Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 20/1998/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/03/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 1998

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 20/1998/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh.

Nghị định này quy định các chính sách đối với thương nhân hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc, chính sách cung ứng và tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc sinh sống, hoạt động trên địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

Điều 2. Áp dụng những quy định có liên quan.

Ngoài các chính sách quy định tại Nghị định này, thương nhân hoạt động trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc còn được hưởng các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương 2:

KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Điều 3. Khuyến khích phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp nhà nước, giữa các doanh nghiệp nhà nước với thương nhân thuộc các thành phần kinh tế khác, tạo ra hệ thống các kênh lưu thông hàng hóa thông suốt từ sản xuất đến tiêu thụ.

Điều 4. Xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại - dịch vụ.

Khuyến khích xây dựng chợ có cửa hàng mua, bán hàng hóa của thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ tại các cụm xã trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Việc xây dựng chợ ở cụm xã phải gắn với quy hoạch, kế hoạch xây dựng trung tâm cụm xã, phù hợp với sự phân bố và mật độ dân cư ở địa bàn để chợ thực sự trở thành trung tâm giao dịch, tiếp xúc, mua bán hàng hóa của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hàng hóa ở từng địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và giữa các vùng trong từng khu vực.

Điều 5. Cụm xã thuộc Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.

Đối với các cụm xã thuộc Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao theo Quyết định số 35/TTg ngày 13 tháng 1 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ cần ưu tiên đầu tư xây dựng chợ trong bước 1 của mỗi dự án để hình thành ngay từ đầu địa điểm giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân, tạo tiền đề cho việc mở rộng giao lưu hàng hóa, kích thích phát triển sản xuất, góp phần vào việc cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Điều 6. Cụm xã chưa thuộc Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.

Đối với các cụm xã chưa thuộc Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao theo Quyết định 35/TTg ngày 13 tháng 1 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, xác định những cụm xã cần thiết phải đầu tư xây dựng chợ, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương đầu tư cho các cụm xã này xây dựng chợ với quy mô thích hợp.

Điều 7. Xây dựng chợ ở thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Đối với các thành phố, thị xã, thị trấn và những địa bàn ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc có đường giao thông thuận tiện, kinh tế đã có sự phát triển nhất định thì ủy ban nhân dân tỉnh vận dụng các hình thức thích hợp để huy động vốn từ người kinh doanh, hoặc từ nguồn tín dụng nhà nước cho vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi, kết hợp với phần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng chợ và các cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động thương mại. Tiền bán, cho thuê địa điểm kinh doanh trong chợ và các nguồn thu hợp pháp khác từ chợ là nguồn để chi trả cho các khoản vốn huy động nói trên.

Điều 8. Giao đất, thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất.

1. Nhà nước giao đất cho các tổ chức để xây dựng chợ thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thì không thu tiền sử dụng đất.

2. Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được Nhà nước ưu tiên giao đất, cho thuê đất ở những vị trí, địa điểm thuận lợi cho yêu cầu kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất khi thuê đất theo quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định 85/CP ngày 17 tháng 2 năm 1996 của Chính phủ.

3. Thương nhân kinh doanh ở khu vực II được miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu và được giảm 50% tiền thuê đất trong 5 năm tiếp theo kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.

4. Thương nhân kinh doanh ở khu vực III được miễn tiền thuê đất xây dựng, mở rộng cơ sở kinh doanh.

Điều 9. Miễn, giảm thuế doanh thu và thuế lợi tức.

1. Thương nhân kinh doanh tại khu vực III thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được giảm 50% thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, hoặc kể từ tháng có doanh thu chịu thuế đối với những thương nhân mới bổ sung hoặc mới đăng ký kinh doanh sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm thêm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 2 năm nữa.

2. Thương nhân kinh doanh tại khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được giảm 50% thuế doanh thu đối với phần doanh thu có được từ việc bán những mặt hàng chính sách xã hội và các mặt hàng nông, lâm sản đã mua theo chính sách trợ cước trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, hoặc kể từ tháng có doanh thu chịu thuế đối với những thương nhân mới bổ sung hoặc mới đăng ký kinh doanh những mặt hàng này; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 2 năm đầu kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm thêm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 2 năm nữa.

3. Thương nhân ở khu vực I trực tiếp bán các mặt hàng chính sách xã hội và Thương nhân trực tiếp hoạt động kinh doanh ở khu vực I và khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc khi bán các hàng hóa khác (ngoài các hàng hóa nêu ở khoản 2, Điều 9 Nghị định này) được giảm 25% thuế doanh thu trong thời hạn 3 năm kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành hoặc kể từ tháng có doanh thu chịu thuế đối với những thương nhân mới bổ sung hoặc mới đăng ký kinh doanh; được miễn thuế lợi tức trong 2 năm đầu kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% thuế lợi tức phải nộp trong 4 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm thêm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 2 năm nữa.

4. Thời gian thực hiện miễn, giảm thuế quy định như sau:

a) Đối với thuế doanh thu:

Đối với thương nhân đã hoạt động trước khi có Nghị định này thì thời gian miễn, giảm thuế doanh thu được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành trở đi.

Đối với thương nhân hoạt động sau ngày có Nghị định này thì thời gian miễn, giảm thuế doanh thu được tính từ ngày có doanh thu.

b) Đối với thuế lợi tức:

Được áp dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 10. Giảm lãi suất tín dụng.

1. Thương nhân trực tiếp hoạt động kinh doanh thương mại ở khu vực III thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc khi vay tiền của các ngân hàng thương mại quốc doanh được giảm lãi suất tín dụng 30% so với mức lãi suất áp dụng tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc do Ngân hàng Nhà nước công bố.

2. Thương nhân trực tiếp hoạt động kinh doanh thương mại ở khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc khi vay tiền của các ngân hàng thương mại quốc doanh được giảm lãi suất tín dụng 15% so với mức lãi suất áp dụng tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại quốc doanh bảo đảm đủ nguồn vốn tín dụng cho nhu cầu hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Điều 11. Miễn học phí về đào tạo và đào tạo lại công chức, viên chức thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Công chức nhà nước thuộc cơ quan thương mại và cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được cử đi đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong hệ thống các trường đào tạo được ngân sách nhà nước cấp kinh phí đào tạo để tiếp tục làm việc tại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thì được miễn tiền học phí.

Chương 3:

TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC ĐỂ BÁN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, MUA SẢN PHẨM SẢN XUẤT Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

MỤC 1: BÁN MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở ĐỊA BÀN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Điều 12. Bán mặt hàng thiết yếu có trợ giá, trợ cước vận chuyển.

Để đảm bảo cho nhân dân sống ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc mua được các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống bằng với giá các mặt hàng cùng loại bán tại thị xã miền núi, Nhà nước thực hiện việc trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với muối i-ốt, giống cây trồng và trợ cước vận chuyển đối với dầu hỏa thắp sáng, giấy viết học sinh, phát hành sách, thuốc chữa bệnh, phân bón, thuốc trừ sâu và than mỏ theo quy định tại Điều 14 và 15 của Nghị định này.

Thủ tướng Chính phủ căn cứ yêu cầu và chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, đề nghị của ủy ban Dân tộc và Miền núi, các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi hoặc có huyện là miền núi, quyết định việc sửa đổi, bổ sung danh mục mặt hàng chính sách xã hội được trợ giá, trợ cước vận chuyển trong từng thời kỳ.

Điều 13. Xây dựng định mức cung ứng hàng hóa.

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi xây dựng định mức cung ứng hàng hóa theo đầu người được hưởng chính sách trợ cước, trợ giá cho từng vùng trong từng thời kỳ để làm căn cứ cho việc tổ chức thực hiện.

Điều 14. Trợ cước vận chuyển, mức trợ giá.

1. Đối với các mặt hàng: muối i-ốt, giống cây trồng, dầu hỏa thắp sáng, giấy viết học sinh, thuốc chữa bệnh thì cự ly được trợ cước vận chuyển tính từ kho giao hàng của doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý ở nơi gần nhất thuộc địa bàn không được trợ cước, trợ giá đến các cụm xã (do ủy ban Dân tộc và Miền núi công bố); các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu, than mỏ, phát hành sách thì cự ly trợ cước vận chuyển tính đến trung tâm các huyện miền núi, hải đảo và các huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc.

2. Ngoài việc được trợ cước vận chuyển quy định tại khoản 1 Điều này, mặt hàng muối i-ốt còn được hỗ trợ tiền công trộn i-ốt vào muối, tiền bao PE để đóng muối i-ốt thành từng túi nhỏ; giống cây trồng được trợ giá bằng với số tiền chênh lệch giữa giá bán thực tế cho nông dân ở các cụm xã với giá mà các doanh nghiệp mua ở các trung tâm giống cây trồng cộng với chi phí hợp lý (trừ cước phí vận chuyển đã được trợ cước) để cung cấp cho đồng bào trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Điều 15. Xác định giá bán và đơn giá trợ giá, trợ cước.

1. Ban Vật giá Chính phủ căn cứ tình hình, điều kiện giao thông, mức độ phát triển kinh tế - xã hội ở từng khu vực để quy định nguyên tắc xác định giá bán tối đa đối với những mặt hàng bán có trợ giá, trợ cước vận chuyển phù hợp với đặc điểm và quãng đường vận chuyển thực tế của từng địa bàn, bảo đảm cho các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách có đủ chi phí vận chuyển cần thiết, kể cả vận chuyển bằng phương tiện thô sơ (nếu có), thực hiện việc cung cấp hàng hóa cho đồng bào ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc một cách kịp thời, thuận tiện.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc căn cứ hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ và tình hình thực tế địa phương, có xét đến địa điểm bán hàng chính sách ưu đãi riêng nhất thiết phải có ở từng cụm xã, quy định mức giá hoặc khung giá bán lẻ, đơn giá trợ cước vận chuyển cho từng mặt hàng theo từng điểm bán hàng.

Giá bán và định lượng bán những mặt hàng có trợ giá, trợ cước phải niêm yết công khai tại từng điểm bán hàng để mọi người biết, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.

Điều 16. Xác định địa điểm giao, nhận hàng có trợ giá, trợ cước.

Bộ Thương mại chủ trì cùng Ban Vật giá Chính phủ, cơ quan quản lý ngành hàng và các tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc xác định kho giao hàng, các điểm nhận hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển, để đồng bào sống, sinh hoạt ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc có thể mua được hàng chính sách một cách thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước.

Cơ quan quản lý ngành hàng có mặt hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị kinh doanh thuộc ngành mình ưu tiên ký hợp đồng và vận chuyển hàng theo số lượng, thời gian mà các tỉnh ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc yêu cầu, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vùng được hưởng chính sách ưu đãi.

Điều 17. Nguồn kinh phí trợ giá, trợ cước để bán mặt hàng chính sách xã hội.

1. Kinh phí dùng để trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách xã hội được trích từ nguồn ngân sách Trung ương và cấp cho ủy ban nhân dân tỉnh theo hình thức "kinh phí ủy quyền".

2. Kinh phí dùng để trợ giá, trợ cước vận chuyển muối i-ốt giao cho chương trình quốc gia phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt đảm nhiệm, được thực hiện như sau:

a) Số muối i-ốt mà địa phương tự tổ chức sản xuất để tiêu thụ trong địa bàn thì kinh phí để trợ giá, trợ cước vận chuyển được cấp trực tiếp cho tỉnh theo hình thức "kinh phí ủy quyền".

b) Số muối i-ốt mà các doanh nghiệp trung ương cung ứng cho địa phương để bán cho nhân dân ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thì kinh phí trợ cước vận chuyển từ trung tâm huyện đến cụm xã được cấp trực tiếp cho tỉnh theo hình thức "kinh phí ủy quyền"; Kinh phí hỗ trợ để trộn muối i-ốt và kinh phí trợ cước vận chuyển đến trung tâm huyện được cấp trực tiếp cho doanh nghiệp trung ương thực hiện công việc này.

3. Doanh nghiệp được giao nhiệm vụ bán mặt hàng chính sách xã hội cho đồng bào ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bàn dân tộc nếu chưa được cấp kinh phí trợ cước, trợ giá phải vay ngân hàng thương mại để thực hiện nhiệm vụ này thì được ngân sách cấp bù lãi suất đối với số tiền thực tế đã vay từ thời điểm giao hàng đến thời điểm được cấp kinh phí.

Điều 18. Lập kế hoạch bán hàng có trợ giá, trợ cước.

1. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với ủy ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Vật giá Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan, xác định lượng hàng, đơn giá trợ giá, trợ cước của từng mặt hàng đối với từng địa phương cụ thể để làm căn cứ xác định kinh phí trợ giá, trợ cước.

2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm khoản kinh phí dành cho mục tiêu trợ cước vận chuyển, trợ giá đối với những mặt hàng chính sách xã hội cho đồng bào ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Điều 19. Giao kinh phí trợ giá, trợ cước mặt hàng chính sách xã hội.

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính căn cứ chỉ tiêu hàng năm và tổng kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển những mặt hàng chính sách cho đồng bào ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc để phân bổ kinh phí cho các địa phương theo từng mặt hàng, từng khu vực, trước hết ưu tiên cho những địa phương có khó khăn. Căn cứ kế hoạch phân bổ nói trên, Bộ Tài chính giao kinh phí để các địa phương, ngành thực hiện.

Điều 20. Quản lý kinh phí trợ giá, trợ cước.

1. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định và hướng dẫn các Sở Tài chính Vật giá, các Chi cục kho bạc và các doanh nghiệp, lập sổ sách, chứng từ, quy trình, thủ tục kiểm tra, xác nhận kết quả thực hiện bán, mua hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển đồng thời quy định rõ thời hạn thanh quyết toán kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển, không được để việc thanh quyết toán kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. ủy ban Dân tộc và Miền núi chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách xã hội và việc bán hàng cho các đối tượng hưởng chính sách nói trên ở từng địa bàn, khu vực; kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc, khó khăn; báo cáo, đề xuất với Chính phủ các chính sách và giải pháp cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, thực sự phát huy tác dụng đối với việc ổn định sản xuất, đời sống của đồng bào miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Điều 21. Xác định doanh nghiệp bán mặt hàng chính sách xã hội.

Uỷ ban nhân dân tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc căn cứ tình hình, đặc điểm giao thông, tập quán sinh hoạt của nhân dân ở từng khu vực để quyết định việc áp dụng hình thức đấu thầu hoặc lựa chọn doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện về màng lưới, cán bộ để giao nhiệm vụ thực hiện việc bán các mặt hàng chính sách xã hội (trừ thuốc chữa bệnh) để các đối tượng được hưởng chính sách mua hàng thuận tiện, đúng địa điểm, chất lượng hàng hóa và giá cả đã được quy định, tiết kiệm được chi phí.

Điều 22. Điều chỉnh cơ cấu, điều hòa kinh phí.

1. Những hàng hóa thiết yếu đối với đồng bào ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc như muối i-ốt, giấy viết học sinh, phát hành sách và thuốc chữa bệnh thì phải bảo đảm đủ số lượng như định mức đã quy định.

Ngoài các hàng hóa thiết yếu nói trên, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc căn cứ đặc điểm, nhu cầu sử dụng của nhân dân từng địa phương, tổng kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển và khả năng ngân sách của địa phương, để chủ động điều chỉnh cơ cấu, mức (lượng) và kinh phí giữa các mặt hàng để bảo đảm các mặt hàng chính sách cho nhân dân.

2. Đối với một số vùng đặc biệt khó khăn, nếu nhân dân không có khả năng mua hàng thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tổng kinh phí trợ giá, trợ cước được phân phối cho địa phương và nguồn ngân sách của tỉnh, xem xét, quyết định việc cấp không thu tiền một hoặc một số mặt hàng thiết yếu nhất sau: muối i-ốt, thuốc chữa bệnh, giấy viết học sinh.

MỤC 2:HỖ TRỢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA ĐƯỢC SẢN XUẤT Ở ĐỊA BÀN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Điều 23. Trợ cước vận chuyển để tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa được sản xuất ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Nhằm hỗ trợ người sản xuất ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc tiêu thụ được sản phẩm của mình, duy trì và phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần tạo động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, Nhà nước thực hiện chính sách trợ cước vận chuyển theo kết quả thu mua của những thương nhân trực tiếp mua một số sản phẩm hàng hóa thuộc mặt hàng nông, lâm sản và sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản (gọi chung là hàng nông lâm sản) do các tổ chức và cá nhân (gọi chung là người sản xuất) ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc sản xuất. Ưu tiên mua sản phẩm hàng hóa ở khu vực III, khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc có khó khăn.

Điều 24. Nguyên tắc xác định sản phẩm được trợ cước vận chuyển:

1. Việc xác định các sản phẩm được trợ cước vận chuyển theo các nguyên tắc sau:

a) Sản phẩm sản xuất ở khu vực III và II có tỷ trọng lớn nhất so với các sản phẩm khác trong vùng hoặc sản phẩm mà việc tiêu thụ sản phẩm này có tác động quan trọng đến việc ổn định đời sống, khuyến khích phát triển sản xuất của nhân dân trong vùng.

b) Sản phẩm mới được hình thành do thực hiện quy hoạch sản xuất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm tham gia xuất khẩu.

c) Sản phẩm sản xuất ra để thay thế cho các sản phẩm bị cấm sản xuất (như cây thuốc phiện...) hoặc không khuyến khích sản xuất.

2. Căn cứ tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân các địa phương và các Bộ, ngành liên quan; ủy ban Dân tộc và Miền núi phối hợp với các Bộ Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố danh mục sản phẩm hàng hóa cần được trợ cước vận chuyển để mua ở các địa phương thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc trong từng thời kỳ.

Điều 25. Trợ cước vận chuyển đối với thương nhân trực tiếp mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

1. Khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của đồng bào miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc sản xuất. Nhà nước trợ cước vận chuyển cho thương nhân trực tiếp thu mua hàng hóa tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo số lượng hàng hóa thực tế đã mua.

2. Cự ly tính trợ cước vận chuyển để mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc (theo danh mục mặt hàng được công bố) được tính từ trung tâm cụm xã đến thị xã hoặc thành phố ở đồng bằng gần nhất.

Bộ Thương mại chủ trì việc xác định các thị xã, thành phố ở đồng bằng gần nhất để tính quãng đường vận chuyển được trợ cước đối với từng tỉnh, làm cơ sở cho việc xác định kinh phí trợ cước vận chuyển.

3. Để được trợ cước vận chuyển, thương nhân trước khi mua, tiêu thụ sản phẩm (được trợ cước vận chuyển) phải lập phương án kinh doanh cụ thể trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định xem xét.

4. Bộ Tài chính quy định phương thức xác định kết quả số lượng hàng hóa mua được trực tiếp của dân hoặc thông qua các cửa hàng hợp tác xã trên địa bàn cụm xã làm căn cứ tính khối lượng hàng hóa mua được trợ cước.

Điều 26. Giao kế hoạch và nguồn kinh phí để hỗ trợ mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

1. Kinh phí dùng cho việc trợ cước vận chuyển để mua, tiêu thụ một số sản phẩm sản xuất ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được trích từ nguồn ngân sách Trung ương để cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo hình thức "kinh phí ủy quyền".

2. Ban Vật giá Chính phủ chủ trì cùng Bộ Thương mại, quy định đơn giá trợ cước vận chuyển, đối với từng sản phẩm ở từng địa phương, khu vực.

3. Ủy ban Dân tộc và Miền núi chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh thuộc và có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc lập kế hoạch và biện pháp mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho đồng bào ở từng khu vực, địa phương trong từng thời gian cụ thể; theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện các biện pháp mua, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất để việc trợ cước vận chuyển đúng hàng hóa, đúng đối tượng, tạo động lực thúc đẩy phát triển thương mại và đời sống kinh tế - xã hội ở địa bàn miền núi, khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Miền núi và Bộ Tài chính bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện mục tiêu này.

5. Căn cứ tổng kinh phí đuợc duyệt và danh mục mặt hàng mua, tiêu thụ, Ủy ban Dân tộc và Miền núi chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để phân bổ kinh phí trợ cước vận chuyển. Căn cứ kế hoạch phân bổ nói trên, Bộ Tài chính giao kinh phí cho các tỉnh miền núi, hải đảo, tỉnh có vùng đồng bào dân tộc được hưởng chính sách này thực hiện.

6. Ủy ban Dân tộc và Miền núi chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, các Bộ, ngành chức năng và các địa phương, lựa chọn một số địa bàn và một số mặt hàng cụ thể chỉ đạo làm thí điểm, rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện việc trợ cước vận chuyển tiêu thụ, mua một số sản phẩm sản xuất ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 của Nghị định này một cách tích cực, hiệu quả.

Điều 27. Kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá, việc cấp, sử dụng kinh phí trợ cước, trợ giá đến từng điểm bán theo đúng các quy định của Nghị định này, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc sống trên từng địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc mua được các mặt hàng thuộc diện chính sách theo đúng số lượng, địa điểm quy định, chống lãng phí thất thoát ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

2. Hàng năm, Ủy ban Dân tộc và Miền núi chủ trì cùng các Bộ Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vấn đề cần xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương 4:

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở ĐỊA BÀN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Điều 28. Phát triển và củng cố doanh nghiệp thương nghiệp nhà nước và hợp tác xã thương mại - dịch vụ trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

1. Phát triển và củng cố thương nghiệp nhà nước trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc để mua sản phẩm, bán vật tư phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhân dân các dân tộc ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, thực hiện các mặt hàng chính sách.

Thương mại nhà nước phải có mạng lưới đến các trung tâm cụm xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Phát triển các hợp tác xã thương mại - dịch vụ và sử dụng các tổ chức kinh tế nhà nước (các xí nghiệp nhà nước, các nông trường, lâm trường), các lực lượng khác của nhà nước và những người được tín nhiệm trong các thôn bản để làm đại lý mua bán hàng hóa, kể cả mua bán hàng hóa thuộc diện chính sách trợ giá, trợ cước cho doanh nghiệp nhà nước.

2. Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước, tổ chức và chỉ đạo các lực lượng của Nhà nước thuộc ngành và địa phương mình quản lý để phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp thương mại nhà nước mở rộng giao lưu hàng hóa trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và thực hiện chủ trương bảo đảm mặt hàng chính sách, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Điều 29. Doanh nghiệp công ích hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động chủ yếu ở khu vực III địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ nếu có nhu cầu thì được xét chuyển sang loại hình doanh nghiệp công ích để hoạt động công ích tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo các quy định của luật pháp về doanh nghiệp công ích.

Điều 30. Vốn cho doanh nghiệp thương nghiệp nhà nước hoạt động ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

1. Doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được bảo đảm vốn lưu động bằng 50% nhu cầu về vốn lưu động. Nếu các doanh nghiệp thương mại nhà nước chưa đủ vốn lưu động theo mức nêu trên thì trình các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt cấp bổ sung vốn theo quy định của Luật Ngân sách.

2. Doanh nghiệp thương mại nhà nước được cấp đủ vốn dự trữ các mặt hàng chính sách. Tùy theo địa bàn và mặt hàng cụ thể, mức dự trữ bình quân đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc từ 2 đến 3 tháng. Doanh nghiệp được miễn nộp tiền thu về sử dụng vốn đối với số vốn được cấp để dự trữ mặt hàng chính sách.

3. Bộ Thương mại cùng Bộ Tài chính chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xác định cụ thể để thực hiện những quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.

Điều 31. Hỗ trợ vay vốn.

Doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được vay vốn trung hạn và dài hạn từ nguồn tín dụng nhà nước (kể cả quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia) với lãi suất ưu đãi nhất để đầu tư mở thêm các điểm kinh doanh phục vụ địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt là ở khu vực III và đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh thương mại hoặc sản xuất chế biến.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 33. Hướng dẫn thi hành.

1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi căn cứ ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và việc phân định khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc (khu vực I, khu vực II, khu vực III) để làm căn cứ cho việc áp dụng và thực hiện các quy định của Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp các Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Trưởng Ban Vật giá Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi, hải đảo và tỉnh có vùng đồng bào dân tộc chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

Điều 34. Trách nhiệm thi hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 20/1998/ND-CP

Hanoi, March 31, 1998  

 

DECREE

ON DEVELOPING COMMERCE IN MOUNTAIN AREAS, ON OFFSHORE ISLANDS AND IN ETHNIC MINORITY REGIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Commercial Law of May 10, 1997;
At the proposal of the Minister of Trade,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Subjects and scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Application of related regulations

Besides the policies defined in this Decree, traders operating in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions are entitled to other preferential policies stipulated by related legislation.

Chapter II

ENCOURAGING THE DEVELOPMENT OF COMMERCE IN MOUNTAIN AREAS, ON OFFSHORE ISLANDS AND IN ETHNIC MINORITY REGIONS

Article 3.- Encouraging the development of commerce in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

The State encourages and creates conditions for all organizations and individuals of all economic sectors to take part in the development of commerce in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions. To build economic ties among State enterprises and between State enterprises and traders of other economic sectors in order to form a system of goods circulation without hindrance from production to consumption.

Article 4.- Building markets and State trading shops or commercial-service cooperatives

Encouraging the building of markets with shops to buy and sell goods of the State trade service or commercial-service cooperatives at the groups of communes in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions. The building of markets in the groups of communes must be linked with the overall planning and plan of building centers of groups of communes suited to the distribution and density of population in the locality so that the markets may become real centers for transactions, contacts and trading of goods of the population in the area, creating conditions to promote the circulation of goods in each locality in mountain areas, on offshore islands, in ethnic minority regions and among the different areas in each region.

Article 5.- Groups of communes in the Program of building centers of groups of communes in the mountain and other highland areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Groups of communes not yet in the Program of building centers of groups of communes in the mountain and other highland areas.

For the groups of communes not yet in the Program of building centers of groups of communes in the mountain and other highland areas by Decision No.35-TTg of January 13, 1997 of the Prime Minister, the People's Committee of the province shall consider and decide which groups of communes need investment to build markets and shall decide to earmark expenditures from the local budget to invest in the building of markets of an appropriate size in these communes.

Article 7.- Building markets in the cities, towns and townships in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

For the cities, towns, townships and other areas in mountain regions, on offshore islands and in ethnic minority regions with convenient communication lines and where the economy has developed to a given extent, the People's Committee in the province shall use appropriate forms to raise capital from businessmen or from State credit sources to provide medium and long- term loans at preferential interest rates, combined with the support from the State budget to invest in building markets and other material bases in service of commercial activities. The sales and rent of places of business in the markets and other lawful revenues from the markets are the source to pay back the capital raised in the above manner.

Article 8.- Allocating land, leasing land and exemption or reduction of land rent.

1. The State shall not collect land use rent when allocating land to organizations for building markets in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

2. Traders of all economic sectors engaged in commercial activities in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions shall be given priority consideration by the State in the allocation or renting of land in the locations and places convenient for their businesses, shall be granted certificates of land use right and in the exercise of their right and obligation of land users when they lease land under provisions of Article 13 and Article 14 of Decree No.85-CP of February 17, 1996 of the Government.

3. Traders operating in Region II shall be exempt from land rent in the first 5 years and enjoy a 50% land rent reduction in the five subsequent years as from the date of signing the land rent contract.

4. Traders operating in Region III shall be exempt from land rent to build and expand their business establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Traders operating in Region III in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions shall enjoy a 50% reduction of the turnover tax for a period of four years from the date this Decree takes effect, or from the first month of taxable turnover with regard to the traders who newly enter commerce or who have registered their business after this Decree takes effect. They shall be exempt from profit tax in the first four years after earning taxable profit and enjoy a 50% reduction of profit tax in the seven following years. They shall enjoy another 50% reduction of profit tax for two more years if they employ annually an average of 20 and more laborers.

2. Traders operating in Region II in mountain areas, on offshore islands and ethnic minority regions shall enjoy a 50% reduction of turnover tax on the turnover from the sale of items covered by social policies and agricultural and forestry products bought under the policy of transport subsidies for a period of four years after this Decree takes effect, or from the first month of their taxable turnover with regard to traders who have newly supplemented their business lines or who have newly registered these business lines; they shall enjoy exemption from profit tax in the first two years after earning taxable profit and a 50% reduction of profit tax to be paid over the five following years , and another 50% reduction of profit tax to be paid over two more years if they employ annually an average of 20 and more laborers.

3. Traders in Region I who directly sell items covered by social policies and traders directly operating in Region I and Region II in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions when selling other goods (outside those specified in Item 2, Article 9 of this Decree) shall enjoy a 25% reduction of turnover tax in the first 3 years after this Decree takes effect or from the first month of taxable turnover with regard to the traders who have newly supplemented their business range or who have newly registered their businesses. They shall enjoy exemption of profit tax in the first two years after making taxable profits and shall enjoy a 50% reduction of profit tax to be paid in the four following years. They shall enjoy a 50% reduction of the profit tax to be paid over two more years if they employ annually an average of 20 and more laborers.

4. Time for tax exemption and reduction is stipulated as follows:

a/ For turnover tax:

- For traders who have operated before this Decree is issued, the time for turnover tax exemption and reduction shall be counted from the date this Decree takes effect.

- For traders who operate after this Decree is issued, the time for turnover tax exemption and reduction shall be counted from the date they record a turnover.

b/ For profit tax:

It shall apply from the date this Decree takes effect.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Traders who directly conduct commercial business in Region III in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions and who borrow from State-owned commercial banks shall enjoy a 30% reduction of interest rate of credits applicable to the mountain areas, offshore islands and ethnic minority regions announced by the State Bank.

2. Traders directly conducting trading activities in Region II in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions who borrow money from State-owned commercial banks shall enjoy a reduction of 15% of credit interest rate compared with the rate applicable to the mountain areas, offshore islands and ethnic minority regions announced by the State Bank.

The State Bank shall direct State-owned commercial banks to assure enough credit capital for the need of commercial activities in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

Article 11.- Exemption of tuition on training and retraining of public servants and employees in commerce in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

Public servants in commercial agencies and officials and employees of commercial enterprises of all economic sectors operating in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions who are sent for training or retraining or professional upgrading in the system of the training schools funded by State budget to continue working in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions shall be exempted from tuition.

Chapter III

PRICE SUBSIDIES AND FREIGHT TRANSPORT SUBSIDIES TO SELL ITEMS COVERED BY SOCIAL POLICIES, BUYING PRODUCTS PRODUCED IN MOUNTAIN AREAS, ON OFFSHORE ISLANDS AND IN ETHNIC MINORITY REGIONS

SECTION 1- SELLING ITEMS COVERED BY SOCIAL POLICIES IN MOUNTAIN AREAS, ON OFFSHORE ISLANDS AND IN ETHNIC MINORITY REGIONS

Article 12.- Selling essential items with price subsidies and transport freight subsidies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Prime Minister, basing himself on the need and policy of encouragement to economic and social development and at the proposal of the Commission for Nationalities and Mountain Areas, the ministries and related branches as well as the People's Committees of the mountain provinces or provinces which have one or more mountain districts, shall decide the modification of or addition to the list of items covered by social policies and enjoying price subsidies and transport freight subsidies in each period.

Article 13.- Defining norms for good supply.

The Commission for Nationalities and Mountain Areas shall work out the norms for supply of commodities per head of population covered by the policy of transport freight subsidies and price subsidies for each region in each period as basis for the organization of implementation.

Article 14.- Subsidies for transport charge and level of price subsidies.

1. For these items: iodine salt, plant seeds, lighting kerosene, writing paper for pupils, and medicaments, the distance to receive transport freight subsidies is from the goods delivery storage of the enterprise under central management at the nearest point in the locality not receiving transport and price subsidies to the groups of communes (announced by the Commission for Nationalities and Mountain Areas); for fertilizers, insecticides, anthracite, book distribution, the distance to receive transport freight subsidies is from the goods delivery storage of the enterprise to the centers of the districts in mountain areas, on offshore islands and in the districts in the regions of ethnic minorities.

2. Apart from the transport freight subsidies stipulated in Item 1 of this Article, iodine salt shall receive subsidies for the expenditures on mixing iodine into salt, expenditures on PE bags for packing iodine salt into small bags; plant seeds shall receive a price subsidy equal to the difference between the actual selling price to the farmers in the groups of communes and the price at which the enterprise buys them at the plant seeds centers plus the reasonable expenditures (minus the freight charge which has received freight subsidy) to supply the people in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

Article 15.- Determining selling price and unit price for price and transport freight subsidies.

1. The Price Committee of the Government basing itself on the situation and transport conditions and the level of socio-economic development in each region shall lay down the principles for determining the maximum selling prices of the items with price subsidies and transport freight subsidies suited to the characteristics and the distance of actual transport in each locality so that the enterprises assigned with the task of supplying the main commodities have the necessary expenditures for transport, including transport by rudimentary means (if any) in the supply of commodities to the people in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions in a timely and convenient way.

2. The Presidents of the People's Committees of the provinces having localities in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions, basing themselves on the guidance of the Price Committee of the Government and the actual situation in the localities, and taking into consideration the necessity of having a separate place to sell goods under special preferential policies in each group of communes, shall determine the price or price frame for retail sales, the unit price for transport subsidy for each item according to each retail point.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Determining the place for delivery and reception of goods with price and transport subsidies.

The Ministry of Trade shall assume the main responsibility and together with the Price Committee of the Government, the agency managing the lines of goods and the provinces having mountain areas, offshore islands and ethnic minority regions shall determine the stores for good delivery and the points of reception of goods with price and transport subsidies so that the population living in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions can buy goods covered by social policies in a convenient, and cost-effective manner for the State.

The agency managing the branches having price and transport subsidized goods shall have to direct the business units under its management to give priority to signing contracts and transporting the goods according to the quantity and time requested by the provinces in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions in order to meet in time the consumption needs of the population in the areas covered by the preferential policies.

Article 17.- Budget for price subsidies and transport subsidies in selling goods covered by social policies.

1. The budget used as price subsidies and transport subsidies of the items covered by social policies shall be deducted from the central budget sources and allocated to the provincial People's Committee in the form of "mandatory budget."

2. The budget used to provide price and transport subsidies for iodine salt shall be assigned to the national program against troubles caused by iodine salt deficiency. It shall be handled as follows:

a/ For the iodine salt which the locality produces on its own to cater for the locality, the budget for price and transport subsidies shall be allocated directly to the province in the form of "mandatory budget".

b/ For the iodine salt supplied by central enter-prises to the localities for sale to the population in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions, the budget for transport subsidies from the district center to the groups of communes shall be directly allocated to the province in the form of "mandatory budget". The support expenditures for mixing iodine salt and for transport subsidies to the district center shall be directly allocated to the central enterprise which handles this work.

3. If an enterprise which is assigned the task of selling items covered by social policies to the population in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions has not received budget for transport and price subsidization and has to borrow from the commercial bank to carry out this task, the enterprise shall be allotted the shortfall in the interest rate by the budget with regard to the amount it has actually borrowed from the time of goods delivery to the time when it is allotted the budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Trade shall assume the main responsibility and coordinate with the Commission for Nationalities and Mountain Areas, the Ministry of Planning and Investment, the Price Committee of the Government and the related Ministries and branches to determine the amount of goods, the unit prices for price subsidies and transport freight subsidies of each item in each specific locality as basis to determine the budget for price and transport freight subsidization.

2. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in including in the annual budget the budget reserved for the transport and price subsidies for the items covered by social policies for the population in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

Article 19.- Delivery of budget for price and transport freight subsidization for items covered by social policies.

The Commission for Nationalities and Mountain Areas shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, and basing itself on the annual targets and the overall budget for price and transport freight subsidies for items covered by social policies for the population in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions to allocate budget to the localities according to each item and each area, with first priority given to the areas with difficulties. Basing itself on this plan of distribution, the Ministry of Finance shall assign budget to the localities and branches for implementation.

Article 20.- Management of budget for price and transport freight subsidization.

1. The Ministry of Finance shall coordinate with the concerned ministries and branches to determine the modalities and guide the Finance and Price Service, the Treasury departments and the enterprises to open books of accounts and vouchers, determine the processes and procedures for checking and certifying the results of the selling and buying of the price and transport subsidized goods, and also to determine the time limit for payment of the expenditures in price and transport subsidization and to prevent this payment from dragging out thus affecting the financial situation and business operations of the enterprises.

2. The Commission for Nationalities and Mountain Areas shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Trade, the Ministry of Finance and the Price Committee of the Government to check and supervise the implementation of the price and transport freight subsidies of the goods covered by social policies and the selling of goods to the above beneficiaries of preferential policies in each locality and area; to detect and settle problems and difficulties; to report and suggest to the Government necessary policies and measures to ensure the application of the policies to the right persons, really develop its effect toward the stabilization of production and the life of the population in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

Article 21.- Determining the enterprises to sell items covered by social policies.

The People's Committees in the provinces having mountain areas, offshore islands and ethnic minority regions shall base themselves on the situation and characteristics in communications and habits of the population in each area to decide to apply the form of bidding or the choice of State enterprises fully qualified in terms of network and personnel to assign the task of selling items covered by social policies (excluding medicaments) so that the persons enjoying the preferential policies can buy goods in a convenient way, at the right places and with the prescribed quality and prices and thus can save up on expenditures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The essential goods for the population in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions like iodine salt, writing paper for pupils, distribution of books and medicaments must meet the prescribed quantities and under the norms.

Apart from the above-mentioned essential goods, the President of the People's Committee in the province having mountain areas, offshore islands and ethnic minority regions shall base himself on the characteristics and utilization needs of the population in each locality, on the overall budget for price and transport freight subsidies and the budget capacity of the locality to regulate on his own initiative the structure, the level (quantity) and the budget allocated to each item in order to ensure the supply of goods covered by social policies for the people.

2. For a number of areas with exceptional difficulties, if the population do not have the capability to buy goods, the President of the provincial People's Committee, basing himself on the total budget for price and transport freight subsidization allocated to the locality and the budget of the province, shall consider and decide to supply gratis one or a number of these most essential goods: iodine salt, medicaments, and writing paper for pupils.

SECTION 2- AID TO THE CONSUMPTION OF COMMODITIES PRODUCED IN THE MOUNTAIN AREAS, ON OFFSHORE ISLANDS, AND IN ETHNIC MINORITY REGIONS

Article 23.- Providing transport freight subsidies for the selling of a number of commodities produced in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

In order to support the producers in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions to sell their products, maintain and develop commodity production, and contribute to creating the motive force to restructure the local economy, the State shall carry out the policy of transport freight subsidization according to the results of the purchase by traders who directly buy a number of commodities in the agricultural and forestry domains and products processed from agricultural and forestry products (commonly called agricultural and forestry products) produced by organizations and individuals in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions (commonly called producers). Priority shall be given to the purchase of commodities in Region III and Region II in mountain areas, on offshore islands, and in ethnic minority regions meeting with difficulties.

Article 24.- Principles to determine what products shall receive transport freight subsidies:

1. The determination of the commodities to receive transport freight subsidies shall follow the following principles:

a/ Where commodities produced in Regions III and II hold the largest proportions compared to other commodities in the region or products of which the consumption has an important effect on the stability of life and encourages production activities of the population in the region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Products intended as substitutes for those which are banned from production (such as poppy plants) or the production of which is not encouraged.

2. On the basis of the situation and the requirements for socio-economic development in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions and the proposal of the People's Committees in different localities and the related Ministries and branches, the Commission for Nationalities and Mountain Regions in coordination with the Ministry of Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall submit to the Prime Minister for decision and announcement of the list of commodities which need to be subsidized in transport freight for their purchase in the localities in the mountain areas, on the offshore islands and in the ethnic minority areas in each period.

Article 25.- Transport freight subsidies for traders who directly buy and consume commodities.

1. Encouraging traders of all economic sectors to directly purchase and consume commodities produced by the population in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions. The State shall provide transport subsidies for traders who directly purchase commodities in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions correspondingly to the actual quantity of goods already purchased.

2. The distance enjoying transport freight subsidies in the purchase and consumption of commodities produced in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions (according to the list of commodities already announced) shall be the distance from the center of the group of communes to the nearest town or city in the plain.

The Ministry of Trade shall assume the main responsibility in determining the nearest towns and cities in the plain to calculate the subsidized distances in each province as basis for the calculation of expenditures for transport freight subsidies.

3. In order to be subsidized in transport freight, a trader shall, before purchasing or consuming commodities (which are subsidized in transport freight), draw up a concrete business plan and submit it to the President of the provincial People's Committee or the agency appointed by the President of the provincial People's Committee for consideration.

4. The Ministry of Finance shall stipulate the modalities to determine the quantity of commodities directly purchased from the population or through the cooperative shops in the area of the group of communes as basis for calculating the volume of commodities to be subsidized in transport freight.

Article 26.- Assigning plan and budget in support of the purchase and consumption of commodities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Price Committee of the Government shall assume the main responsibility and together with the Ministry of Trade set the unit price for transport freight subsidy for each commodity in each locality and region.

3. The Commission for Nationalities and Mountain Areas shall assume the main responsibility and coordinate with the related Ministries and branches and the provinces belonging to or having localities which are mountain areas, offshore islands or ethnic minority regions to work out the plan and measures to purchase and consume commodities in each region and locality in each specific period; monitor, inspect and direct the localities and units in the implementation of the measures to buy and consume commodities by the producers so that the subsidization of transport freight conforms with the commodities and the beneficiaries, thus creating a motive force to promote commerce and the socio- economic life in the mountain areas, and encourage the population to develop production.

4. The Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and coordinate with the Commission for Nationalities and Mountain Areas and the Ministry of Finance in providing the budget from the annual State budget to carry out this objective.

5. Basing itself on the total budget already approved and the list of commodities to be purchased and consumed, the Commission for Nationalities and Mountain Areas shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in allocating the budget for transport freight subsidization. On the basis of the said plan of allocation, the Ministry of Finance shall allot budget to the mountain provinces, offshore islands and the provinces inhabited by ethnic minorities covered by this policy for implementation.

6. The Commission for Nationalities and Mountain Areas shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Trade, the ministries, specialized branches and localities, select a number of localities and specific lines of goods to conduct an experimentation and draw experiences to carry out transport freight subsidization in consumption and buy a number of goods produced in mountain areas, offshore islands and ethnic minority regions as prescribed in Articles 24, 25 and 26 of this Decree in an active and efficient way.

Article 27.- Checking the implementation of the price and freight subsidy policy.

1. The Presidents of the People's Committees in the provinces shall direct and organize the periodical inspection of the implementation of the price and freight subsidy policy, the allocation and use of the budget for price and freight subsidy to each sale point as prescribed by this Decree, and to ensure that the population of each area in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions can buy items covered by social policies with the right quantities and at the prescribed places, ensure the fight against wastefulness and losses to the State budget. They shall have to take responsibility before the Prime Minister for the result of the implementation.

2. Each year, the Commission for Nationalities and Mountain Areas shall take the main responsibility and together with the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Price Committee of the Government and the related Ministries and branches, inspect the organization of the implementation by the managing agencies and enterprises in order to detect in time the questions which need handling and report them to the Prime Minister.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Developing and strengthening State commercial enterprises and commerce-service cooperatives in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

1. Developing and consolidating State enterprises in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions in order to buy products and sell materials in service of production and consumer goods to the population of ethnic minorities in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions, and supplying goods covered by social policies.

The State commerce service must establish its network down to the centers of the groups of communes in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions. Developing the commerce-service cooperatives and using the State economic organizations (State factories, State farms and forestry establishments) and other forces of the State and prestigious persons in the villages and hamlets as buying and selling agents for State enterprises, including commodities covered by the price and freight subsidies policy.

2. The Ministers of the Ministries managing the branches, the Presidents of the provincial People's Committees shall have to develop and consolidate the State enterprises, organize and direct the forces of the State in their respective branches and localities for coordination and support to the State commercial enterprises in broadening goods circulation in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions and carrying out the policy of ensuring goods covered by social policies and marketing commodities.

Article 29.- Public utility enterprises engaged in commercial activities in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority areas.

State commercial enterprises operating chiefly in Region III of mountain areas, offshore islands and ethnic minority regions which meet all the conditions defined in Item 2, Article 2 of Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government may be considered for changing to the form of public utility enterprises in order to operate in the public utility sector in the mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions, according to the legislation on public utility enterprises.

Article 30.- Capital for State commercial enterprises operating in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions.

1. The State commercial enterprises in mountain areas, on offshore islands and ethnic minority regions shall be assured 50% of its need in working capital. If their working capital still is below that level, they may ask the competent agency to approve the supplementary allocation of capital as prescribed by the Budget Law.

2. The State commercial enterprises shall be granted enough reserve capital for the items covered by social policies. Depending on the locality and specific items, the average reserve to ensure the consumption needs of the mountain areas, offshore islands and ethnic minority areas for from two to three months. The enterprises shall be exempted from the payment for the use of capital with regard to the capital allocated for the purchase of reserve in items covered by social policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- Support for capital lending.

The State commercial enterprises in mountain areas, on offshore islands and in ethnic minority regions can make medium and long term loans from State credit sources (including the national fund in support of investment) at the most preferential rate to invest in more business points in service of the areas in mountain regions, on offshore islands and in ethnic minority regions especially in Region III and in expanding the commercial businesses or production and business centers.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32.- Implementation effect.

This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 33.- Guidance for implementation.

1. The Ministers-Chairman of the Commission for Nationalities and Mountain Areas shall base himself on the accreditation of the Prime Minister to determine the areas in mountain regions, on offshore islands and in ethnic minority regions and the demarcation of mountain areas, offshore islands and ethnic minority regions (Region I, Region II and Region III) to serve as basis for the application and implementation of the provisions of this Decree.

2. The Minister of Trade shall assume the main responsibility and coordinate with the Minister of Planning and Investment, the Minister of Finance, the Minister of Health, the Governor of the State Bank, the Minister-Chairman of the Commission for Nationalities and Mountain Areas, the Head of the Price Committee of the Government, the Presidents of the People's Committees in the mountain provinces, on the offshore islands and in the provinces having ethnic minorities shall have to guide and organize the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/03/1998 về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.794

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.10.75
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!