Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Võ Kim Cự
Ngày ban hành: 16/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 19/2012/QĐ-UBND

Tĩnh, ngày 16 tháng 05 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ HUY ĐỘNG VỐN, CƠ CHẾ LỒNG GHÉP, QUẢN LÝ CÁC NGUỒN VỐN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thtướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 ca Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 ca Bộ Tài chính về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau khi đã thống nhất với các sở, ban, ngành liên quan) tại Văn bản số 372/SKH-KTN ngày 09/5/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 1297/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của UBND tỉnh;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các s, Th trưng các ban, ngành liên quan; Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tch UBND các xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
-
Website Chính phủ;
-
Cục Kim tra văn bản - Bộ Tư pháp;
-
TTr Tỉnh ủy; HĐND tnh; Đoàn ĐBQH tnh;
-
Chtịch, các PCT UBND tnh;
-
S Tư pháp;
-
Các Phó VP, các T CV VP.UBND tnh;
-
Trung tâm công báo - tin hc tnh;
- Lưu: VT,NL1

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Kim Cự

 

QUY ĐỊNH

TẠM THỜI VỀ HUY ĐỘNG VỐN, CƠ CHẾ LỒNG GHÉP, QUẢN LÝ CÁC NGUỒN VỐN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 16/5/2012 ca UBND tỉnh)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, yêu cầu

1. Bố trí lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước theo các chương trình, dự án để huy động tối đa nguồn lực của người dân và cộng đồng thực hiện có hiệu quả đhoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch, lộ trình đã xây dựng;

2. Phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người dân, cộng đng và chính quyn cấp xã; việc gì dân làm được thì trao quyền chủ động cho cộng đồng dân cư tchức làm;

3. Đơn giản các trình tự đầu tư, hồ sơ thanh, quyết toán các nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới; góp phần ci cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ, kịp thời giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Các xã nông thôn trên địa bàn tỉnh và các loại nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên đia bàn tỉnh;

2. Các tchức, cá nhân có liên quan đến việc huy động nguồn lực, thực hiện lồng ghép nguồn vốn và tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng nông thôn mới.

Chương 2.

HUY ĐỘNG, LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Điều 3. Tỷ lệ huy động nguồn vốn.

1. Vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình: Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 ca Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

2. Huy động nguồn vốn

- Huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã để tổ chức triển khai thực hiện chương trình;

- Huy động tối đa vốn đầu tư của doanh nghiệp; đóng góp của cá nhân, các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nông thôn mới;

- Các khoản viện trợ không hoàn lại ca các tchức, cá nhân nước ngoài;

- Huy động vốn tín dụng, bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại;

- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

3. Giải pháp huy động

- Tiếp tục quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến tận người dân, các tchức, doanh nghiệp; thường xuyên nm bắt, bám sát kế hoạch trin khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đkịp thời chỉ đạo, hướng dẫn;

- Chđộng làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thsự ng hộ nhm tăng ngun vốn htrợ đầu tư hàng năm cho tỉnh thông qua chương trình MTQG, các chương trình, dự án và các nguồn vốn khác;

- Vn động và tạo điều kiện tối đa cho các cá nhân, tchức, doanh nghiệp, con em của địa phương sống, làm việc trong và ngoài nước đầu tư phát trin sản xuất kinh doanh trên địa bàn; đồng thời thông qua họ vận động để thu hút các nhà đu tư, các tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ vốn cho địa phương;

- Nhân rộng các mô hình sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ, kết nối thị trường tốt, mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao; tổ chức các cuộc hội thảo để thu hút các doanh nghiệp, các tchức, cá nhân tham gia hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động;

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp quan trọng cho xây dựng nông thôn mới; từ đó tạo sức lan tỏa đthu hút nguồn vốn đầu tư từ các cá nhân, tchức, doanh nghiệp khác.

Điều 4. Cơ chế lồng ghép

1. Nguyên tắc lồng ghép

a. Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, cnh sách, nhiệm vụ chi và phải đảm bảo tính đồng bộ, phát huy hỉệu quả các chương trình, dự án;

b. Việc lồng ghép các nguồn vn được thực hiện từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đu tư phát triển, tchức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả;

c. Việc lồng ghép các nguồn vốn phải được thực hiện cụ th, xác định thứ tự ưu tiên đối với từng công trình, từng tiêu chí và ưu tiên đầu tư cho các xã về đích trong năm 2012, 2013 và năm 2015 (theo các Quyết định của UBND tnh);

c. Quá trình thực hiện lồng ghép nguồn vốn phải đảm bảo các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ riêng của các chương trình, dự án và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM; ưu tiên các tiêu chí cn tập trung hoàn thành sớm đphát huy hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân;

e. Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tc không làm thay đổi mục tiêu, tng mức vốn đầu tư phát triển, tổng mc kinh phí sự nghiệp đuợc giao. Đi với các chế độ, tiêu chun, định mức liên quan đến con người, hộ gia đình, phải đảm bảo đủ kinh phí, thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chun, định mức nhưng phải tiết kiệm nhất và không được sử dụng nguồn kinh phí này đthực hiện cho các mục tiêu, nhiệm vụ khác;

f. Nguồn vn xây dựng nông thôn mới phn ngân sách Trung ương và ngân sách tnh về nguyên tc lồng ghép là mang tính hỗ trợ và giao quyền tự chủ cho UBND xã, cộng đng và người dân thực hiện; từ nguồn hỗ trợ đó, UBND xã huy động các nguồn vốn còn lại thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới và phải đảm bảo huy động đủ nguồn lực để thực hiện.

2. Các nguồn vốn lồng ghép

Nguồn vốn lồng ghép để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh bao gồm:

a. Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), bao gồm:

- Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực); lồng ghép các dự án thành phần; Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (dự án 2); Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm (dự án 3); Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (dự án 4); Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình (dự án 6) để đảm bảo cho công tác đào tạo nghề, nâng cao kiến thức cho người dân và chính sách giải quyết việc làm để thực hiện kế hoạch đào tạo, các tiêu chí trường học, têu chí thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động;

- Chương trình MTQG giảm nghèo bn vững (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND tnh là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven bin và hải đảo (dự án 1); Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn (dự án 2); Nhân rộng mô hình giảm nghèo (dự án 3); Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để thực hiện các tiêu chí giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, hạ tầng xã hội khác, phát triển sản xuất;

- Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: cấp nước sinh hoạt nông thôn, môi trường nông thôn (dự án 1); Vệ sinh nông thôn (dự án 2) đthực hiện tiêu chí môi trường;

- Chương trình MTQG Y tế (Sở Y tế là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phn: Phòng chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng (dán 1); Tiêm chủng mrộng (dự án 2); Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trem (dự án 3) đthực hiện tiêu chí y tế;

- Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (SY tế là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án thành phần: Đm bảo hậu cn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (dự án 1) để thực hiện tiêu chí y tế;

- Chương trình MTQG Văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực): lng ghép các dự án thành phần: Chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo di tích (dự án 1); Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, ththao các huyện min núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo (dự án 3); Hỗ trợ phát trin hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo (dự án 4) đthực hiện tiêu chí cơ sở vật chất về văn hóa;

- Chương trình MTQG Giáo dục Đào tạo (Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực): lng ghép các dự án thành phn: Hỗ trợ phổ cập mầm non 5 tui, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiu học, thực hiện phcập giáo dục trung học cơ sđúng độ tui và hỗ trợ phcập giáo dục trung học (dự án 1); Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiu số và vùng khó khăn (dự án 3) đưu tiên thực hiện hoàn thành tiêu chí giáo dục;

- Chương trình MTQG ng phó vi biến đổi khí hậu (STài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực): lồng ghép Dự án xây dựng và trin khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (dự án 2) đthực hiện hạ tầng kinh tế xã hội và tiêu chí môi trường;

- Chương trình MTQG Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thưng trực): lồng ghép dự án tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (dự án 2) để thực hiện hoàn thành tiêu chí bưu điện, tiêu chí văn hóa, hệ thống chính trxã hội vng mạnh;

- Chương trình MTQG An toàn thực phẩm (Sở Y tế là cơ quan thường trực): lồng ghép các dự án phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm (dự án 4); Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản (dự án 5); Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sn xuất, kinh doanh thực phm ngành công thương, đthực hiện tiêu chí môi trường, y tế;

- Chương trình MTQG Phòng, chống ma túy và Chương trình MTQG phòng, chống tội phạm (Công an tỉnh là cơ quan thường trực) lồng ghép để thực hiện hoàn thành tiêu chí an ninh, trật tự xã hội;

- Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực): thực hiện theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phphê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Thông tư số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ; và các quy định hiện hành khác (nếu có thay đi);

(Danh mục các Chương trình MTQG theo Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thtướng Chính phủ).

b. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn hỗ trợ có mục tiêu từ các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn nông thôn bao gồm: Hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; Chương trình phát triển kinh tế xã hội các vùng; Chương trình ging cây trồng vật nuôi, giống thủy sản; Chương trình phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản; Chương trình củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển;

- Chương trình đầu tư khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền; Chương trình bố trí sắp xếp dân cư nơi cần thiết; Chương trình phát trin rừng bền vững; Chương trình htrợ đầu tư trụ sở xã; Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch, phải bố trí phù hợp đảm bảo kết nối, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới;

- y theo tính chất, quy định của từng chương trình, song các nguồn vốn này chủ yếu đ đu tư kết cấu hạ tầng có quy mô lớn, các công trình phục vụ thúc đy phát triển kinh tế liên xã, liên vùng, đu tư trực tiếp một số dự án phát triển sản xut và với mục tiêu chung là thúc đy tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.

c. Vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (bao gồm: ODA, NGO, FDI…);

Trong quá trình lp dự án và trin khai thực hiện, tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng nguồn vốn (nhà tài trợ), việc lồng ghép phụ thuộc vào khnăng nguồn lực và theo lĩnh vực yêu cu ca nhà tài trợ, cụ thcác lĩnh vực:

- Lồng ghép đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp (nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản..,) và kết cấu hạ tầng xã hội vùng nông thôn. Đầu tư tăng cường năng lực, thể chế, triển khai nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn;

- Lồng ghép đầu tư các dự án sn xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp (chế biến, bảo qun sản phẩm sau thu hoạch, công tác giống cây trồng vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm...), nhằm nâng cao giá trị sản phẩm sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động.

d. Ngân sách tỉnh: Nguồn ngân sách tập trung và các nguồn thu khác của tỉnh đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này ưu tiên cho các xã khó khăn, không được hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu và đặc biệt ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất.

e. Ngân sách huyện, xã: Nguồn ngân sách của huyện, xã trích đầu tư xây dựng nông thôn mới cho các xã theo hướng hỗ trợ để kích thích, thu hút nguồn vốn khác và trao quyền tự chủ cho người dân và cộng đồng; nguồn vốn này tập trung vào những công việc có khnăng làm đòn bẩy để thu hút được nguồn vn từ cộng đồng dân cư và doanh nghiệp; đồng thời ưu tiên đầu tư cho phát triển sn xuất.

f. Nguồn vốn tín dụng: Gồm vốn tín dụng đu tư phát triển của Nhà nước và vốn tín dụng thương mại. Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được phân bổ cho các huyện đthực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tng nuôi trồng thy sản, hạ tng làng nghề nông thôn, các dự án sản xuất, hợp tác xã (HTX) làm cơ sở để góp phần thực hiện các tiêu chí giao thông, thủy lợi, thu nhập, vốn tín dụng thương mại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 ca Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; vn hỗ trợ sản xuất từ nguồn xây dựng nông thôn mới, ưu tiên hỗ trợ lãi suất vốn các tổ chức, cá nhân vay đsản xuất (có quy định riêng).

g. Vốn xã hội hóa: Gồm vốn đầu tư của doanh nghiệp; các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã; vốn huy động từ cộng đồng, từ các tchức, cá nhân trong và ngoài nước và các ngun huy động hp pháp khác ca chđầu tư.

3. Nhiệm vụ lồng ghép

a. UBND các xã: Căn cđề án xây dựng nông thôn mới được duyệt, tập trung ưu tiên thực hiện các tiêu chí thiết yếu, ưu tiên phát triển sản xuất đ lp kế hoạch htrợ hàng năm; kế hoạch phải đảm bảo lồng ghép cho từng công trình trên địa bàn, phc vụ từng tiêu chí cụ thể và đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất.

b. UBND các huyện, thành phố, thị xã: Rà soát các chương trình, dự án đang trin khai trên địa bàn đlập kế hoạch lồng ghép cho các xã; tổng hợp trình Sở Kế hoạch và Đu tư; Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh và các sở, ngành và các ban quản lý chương trình, dự án độc lập (chchương trình, dự án).

c. Văn phòng Điu phối Chương trình NTM tnh: Tổng hợp đề xuất của UBND các huyện, thành phố, thị xã; trên cơ skết quả thực hiện và kế hoạch thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM năm sau trên toàn tỉnh, tham gia, đề xuất các chchương trình, dự án cân đối lồng ghép theo mục tiêu của chương trình và mục tiêu, tiến độ xây dng nông thôn mới ở các xã.

d. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chịu trách nhiệm làm đầu mi tng hợp, cân đối chung tổng thkế hoạch lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án đu tư trên địa bàn, đảm bảo tập trung nguồn vốn phục vụ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mi trên địa bàn toàn tnh.

e. Các sở, ban, ngành liên quan và các ban qun lý chương trình, dự án độc lập (các chủ chương trình, dự án): Căn cứ mục tiêu ca chương trình, dự án và mục tiêu tng thể của Chương trình MTQG xây dựng NTM, có trách nhiệm lồng ghép nguồn vn ca các chương trình, dự án theo lĩnh vực mình quản lý cho các xã theo kế hoạch, tiến độ xây dựng nông thôn mới của tnh.

Chương 3.

CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THANH QUYẾT TOÁN CÁC NGUỒN VỐN

Điều 5. Cơ chế quản lý các nguồn vốn.

1. Nguyên tắc: Việc quản lý các nguồn vốn được thực hiện như sau:

- Các nội dung đầu tư mà ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm từ 50% vốn trở lên thì thực hiện theo các quy định tại Quyết định này;

- Các nội dung đầu tư mà ngân sách nhà nước htrợ chiếm dưới 50% vn thì cơ chế quản lý do ban quản lý xã và nhà tài trợ (nếu có) tự quy định nhưng phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng, quản lý tài chính và hiệu quả đầu tư về các nội dung được lựa chọn thực hiện.

2. Cơ chế quản lý đầu tư:

2.1. Đối với nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG; nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn Trái phiếu Chính phvà nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

Thực hiện theo Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trường hợp các chương trình, dự án có quy định riêng, thì được áp dụng theo quy định riêng ca chương trình, dự án đó.

2.2. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và vn ngân sách tnh đầu tư xây dựng nông thôn mi:

a. Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:

- Chuẩn bị đầu tư: UBND xã tổ chức họp dân lấy ý kiến lựa chọn hạng mục đu tư, soát xét lại khả năng cân đối, huy động nguồn vốn; đảm bảo huy động đủ nguồn vốn thực hiện hạng mục công trình đã lựa chọn.

- Chủ đầu tư: Chđầu tư các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã, do UBND xã quyết định. Đối với công trình phức tạp, xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì UBND huyện xem xét và giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia trực tiếp ca UBND xã.

- Thm quyền lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT); Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn, bản có giá trị công trình nhà nuớc hỗ trợ đến 03 (ba) tỷ đồng, có kỹ thuật đơn giản, chủ đầu tư tự lập BCKTKT; trường hợp chđầu tư không đủ năng lực lập BCKTKT thì có th báo cáo UBND huyện để giao phòng chuyên môn hướng dẫn, giúp đ (nếu phòng chuyên môn của huyện không đủ điu kiện thì mới thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện nhưng phải tiết kiệm nhất); nội dung hồ sơ BCKTKT bao gồm: tên công trình, mục tiêu đầu tư, địa đim xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vn đầu tư và cơ chế huy động nguồn vn kèm theo thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Các công trình xây dựng cơ bản thôn được sử dụng thiết kế định hình hoặc theo tiêu chuẩn khung, cộng đồng dân cư quyết định.

Đối với các công trình ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 03 (ba) tđồng hoặc công trình có kỹ thuật cao thì việc lập BCKTKT và thiết kế bản vẽ thi công - dự toán phải do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập BCKTKT thực hiện theo quy định hiện hành.

Trong quá trình chuẩn bị đu tư cần tiến hành lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về BCKTKT và thiết kế, bn vẽ thi công và dự toán các công trình cơ sở hạ tng.

- Thẩm quyền quyết định đầu tư:

+ UBND xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt BCKTKT các công trình có mc vốn nhà nước hỗ trợ đầu tư đến 03 (ba) tỷ đồng;

+ UBND cp huyện là cp quyết định đầu tư, phê duyệt BCKTKT các công trình có mức vốn nhà nước hỗ trợ đu tư trên 03 (ba) tỷ đồng và các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.

- Hồ sơ trình thm định phê duyệt BCKTKT gồm:

+ Ttrình xin phê duyệt BCKTKT của ban quản lý xã, gồm các nội dung: Tên công trình, chđầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô và địa điểm xây dựng, tổng mức đầu , nguồn vốn đầu tư, phương án huy động vốn đu tư, thời gian thi công, thời gian hoàn thành và các nội dung khác (nếu có);

+ Thuyết minh BCKTKT, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình.

- Lựa chọn nhà thầu: Lựa chọn nhà thầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tng được áp dụng theo các hình thức sau:

+ Giao cho cộng đồng dân cư (nhng người hưởng lợi trực tiếp) tự thực biện;

+ Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trong xã có đnăng lực đthực hiện;

+ Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu (theo quy định hiện hành ca nhà nước).

Trong đó, khuyến khích hình thức giao cho cộng đng dân cư thôn, xóm (những người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình) tự thực hiện xây dựng công trình; công trình của thôn nào thì thôn đó tổ chức người dân thực hiện. Danh mục các nhóm công trình giao cho cộng đồng dân cư, thôn, xóm tự thực hiện, theo hướng dẫn của Văn phòng Điều phi Chương trình NTM tỉnh.

- Giám sát hoạt động xây dựng: Tchức giám sát thi công xây dựng công trình bao gm: Chủ đu tư, hoặc có thtự giám sát không thuê tư vấn giám sát, ban giám sát cộng đồng; thực hiện việc giám sát các công trình theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư và Pháp lệnh dân chủ cơ s.

b. Vốn quy hoạch xây dựng NTM, đán xây dựng NTM của xã; vốn hỗ trợ phát trin sản xuất và ngành nghnông thôn; vốn đổi mới và phát trin các hình thức tchức sản xuất có hiệu quở nông thôn; vốn đào tạo, bồi dưng nâng cao năng lực cán bộ xây dựng NTM: Thực hiện theo Hướng dẫn tại các Điều 7, 8, 9, 12 và 13, Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính.

2.3. Đối với các nguồn tự huy động ca UBND các xã, UBND cấp huyện (bao gồm: vốn hỗ trợ từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, huy động đóng góp của cộng đồng dân cư vv,...): UBND các xã, các huyện, thành phố, thị xã tự tchức triển khai thực hiện trên cơ sthỏa thuận với bên hỗ trợ, đảm bảo đúng quy chế, quy định, không để sai sót, thất thoát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đi với quyết định đó.

Điều 6. Cơ chế hỗ trợ, cấp vốn

1. Cơ chế hỗ trợ:

- Đối với các dự án; lập quy hoạch, đào tạo và xây dựng công trình trụ sở xã, nguồn ngân sách các cấp hỗ trợ 100% vn đtriển khai thực hiện;

- Đối với các nhiệm vụ khác: Ngân sách nhà nước (cấp trung ương, tnh) hỗ trợ không quá 40% giá trị công việc; riêng dự án hỗ trợ phát trin sn xuất ngân sách nhà nước chhỗ trợ 30% giá trị công việc (danh mục cụ thể từng công trình do địa phương tự quyết định lựa chọn); phần vốn còn lại UBND các xã, UBND các huyện tự huy động nguồn vn xã hội hóa và của chính người dân tự huy động đtriển khai thực hiện.

(Danh mục chi tiết mức hỗ trợ cho các loại công trình như Phụ biểu kèm theo).

2. Cơ chế cấp vốn:

Sau khi có Quyết định phân bnguồn vốn của UBND tnh, cơ quan Tài chính các cp phải thực hiện ngay việc cp vn bổ sung cho ngân sách xã đthực hiện. Cơ chế cấp vốn như sau:

a. Đối với vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và ngân sách tnh:

Căn cứ vào Quyết định phân bổ vốn ca UBND tỉnh, Sở Tài chính thực hiện cp bsung có mục tiêu cho ngân sách cp xã qua ngân sách cấp huyện; trên cơ s đó cấp huyện cp bsung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã.

b. Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách cp huyện:

Căn cứ vào Quyết định phân bvốn của UBND cấp huyện; Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã để thực hiện.

c. Đối với các nguồn vốn khác:

Căn cứ vào thông báo kế hoạch vốn của Chủ tịch UBND xã, đề nghị của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã và nguồn vốn thực nhận; Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển toàn bộ số vn đầu tư theo đề nghị vào tài khon tiền gửi vốn đầu tư thuộc xã quản lý.

Điều 7. Thủ tục tạm ứng, thanh toán:

1. Mở mã đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) và mã dự án:

- Đối với các nhiệm vụ mang tính chất sự nghiệp, UBND xã sử dụng mã quan hệ ngân sách xã đgiao dịch thanh toán;

- Đối với các nhiệm vụ mang tính chất đầu tư phải mmã quan hệ ngân sách và mã dự án cho từng dự án cụ ththeo đúng quy định.

2. Hồ sơ và thời gian cấp mã:

- Hồ sơ cấp mã, bao gồm:

+ Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán dự án của cấp có thm quyền;

+ Tờ khai đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách dùng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bn ở giai đoạn thực hiện đầu tư.

- Thời gian cấp mã:

+ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã trực tiếp gửi hồ sơ xin cấp mã cho STài chính hoặc gửi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện tng hợp gửi S Tài chính (theo mẫu 08B-MSNS-BTC) đlàm thủ tục cấp mã;

+ Trong thời gian không quá 02 (hai) ngày làm việc, ktừ ngày nhận đhồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cp huyện có trách nhiệm tng hợp, gửi hsơ xin cấp mã vSở Tài chính;

+ Thời gian cấp mã tại Sở Tài chính tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Mở tài khoản:

a. Ban qun lý chương trình nông thôn mới xã được mở tài khoản Tiền gửi vn đu tư thuộc xã quản lý tại Kho bạc Nhà nước (nơi mtài khoản giao dịch ca ngân sách xã) đlàm tài khoản giao dịch;

b. Ban quản lý chương trình nông thôn mới xã được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân xã đthực hiện giao dịch tại Kho bạc Nhà nước;

c. Kho bạc Nhà nước hướng dẫn Ban qun lý chương trình nông thôn mới xã mở tài khoản giao dịch và theo dõi, hạch toán riêng tài khoản này.

4. Hồ sơ, tài liệu dự án, mức vốn tạm ng và thanh toán khối lượng hoàn thành:

a. Đối với các dự án quy hoạch: Thực hiện theo Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 ca Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch; Công n số 1290/KBNN-TTVĐT ngày 27/6/2008 của Kho bạc Nhà nưc về kiểm soát, thanh toán vốn quy hoạch và các văn bản thay thế, bổ sung nếu có;

b. Đối với các dự án có tính chất đầu tư xây dựng công trình:

- H sơ, tài liệu ban đầu; từng lần tạm ứng, thanh toán thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý vốn đu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thtrấn;

- Mức vốn tạm ứng: Thực hiện theo quy đnh tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính cht đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Công văn số 16989/BTC-ĐT ngày 13/12/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012 và văn bản sa đổi, b sung (nếu có).

c. i thầu người dân, cộng đồng dân cư trong xã tự làm:

- Đối với những gói thu có kỹ thuật đơn giản, khối lượng công việc chủ yếu sử dụng lao động thủ công, nhà nước đầu tư đến 03 (ba) tđồng, mà người dân trong xã làm được, thì chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt BCKTKT đngười dân trong xã thực hiện thi công và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật;

- Khi thực hiện hình thức này phải có giám sát ca Ban giám sát cộng đồng;

- Hồ sơ thủ tc tạm ứng, thanh toán như sau:

+ Văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư cho phép người dân tự làm (nếu chưa quy định trong quyết định phê duyệt BCKTKT);

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư với người dân thông qua người đại điện (là người do những người dân trong xã tham gia xây dựng bầu; có thể là t, đội xây dựng hay nhóm người có một người đứng ra chịu trách nhiệm);

+ Bảng xác định công việc hoàn thành đề nghị thanh toán theo mẫu tại phụ lục 04, Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 ca Bộ Tài chính về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn (được quyền tự chủ, cung cp hsơ và việc sử dụng phần tiền htrợ ca nhà nước để mua vật liệu, trả công,... cho công trình đó).

- Gói thầu người dân trong xã tự làm mức vốn tạm ng tối đa bằng 50% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn đầu tư bố trí trong năm cho gói thầu;

- Việc tạm ứng, thanh toán phải thông qua người đại diện; trường hợp người đại diện không có tài khoản, chủ đầu tư đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán bằng tiền mặt; người đại diện thanh toán trực tiếp cho người dân tham gia thực hiện thi công gói thầu; chủ đầu tư và ban giám sát cộng đồng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc thanh toán tiền công cho người dân theo quy định;

Kho bạc Nhà nước thanh toán trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư (ban quản lý dự án) và theo hợp đồng đã được ký kết. Chủ đầu tư (ban quản lý) tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khi lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán, chất lượng công trình;

Các gói thầu người dân trong xã tự làm thì không được thanh toán giá trị của các công việc người dân không thực hiện và thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình.

d. Đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác:

- Chi phí quản lý: Thực hiện theo Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án tại 11 xã thực hiện Đ án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có); trong đó lưu ý một số điểm sau:

+ Định mức chi theo quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đu tư xây dựng và các văn bn thay thế bsung (nếu có);

+ Dự toán chi Ban qun lý dự án do Ban quản lý xã lập, Phòng Tài chính -Kế hoạch huyện thẩm định và UBND xã phê duyệt;

Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hp pháp của chứng từ nên không cần gửi hoá đơn, chứng từ đến Kho bạc Nhà nước.

- Chi phí tư vấn và chi phí khác thực hiện theo quy định hiện hành; riêng đối với chi phí giám sát của Ban giám sát cộng đng thực hiện như sau:

+ Kinh phí hoạt dộng của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được trích 10% trong chi phí giám sát của công trình đã được duyệt;

+ Đối vi những dự án nhỏ (có giá trị dưới 500 triệu đồng); dự án do người dân trong xã tự làm mà chủ đầu tư không đnăng lực giám sát và không thuê được tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, thì chủ đu tư trình người quyết định đu tư giao cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình. Định mức giám sát tối đa là 60% định mức do Bộ Xây dựng quy định;

- Trường hợp các chi phí tư vấn do chủ đầu tư tự thực hiện: chi phí lập BCKTKT, chi phí giám sát thi công hồ sơ thanh toán bao gồm:

+ Văn bản giao nhiệm vụ;

+ Hợp đồng nội bộ;

+ Báo cáo kết quthực hiện, kèm bảng tính giá trị quyết toán kinh phí;

+ Định mức được hưởng tối đa bằng 60% định mức chi phí tư vấn theo quy định hiện hành.

e. Đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn; dự án Đổi mới và phát trin các hình thức tchức sản xuất:

- Dự toán kinh phí được duyệt;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc văn bản ký kết giữa người mua và người bán có xác nhận của xã;

- Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng kèm bảng kê chứng từ thanh toán;

- Các chứng từ khác có liên quan;

Chính sách và mức hỗ trợ phát trin sản xuất và ngành nghề nông thôn áp dụng theo các Điều 12, 13, 14 Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 ca Chính phủ v khuyến nông và các quy định hiện hành.

Đối với các vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác mua của dân (không có hóa đơn) thì giá cả phải phù hợp với mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ thanh toán là giấy biên nhận mua bán của các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được UBND xã xác nhận.

f. Đối với dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới:

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng;

- Dự toán kinh phí;

- Hợp đồng (trường hợp có thuê giảng viên, hội trường, loa máy...);

- Nghiệm thu thanh lý hợp đồng (hoặc báo cáo kết quả thực hiện) kèm theo bản quyết toán kinh phí;

Mức chi biên soạn chương trình, giáo trình áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-LĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên Bộ Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghcho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Chi trthù lao cho giảng viên, chuyên gia nước ngoài (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sdụng kinh phí ngân sách ca nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Chi trả tiền ăn, đi lại, văn phòng phm, nước uống và các khoản chi khác cho học viên, đại biểu trong thời gian đào tạo theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 ca Bộ Tài chính quy định chế độ chi t chc các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lp, Quyết định số 3352/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 ca UBND tỉnh và các văn bản thay thế, bổ sung (nếu có);

g. Đối với các nguồn vốn khác lồng ghép trên địa bàn thanh toán theo chế độ hiện hành của nguồn vn đó.

Điều 8. Quyết toán và chế độ báo cáo.

1. Quyết toán:

- Đối vi các dự án quy hoạch: Thực hiện theo Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch;

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 ca Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn và Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh;

- Đối với vốn lng ghép các nguồn vốn Chương trình MTQG thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định của từng chương trình.

2. Chế độ báo cáo:

- Định kỳ hàng tháng và đột xuất (khi có yêu cầu) Ban Chđạo chương trình NTM huyện, xã phải có cán bộ chuyên trách về công tác tng hợp báo cáo, đ Ban Chđạo tnh tng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo trung ương. Riêng số liệu giải ngân vốn, trưc khi gửi báo cáo, yêu cầu các chủ đầu tư phải đối chiếu có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Đối với Kho bạc Nhà nước: Định kỳ vào ngày 05 hàng tháng và kết thúc năm kế hoạch, báo cáo tình hình giải ngân vốn cho Ban Chđạo các cấp. Chế độ và mẫu biểu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Kế hoạch thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn:

- Trước ngày 30/3 hàng năm, UBND các xã lập kế hoạch thực hiện Chương trình NTM, kế hoạch lồng ghép nguồn vốn đu tư cho năm tiếp theo gửi UBND huyện; đồng thời phải đảm bảo danh mục dự án đề xuất có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, khả năng huy động nguồn vốn của địa phương;

- Trước ngày 30/4 hàng năm, UBND các huyện rà soát, đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình NTM, kế hoạch lồng ghép nguồn vốn cho năm tiếp theo gửi Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các s, ngành và các Ban quản lý Chương trình, dự án độc lập (các chủ chương trình, dự án);

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tng hợp kế hoạch lồng ghép nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới, báo cáo UBND tỉnh và các bộ, ban, ngành trung ương liên quan;

- Các s, ngành và các Ban quản lý Chương trình, dự án độc lập (các chủ chương trình, dự án) y dựng kế hoạch lồng ghép cho từng chương tnh, dự án; gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Điu phối Chương trình NTM tnh trước ngày 15/5 hàng năm.

Điều 10. Trách nhiệm của địa phương, đơn vị

1. Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh

- Chủ trì phi hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá các tiêu chí cho từng xã; hướng dẫn UBND cấp huyện, UBND cấp xã xây dựng kế hoạch hàng năm, tng hợp kế hoạch vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;

- Chtrì phối hợp SNông nghiệp và Phát trin nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho Chương trình MTQG xây dựng NTM;

- Phối hợp với các sở xây dựng chuyên ngành ban hành thiết kế định hình; hướng dn thực hiện thiết kế định hình trình UBND tỉnh cho phép ban hành các tiêu chí về các nhóm công trình để phân cấp cho các xã giao cho cộng đồng dân cư, thôn, xóm tự thực hiện;

- Chịu trách nhiệm chính tổng hợp các báo cáo theo quy định của tnh và Ban Chđạo Trung ương; đôn đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện tng hợp báo cáo giải ngân nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới của các huyện, thành ph, thị xã báo cáo Ban Chđạo NTM tỉnh và các đơn vị liên quan;

- Chủ trì phi hợp với các s, ngành tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, giám sát kết quả thực hiện chương trình; tổ chức tập huấn, in ấn tài liệu và hướng dẫn cơ sở thực hiện các nội dung của quyết định này;

- Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các xã đ đxuất phương án hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét, chđạo;

- Phi hợp với SNông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương (huyn, xã) xây dựng kế hoạch huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư phát triển sản xut.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tnh, các s, ngành liên quan và UBND các huyện chđạo, đôn đốc, hướng dn các xã tchức triển khai có hiệu quả quy hoạch xây dựng NTM, đề án phát triển sn xut và các nhiệm vụ liên quan khác;

- Chịu trách nhiệm tham mưu lồng ghép các nguồn vốn do ngành quản lý đ đu tư xây dựng nông thôn mới; phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tnh và các địa phương xây dựng kế hoạch huy động, thu hút, kêu gọi đu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư phát triển sản xut;

- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tnh xây dựng, ban hành hướng dẫn thiết kế định hình; ban hành các tiêu chí về các nhóm công trình để phân cấp cho các xã giao cho cộng đồng dân cư, thôn, xóm tự thực hiện đối với lĩnh vực thuộc ngành quản (ban hành trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực).

- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tnh thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt những vướng mắc, khó khăn trong triển khai thực hiện ở các địa phương đđề xut phương án giải quyết, hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét, chđạo;

- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra, soát xét tiến độ việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, chỉ đạo hưng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí theo quy hoạch được duyệt; tng hợp, báo cáo tiến độ và đề xuất những vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới hàng tháng, quý, năm cho Tnh ủy, HĐND, UBND tnh và Ban Chỉ đạo tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tổng hợp nhu cu, kế hoạch lồng ghép các chương trình, dự án từ các huyện, thành phố, thị xã gi các chủ chương trình, dự án;

- Chủ trì phối hợp với các các sở, ngành liên quan, Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tnh đề xuất kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình MTQG, hỗ trợ có mục tiêu và nguồn vn khác đ đu tư xây dựng nông thôn mới.

4. Các sở xây dựng chuyên ngành:

Trong vòng 01 tháng ktừ ngày Quyết định này có hiệu lực, theo chức năng, nhiệm vụ ca mình, xây dựng và ban hành hướng dẫn thực hiện:

+ Thiết kế định hình (thiết kế mẫu) cho các loại công trình theo ngành, lĩnh vực;

+ Xác định các tiêu chí cho các nhóm công trình để phân cấp cho xã giao cho cộng đồng dân cư, thôn, xóm tự thực hiện.

5. S Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tnh trình HĐND tnh xem xét, bố trí kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn trong dự toán thu, chi ngân địa phương hàng năm;

- Chủ trì, phối hợp Kho bạc Nhà nước tnh, Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tnh và các đơn vị liên quan hướng dn, xử lý kịp thời các vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn theo chế độ quy định;

- Thực hiện kịp thời việc cấp mã ngân sách cho các xã;

- Tham gia phân bnguồn kinh phí xây dựng NTM từ ngân sách trung ương htrợ và ngun btrí từ ngân sách tnh.

6. Các sở, ngành liên quan; các Ban quản lý chương trình, dự án:

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hp với Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh rà soát, đánh giá các tu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã theo lĩnh vực quản lý;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch lồng ghép cụ thtừng chương trình, dự án do mình quản lý, ưu tiên việc lồng ghép vn cho các xã đim xây dựng NTM theo các quyết định của UBND tỉnh;

- Phối hp với các đơn vị liên quan trong hướng dẫn, kim tra, giám sát thực hiện và đốc thúc tiến độ thực hiện, thanh toán nguồn vốn.

7. Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện:

- Chủ trì hướng dẫn quy trình, hồ sơ, thủ tục và thanh toán vốn cho các dự án kịp thời, đúng chế độ quy định; định kỳ báo cáo tình hình giải ngân vốn các dự án xây dựng nông thôn mới cho Ban Chỉ đạo NTM cùng cấp;

- Phi hợp vi các sở, ngành và đơn vị liên quan kịp thời tháo gỡ vướng mc; đôn đc chủ đầu tư đy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

8. UBND cấp huyện:

- Chịu trách nhiệm lng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn cấp huyện; rà soát, tng hợp kế hoạch lồng ghép nguồn vốn hàng năm báo cáo các chchương trình, dự án, Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- UBND cấp huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp huyện chđạo, hướng dẫn, kim tra, giám sát việc qun lý các nguồn kinh phí, quyết toán các công trình do UBND xã và UBND huyện quyết định đầu tư;

- Đôn đốc UBND cấp xã trong tchức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các hợp phần đầu tư trên địa bàn xã; định kỳ đột xuất tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tnh;

- Xây dựng kế hoạch huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện;

- Chịu trách nhiệm rà soát danh mục các công trình cần đầu tư trên địa bàn các xã; trên cơ sở hướng dẫn ca các sở xây dựng chuyên ngành, cùng với các xã lựa chọn những công trình mà xã có thể làm được và giúp các xã lập BCKTKT các công trình có mức vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đến 03 (ba) tỷ đồng;

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc lựa chọn danh mục các công trình cn đầu tư trên địa bàn các xã về tính khả thi (việc chấp thuận chủ trương đu tư) và khả năng huy động nguồn lực đ trin khai thực hiện.

9. UBND cấp xã:

- Chịu trách nhiệm rà soát từng công trình, tiêu chí ưu tiên, xây dựng kế hoạch đầu tư gửi UBND cấp huyện; đồng thời phải đảm bảo huy động được đủ nguồn vốn ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ để thực hiện các dự án đã lập kế hoạch đu tư;

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác qun lý nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho xã và nguồn xã tự huy động để hoàn thành các tiêu chí; không huy động trái pháp luật các nguồn lực mà không có khả năng trả nợ khi công trình hoàn thành; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu qunguồn vốn đầu tư trên địa bàn; kịp thời đc thúc các t, đội, đơn vị thi công hoàn thành công trình đúng tiến độ và thanh toán nguồn vốn đúng hạn định;

- Phối hợp với UBND huyện, Văn phòng Điều phối Chương trình NTM và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch huy động, thu hút đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn đu tư cụ thể, chi tiết cho từng công việc trên địa bàn xã;

- Định kỳ, đột xuất lập báo cáo tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vn, quyết toán kinh phí, báo cáo UBND cấp huyện, Văn phòng Điều phối Chương trình NTM.

Điều 11. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, hoặc những vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.

 

DANH MỤC

QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TỪ NGUỒN VỐN TRỰC TIẾP CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 16/5/2012 của UBND tnh)

TT

Hạng mục được hỗ trợ

Mức hỗ trợ

Ghi chú

1

Đường trục xã

≤ 80%

 

2

Đường trục liên thôn

≤ 50%

 

3

Công trình Trường học

≤ 70%

 

4

Công trình Trạm Y tế

≤ 70%

 

5

Công trình nuớc sạch

≤ 75%

 

6

Công trình vệ sinh môi trường

≤ 30%

 

7

Nhà Văn hóa

≤ 70%

 

8

Công trình thủy lợi

≤ 30%

 

9

Giao thông nội đng

≤ 30%

 

10

Đường trục thôn, xóm

≤ 30%

 

11

Công trình chợ nông thôn

Xã hội hoá

 

12

Nhà Văn hoá thôn

50%

 

13

Điểm phục vụ bưu chính viễn thông

30%

 

14

Công trình Internet đến thôn

30%

 

15

Mô hình phát triển sản xuất

Theo định mức Nghị định 02/NĐ-CP

 

16

Hỗ trợ giống mới, ng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất

≤ 30%

 

17

Hỗ trợ xây dựng nghĩa trang

≤ 30%

 

18

Hỗ trợ mua máy cơ giới trong nông nghiệp

≤ 20%

 

19

Hạ tầng phục vụ sản xuất thiết yếu và các công trình khác

≤ 30%

 

Ghi chú: Trừ các dự án, chương trình do Nhà tài trợ, cấp quyết định đầu tư quyết định cụ thể.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 19/2012/QĐ-UBND ngày 16/05/2012 về Quy định tạm thời huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.951

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.165.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!