Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 35/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Dương Ngọc Long
Ngày ban hành: 21/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2013/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 21 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ TRỮ LƯU THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

Căn cứ Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 3038/TTr-STC ngày 20/12/2013, Công văn số 565/STP-XDVB ngày 12/12/2013 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế quản lý nguồn vốn dự trữ lưu thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

(Có Quy định chi tiết kèm theo Quyết định này)

Điều 2. Sở Tài chính phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 và thay thế Quyết định số 3043/2007/QĐ-UBND ngày 28/12/2007 của UBND tỉnh./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Dương Ngọc Long

 

QUY ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ TRỮ LƯU THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng sử dụng nguồn vốn là các doanh nghiệp thương mại cung ứng và lưu thông các mặt hàng chính sách miền núi, các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các đơn vị sự nghiệp có thu được giao thực hiện dự trữ (gọi tắt là Đơn vị).

Điều 2. Nguồn vốn dự trữ lưu thông giao cho Đơn vị quản lý bằng hiện vật kết hợp quản lý bằng tiền, được hình thành từ nguồn vốn uỷ quyền của Trung ương cấp theo Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế xã hội miền núi và nguồn bổ sung từ ngân sách địa phương, chỉ được sử dụng theo quy định của Chính phủ không dùng vào cân đối ngân sách và chi tiêu các khoản khác của địa phương.

Điều 3. Mặt hàng dự trữ thường xuyên là các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phục vụ cho nhu cầu phòng chống bão lụt và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Dầu hoả, muối iốt; thuốc chữa bệnh; các loại giống lúa, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y...

Điều 4. Quản lý, sử dụng bảo toàn phát triển vốn dự trữ lưu thông tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của nhà nước, và các điều kiện quy định trong quy chế này.

Điều 5. Các Đơn vị thực hiện dự trữ lưu thông có nhiệm vụ thực hiện dự trữ hiện vật và cung ứng các mặt hàng chính sách miền núi khi có yêu cầu theo quyết định của UBND tỉnh. Việc thực hiện dự trữ hàng hóa không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Chương 2.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Nguyên tắc giao kế hoạch và xác định mức dự trữ hiện vật

1. Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như dầu hoả, muối i ốt... Mức dự trữ phải đáp ứng các yêu cầu dự trữ lưu thông và phòng chống bão lụt trên địa bàn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch dự trữ các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: Các loại giống lúa, các loại vật tư nông nghiệp. Mức dự trữ từng mặt hàng đáp ứng yêu cầu cần thiết tối thiểu để khắc phục các tổn thất do thiên tai, dịch bệnh xảy ra cục bộ ở các địa phương cùng như trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch dự trữ một số loại, nhóm thuốc y tế thiết yếu đáp ứng yêu cầu dự trữ để phòng và chữa dịch bệnh có thể xảy ra khi có thiên tai, bão lụt, hoặc dịch bệnh lây lan từ địa phương khác.

4. Phương án dự trữ được lập phải căn cứ vào điều kiện địa lý, tự nhiên, sự phân bố dân cư, các vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung trọng điểm để xác định tổng mức dự trữ từng mặt hàng, nhóm hàng; địa điểm dự trữ, mức dự trữ tại từng điểm cụ thể cho phù hợp đảm bảo nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm vốn, đáp ứng các yêu cầu đột xuất, dễ kiểm tra kiểm soát.

5. Chủng loại hàng, số lượng dự trữ từng mặt hàng do các Sở quản lý chuyên ngành xây dựng theo đề nghị của Đơn vị được giao dự trữ, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 7. Quản lý vốn bằng hiện vật

Đơn vị được giao vốn bằng hiện vật xây dựng phương án báo cáo Sở Tài chính và liên ngành thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyêt. Cụ thể:

1. Địa điểm dự trữ: Đảm bảo dự trữ tại kho hàng có vị trí thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của Đơn vị và thuận tiện trong việc xuất hàng hóa theo lệnh của UBND tỉnh. Các mặt hàng dự trữ phải thường xuyên đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. Đơn vị chủ động luân chuyển, kinh doanh hàng hoá để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dự trữ lưu thông nhưng phải đảm bảo nguyên tắc dự trữ đầy đủ số lượng hiện vật săn sàng xuất hàng theo yêu cầu của UBND tỉnh.

2. Đơn vị có trách nhiệm thực hiện hạch toán bảo toàn vốn dự trữ hiện vật theo giá nhập kho tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

3. Chi phí dự trữ: Chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến việc thực hiện dự trữ lưu thông, đơn vị hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh .

Điều 8. Cơ chế nhập xuất hàng hóa dự trữ bằng hiện vật

1. Khi được UBND tỉnh phê duyệt, các đơn vị được giao nhiệm vụ dự trữ có trách nhiệm nhập hàng đảm bảo chất lượng, số lượng, chủng loại, giá theo phương án được duyệt.

2. Khi xảy ra các trường hợp thiên tai, dịch bệnh cần sử dụng đến hàng hóa dự trữ, các địa phương lập báo cáo, các sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm kiểm tra, đề xuất phương án xử lý, trình UBND tỉnh.

3. Các Đơn vị thực hiện dự trữ có trách nhiệm xuất và cung ứng hàng hóa theo Quyết định của UBND tỉnh và tổ chức thực hiện phương án cung ứng hàng hóa theo Quyết định của UBND tỉnh.

4. Giá xuất hàng hóa dự trữ là giá thực tế hạch toán tại thời điểm xuất hàng. Các chi phí liên quan đến việc xuất hàng hóa như: Giá vốn, chi phí bốc xếp, vận chuyển, phân phối hàng hóa... được chi trả và quyết toán theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

Điều 9. Xử lý vốn dự trữ lưu thông bằng tiền

Nguồn vốn dự trữ lưu thông bằng tiền giao các Đơn vị quản lý theo Quyết định số 608/QĐ-UBND ngày 26/3/2008 được thu hồi về Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh để thực hiện bình ổn giá các mặt hàng theo quy định của Pháp luật. Thời điểm thu hồi về Quỹ Dự trữ tài chính là ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị được giao nhiệm vụ dự trữ

Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn dự trữ lưu thông có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ chế quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn và các quy định cụ thể tại quy chế này. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên và các ngành chức năng.

Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra đôn đốc các đơn vị thuộc ngành quản lý thực hiện đảm bảo thường xuyên có đủ vốn dự trữ lưu thông bằng hiện vật số lượng, chủng loại mặt hàng, tương ứng với giá trị, bảo quản tốt chất lượng hàng hoá; phối hợp với Sở Tài chính và các ngành chức năng trong việc thẩm định phương án dự trữ báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ thực hiện.

- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổng hợp, theo dõi quản lý, hướng dẫn hạch toán nguồn vốn dự trữ lưu thông. Kiểm tra hồ sơ dự trữ lưu thông, tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết những tồn tại trong quản lý tại các Đơn vị được giao vốn, đề xuất phương án xử lý các trường hợp cụ thể về tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện dự trữ lưu thông.

Điều 12. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố, thị xã

- Tổng hợp nhu cầu về các mặt hàng dự trữ lưu thông Dầu hỏa, Muối iốt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây lương thực... khi có thiên tai, bão lụt xảy ra trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh xuất hàng kịp thời phục vụ nhân dân.

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc phân phối hàng dự trữ đến tay nhân dân kịp thời, đúng chế độ.

Điều 13. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp, đơn vị được giao nhiệm vụ căn cứ quy định này để tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 35/2013/QĐ-UBND ngày 21/12/2013 Quy định cơ chế quản lý nguồn vốn dự trữ lưu thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.747

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.244.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!