparedness contents into industry distribution and development plans is a process that selectively integrates assessment of natural disaster impact, prioritized solutions to natural disaster risk mitigation and climate change adaptation into the formulation of socio-economic development plans and industry distribution and development plans.

Article 3. Rules for the integration of natural disaster preparedness contents

1. Natural disaster preparedness contents must be integrated into socio-economic development plans and industry distribution and development plans.

2. Integration of natural disaster preparedness shall be based on the results of assessment, types of natural disasters, natural disaster risk zoning corresponding to each type and level of natural disaster risks to each industry and/or each area.

3. Priority shall be given to multi-purpose projects, combination of structural and non-structural solutions towards sustainable development and vulnerable group in the integration of natural disaster preparedness contents.

4. Funding for natural disaster preparedness shall be estimated in the process of formulating outline and tasks of the plan; in the process of estimation of costs of socio-economic development plans and development investment plans.

Chapter II

INTEGRATION OF NATURAL DISASTER PREPAREDNESS CONTENTS INTO INDUSTRY DISTRIBUTION AND DEVELOPMENT PLANS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Review and assess the implementation of natural disaster preparedness contents in the implementation of plans of the previous period.

a) Review, research legal documents, and plans relating to natural disaster preparedness and climate change adaptation.

b) Review the researches, reports, forecasts on natural disaster and climate change trends that may have impact on socio-economic and industry distribution development;

c) Assess the seriousness of natural disasters and damage caused by natural disasters to the economy, society, and environment during planned period. Based on the annual and 5-year reports on natural disaster preparedness, ministries, local authorities shall forecast and identify types of natural disasters that frequently occur, including frequency, intensity and data on the damage of each type of natural disaster: identify the most dangerous, frequent and damaging type of natural disaster; analyze and assess the extent of damage that impacts each field.

2. Analyze the situation and economic, social and environmental adaptability to natural disasters of the vulnerable groups in the future:

a) Differences in vulnerability by sex: between men and women; by income level: between rich and poor people; by age: between elderly and young people; by knowledge, awareness, and population density;

b) Vulnerable groups include: poor people, children, lonely elderly people, female householders, people with disabilities, ethnic minorities;

c) Residents in areas vulnerable to natural disasters, such as islands, coastal areas, frequently inundated lowlands, areas along rivers, canals where flashflood and landslides frequently occur, or occupation groups vulnerable to natural disasters such as extraction of aquatic and marine resources, aquaculture on rivers, canals, lagoons and yards; waterway transport, tourist destinations, households that do not have a stable occupation and frequently move to make a living.

3. Identify reasons, including objective and subjective ones that cause damage to each field (economy, society and environment):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Proactive implementation of natural disaster preparedness plans;

c) The suitability for the master plans relating to natural disaster preparedness; standards and technical regulations on natural disaster preparedness of construction works;

d) Availability of equipment for communication and rescue;

e) Conformance to regulations on safety of the vehicles and traffic thereof in natural disasters;

f) The availability of safe places for boats and ships to take shelter, emergency stations at areas frequently affected by natural disasters;

g) Rescue of people, boats and ships, construction works that are directly affected by natural disasters;

h) Availability of forces, vehicles, equipment and logistics services.

i) Inspection and supervision capacity of the local government.

4. Identify measures for natural disaster preparedness in order of preference in conformity with types of natural disasters that frequently occurs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Assessment criteria:

a) The level of integration of natural disaster preparedness contents (including structural and non-structural solutions) and climate change adaptation into the socio-economic development targets set out in the plan;

Actual investment in natural disaster preparedness and climate change adaptation;

The efficiency of the programmes, schemes, projects on natural disaster preparedness and climate change in the fields and areas under the local government’s management.

Comparison between damage caused by natural disasters and climate change and gross regional domestic product (GRDP) or production value of each field and area before and after the integration;

Comparison of the impact of natural disasters and climate change on social issues, such as loss of life and property; housing problems of families affected by natural disasters; poverty; people's livelihood; epidemics; health services; the extent to which the student's academic performance is affected; necessary contributions by the people to the repair of the damaged schools or medical stations before and after the integration;

Comparison of negative environmental impacts caused by natural disasters and climate change before and after the integration;

Communities’ awareness of natural disaster preparedness and climate change;

The number of master plans, programmes, projects integrated and not integrated with the contents of natural disaster preparedness and climate change.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A master plan shall be divided into 4 quarters and periodically reviewed at the end of each quarter and at the end of its entire duration.

A plan shall be reviewed annually in combination with review of the previous year’s results and development of the next year’s plans. A 5-year plan shall be reviewed at the end of the 5-year period in combination with review of the previous 5-year plan and development of the next 5-year plan.

Article 5. Integration of natural disaster preparedness contents into socio-economic development plans and industry distribution and development plans

1. For the available master plans: Review and make amendments to natural disaster preparedness contents that are omitted or unconformable with plans and standards in natural disaster preparedness or may threaten the works dedicated to natural disaster preparedness.

2. For the newly-made master plans: the process of integrating natural disaster preparedness contents must be followed since the master plan is made.

3. Integrating natural disaster preparedness contents into the assessment of implementation, particular targets, tasks and solutions of each master plan.

4. The integration process shall be followed as prescribed in Article 4 of this Circular.

Article 6. Integration of natural disaster preparedness contents into national socio-economic development plans and industry distribution and development plans.

1. Integrate the contents of assessment of seriousness of natural disaster into basic surveying steps, assess advantages, disadvantages, challenges; identify the planned period’s needs for socio-economic development or ministries, and local authorities’ needs for amendments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When working out solutions to national socio-economic development plans and industry distribution and development plans, solutions that have been researched, proposed in strategies, programmes, schemes relating to natural disaster preparedness and mitigation must be selected to get the most reasonable solution.

4. The integration process shall be followed as prescribed in Article 4 of this Circular.

Article 7. Integration of natural disaster preparedness contents into socio-economic development plans of provinces/districts/communes

1. Collect information and prepare for the implementation:

a) People’s Committees of communes, districts, or provincial cities promulgate the document directing the formulation of socio-economic development plans integrated with natural disaster preparedness contents to local boards, regulatory agencies, relevant unions and units;

b) Disseminate natural disaster preparedness contents to the officials who are responsible for making plans:

Basic knowledge about natural disasters in the locality and appropriate solutions to natural disaster preparedness;

Natural disaster preparedness plans and other relevant plans;

Rules and contents of the integration of natural disaster preparedness into socio-economic development plans

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Sources of funding for the integration of natural disaster preparedness contents

Based on the funding provided in the medium-term and annual plans, ministries and local authorities shall integrate natural disaster preparedness contents into their socio-economic development plans and industry distribution and development plans, including:

1. Funding from state budget: funding from central government budget that is given to central ministries; dedicated additional funding from central government budget that is given to local governments; funding from local government budgets.

2. Funding from Government bonds and local government bonds.

3. Natural disaster preparedness funds.

4. Official development assistance (ODA) and concessional loans granted by foreign sponsors.

5. The State's development investment credit capital (credit extended by the Vietnam Development Bank and Vietnam Bank for Social Policies)

6. Funding sources for recurrent expenditures on the formulation and adjustment of master plans, and formulation of socio-economic development plans and industry distribution and development plans.

7. Other legal sources of funding as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 9. Responsibilities of regulatory agencies, levels

1. The Ministry of Planning and Investment shall:

a) Take charge of inspecting, supervising the implementation of this Circular;

b) Summarize the contents of the integration of natural disaster preparedness from local and industry distribution and development plans into national socio-economic development plans.

2. Ministries, ministerial agencies are responsible for integrating natural disaster preparedness contents into the formulation of industry distribution and development plans under their management;

3. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities:

a) Direct the Department of Planning and Investment to take charge of summarizing, integrating natural disaster preparedness contents into socio-economic development plans of districts/cities; monitor, inspect and assess the integration of natural disaster preparedness contents into socio-economic development plans of local authorities at all levels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Direct the Department of Planning and Investment to give priority to allocation of capital in annual cost estimate in order to take solutions for socio-economic development that is integrated with natural disaster preparedness contents.

Article 10. Effect

1. This Circular comes into force from July 20, 2016.

2. Ministries, ministerial agencies, People’s Committees at all levels, relevant organizations are responsible for implementing this Circular. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Planning and Investment.

 

 

 

MINISTER




Nguyen Chi Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06/06/2016 hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.803

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.141.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!