Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 16/2020/TT-BNNPTNT hệ thống chỉ tiêu thống kê nông nghiệp và phát triển nông thôn

Số hiệu: 16/2020/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 28/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành NN&PTNT

Đây là nội dung tại Thông tư 16/2020/TT-BNNPTNT về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Theo đó, Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành NN&PTNT là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình, kết quả hoạt động chủ yếu của ngành NN&PTNT, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ NN&PTNT và các cơ quan Nhà nước.

Hệ thống được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của ngành NN&PTNT; đáp ứng nhu cầu trao đổi, hợp tác thông tin với các tổ chức, cá nhân.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành NN&PTNT bao gồm:

- Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục I.

- Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục II.

Thông tư 16/2020/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 11/02/2021.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 16/2020/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định s 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu t chức của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn;

Căn cứ Luật Thng kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một s điều của Luật Thng kê;

Căn cứ Nghị định s 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thng kê thuộc hệ thng chỉ tiêu thng kê quc gia;

Căn cứ Nghị định s 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thng t chức thng kê tập trung và thng kê bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đ nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định hệ thng chỉ tiêu thng kê ngành nông nghiệp và phát trin nông thôn.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Chỉ tiêu, nội dung chỉ tiêu thống kê về lâm nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp. Kỳ công bố của các chỉ tiêu thống kê về lâm nghiệp; cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp số liệu chính thức đối với Chỉ tiêu thống kê Diện tích rừng trồng mới tập trung và Chỉ tiêu thống kê Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

3. Chỉ tiêu, nội dung chỉ tiêu thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến công tác thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình, kết quả hoạt động chủ yếu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan Nhà nước; được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đáp ứng nhu cầu trao đổi, hợp tác thông tin với các tổ chức, cá nhân.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:

a) Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch

a) Tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê về các chỉ tiêu thống kê được phân công;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch điều tra thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ để thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Bộ trưởng xem xét ban hành;

d) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này.

2. Trách nhiệm của Vụ Tài chính

a) Tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê về các chỉ tiêu thống kê được phân công;

b) Tham mưu, trình Bộ bố trí ngân sách để thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giao cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện theo định mức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

3. Trách nhiệm của Trung tâm Tin học và Thống kê

a) Tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê về các chỉ tiêu thống kê được phân công;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện điều tra thống kê, khai thác dữ liệu hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ để thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

c) Đầu mối tiếp nhận, kiểm tra thông tin thống kê; hướng dẫn, đôn đốc việc thu thập, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

d) Chủ trì xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc thu thập, tổng hợp, lưu trữ, khai thác thông tin thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

e) Thực hiện phổ biến thông tin thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê.

4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê về các chỉ tiêu được phân công thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

b) Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các Chi cục hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thu thập, tổng hợp, cung cấp thông tin thống kê về các chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực được giao quản lý; báo cáo cơ quan quản lý có liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định;

c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí nguồn lực; phân công nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan cung cấp thông tin để thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê được phân công.

5. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan khác

a) Cơ quan, đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê về các chỉ tiêu thống kê được phân công; chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thu thập, tổng hợp, cung cấp thông tin thống kê về các chỉ tiêu thống kê được phân công thực hiện;

b) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy định hiện hành có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2021.

2. Quyết định số 3201/QĐ-BNN-KH ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê và Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Thống kê;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Lưu: VT, KH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2020/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Mã số

Nhóm, tên chỉ tiêu

Phân tổ chính

Kỳ công bố

I

01 - 05

LÂM NGHIỆP

1

0101

Diện tích rừng trồng mới tập trung

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Tháng, năm

2

0102

Diện tích rừng trồng được chăm sóc

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Tháng, năm

3

0103

Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Tháng, năm

4

0104

Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Năm

5

0105

Số lượng cây giống lâm nghiệp

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Năm

6

0201

Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Tháng, năm

7

0301

Diện tích rừng hiện có

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Năm

8

0302

Diện tích rừng được bảo vệ

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

6 tháng, năm

9

0303

Tình hình bảo vệ rừng

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Tháng, năm

10

0401

Tỷ lệ che phủ rừng

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Năm

11

0501

Thu tiền dịch vụ môi trường rừng

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Năm

12

0502

Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Năm

13

0503

Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Năm

II

06

TRỒNG TRỌT

14

0601

Diện tích một số loại cây trồng

Cây hằng năm; diện tích gieo trồng, thu hoạch; loại cây trồng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, vụ, năm

Cây lâu năm; diện tích trồng mới, cho sản phẩm; loại cây trồng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện

Quý, năm

15

0602

Năng suất một số loại cây trồng

Cây hằng năm; loại cây trồng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Vụ, năm

Cây lâu năm; loại cây trồng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện

Năm

16

0603

Sản lượng một số loại cây trồng

Cây hằng năm; loại cây trồng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, vụ, năm

Cây lâu năm; loại cây trồng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Quý, năm

17

0604

Cơ cấu diện tích giống của một số cây trồng chủ lực

Cây trồng chủ lực; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

18

0605

Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận, giống nguyên chủng, giống lai, giống chất lượng cao

Đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

19

0606

Diện tích các loại cây trồng được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương

Loại cây trồng; loại chứng nhận; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

20

0607

Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch

Loại lương thực, thực phẩm; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

21

0608

Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Hình thức chuyển đổi; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

22

0609

Số lượng nguồn gen giống cây trồng được bảo tồn

Tên nguồn gen; thời gian lưu giữ (kho lạnh): Trung hạn, dài hạn

Năm

III

07

BẢO VỆ THỰC VẬT

23

0701

Diện tích cây trồng nhiễm sinh vật gây hại

Loại cây trồng; loại sinh vật gây hại; mức độ nhiễm; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước.

Tháng, năm

24

0702

Số lượng cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón

Loại hình sản xuất; nhóm phân bón; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

Loại hình buôn bán; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

25

0703

Số lượng cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Loại hình sản xuất; loại thuốc; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

Loại hình buôn bán; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

26

0704

Số lượng, khối lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm dịch

Lĩnh vực kiểm dịch thực vật: Xuất khẩu, nhập khẩu; nhóm vật thể

Năm

27

0705

Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt

Nhóm phân bón: Vô cơ, hữu cơ, sinh học; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

28

0706

Lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt

Loại thuốc: hóa học, sinh học; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

IV

08

CHĂN NUÔI

29

0801

Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi

Loại vật nuôi; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Quý, năm

30

0802

Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi

Loại sản phẩm chăn nuôi; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Quý, năm

31

0803

Tỷ lệ sử dụng giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật trong tổng đàn vật nuôi

Loại vật nuôi; loại hình chăn nuôi; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

32

0804

Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp

Loại vật nuôi; loại hình chăn nuôi; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

33

0805

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín

Loại vật nuôi; loại hình chăn nuôi; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

34

0806

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) và tương đương

Loại vật nuôi; loại chứng nhận; loại hình chăn nuôi; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

35

0807

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Loại vật nuôi; loại hình chăn nuôi; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

36

0808

Số lượng nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn

Hình thức bảo tồn, thời gian lưu giữ (trung hạn, dài hạn)

Năm

V

09

THÚ Y

37

0901

Số lượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng

Loài gia súc, gia cầm; loại vắc xin; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

38

0902

Số lượng gia súc, gia cầm bị mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

Loài gia súc, gia cầm; loại dịch bệnh; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, năm

39

0903

Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh

Loại thủy sản nuôi chủ lực; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

40

0904

Số lượng cơ sở sản xuất thuốc thú y

Thành phần kinh tế; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

41

0905

Số lượng cơ sở nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y

Loại sản phẩm (nhập khẩu); đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

Loại sản phẩm (buôn bán); đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

42

0906

Số lượng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Loại cơ sở giết mổ; cấp quản lý; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

VI

10

DIÊM NGHIỆP

43

1001

Diện tích sản xuất muối

Hình thức sản xuất muối; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, năm

44

1002

Sản lượng muối sản xuất

Hình thức sản xuất muối; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, năm

VII

11

THỦY SẢN

45

1101

Diện tích nuôi trồng thủy sản

Môi trường nuôi; loài thủy sản; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, năm

46

1102

Sản lượng thủy sản nuôi trồng

Môi trường nuôi; loài thủy sản; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, năm

47

1103

Sản lượng giống thủy sản

Loài thủy sản; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

48

1104

Diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương.

Loại chứng nhận; loài thủy sản; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

49

1105

Số lượng tàu cá có động cơ khai thác thủy sản

Chiều dài tàu; nghề khai thác; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

50

1106

Số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

Loại hình dịch vụ; quy mô, năng lực; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

51

1107

Sản lượng thủy sản khai thác

Loại hình khai thác; loài thủy sản; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, năm

52

1108

Số lượng các vụ khai thác thủy sản bất hợp pháp đã được xử lý

Hành vi vi phạm; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

53

1109

Diện tích các khu vực bảo tồn biển

Loại hình khu bảo tồn biển

Năm

VIII

12

THỦY LỢI

54

1201

Số lượng đập, hồ chứa thủy lợi

Loại đập, hồ chứa; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

5 năm

55

1202

Số lượng trạm bơm điện

Loại trạm bơm; công dụng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

5 năm

56

1203

Số lượng cống đầu mối

Loại cống; công dụng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

5 năm

57

1204

Chiều dài kênh, mương hiện có và tỷ lệ được kiên cố

Loại kênh mương; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

5 năm

58

1205

Chiều dài đường ống dẫn, chuyển nước hiện có

Loại đường ống; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

5 năm

59

1206

Chiều dài bờ bao thủy lợi hiện có

Loại bờ bao; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

5 năm

60

1207

Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Loại cây trồng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

61

1208

Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng

Loại cây trồng; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

62

1209

Diện tích cây trồng được tưới

Nhóm cây (cây lâu năm, cây hằng năm); loại cây trồng; hình thức tưới; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

63

1210

Diện tích cây trồng được tiêu

Nhóm cây (cây lâu năm, cây hằng năm); loại cây trồng; hình thức tiêu; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

IX

13

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

64

1301

Tổng chiều dài các tuyến đê

Loại đê; cấp đê; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

65

1302

Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Loại kè; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

66

1303

Số lượng vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão

Loại vật tư; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

67

1304

Số trận thiên tai và mức độ thiệt hại

Loại thiên tai; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tháng, năm

68

1305

Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai

Loại hình phổ biến; nhóm tuổi, giới tính; đối tượng dễ bị tổn thương; thành thị /nông thôn; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

69

1306

Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên một trăm nghìn dân

Giới tính; nhóm tuổi; loại thiên tai; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

X

14

CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN

70

1401

Số lượng nhà máy/cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản

Lĩnh vực; sản phẩm, nhóm sản phẩm; quy mô, công suất; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

71

1402

Sản lượng nông, lâm, thủy sản được chế biến

Lĩnh vực; sản phẩm, nhóm sản phẩm; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

XI

15

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN

72

1501

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định, đánh giá

Loại hình thẩm định, đánh giá; mức xếp loại; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

6 tháng, năm

73

1502

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực

Loại giấy chứng nhận; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

Năm

XII

16

KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

74

1601

Số lượng hợp tác xã nông nghiệp

Lĩnh vực hoạt động; tình hình hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

75

1602

Số lượng liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

Lĩnh vực hoạt động; tình hình hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

76

1603

Số lượng thành viên hợp tác xã nông nghiệp

Lĩnh vực hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

77

1604

Doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp

Lĩnh vực hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

78

1605

Số lượng lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp

Lĩnh vực hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

79

1606

Số lượng tổ hợp tác nông nghiệp

Lĩnh vực hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

Năm

80

1607

Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp

Lĩnh vực hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

81

1608

Số lượng trang trại

Lĩnh vực hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

82

1609

Giá trị sản xuất bình quân trong năm của một trang trại nông nghiệp

Lĩnh vực hoạt động; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

83

1610

Số lượng, công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp

Loại máy móc thiết bị; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

84

1611

Tỷ lệ diện tích gieo trồng hoặc sản phẩm nông nghiệp được cơ giới hóa

Khâu công việc; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

85

1612

Số lượng làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

Làng nghề, làng nghề truyền thống; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

86

1613

Số lượng lao động thường xuyên trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

Đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

87

1614

Thu nhập bình quân một lao động của một số hoạt động ngành nghề nông thôn trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

Nhóm ngành nghề nông thôn; đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

88

1615

Số lượng dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo được thực hiện

Dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

89

1616

Số lượng dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo được thực hiện

Dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

90

1617

Số lượng hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo

Dự án, mô hình giảm nghèo; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

91

1618

Số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

Đối tượng được bố trí; địa bàn bố trí; hình thức bố trí; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

92

1619

Số lượng xã hoàn thành tiêu chí về nông thôn mới

Loại tiêu chí; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

93

1620

Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn /xã

Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

94

1621

Số lượng xã và tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Mức độ đạt chuẩn (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu); đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Tháng, năm

95

1622

Số lượng đơn vị cấp huyện và tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn /hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tháng, năm

96

1623

Số lượng thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

97

1624

Tổng vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới

Nguồn vốn; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

98

1625

Số lượng sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên

Hạng sao; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

99

1626

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam

Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

XIII

17

ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

100

1701

Ngân sách Nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Lĩnh vực; nhiệm vụ chi

Năm

101

1702

Giá trị thực hiện và giá trị giải ngân vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Lĩnh vực; dự án; nguồn vốn

Tháng, năm

102

1703

Số lượng công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đã được thanh quyết toán và giá trị tài sản cố định mới tăng thêm trong năm

Lĩnh vực; tên công trình, địa điểm, chủ đầu tư, thời gian khởi công - hoàn thành; tổng vốn đầu tư, giá trị (được quyết toán, tài sản hình thành sau đầu tư)

Năm

XIV

18

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

103

1801

Số cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Loại hình đào tạo; ngành nghề đào tạo

Năm

104

1802

Số giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Loại hình đào tạo; chức danh; danh hiệu; trình độ chuyên môn; dân tộc; giới tính

Năm

105

1803

Số học sinh, sinh viên tuyển mới của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Bậc đào tạo; loại hình đào tạo; giới tính; dân tộc; đối tượng

Năm

106

1804

Số học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Bậc đào tạo; loại hình đào tạo; giới tính; dân tộc; năm học

Năm

107

1805

Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Bậc đào tạo; loại hình đào tạo; giới tính; dân tộc; phân loại tốt nghiệp

Năm

XV

19

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

108

1901

Số tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Lĩnh vực khoa học và công nghệ; loại hình hoạt động; tổ chức nghiên cứu, tổ chức dịch vụ KHCN

Năm

109

1902

Số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giới tính; lĩnh vực hoạt động, đào tạo; trình độ chuyên môn, học hàm, học vị; chức danh nghiên cứu

Năm

110

1903

Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang triển khai, đã nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Cấp nhiệm vụ; lĩnh vực khoa học và công nghệ; giai đoạn thực hiện

Năm

111

1904

Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Lĩnh vực khoa học và công nghệ; loại hình sáng chế; giới tính của người được cấp

Năm

112

1905

Số giải thưởng khoa học công và nghệ được trao tặng

Loại giải thưởng; lĩnh vực khoa học và công nghệ; giới tính của người được giải thưởng

Năm

113

1906

Số tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn được công nhận

Lĩnh vực khoa học và công nghệ; tổ chức công nhận

Năm

114

1907

Mua bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ

Lĩnh vực khoa học và công nghệ; doanh số mua, bán

Năm

XVI

20

KHUYẾN NÔNG

115

2001

Kết quả thực hiện các dự án khuyến nông

Lĩnh vực hoạt động; nội dung hoạt động; nguồn vốn địa phương, trung ương; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

116

2002

Kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên

Nội dung hoạt động; nguồn vốn địa phương, trung ương; đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

Năm

XVII

21

HỢP TÁC QUỐC TẾ

117

2101

Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Lĩnh vực; nhà đầu tư; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

118

2102

Số dự án và số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Lĩnh vực; nhà tài trợ; thời gian thực hiện; địa điểm thực hiện; chủ dự án; tổng số vốn được phê duyệt

Năm

119

2103

Số dự án và số vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Lĩnh vực; nhà tài trợ; thời gian thực hiện; địa điểm thực hiện; chủ khoản viện trợ PCPNN; tổng số vốn được phê duyệt

Năm

XVIII

22

CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG, XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN

120

2201

Chi phí sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản

Loại nông lâm thủy sản; vùng kinh tế

5 năm

121

2202

Giá bình quân một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản

Mặt hàng; loại giá; thị trường

Tháng

122

2203

Lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm thủy sản

Mặt hàng; thị trường xuất khẩu

Tháng, năm

123

2204

Lượng và giá trị nhập khẩu một số mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản

Mặt hàng; thị trường nhập khẩu

Tháng, năm

XIX

23

DOANH NGHIỆP NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

124

2301

Số lượng doanh nghiệp nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản

Lĩnh vực; loại hình doanh nghiệp; qui mô (đất, lao động, vốn); đơn vị hành chính cấp tỉnh

5 năm

125

2302

Số lượng doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Lĩnh vực; đơn vị hành chính cấp tỉnh

Năm

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2020/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. LÂM NGHIỆP (mã số từ 01 – 05)

0101. DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng trồng mới tập trung”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT).

2. Kỳ công bố: Tháng, năm.

3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

- Sửa đổi nội dung phân công cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp số liệu chính thức tại điểm 5 chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng trồng mới tập trung”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT như sau:

“+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê)”.

- Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại điểm 5 (cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp) chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng trồng mới tập trung”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

0102. DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG ĐƯỢC CHĂM SÓC

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng trồng được chăm sóc”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Tháng, năm.

0103. DIỆN TÍCH RỪNG KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Tháng, năm.

0104. SỐ LƯỢNG CÂY LÂM NGHIỆP TRỒNG PHÂN TÁN

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Năm.

0105. SỐ LƯỢNG CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Số lượng cây giống lâm nghiệp”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Năm.

0201. SẢN LƯỢNG GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Tháng, năm.

3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

- Sửa đổi nội dung phân công cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp số liệu chính thức tại điểm 5 chỉ tiêu thống kê “Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT như sau:

“+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê)”.

- Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại điểm 5 (cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp) chỉ tiêu thống kê “Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ”, Mục II, Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

0301. DIỆN TÍCH RỪNG HIỆN CÓ

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng hiện có”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Năm.

0302. DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC BẢO VỆ

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng được bảo vệ”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

0303. TÌNH HÌNH BẢO VỆ RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Tình hình bảo vệ rừng”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Tháng, năm.

0401. TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ che phủ rừng”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Năm.

0501. THU TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Thu tiền dịch vụ môi trường rừng”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Năm.

0502. SỐ TIỀN CHI TRẢ CHO CHỦ RỪNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Năm.

0503. DIỆN TÍCH RỪNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp

Quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT .

2. Kỳ công bố: Năm.

II. TRỒNG TRỌT (mã số 06)

0601. DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG

1. Khái niệm

- Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.

- Cây trồng lâu năm (sau đây gọi tắt cây lâu năm) là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

2. Phương pháp tính

a) Đối với cây hằng năm:

Thống kê toàn bộ diện tích gieo trồng, thu hoạch cây hằng năm trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

- Diện tích gieo trồng cây hằng năm là diện tích cây hằng năm được gieo trồng, gồm:

+ Diện tích lúa;

+ Diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác (lúa mì, lúa mạch, cao lương);

+ Diện tích cây lấy củ có chất bột: khoai lang, sắn, khoai sọ...;

+ Diện tích mía;

+ Diện tích cây thuốc lá, thuốc lào;

+ Diện tích cây lấy sợi: đay, cói, bông…;

+ Diện tích cây có hạt chứa dầu: lạc, đỗ tương, vừng…;

+ Diện tích cây rau, đậu các loại và diện tích hoa, cây cảnh: rau muống, su hào...;

+ Diện tích cây gia vị, dược liệu hằng năm: ớt cay, ngải cứu, atisô...;

+ Diện tích cây hằng năm khác: cỏ, cây thức ăn gia súc....

Do cây hằng năm có nhiều phương thức gieo trồng khác nhau, phương pháp tính diện tích gieo trồng được quy định như sau:

+ Diện tích trồng trần: Trên một diện tích trong một vụ chỉ trồng một loại cây hằng năm nhất định với mật độ cây trồng bình thường. Cây trồng trần, trồng bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng;

+ Diện tích trồng xen: Trên cùng diện tích trồng hơn một loại cây xen nhau, song song cùng tồn tại, cây trồng chính có mật độ bình thường, cây trồng xen được trồng nhằm tiết kiệm diện tích nên mật độ thưa hơn cây trồng trần. Cây trồng chính được tính diện tích như cây trồng trần, cây trồng xen được tính dựa trên mật độ cây thực tế hay số lượng hạt giống để quy đổi ra diện tích cây trồng trần;

+ Diện tích trồng gối vụ: Diện tích khi cây trồng trước chuẩn bị thu hoạch thì trồng gối cây sau nhằm tranh thủ thời vụ. Cả cây trồng trước và cây trồng gối vụ được tính như trồng trần;

+ Diện tích trồng lưu gốc: Diện tích cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch ở nhiều vụ liên tiếp. Mỗi vụ tính một lần diện tích.

- Diện tích thu hoạch cây hằng năm là diện tích gieo trồng cây hằng năm được thu hoạch.

b) Đối với cây lâu năm:

Thống kê toàn bộ diện tích trồng, thu hoạch cây lâu năm trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

- Diện tích cây lâu năm là diện tích trồng các loại cây lâu năm. Diện tích cây lâu năm chỉ tính diện tích hiện cây còn sống đến thời điểm quan sát, thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn, gồm diện tích trồng tập trung và số cây trồng phân tán quy về diện tích trồng tập trung trên toàn bộ diện tích đất như: Đất khoán, đấu thầu, đất vườn, đất mới khai hoang....

Diện tích cây lâu năm gồm:

+ Diện tích cây ăn quả: Cam, bưởi, chuối, dứa, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, sầu riêng, măng cụt, thanh long, táo, chanh leo…;

+ Diện tích cây lấy quả chứa dầu: Dừa, cọ…;

+ Diện tích cây điều;

+ Diện tích cây hồ tiêu;

+ Diện tích cây cao su;

+ Diện tích cây cà phê;

+ Diện tích cây chè;

+ Diện tích cây gia vị, cây dược liệu lâu năm: Tam thất, sa nhân, …;

+ Diện tích cây lâu năm khác: Dâu tằm, trầu không, cau...

- Diện tích cây lâu năm hiện có (tính đến thời điểm điều tra, báo cáo). Diện tích cây lâu năm hiện có được tính theo công thức:

Diện tích cây lâu năm hiện có

=

Diện tích cây lâu năm trồng tập trung

+

Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm (quy đổi)

+ Diện tích cây lâu năm trồng tập trung gồm những diện tích trồng cây lâu năm từ 100 m2 trở lên.

Diện tích cây lâu năm trồng tập trung là những diện tích trồng liền khoảnh từ 100 m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương.

Diện tích cây lâu năm trồng tập trung được tính theo công thức:

Diện tích cây lâu năm trồng tập trung

=

Diện tích cây lâu năm trồng mới

+

Diện tích đang trong quá trình kiến thiết cơ bản

+

Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm

Trong đó:

Diện tích cây lâu năm trồng mới là diện tích cây lâu năm được trồng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo, được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới đến thời điểm quan sát cuối năm; hoặc những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời điểm quan sát mà số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới;

Diện tích cây lâu năm đang trong quá trình kiến thiết cơ bản là diện tích cây lâu năm đang trong quá trình chăm sóc, chưa cho sản phẩm, gồm cả những diện tích cây lâu năm cho thu bói;

Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm là diện tích cây lâu năm thực tế đã hoàn thành thời kỳ xây dựng cơ bản, đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định. Ví dụ: Cây cao su trung bình cho sản phẩm sau 7 năm trồng; cây cà phê cho thu quả ổn định sau 3 năm trồng, ươm.

+ Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm: Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán cho sản phẩm và mật độ cây trồng tập trung theo tập quán địa phương để quy đổi ra diện tích trồng tập trung.

Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm được tính theo công thức:

Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm quy đổi về diện tích trồng tập trung (ha)

=

Tổng số cây trồng phân tán cho sản phẩm

Mật độ cây trồng tập trung bình quân trên 1 ha

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm cây trồng: Cây hằng năm, cây lâu năm;

+ Cây hằng năm: Diện tích gieo trồng, thu hoạch

+ Cây lâu năm: Diện tích trồng mới, cho sản phẩm

- Loại cây trồng;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố

- Đối với cây hằng năm: Tháng, vụ, năm;

- Đối với cây lâu năm: Quý, năm.

5. Nguồn số liệu

- Sơ bộ, ước tính: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và báo cáo thống kê của ngành thống kê;

- Chính thức: Báo cáo thống kê của ngành thống kê.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành:

+ Sơ bộ, ước tính: Trung tâm Tin học và Thống kê;

+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê).

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Cấp huyện: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT cấp huyện.

0602. NĂNG SUẤT MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG

1. Khái niệm

Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.

2. Phương pháp tính

a) Đối với cây hằng năm:

Cây hằng năm có hai loại năng suất: Năng suất gieo trồng và năng suất thu hoạch.

- Năng suất gieo trồng là năng suất tính cho toàn bộ diện tích gieo trồng gồm cả diện tích mất trắng.

Công thức tính:

Năng suất gieo trồng =

Sản lượng thu hoạch

Tổng diện tích gieo trồng

- Năng suất thu hoạch là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không gồm diện tích mất trắng.

Công thức tính:

Năng suất thu hoạch =

Sản lượng thu hoạch

Diện tích thu hoạch

b) Đối với cây lâu năm

Chỉ tính năng suất đối với những diện tích cho sản phẩm bất kể trong vụ, năm đó có cho sản phẩm hay không (còn gọi là diện tích đã đưa vào sản xuất kinh doanh) không gồm diện tích trồng mới, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa đưa vào sản xuất kinh doanh.

Năng suất cây lâu năm được tính theo công thức:

Năng suất thu hoạch =

Sản lượng thu hoạch

Diện tích cho sản phẩm

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm cây trồng: Cây hằng năm, cây lâu năm;

- Loại cây trồng;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố

- Cây hằng năm: Vụ, năm;

- Cây lâu năm: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Sơ bộ, ước tính: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và báo cáo thống kê của ngành thống kê;

- Chính thức: Báo cáo thống kê của ngành thống kê.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành:

+ Sơ bộ, ước tính: Trung tâm Tin học và Thống kê;

+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê).

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Cấp huyện: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT cấp huyện.

0603. SẢN LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG

1. Khái niệm

Sản lượng cây trồng là khối lượng sản phẩm chính của từng loại cây hoặc một nhóm cây trồng thu hoạch được trong một vụ sản xuất hoặc trong năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.

2. Phương pháp tính

a) Sản lượng cây hằng năm

Sản lượng cây hằng năm, gồm sản lượng: Lúa, ngô; khoai lang, sắn, rau, đậu, đỗ tương, mía, thuốc lá, lạc, cói,.., được tính theo vụ sản xuất;

Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: Thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,... thì tính theo hình thái hạt khô; các loại như: Khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ tươi.

Sản lượng cây trồng được tính theo công thức:

Sản lượng cây trồng

=

Diện tích thu hoạch

x

Năng suất thu hoạch

b) Sản lượng cây lâu năm

Sản lượng cây lâu năm, gồm sản lượng: Chè búp, cà phê, cao su, hồ tiêu, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dứa,. Sản lượng cây lâu năm gồm cả sản lượng của diện tích đã cho sản phẩm ổn định và sản lượng cây lâu năm cho thu bói. Sản lượng cây lâu năm được tính 1 năm 1 lần.

Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: Chè tính theo búp tươi, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ khô, cam tính theo quả tươi,...

Sản lượng cây lâu năm được tính theo công thức:

Sản lượng cây trồng

=

Diện tích thu hoạch

x

Năng suất thu hoạch

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm cây trồng: Cây hằng năm, cây lâu năm;

- Loại cây trồng;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố

- Đối với cây hằng năm: Tháng, vụ, năm;

- Đối với cây lâu năm: Quý, năm.

5. Nguồn số liệu

- Sơ bộ, ước tính: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và báo cáo thống kê của ngành thống kê;

- Chính thức: Báo cáo thống kê của ngành thống kê.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành:

+ Sơ bộ, ước tính: Trung tâm Tin học và Thống kê;

+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê).

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Cấp huyện: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT cấp huyện.

0604. CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIỐNG CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ LỰC

1. Khái niệm

Cơ cấu diện tích giống cây trồng là tỷ lệ phần trăm (%) giữa diện tích gieo trồng của một loại giống cây trồng so với tổng diện tích gieo trồng của loài cây trồng đó.

2. Phương pháp tính

- Trong phạm vi chỉ tiêu này, chủ yếu tính toán cơ cấu diện tích giống của một số cây trồng chủ lực sau:

+ Cây công nghiệp lâu năm: Cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, điều.

+ Cây ăn quả: Vải, nhãn, cam, bưởi, xoài, sầu riêng, chuối, chôm chôm, dứa, thanh long.

+ Cây lương thực: Lúa.

- Công thức tính cụ thể như sau:

Tỷ lệ diện tích gieo trồng của giống A (%)

=

Diện tích gieo trồng sử dụng giống A

x

100

Tổng diện tích gieo trồng của loài cây trồng đó

3. Phân tổ chủ yếu

- Loài cây trồng chủ lực;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Trồng trọt.

0605. TỶ LỆ DIỆN TÍCH LÚA ĐƯỢC GIEO TRỒNG BẰNG GIỐNG XÁC NHẬN, GIỐNG NGUYÊN CHỦNG, GIỐNG LAI, GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO

1. Khái niệm

Giống lúa nguyên chủng, được xác định theo quy định tại Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 01-54:2011/BNNPTNT, giống lúa xác nhận bao gồm giống lúa xác nhận 1 và giống lúa xác nhận 2. Giống lúa lai (F1) bao gồm giống lúa lai hai dòng và giống lúa lai ba dòng. Giống chất lượng cao theo quy định tại tiêu chuẩn Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa.

2. Phương pháp tính

Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận /giống nguyên chủng /giống lai/ giống chất lượng cao (%)

=

Diện tích gieo trồng sử dụng giống xác nhận /giống nguyên chủng/ giống lai /giống chất lượng cao

x

100

Tổng diện tích gieo trồng của cây lúa

3. Phân tổ chủ yếu: Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Trồng trọt.

0606. DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG ĐƯỢC CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Khái niệm

Cơ sở được chứng nhận áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) là cơ sở được tổ chức chứng nhận VietGAP cấp giấy chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) 11892-1:2017 Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) Phần 1: Trồng trọt.

Diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP là diện tích cây trồng được tổ chức chứng nhận VietGAP chứng nhận phù hợp TCVN 11892-1:2017.

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tương đương VietGAP như: GlobalG.A.P, ASIAGAP, ASEANGAP, Rainforest Allinace, 4C, UTZ, trồng trọt hữu cơ (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 ) và các GAP khác.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận khác tương đương (đang còn hiệu lực) trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây trồng;

- Loại chứng nhận;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê/ Báo cáo của Tổng cục Thống kê.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Trồng trọt.

0607. TỶ LỆ TỔN THẤT LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM CHỦ YẾU SAU THU HOẠCH

1. Khái niệm

Tổn thất lương thực, thực phẩm sau thu hoạch là lượng lương thực, thực phẩm bị tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch (sơ chế, bảo quản, vận chuyển).

2. Phương pháp tính

- Trong phạm vi chỉ tiêu này, chủ yếu tính toán tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm sau thu hoạch đối với các loại cây lương thực, thực phẩm sau: Lúa gạo, ngô, cà phê và rau quả.

- Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch được tính bằng phần trăm (%) khối lượng lương thực, thực phẩm chủ yếu bị tổn thất trong và sau thu hoạch so với sản lượng lương thực, thực phẩm thu hoạch.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại lương thực, thực phẩm;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Trồng trọt.

0608. DIỆN TÍCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

1. Khái niệm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Đất trồng lúa là đất có điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nương và đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.

Cây trồng lâu năm (sau đây gọi tắt là cây lâu năm) là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm: Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

2. Phương pháp tính

Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được tính bằng tổng diện tích đất chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

3. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức chuyển đổi: Sang cây hằng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Trồng trọt;

- Cấp tỉnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về trồng trọt cấp tỉnh.

0609. SỐ LƯỢNG NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC BẢO TỒN

1. Khái niệm

Nguồn gen là các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.

Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.

Nguồn gen giống cây trồng là những giống cây trồng sống hay mẫu vật di truyền của chúng có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra cây trồng mới.

Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.

Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

Các hình thức lưu giữ nguồn gen cây trồng phổ biến đang sử dụng trong bảo tồn chuyển chỗ gồm:

- Ngân hàng gen hạt giống (lưu giữ trong kho lạnh),

- Ngân hàng gen đồng ruộng (lưu giữ trên đồng ruộng)

- Ngân hàng gen in-vitro (lưu giữ trong ống nghiệm, bình thủy tinh)

Thời gian lưu giữ nguồn gen trong kho lạnh thường được phân thành các loại:

+ Dài hạn: Lưu giữ 50 - 100 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản;

+ Trung hạn: Lưu giữ 10 - 15 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản

2. Phương pháp tính

Thống kê số lượng nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ, bảo tồn tại các cơ sở bảo tồn, lưu giữ tài nguyên thực vật.

3. Phân tổ chủ yếu

- Tên nguồn gen;

- Thời gian lưu giữ (kho lạnh): Trung hạn, dài hạn.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Trồng trọt.

III. BẢO VỆ THỰC VẬT (mã số 07)

0701. DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG NHIỄM SINH VẬT GÂY HẠI

1. Khái niệm

Diện tích nhiễm sinh vật gây hại là diện tích nhiễm từng loại sinh vật gây hại chính ở các mức nhẹ - trung bình, nặng và mất trắng trên từng cây trồng chính trong 1 năm, 1 vụ (tùy loại cây trồng có 1 hoặc nhiều hơn 1 vụ/năm).

2. Phương pháp tính

Diện tích cây trồng nhiễm sinh vật gây hại được tính theo phương pháp lấy số liệu diện tích cây trồng nhiễm lớn nhất trong năm hoặc trong vụ, tính đến thời điểm cuối cùng của kỳ báo cáo. Các cây trồng có thời vụ kết thúc sau thời điểm báo cáo mà sinh vật gây hại chưa đến thời kỳ đỉnh cao gây hại thì tính sang kỳ sau.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây trồng;

- Loại sinh vật gây hại;

- Mức độ nhiễm: Nhẹ - trung bình, nặng, mất trắng;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh; cả nước.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật;

- Cấp tỉnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

0702. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN

1. Khái niệm

Cơ sở sản xuất phân bón là tổ chức hoạt động sản xuất phân bón.

Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón (khoản 5 Điều 2 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ Quy định về quản lý phân bón (sau đây gọi tắt là Nghị định số 84/2019/NĐ-CP)).

Cơ sở buôn bán phân bón là tổ chức hoạt động buôn bán phân bón.

Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông (khoản 6 Điều 2 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón đang hoạt động trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Cơ sở sản xuất phân bón:

+ Loại hình sản xuất;

+ Nhóm phân bón;

+ Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Cơ sở buôn bán phân bón:

+ Loại hình buôn bán;

+ Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật;

- Cấp tỉnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

0703. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Khái niệm

Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là tổ chức hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bao gồm sản xuất thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 123/2018/NĐ-CP); và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

Cơ sở (đại lý) buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là các tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng tại Việt Nam; đáp ứng các quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ; và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đang hoạt động trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:

+ Loại hình sản xuất;

+ Loại thuốc;

+ Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

+ Loại hình buôn bán;

+ Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật;

- Cấp tỉnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

0704. SỐ LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐƯỢC KIỂM DỊCH

1. Khái niệm

Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật (khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013).

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng, khối lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (theo từng nhóm vật thể) đã được kiểm tra, kiểm dịch thực vật tại các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng trong kỳ báo cáo (thường là 1 năm).

Đơn vị tính số lượng, khối lượng vật thể, nhóm vật thể tùy thuộc vào mỗi loại vật thể, nhóm vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (có thể là lô, tấn…).

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực kiểm dịch thực vật: Xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nhóm vật thể.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Bảo vệ thực vật.

0705. LƯỢNG PHÂN BÓN BÌNH QUÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN MỘT HECTA (1 HA) ĐẤT TRỒNG TRỌT

1. Khái niệm

Trong phạm vi Thông tư này, đất trồng trọt được hiểu là đất nông nghiệp có canh tác, gieo trồng cây hằng năm hoặc cây lâu năm.

Diện tích canh tác là diện tích đất hiện hữu dùng để trồng một hay nhiều loại cây trồng qua các vụ trong năm.

Diện tích gieo trồng là diện tích các lần gieo trồng các loại cây qua các vụ trong năm cộng lại.

Nhóm phân bón hóa học (vô cơ), hữu cơ, sinh học: Khái niệm như quy định tại điểm mục 1 (khái niệm) chỉ tiêu thống kê 0702 (Số lượng cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón).

Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt là lượng phân bón bình quân đã được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt trong thời gian 01 năm.

2. Phương pháp tính

Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt có thể được tính toán theo diện tích canh tác hoặc diện tích gieo trồng, theo công thức:

Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt (tấn/ha)

=

Tổng lượng phân bón thực tế được sử dụng trong trồng trọt (tấn)

Tổng diện tích canh tác hoặc diện tích gieo trồng (ha)

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm phân bón: Vô cơ, hữu cơ, sinh học.

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật;

- Cấp tỉnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

0706. LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT BÌNH QUÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN MỘT HECTA (1 HA) ĐẤT TRỒNG TRỌT

1. Khái niệm

Lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân được sử dụng trên 1ha đất trồng trọt là lượng thuốc thành phẩm thuốc BVTV bình quân đã được sử dụng trên 1ha đất trồng trọt trong một khoảng thời gian (thường là 01 vụ cây trồng hoặc 01 năm).

2. Phương pháp tính

Lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt được tính toán theo công thức:

Lượng thuốc BVTV bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt (kg/ha)

=

Tổng lượng thuốc BVTV được sử dụng trong trồng trọt (kg)

Tổng diện tích đất trồng trọt (ha)

Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong trồng trọt được tổng hợp, tính toán trên cơ sở thống kê thực tế lượng thuốc đã được sử dụng theo diện tích canh tác tại địa phương.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại thuốc: Hóa học, sinh học.

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật;

- Cấp tỉnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

IV. CHĂN NUÔI (mã số 08)

0801. SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM VÀ ĐỘNG VẬT KHÁC TRONG CHĂN NUÔI

1. Khái niệm

Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

2. Phương pháp tính

Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi được thu thập, tổng hợp qua điều tra thống kê về chăn nuôi hoặc qua báo cáo của các địa phương.

Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi được tính bằng tổng số đầu con gia súc, gia cầm hoặc động vật khác trong chăn nuôi có trong địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại vật nuôi;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Quý, năm.

5. Nguồn số liệu

- Sơ bộ, ước tính: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và báo cáo thống kê của ngành thống kê;

- Chính thức: Báo cáo thống kê của ngành thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành:

+ Sơ bộ, ước tính: Trung tâm Tin học và Thống kê;

+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê).

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Cấp huyện: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT cấp huyện.

0802. SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

1. Khái niệm

Sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt (gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi), trứng, sữa, mật ong, sáp ong, kén tằm, tổ yến, xương, sừng, móng, nội tạng; lông, da chưa qua chế biến và các sản phẩm khác được khai thác từ vật nuôi (khoản 33 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018).

2. Phương pháp tính

Sản lượng sản phẩm chăn nuôi được thu thập, tổng hợp qua điều tra thống kê về chăn nuôi hoặc qua báo cáo của các địa phương.

Sản lượng sản phẩm chăn nuôi được tính bằng tổng sản lượng từng loại sản phẩm chăn nuôi thu được trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại sản phẩm chăn nuôi;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Quý, năm.

5. Nguồn số liệu

- Sơ bộ, ước tính: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và báo cáo thống kê của ngành thống kê;

- Chính thức: Báo cáo thống kê của ngành thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành:

+ Sơ bộ, ước tính: Trung tâm Tin học và Thống kê;

+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê.

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Cấp huyện: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT cấp huyện.

0803. TỶ LỆ SỬ DỤNG GIỐNG VẬT NUÔI TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG TỔNG ĐÀN VẬT NUÔI

1. Khái niệm

Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

Giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật là giống vật nuôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.

2. Phương pháp tính

Số liệu tỷ lệ sử dụng giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật trong tổng đàn vật nuôi được thu thập, tổng hợp tính toán từ kết quả điều tra, theo công thức:

Tỷ lệ sử dụng giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật (%)

=

Số lượng giống vật nuôi, tiến bộ kỹ thuật đưa vào chăn nuôi

x

100

Tổng số lượng giống vật nuôi được đưa vào sản xuất, chăn nuôi.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại vật nuôi;

- Loại hình chăn nuôi;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chăn nuôi.

0804. TỶ LỆ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghiệp.

2. Phương pháp tính

Số liệu tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được thu thập, tổng hợp tính toán từ kết quả điều tra, theo công thức:

Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (%)

=

Lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng

x

100

Tổng lượng thức ăn chăn nuôi sử dụng trong quá trình chăn nuôi

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại vật nuôi;

- Loại hình chăn nuôi;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chăn nuôi.

0805. TỶ LỆ CƠ SỞ CHĂN NUÔI ÁP DỤNG CHUỒNG KÍN

1. Khái niệm

Cơ sở chăn nuôi là nơi nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi.

Chuồng kín là loại chuồng nuôi có trần, có tường (hoặc bạt) bao kín xung quanh, thông thoáng bằng hệ thống quạt gió. Có 2 loại chuồng kín: chuồng kín lạnh và chuồng kín không lạnh.

2. Phương pháp tính

Số liệu tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín được thu thập, tổng hợp tính toán từ kết quả điều tra, theo công thức:

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín (%)

=

Số lượng cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín

x

100

Tổng số cơ sở chăn nuôi

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại vật nuôi;

- Loại hình chăn nuôi;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chăn nuôi.

0806. TỶ LỆ CƠ SỞ CHĂN NUÔI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT (VIETGAHP) VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Khái niệm

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi (bò sữa, bò thịt, dê, dê sữa, lợn, gà, ong mật, vịt, ngan) nhằm đảm bảo loại động vật được nuôi dưỡng, để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt hoặc các quy trình chăn nuôi khác tương đương như VietGAHP, AseanGAP, GlobalGAP, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi hữu cơ (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017 )…

2. Phương pháp tính

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) hoặc chứng nhận khác tương đương được tính toán theo công thức:

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP hoặc quy trình chăn nuôi khác tương đương (%)

=

Số lượng cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP hoặc quy trình chăn nuôi khác tương đương

x

100

Tổng số cơ sở chăn nuôi

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại vật nuôi;

- Loại chứng nhận;

- Loại hình chăn nuôi;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu:

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê/ Báo cáo của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chăn nuôi.

0807. TỶ LỆ CƠ SỞ CHĂN NUÔI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN CƠ SỞ CHĂN NUÔI AN TOÀN DỊCH BỆNH

1. Khái niệm

Cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh là cơ sở chăn nuôi được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài vật nuôi và hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh là tỷ lệ phần trăm (%) giữa cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh so với tổng số cơ sở chăn nuôi.

2. Phương pháp tính

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh được tính toán theo công thức:

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (%)

=

Số lượng cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

x

100

Tổng số cơ sở chăn nuôi

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại vật nuôi;

- Loại hình chăn nuôi;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thú Y.

0808. SỐ LƯỢNG NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI ĐƯỢC BẢO TỒN

1. Khái niệm

Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau (khoản 9 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018).

Nguồn gen giống vật nuôi là các động vật sống và sản phẩm giống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống vật nuôi mới (khoản 21 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018).

Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.

Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

Thời gian lưu giữ nguồn gen trong kho lạnh thường được phân thành các loại:

+ Dài hạn: Lưu giữ 50 - 100 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản;

+ Trung hạn: Lưu giữ 10 - 15 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản.

2. Phương pháp tính

Thống kê số lượng nguồn gen giống vật nuôi tại các tổ chức, cá nhân lưu giữ, bảo tồn giống vật nuôi.

3. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức bảo tồn;

- Thời gian lưu giữ: Trung hạn, dài hạn.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chăn nuôi.

V. THÚ Y (mã số 09)

0901. SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM ĐƯỢC TIÊM PHÒNG

1. Khái niệm

Số lượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng là số lượng đầu con gia súc, gia cầm đã được tiêm phòng theo kế hoạch nhằm ngăn chặn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh, phát dịch trên gia súc, gia cầm.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng theo từng loại vắc xin trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loài gia súc, gia cầm;

- Loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng (theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT));

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Thú y.

- Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

0902. SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM BỊ MẮC BỆNH, BỊ CHẾT HOẶC TIÊU HỦY DO DỊCH BỆNH

1. Khái niệm

Số lượng gia súc, gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy là số lượng đầu con gia súc, gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do bị dịch bệnh theo từng loại bệnh, tại từng địa bàn và trong một khoảng thời gian cụ thể.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng gia súc, gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh theo các quy định hiện hành trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loài gia súc, gia cầm;

- Loại dịch bệnh bắt buộc phải báo cáo (theo Phụ lục I Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT);

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Thú y.

- Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

0903. DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỊ THIỆT HẠI DO DỊCH BỆNH

1. Khái niệm

Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh là diện tích mặt nước có nuôi trồng thủy sản mà ở đó thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại thủy sản nuôi chủ lực (theo Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực);

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Thú y.

- Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

0904. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y

1. Khái niệm

Số lượng cơ sở sản xuất thuốc thú y là số cơ sở sản xuất thuốc thú y trên địa bàn. Cơ sở sản xuất thuốc thú y phải đảm bảo một số yêu cầu tối thiểu về quy mô sản xuất thuốc, chủng loại và giấy phép sản xuất do cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành thú y cấp.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP (đủ điều kiện sản xuất) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Thành phần kinh tế;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thú y.

0905. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ NHẬP KHẨU, BUÔN BÁN THUỐC THÚ Y

1. Khái niệm

Số lượng cơ sở nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y là số cơ sở nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y trên địa bàn. Cơ sở nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cần thiết theo quy định hiện hành của pháp luật về nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y theo loại sản phẩm thuốc thú y trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Loại sản phẩm thuốc thú y bao gồm: vắc xin; dược phẩm; hóa chất.

3. Phân tổ chủ yếu

- Cơ sở nhập khẩu thuốc thú y:

+ Loại sản phẩm;

+ Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Cơ sở buôn bán thuốc thú y:

+ Loại sản phẩm;

+ Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Thú y.

- Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

0906. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM

1. Khái niệm

Số lượng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cần thiết theo quy định của Luật Thú y năm 2015 và pháp luật có liên quan.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cơ sở giết mổ: Gia súc, gia cầm;

- Cấp quản lý;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Thú y.

- Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

VI. DIÊM NGHIỆP (mã số 10)

1001. DIỆN TÍCH SẢN XUẤT MUỐI

1. Khái niệm

Hình thức sản xuất:

- Sản xuất muối theo phương pháp phơi cát là phương pháp sản xuất truyền thống, gồm các công đoạn:

+ Công đoạn cung cấp nước biển: Nước biển được lấy từ cống đầu mối dẫn vào kênh cấp 1, cấp 2 và các công trình nội đồng đến từng ô ruộng phơi cát.

+ Công đoạn sản xuất cát mặn: Được thực hiện bằng sân phơi cát nhằm tăng độ mặn trong cát (nước biển thấm ngang theo nền ruộng muối và mao dẫn lên lớp cát rải phủ trên mặt ruộng).

+ Công đoạn sản xuất nước chạt: Được thực hiện trong bể lọc chạt lấy nước chạt chứa vào các thống (thống cái, thống con).

+ Công đoạn kết tinh muối (muối thô) được thực hiện trên ô nề kết tinh.

+ Công đoạn bảo quản thu gom muối thô từ các ruộng muối vào các kho chứa muối.

- Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán là phương pháp sản xuất truyền thống, đồng muối bao gồm nhiều đơn vị sản xuất độc lập, mỗi đơn vị sản xuất có lưu trình từ bốc hơi nước biển đến kết tinh, thu sản phẩm muối ăn, quy mô mỗi đơn vị sản xuất rất nhỏ (từ 1 đến 10 ha) do các hộ diêm dân sản xuất muối đảm nhận.

- Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp): Cả đồng muối như 1 đơn vị sản xuất lớn, chia ra các khu: Khu chế chạt, khu kết tinh thạch cao và khu kết tinh muối riêng biệt và thu được 3 sản phẩm là muối, thạch cao và nước ót. Đồng muối phơi nước tập trung (công nghiệp) có ưu điểm là dễ quản lý sản xuất ở các khu, dễ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

Diện tích sản xuất muối:

- Diện tích đồng muối là diện tích tự nhiên đồng muối.

- Diện tích sản xuất muối là diện tích tự nhiên đồng muối trừ đi diện tích bờ kênh, mương, hồ chứa, bờ ô và các công trình phục vụ khác.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn diện tích sản xuất muối theo các hình thức trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức sản xuất muối: phơi cát, phơi nước phân tán, phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp);

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về diêm nghiệp cấp tỉnh ở những tỉnh, thành phố có sản xuất muối.

1002. SẢN LƯỢNG MUỐI SẢN XUẤT

1. Khái niệm

Sản lượng muối phơi cát là tổng lượng muối thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là tháng, năm) theo phương pháp sản xuất phơi cát.

Sản lượng muối phơi nước phân tán là tổng lượng muối thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là tháng, năm) theo phương pháp sản xuất phơi nước phân tán.

Sản lượng muối phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp) là tổng lượng muối thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là tháng, năm) của đồng muối sản xuất theo phương pháp phơi nước tập trung công nghiệp.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn sản lượng muối sản xuất theo các hình thức trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức sản xuất muối: phơi cát, phơi nước phân tán, phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp);

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về diêm nghiệp cấp tỉnh ở những tỉnh, thành phố có sản xuất muối.

VII. THỦY SẢN (mã số 11)

1101. DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Khái niệm

Diện tích nuôi trồng thủy sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ nhất định, gồm diện tích ao (ao đất, ao đào trên cát..), hồ, vuông, ruộng lúa, ruộng muối, mương vườn, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, bãi chiều ven biển... gồm cả hồ, đập thủy lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thủy sản, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc, ương nuôi giống và nuôi cá sấu...

Diện tích nuôi trồng thủy sản không gồm diện tích của các công trình phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản như: Khu vực làm biến thế điện, nhà làm việc, lán trại, nhà kho/nhà xưởng chứa/chế biến thức ăn... và phần diện tích mặt nước chưa thả nuôi.

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là phần diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực trong đất liền hoặc hải đảo, chưa có sự xâm thực của nước biển như: Sông, suối, hồ đập thủy lợi, đất trũng ngập nước (ruộng trũng, sình lầy,...); có độ mặn của nước dưới 0,5‰.

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển (cửa sông, cửa lạch,... nơi giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt từ đất liền chảy ra); độ mặn của nước dao động từ 0,5 đến 20‰.

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực biển (có độ mặn của nước trên 20‰). Khu vực biển được tính từ mép nước triều kiệt trở ra.

2. Phương pháp tính:

Thống kê cộng dồn diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Trong đó:

- Số vụ nuôi là số lần thu hoạch dứt điểm trong kỳ báo cáo. Nếu trong kỳ, thu hoạch rải rác theo hình thức tỉa thưa, thả bù, không có vụ nuôi rõ ràng (thường gặp ở nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến) thì chỉ tính 1 vụ nuôi. Trường hợp thả nuôi trong kỳ nhưng chưa thu hoạch thì không tính vào diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ mà thu hoạch kỳ nào thì tính vào kỳ đó.

- Diện tích mặt nước thả nuôi là phần diện tích thực tế diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch.

Diện tích mặt nước thả nuôi; ao lắng, ao lọc; kênh dẫn nước vào ra là phần diện tích mặt nước từ mép bờ (không tính toàn bộ bờ).

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được tính cho loại nuôi chính. Loại nuôi chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại có giá trị hoặc sản lượng lớn nhất.

Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thủy triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thủy sản trong kỳ báo cáo.

Đối với hồ, đập, bãi triều có nuôi trồng thủy sản: chỉ tính phần diện tích được quây lại cho hoạt động nuôi thủy sản. Nếu nuôi theo hình thức lồng bè thì không tính diện tích mà tính thể tích.

Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá... chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thủy sản từ 03 tháng trở lên.

Nếu trên cùng một diện tích có nuôi nhiều vụ mà loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì diện tích nuôi trồng trong kỳ được tính cho từng loại thủy sản.

3. Phân tổ chủ yếu

- Môi trường nuôi: Nước ngọt; nuôi nước mặn lợ;

- Loài thủy sản;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm (riêng một số đối tượng nuôi chủ lực: tôm, cá tra...: Tháng)

5. Nguồn số liệu

- Sơ bộ, ước tính: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và báo cáo thống kê của ngành thống kê;

- Chính thức: Báo cáo thống kê của ngành thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành:

+ Sơ bộ, ước tính: Trung tâm Tin học và Thống kê;

+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê).

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Cấp huyện: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT cấp huyện.

1102. SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG

1. Khái niệm

Sản lượng thủy sản nuôi trồng là khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt trong khoảng thời gian nhất định.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản được tập hợp theo từng loại môi trường nước nuôi:

- Nuôi nước ngọt: Nuôi các loài thủy sản mà môi trường sinh trưởng cuối cùng của chúng khi thu hoạch là nước ngọt. Những giai đoạn trước đó trong vòng đời của đối tượng nuôi có thể diễn ra trong môi trường nước lợ hoặc nước biển.

- Nuôi nước lợ: Nuôi các loài thủy sản mà môi trường sinh trưởng cuối cùng của chúng khi thu hoạch là nước lợ. Các giai đoạn trước đó trong vòng đời của đối tượng nuôi có thể diễn ra trong môi trường nước mặn hay nước ngọt. Môi trường nước lợ có đặc tính là độ mặn thay đổi lớn theo mùa vụ. Nếu sự thay đổi đó không xảy ra hoặc không ảnh hưởng đến quá trình nuôi thì có thể xếp đối tượng nuôi trong mục nuôi nước ngọt hoặc nuôi biển.

- Nuôi biển: Nuôi các loài thủy sản mà môi trường sinh trưởng cuối cùng của chúng khi thu hoạch là nước biển. Những giai đoạn trước đó trong vòng đời của đối tượng nuôi có thể diễn ra trong môi trường nước lợ hay nước ngọt.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn sản lượng từng loại tôm, cá và các loài thủy sản khác trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Môi trường nuôi: Nước ngọt, nuôi nước mặn lợ;

- Loài thủy sản;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu

- Sơ bộ, ước tính: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và báo cáo thống kê của ngành thống kê;

- Chính thức: Báo cáo thống kê của ngành thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành:

+ Sơ bộ, ước tính: Trung tâm Tin học và Thống kê;

+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê).

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Cấp huyện: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT cấp huyện.

1103. SẢN LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN

1. Khái niệm

Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống (khoản 10 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017).

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn sản lượng từng loại giống thủy sản do các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tạo ra trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loài thủy sản;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy sản;

- Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh.

1104. DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐƯỢC CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT (VIETGAP) VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Khái niệm

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương là diện tích mặt nước ngọt, nước lợ và nước mặn được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản đạt các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và tương đương.

Tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tương đương VietGAP như các tiêu chuẩn ASC (do Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản được thành lập bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan IDH xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất do Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu GAA xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ…

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận khác tương đương (đang còn hiệu lực) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại chứng nhận;

- Loài thủy sản;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu:

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê / Báo cáo của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thủy sản.

1105. SỐ LƯỢNG TÀU CÁ CÓ ĐỘNG CƠ KHAI THÁC THỦY SẢN

1. Khái niệm

Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Tàu cá có động cơ khai thác thủy sản là tàu cá có lắp động cơ hoạt động khai thác thủy sản. Trong phạm vi chỉ tiêu này, chỉ thống kê tàu cá có động cơ hoạt động khai thác thủy sản thuộc diện phải đăng ký theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 (chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên).

Chiều dài tàu được phân loại theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017.

2. Phương pháp tính

Thống kê số lượng tàu cá có động cơ (hoạt động khai thác thủy sản) thuộc địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Chiều dài tàu;

- Nghề khai thác;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy sản;

- Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh.

1106. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ

1. Khái niệm

Cơ sở hậu cần nghề cá là những cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề phục vụ cho khai thác, chế biến, bảo quản, đảm bảo lưu thông phân phối hàng thủy sản (như: cung cấp nhiên liệu, nước đá, vật tư ngư cụ cho tàu thuyền, cảng cá, bến cá, kho bảo quản hàng hóa thủy sản, đóng sửa tàu thuyền, thông tin liên lạc…); khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá theo từng loại hình dịch vụ trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình dịch vụ;

- Quy mô, năng lực;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thủy sản.

1107. SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC

1. Khái niệm

Sản lượng khai thác thủy sản là khối lượng thủy sản đã đánh bắt và thu nhặt được từ nguồn lợi thủy sản sẵn có trong tự nhiên thuộc các vùng biển và vùng nước nội địa trong một thời kỳ nhất định.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn sản lượng khai thác của từng loài thủy sản trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình khai thác;

- Loài thủy sản;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu

- Sơ bộ, ước tính: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và báo cáo thống kê của ngành thống kê;

- Chính thức: Báo cáo thống kê của ngành thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành:

+ Sơ bộ, ước tính: Trung tâm Tin học và Thống kê;

+ Chính thức: Trung tâm Tin học và Thống kê (đơn vị đầu mối nhận báo cáo của Tổng cục Thống kê).

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Cấp huyện: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT cấp huyện.

1108. SỐ LƯỢNG CÁC VỤ KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ

1. Khái niệm

Khai thác thủy sản bất hợp pháp là việc khai thác thủy sản vi phạm các quy định về khai thác thủy sản quy định tại Điều 60 Luật Thủy sản năm 2017. Hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp bao gồm:

- Khai thác thủy sản không có giấy phép;

- Khai thác trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;

- Khai thác trái phép thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

- Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác;

- Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;

- Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm các quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;

- Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

- Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp;

- Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định;

- Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;

- Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số vụ khai thác thủy sản bất hợp pháp đã được xử lý trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Hành vi vi phạm;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy sản

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh.

1109. DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC BẢO TỒN BIỂN

1. Khái niệm

Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển (khoản 6 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017);

Khu bảo tồn biển bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Việc phân cấp khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

Diện tích các khu bảo tồn biển là diện tích của phần biển, đảo, quần đảo, ven biển của các khu bảo tồn biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.

2. Phương pháp tính: Thống kê diện tích các khu bảo tồn biển trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu: Loại hình khu bảo tồn biển.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thủy sản.

VIII. THỦY LỢI (mã số 12)

1201. SỐ LƯỢNG ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI

1. Khái niệm

Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.

Hồ chứa là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng đập, hồ chứa thủy lợi hiện có trên địa bàn theo loại đập, hồ chứa cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

Phân loại đập, hồ chứa nước quy định tại Điều 3 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại đập, hồ chứa: Quan trọng đặc biệt, lớn, vừa, nhỏ;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu:

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1202. SỐ LƯỢNG TRẠM BƠM ĐIỆN

1. Khái niệm

Trạm bơm là tập hợp các công trình và các thiết bị bơm tạo thành.

Trạm bơm điện là trạm bơm sử dụng điện năng để hoạt động.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng trạm bơm điện hiện có trên địa bàn theo loại trạm bơm cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

Phân loại trạm bơm quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2018/NĐ-CP).

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại trạm bơm: Lớn, vừa, nhỏ;

- Công dụng: Tưới, tiêu, tưới tiêu kết hợp;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu:

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1203. SỐ LƯỢNG CỐNG ĐẦU MỐI

1. Khái niệm

Cống là công trình cấp, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cống đầu mối hiện có trên địa bàn theo loại cống cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

Phân loại cống quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP .

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cống: Lớn, vừa, nhỏ;

- Công dụng: Tưới, tiêu, tưới tiêu kết hợp;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu:

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1204. CHIỀU DÀI KÊNH, MƯƠNG HIỆN CÓ VÀ TỶ LỆ ĐƯỢC KIÊN CỐ

1. Khái niệm

Kênh, mương được đào đắp trên mặt đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho các ngành kinh tế khác.

Kênh mương được kiên cố là loại kênh mương được xây lát bằng gạch, bê tông hoặc các loại vật liệu chống thấm khác.

Tỷ lệ kênh mương được kiên cố là tỷ lệ phần trăm (%) giữa chiều dài kênh mương được kiên cố so với tổng chiều dài kênh mương.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn chiều dài kênh, mương hiện có trên địa bàn theo loại kênh mương cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

Phân loại kênh, mương quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP. Tính toán tỷ lệ kênh mương được kiên cố theo công thức sau:

Tỷ lệ kênh mương được kiên cố (%)

=

Chiều dài kênh mương được kiên cố

x

100

Tổng Chiều dài kênh mương

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại kênh, mương: Lớn, vừa, nhỏ;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1205. CHIỀU DÀI ĐƯỜNG ỐNG DẪN, CHUYỂN NƯỚC HIỆN CÓ

1. Khái niệm

Hệ thống dẫn, chuyển nước gồm kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông, tuynel, cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước (khoản 6 Điều 2 Luật Thủy lợi năm 2017).

Đường ống dẫn, chuyển nước được xây dựng để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn chiều dài đường ống dẫn, chuyển nước hiện có trên địa bàn theo loại đường ống cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

Phân loại đường ống quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP .

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại đường ống: Lớn, vừa, nhỏ;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1206. CHIỀU DÀI BỜ BAO THỦY LỢI HIỆN CÓ

1. Khái niệm

Bờ bao thủy lợi là công trình phân vùng, ngăn nước để bảo vệ cho một khu vực.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn chiều dài bờ bao thủy lợi hiện có trên địa bàn theo loại bờ bao cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

Phân loại Bờ bao thủy lợi quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP .

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại bờ bao: Lớn, vừa, nhỏ;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1207. DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN

1. Khái niệm

Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm năng suất mà nguyên nhân chính là do thiếu nước gây ra;

Diện tích cây trồng bị mất trắng do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm ≥ 70 % năng suất mà nguyên nhân chính là do thiếu nước gây ra.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây trồng;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1208. DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI NGẬP LỤT, ÚNG

1. Khái niệm

Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm năng suất mà nguyên nhân chính là do úng ngập gây ra.

Diện tích cây trồng bị mất trắng do ngập lụt, úng là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm >70 % năng suất mà nguyên nhân chính là do ngập lụt, úng gây ra.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cây trồng;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1209. DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG ĐƯỢC TƯỚI

1. Khái niệm

Diện tích cây trồng được tưới là phần diện tích đất canh tác cây trồng được cung cấp nước bằng các biện pháp công trình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dựa vào biện pháp công trình người ta thường chia diện tích cây trồng được tưới theo các hình thức tưới: Tự chảy, bơm điện, bơm dầu và các biện pháp khác.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn diện tích gieo trồng các loại cây trồng được tưới theo từng vụ (đối với cây hằng năm), năm (đối với cây lâu năm) trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm cây trồng: Hằng năm, lâu năm;

- Loại cây trồng;

- Hình thức tưới;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

1210. DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG ĐƯỢC TIÊU

1. Khái niệm

Diện tích cây trồng được tiêu là phần diện tích đất canh tác cây trồng được tiêu thoát nước bằng các biện pháp công trình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dựa vào biện pháp công trình người ta thường chia diện tích cây trồng được tiêu theo các hình thức tiêu: Tự chảy, bơm điện, bơm dầu và các biện pháp khác.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn diện tích gieo trồng cây trồng được tiêu, thoát nước theo từng vụ (đối với cây hằng năm), năm (đối với cây lâu năm) trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm cây: Hằng năm, lâu năm;

- Loại cây trồng;

- Hình thức tiêu thoát nước;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

IX. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI (mã số 13)

1301. TỔNG CHIỀU DÀI CÁC TUYẾN ĐÊ

1. Khái niệm

Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.

Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông.

Đê biển là đê ngăn nước biển.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn chiều dài các tuyến đê hiện có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại đê;

- Cấp đê;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện (có đê).

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

- Cấp tỉnh: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều cấp tỉnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đê.

1302. SỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KÈ PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN

1. Khái niệm

Kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển là dạng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển khỏi tác động xói lở gây ra bởi dòng chảy và sóng.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển hiện có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại kè;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

- Cấp tỉnh: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều, phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

1303. SỐ LƯỢNG VẬT TƯ CHỦ YẾU DỰ TRỮ CHO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO

1. Khái niệm

Vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão là các loại vật liệu chủ yếu dùng để xử lý các sự cố đê điều hoặc gia cố cho các công trình đê điều xung yếu khi có yêu cầu huy động của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phương pháp tính

Thống kê số lượng vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão hiện có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại vật tư;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

- Cấp tỉnh: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều cấp tỉnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

1304. SỐ TRẬN THIÊN TAI VÀ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI

1. Khái niệm

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Số trận thiên tai là số lượng vụ thiên tai xảy ra trong kỳ báo cáo tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Mức độ thiệt hại bao gồm thiệt hại về người và tài sản do các vụ thiên tai gây ra. Thiệt hại về người bao gồm người chết, người mất tích và người bị thương.

Người chết là những người bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra, không tính những người chết do các nguyên nhân khác trong thời gian thiên tai xảy ra tại địa phương.

Người mất tích là những người không tìm thấy sau khi thiên tai xảy ra, có thể đã bị chết nhưng chưa tìm thấy thi thể hoặc chưa có thông tin, sau 01 năm thì người mất tích được coi là chết; Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.

Thiệt hại về tài sản bao gồm nhà ở, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất liên quan; mùa màng, động vật nuôi, tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản và các dạng vật chất khác được quy định tại các Biểu mẫu thống kê kèm theo Thông tư này.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số vụ thiên tai xảy ra và tính toán mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trên từng địa bàn trong kỳ báo cáo.

Phương pháp tính mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại thiên tai;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

- Cấp tỉnh: Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đối với địa phương không có Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.

1305. TỶ LỆ DÂN SỐ ĐƯỢC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

1. Khái niệm

Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai là tỷ lệ phần trăm (%) giữa dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai so với tổng dân số.

2. Phương pháp tính

Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai (%)

=

Số dân được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai

x 100

Tổng dân số

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình phổ biến;

- Nhóm tuổi;

- Giới tính;

- Đối tượng dễ bị tổn thương;

- Thành thị, nông thôn;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

- Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đối với địa phương không có Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.

1306. SỐ NGƯỜI CHẾT, MẤT TÍCH, BỊ THƯƠNG DO THIÊN TAI TRÊN MỘT TRĂM NGHÌN DÂN

1. Khái niệm

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên 100.000 dân là số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai tính bằng phương pháp quy đổi trên 100.000 dân trong năm xác định.

2. Phương pháp tính

Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên 100.000 dân

=

Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai

x 100.000

Tổng dân số

3. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

- Nhóm tuổi;

- Loại thiên tai;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

- Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đối với địa phương không có Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.

X. CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN (mã số 14)

1401. SỐ LƯỢNG NHÀ MÁY/CƠ SỞ CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

1. Khái niệm

Nhà máy /cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản là nhà máy /cơ sở có hoạt động sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản được hạch toán độc lập thuộc các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã… có đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định.

Công suất thiết kế (năng lực sản xuất) của nhà máy /cơ sở là khả năng tối đa mà nhà máy /cơ sở có thể chế biến một sản lượng nông sản nhất định trong một thời gian xác định.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng các nhà máy /cơ sở (quy mô từ nhỏ, vừa trở lên) có hoạt động sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản trong kỳ báo cáo.

Quy mô của nhà máy/cơ sở nhỏ, vừa được xác định, phân loại theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy mô từ vừa trở lên tạm gọi là lớn.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm sản, Thủy sản;

- Sản phẩm, nhóm sản phẩm;

- Quy mô, công suất;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm

5. Nguồn số liệu

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản.

1402. SẢN LƯỢNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN

1. Khái niệm

Sản lượng nông, lâm, thủy sản được chế biến là toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản và thủy sản được đưa vào quá trình sơ chế và chế biến làm thay đổi trạng thái ban đầu của sản phẩm. Chỉ tính sản lượng nông, lâm, thủy sản để sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (không bao gồm phần nông sản tự sơ chế và chế biến để tự tiêu dùng).

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản, thủy sản được đưa vào sơ chế và chế biến theo lĩnh vực, sản phẩm, nhóm sản phẩm, theo tỉnh, thành phố trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm sản, Thủy sản;

- Sản phẩm, nhóm sản phẩm;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm

5. Nguồn số liệu

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản.

XI. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN (mã số 15)

1501. SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ

1. Khái niệm

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định, đánh giá là các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT được thẩm định, đánh giá bởi cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương để chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT).

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (còn hiệu lực đến thời điểm báo cáo) là các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ

Nông nghiệp và PTNT đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và giấy chứng nhận còn hiệu lực tính đến thời điểm báo cáo.

Thẩm định để xếp loại là hình thức thẩm định có thông báo trước, nhằm thẩm định đầy đủ các nội dung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ; kết quả thẩm định, xếp loại có 03 mức A, B, C.

Thẩm định đánh giá định kỳ là hình thức thẩm định không thông báo trước, được áp dụng đối với các cơ sở được xếp loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; kết quả thẩm định đánh giá định kỳ có 03 mức A, B, C.

Cơ sở xếp loại C được thẩm định lại: đối với những cơ sở xếp loại C (áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm) sẽ được thẩm định lại nhưng không quá 03 tháng tính từ thời điểm xếp loại C; kết quả thẩm định lại có 03 mức A, B, C.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện phải thẩm định, đánh giá; số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) được thẩm định, đánh giá trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình thẩm định, đánh giá;

- Mức xếp loại: A, B, C;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

- Cấp tỉnh: Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh.

1502. SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM CÒN HIỆU LỰC (HACCP, VIETGAHP, VIETGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000)

1. Khái niệm

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực (HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000) là các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành nông nghiệp áp dụng và được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận, cấp một trong các Giấy chứng hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực sau: HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại Giấy chứng nhận;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

- Cấp tỉnh: Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh.

XII. KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (mã số 16)

1601. SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã nông nghiệp là HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, gồm:

- Hợp tác xã trồng trọt là HTX có hoạt động sản xuất trồng trọt (trồng cây hằng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp) và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để nhân giống.

- Hợp tác xã chăn nuôi là HTX có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chăn nuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.

- Hợp tác xã lâm nghiệp là HTX có hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác) và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan.

- Hợp tác xã thủy sản là HTX có hoạt động nuôi trồng thủy sản (nuôi trồng thủy sản biển, nội địa; sản xuất giống thủy sản); khai thác thủy sản (khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thủy sản ngay trên tàu đánh cá).

- Hợp tác xã diêm nghiệp là HTX có hoạt động khai thác muối (khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thác muối.

- Hợp tác xã nước sạch nông thôn là HTX có hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch (khai thác nước từ sông, hồ, ao; thu nước mưa; thanh lọc nước để cung cấp; khử muối của nước biển để sản xuất nước như là sản phẩm chính; phân phối nước thông qua đường ống, bằng xe hoặc các phương tiện khác) cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn nông thôn.

- Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp là HTX có hoạt động từ hai lĩnh vực của hợp tác xã được phân loại bào gồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn.

Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả là HTX nông nghiệp được đánh giá xếp loại tốt và khá theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là HTX nông nghiệp được xác định ứng dụng công nghệ cao theo các tiêu chí xác định tại Quyết định số 738/QĐ- BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Số lượng HTX nông nghiệp cả nước được tính bằng tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn, tổng hợp;

- Tình hình hoạt động của HTX: Thành lập mới; giảm trong năm; hoạt động hiệu quả; ứng dụng công nghệ cao; liên kết tiêu thụ nông sản;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh.

1602. SỐ LƯỢNG LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Liên hiệp hợp tác xã (Liên hiệp HTX) là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

Liên hiệp HTX nông nghiệp là Liên hiệp HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả là Liên hiệp HTX nông nghiệp tự đánh giá hoạt động có hiệu quả được Đại hội thành viên thông qua hàng năm.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng Liên hiệp HTX nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Số lượng Liên hiệp HTX nông nghiệp cả nước được tính bằng tổng số Liên hiệp HTX nông nghiệp trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn, nông nghiệp tổng hợp;

- Tình hình hoạt động của Liên hiệp HTX: Thành lập mới; giảm trong năm; hoạt động hiệu quả.

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh.

1603. SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Thành viên hợp tác xã phải là cá nhân; hộ gia đình; cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam; đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

- Góp vốn theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã;

- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

Thành viên hợp tác xã nông nghiệp là thành viên của hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

2. Phương pháp tính

Số lượng thành viên HTX nông nghiệp được tính bằng tổng số thành viên của HTX nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn, nông nghiệp tổng hợp;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh.

1604. DOANH THU BÌNH QUÂN TRONG NĂM CỦA MỘT HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Doanh thu của hợp tác xã là toàn bộ số tiền hợp tác xã thu được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), phát sinh từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

Doanh thu của hợp tác xã bao gồm doanh thu của tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ do hợp tác xã thực hiện.

2. Phương pháp tính

Doanh thu bình quân trong năm của một HTX nông nghiệp

=

Tổng doanh thu trong năm của các HTX nông nghiệp

Tổng số hợp tác xã nông nghiệp

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn, nông nghiệp tổng hợp;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm

5. Nguồn số liệu

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

1605. SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Số lao động thường xuyên của hợp tác xã là những lao động đang làm việc thường xuyên trực tiếp hoặc gián tiếp, được hợp tác xã trả công, trả lương. Lao động có thể là xã viên hoặc không phải là thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Lao động là thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là số thành viên trực tiếp tham gia lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, gồm số xã viên tham gia lao động trực tiếp và số thành viên tham gia lao động gián tiếp (Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kế toán, thủ quỹ,…) tại một thời điểm nhất định.

- Lao động thuê ngoài thường xuyên là lao động hợp tác xã thuê mướn thường xuyên (thời gian trên 3 tháng/năm) để làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp tại một thời điểm nhất định.

Số lượng lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp là số lao động đang làm việc thường xuyên trực tiếp hoặc gián tiếp cho hợp tác xã nông nghiệp, được hợp tác xã trả công, trả lương.

2. Phương pháp tính

Số lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp được tính bằng tổng số lao động thường xuyên của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn, nông nghiệp tổng hợp;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm

5. Nguồn số liệu

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

1606. SỐ LƯỢNG TỔ HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Tổ hợp tác nông nghiệp là Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng Tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Số lượng Tổ hợp tác nông nghiệp cả nước được tính bằng tổng số Tổ hợp tác nông nghiệp của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn, nông nghiệp tổng hợp;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh.

1607. SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN TỔ HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

- Thành viên tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.

+ Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.

+ Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.

+ Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.

+ Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.

- Thành viên tổ hợp tác nông nghiệp là thành viên của Tổ hợp tác hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

2. Phương pháp tính

Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp được tính bằng tổng số thành viên của các tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp cả nước được tính bằng tổng số thành viên của các tổ hợp tác nông nghiệp của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn, nông nghiệp tổng hợp;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Điều tra thống kê.

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh.

1608. SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI

1. Khái niệm

Trang trại là một đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng các tiêu chí kinh tế trang trại quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định tiêu chí trang trại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT).

Trang trại được phân làm 2 loại: Trang trại chuyên ngành và trang trại tổng hợp.

- Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất (như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp) và tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau:

+ Trang trại trồng trọt;

+ Trang trại chăn nuôi;

+ Trang trại lâm nghiệp;

+ Trang trại nuôi trồng thủy sản;

+ Trang trại sản xuất muối.

- Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó không có lĩnh vực sản xuất nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm.

2. Phương pháp tính:

Số lượng trang trại được tổng hợp từ kết quả điều tra hoặc báo cáo từ các địa phương.

Số lượng trang trại được tính bằng tổng số trang trại trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Số lượng trang trại trên cả nước được tính bằng tổng số trang trại của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp (sản xuất muối) và tổng hợp;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh.

1609. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT BÌNH QUÂN TRONG NĂM CỦA MỘT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Giá trị sản xuất của trang trại nông nghiệp được hiểu toàn bộ giá trị tính bằng tiền VNĐ của các sản phẩm mà trang trại làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Giá trị sản xuất trong năm của trang trại là giá trị sản xuất của ít nhất 1 năm trang trại đạt được trong 3 năm gần nhất với năm kê khai; được tính bằng tổng giá trị sản xuất các kỳ thu hoạch hoặc khai thác trong năm. Đối với trang trại mới thành lập chưa có sản phẩm thu hoạch, giá trị sản xuất được ước tính căn cứ vào phương án sản xuất, tình hình triển khai thực tế của trang trại (như hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT).

2. Phương pháp tính

Giá trị sản xuất bình quân trong năm của một (1) trang trại nông nghiệp được tổng hợp từ kết quả điều tra hoặc báo cáo từ các địa phương.

Giá trị sản xuất bình quân trong năm của 1 trang trại nông nghiệp trên địa bàn

được tính theo công thức sau:

Giá trị sản xuất bình quân trong năm của 1 trang trại nông nghiệp

=

Tổng giá trị sản xuất trong năm của toàn bộ trang trại nông nghiệp

Tổng số trang trại nông nghiệp

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp (sản xuất muối) và tổng hợp;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

1610. SỐ LƯỢNG, CÔNG SUẤT CÁC LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

Số lượng các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp là tổng số máy móc, thiết bị chủ yếu đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại một thời điểm. Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đang hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp (không bao gồm máy móc, thiết bị vận chuyển, chế biến).

Công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp là tổng công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại một thời điểm. Chỉ tiêu này bao gồm tổng công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu đang hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp từ các khâu: làm đất; gieo/cấy/trồng; chăm sóc (vun xới, bón phân, phun thuốc BVTV); thu hoạch.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng, công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo hoặc qua điều tra (điều tra toàn bộ, điều tra mẫu suy rộng).

Công suất từng loại máy móc, thiết bị

=

Số lượng máy móc, thiết bị

x

Công suất của mỗi máy móc, thiết bị đó

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại máy móc, thiết bị: Máy kéo, máy gieo hạt/cấy, trồng cây, máy phun thuốc, máy bơm nước, máy thu hoạch;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

1611. TỶ LỆ DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG HOẶC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC CƠ GIỚI HÓA

1. Khái niệm

Tỷ lệ diện tích gieo trồng hoặc sản phẩm nông nghiệp được cơ giới hóa là tỷ lệ diện tích hoặc khối lượng sản phẩm của các khâu trong sản xuất nông nghiệp được làm bằng máy so với tổng diện tích gieo trồng/khối lượng sản phẩm của một loại cây trồng chính trong vụ hoặc năm. Qua đó thấy được mức độ sử dụng máy móc, thiết bị được thay thế sức người/vật và trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở thời điểm thống kê.

2. Phương pháp tính

Tỷ lệ diện tích gieo trồng hoặc sản phẩm nông nghiệp được cơ giới hóa (%)

=

Diện tích gieo trồng hoặc khối lượng sản phẩm được làm bằng máy

x 100

Tổng diện tích hoặc tổng khối lượng sản phẩm phải thực hiện trong các khâu công việc

Ví dụ:

Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất lúa (%)

=

Diện tích đất lúa được làm bằng máy

x 100

Tổng diện tích lúa của vụ hoặc năm của địa phương

3. Phân tổ chủ yếu

- Khâu công việc: làm đất, gieo/cấy/trồng, chăm sóc, thu hoạch;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm

5. Nguồn số liệu

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

1612. SỐ LƯỢNG LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

1. Khái niệm

Làng nghề là một hay nhiều cụm dân cư thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 52/2018/NĐ-CP).

Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.

2. Phương pháp tính

Số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận được tính bằng tổng số làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND cấp tỉnh công nhận đến thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Làng nghề;

- Làng nghề truyền thống;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh.

1613. SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TRONG LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

1. Khái niệm

Số lao động thường xuyên làm việc trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận là tổng số lao động thường xuyên làm của các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng lao động thường xuyên làm việc trong các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu: Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

1614. THU NHẬP BÌNH QUÂN MỘT LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRONG LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

1. Khái niệm

Thu nhập bình quân một (1) lao động của một số hoạt động ngành nghề nông thôn trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận là bình quân tổng số tiền thu nhập thực tế của một lao động làm công ăn lương của một số hoạt động ngành nghề nông thôn trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận.

Hoạt động ngành nghề nông thôn theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP .

2. Phương pháp tính

Thu nhập bình quân 1 lao động của một số hoạt động ngành nghề nông thôn

=

Trong đó:

i: Thời gian tham chiếu (thường là 1 tháng);

Li: Số lao động làm công ăn lương của từng hoạt động ngành nghề nông thôn tại thời điểm điều tra;

Wi: Thu nhập của lao động làm công ăn lương trong thời gian tham chiếu .

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm ngành nghề nông thôn;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu:

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

1615. SỐ LƯỢNG DỰ ÁN, MÔ HÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM NGHÈO ĐƯỢC THỰC HIỆN

1. Khái niệm

Số lượng dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo là số lượng dự án, mô hình hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai trên địa bàn đến thời điểm báo cáo.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã triển khai trên địa bàn đến thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh.

1616. SỐ LƯỢNG DỰ ÁN, MÔ HÌNH NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO ĐƯỢC THỰC HIỆN

1. Khái niệm

Số lượng dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo là tổng số lượng dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã triển khai trên địa bàn đến thời điểm báo cáo.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã triển khai trên địa bàn đến thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh.

1617. SỐ LƯỢNG HỘ ĐƯỢC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM NGHÈO

1. Khái niệm

Số lượng hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo là tổng số lượng hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất bởi các dự án, mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn đến thời điểm báo cáo.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất bởi các dự án, mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn đến thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Dự án, mô hình Giảm nghèo;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh.

1618. SỐ LƯỢNG HỘ ĐƯỢC BỐ TRÍ, SẮP XẾP ỔN ĐỊNH DÂN CƯ

1. Khái niệm

Số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư là tổng số lượng hộ dân được bố trí, sắp xếp ổn định đời sống, sản xuất bởi các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn theo các hình thức, địa bàn, đối tượng đã được quy định.

- Hình thức bố trí dân cư: Được phân loại theo các hình thức tập trung, xen ghép, ổn định tại chỗ.

+ Bố trí dân cư tập trung là di chuyển các hộ gia đình, cá nhân đến điểm tái định cư tập trung thành lập điểm dân cư mới;

+ Bố trí dân cư xen ghép là di chuyển các hộ gia đình, cá nhân xen ghép vào các điểm dân cư hiện có;

+ Bố trí ổn định tại chỗ là việc thực hiện bố trí ổn định các hộ gia đình, cá nhân tại nơi ở cũ thông qua việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng, sản xuất theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Địa bàn bố trí dân cư: Được phân loại theo các hình thức trong huyện, ngoài huyện, ngoài tỉnh.

+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trong huyện là hình thức bố trí, ổn định dân cư trong phạm vi một hoặc nhiều xã trên địa bàn của một huyện;

+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh: là hình thức bố trí, ổn định dân cư từ huyện này sang huyện khác trong phạm vi một tỉnh;

+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ngoài tỉnh là hình thức bố trí, ổn định dân cư từ tỉnh này sang tỉnh khác.

- Vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng:

+ Vùng thiên tai là vùng có hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội bao gồm: sạt lở đất bờ sông, bờ biển, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất núi, sụt lún đất, ngập lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng, tố, lốc, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

+ Vùng đặc biệt khó khăn về đời sống là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, tác động phóng xạ; làng chài trên sông nước, đầm phá không có điều kiện hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống, phải bố trí tái định cư nơi khác. Tiêu chí xác định vùng đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.

+ Biên giới đất liền: Bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền;

+ Thôn (bản) sát biên giới là thôn (bản) thuộc xã biên giới có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền;

+ Khu rừng đặc dụng là khu rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

- Đối tượng thực hiện bố trí dân cư:

+ Hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, tố, lốc;

+ Hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lũ, tố, lốc, sóng thần, xâm nhập mặn, nước biển dâng;

+ Hộ gia đình, cá nhân sống ở vùng đặc biệt khó khăn về đời sống như: thiếu đất sản xuất, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng, du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, tác động phóng xạ, ô nhiễm môi trường;

+ Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện đến các vùng biên giới đất liền, khu kinh tế quốc phòng, hải đảo;

+ Hộ gia đình, cá nhân đã di cư tự do đến các địa bàn trong cả nước không theo quy hoạch bố trí dân cư, đời sống còn khó khăn;

+ Hộ gia đình, cá nhân hiện đang sinh sống hợp pháp trong khu rừng đặc dụng cần phải bố trí ổn định lâu dài, gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

2. Phương pháp tính

Số lượng hộ được bố trí dân cư được tổng hợp từ báo cáo từ các địa phương.

Thống kê số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn phân theo đối tượng, địa bàn và hình thức bố trí trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Đối tượng được bố trí;

- Địa bàn bố trí;

- Hình thức bố trí;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh.

1619. SỐ LƯỢNG XÃ HOÀN THÀNH TIÊU CHÍ VỀ NÔNG THÔN MỚI

1. Khái niệm

Xã hoàn thành tiêu chí về nông thôn mới là xã đạt chuẩn tiêu chí được quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng xã hoàn thành từng tiêu chí về nông thôn mới trên địa bàn đến kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại tiêu chí;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

1620. BÌNH QUÂN TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẠT CHUẨN/XÃ

1. Khái niệm

Tiêu chí xã nông thôn mới là tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn là tiêu chí được xác định đạt chuẩn theo quy định.

2. Phương pháp tính

Dựa trên số liệu báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp tỉnh, tính toán số liệu bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã theo công thức sau:

Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã

=

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn của các xã trên địa bàn

Tổng số xã trên địa bàn

3. Phân tổ chủ yếu

Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

1621. SỐ LƯỢNG XÃ VÀ TỶ LỆ XÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

1. Khái niệm

Xã đạt chuẩn là xã hoàn thành và đạt chuẩn các tiêu chí được quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới theo quy định.

Xã nâng cao là xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đạt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao theo quy định.

Xã kiểu mẫu là xã đã đạt nông thôn mới nâng cao và đạt các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.

Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn so với tổng số xã trong địa bàn.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn đến kỳ báo cáo và tính toán tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo công thức:

Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (%)

=

Tổng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn

x 100

Tổng số xã trên địa bàn

3. Phân tổ chủ yếu

- Mức độ đạt chuẩn: Đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

1622. SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN VÀ TỶ LỆ ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN / HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Khái niệm

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới là huyện có 100% số xã trong huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đạt chuẩn đủ các tiêu chí huyện nông thôn mới; thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới khi có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn / hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh đến kỳ báo cáo và tính toán tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo công thức:

Tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn /hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (%)

=

Tổng số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn /hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

x 100

Tổng số đơn vị cấp huyện trên địa bàn

3. Phân tổ chủ yếu: Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

1623. SỐ LƯỢNG THÔN, BẢN, ẤP ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

1. Khái niệm

Thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là thôn, bản, ấp đã đạt chuẩn đủ các tiêu chí thôn, bản, ấp nông thôn mới theo quy định.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn đến kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

1624. TỔNG VỐN HUY ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Khái niệm

Vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là các nguồn vốn khác nhau (trung ương, địa phương, lồng ghép, tín dụng, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, vốn khác (nếu có)) được huy động vào xây dựng nông thôn mới.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn toàn bộ kinh phí từ các nguồn vốn (trung ương, địa phương, lồng ghép, tín dụng, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, vốn khác (nếu có)) được huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đến kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn vốn: Trung ương, địa phương, lồng ghép, tín dụng, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, vốn khác (nếu có);

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

1625. SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM OCOP ĐƯỢC CÔNG NHẬN 3 SAO TRỞ LÊN

1. Khái niệm

Sản phẩm OCOP là sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP);

Sản phẩm đạt Hạng 3 sao là sản phẩm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đạt từ 50 đến 69 điểm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

Sản phẩm đạt Hạng 4 sao là sản phẩm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đạt từ 70 đến 89 điểm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

Sản phẩm có tiềm năng đạt Hạng 5 sao là sản phẩm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm đạt từ 90 đến 100 điểm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

Sản phẩm đạt Hạng 5 sao là sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận đạt từ 90 đến 100 điểm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm được quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm và Quyết định số 781/QĐ-TTg , ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng sản phẩm OCOP được công nhận đạt phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP từ hạng 3 trở lên trên địa bàn đến kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Hạng: 3 sao, 4 sao, 5 sao;

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về OCOP ở những địa phương không có Ban Chỉ đạo chương trình OCOP.

1626. TỶ LỆ HỘ DÂN NÔNG THÔN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH ĐÁP ỨNG QUY CHUẨN VIỆT NAM

1. Khái niệm

Nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn là tỷ lệ (%) phần trăm hộ dân sống ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn so với tổng số hộ dân ở khu vực nông thôn.

2. Phương pháp tính

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam (%)

=

Số hộ dân sống ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam

x 100

Tổng số hộ dân ở khu vực nông thôn

Lũy tích tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn được tính theo tỷ lệ % lũy tích hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn so với tổng số hộ dân ở khu vực nông thôn.

3. Phân tổ chủ yếu

Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

- Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

XIII. ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (mã số 17)

1701. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỐ TRÍ CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Khái niệm

Ngân sách Nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là toàn bộ các khoản chi từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho các lĩnh vực của Ngành.

Ngân sách Nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm các khoản: Chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên...

- Các lĩnh vực chi ngân sách của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:

+ Nông nghiệp: Trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y;

+ Lâm nghiệp;

+ Thủy lợi: Đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi, nước sạch nông thôn;

+ Phòng, chống thiên tai: Công trình đê điều, chống sạt lở, chống úng, chống hạn, xâm nhập mặn, khắc phục hậu quả thiên tai;

+ Thủy sản;

+ Bố trí sắp xếp dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng;

+ Khuyến nông;

+ Khoa học và công nghệ;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

+ Đầu tư khác cho ngành nông nghiệp: diêm nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng kinh phí tính bằng tiền ngân sách Nhà nước chi cho các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực: Nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; thủy sản; bố trí sắp xếp dân cư; khuyến nông; khoa học và công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; đầu tư khác.

- Nhiệm vụ chi: Đầu tư phát triển; thường xuyên.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Vụ Kế hoạch;

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

1702. GIÁ TRỊ THỰC HIỆN VÀ GIÁ TRỊ GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý được hiểu là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý theo quy định tại Luật Đầu tư công.

Giá trị thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thường được tính theo năm), bao gồm: Chi phí khảo sát, chi phí chuẩn bị đầu tư và tư vấn thiết kế, chi phí xây dựng, chi phí mua sắm, vận chuyển lắp đặt máy móc thiết bị và các khoản chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.

Giá trị giải ngân được hiểu là những chi phí đã được thanh toán, tạm ứng trong năm kế hoạch. Thời hạn giải ngân trong năm tính từ ngày 01/01 của năm cho tới hết ngày 31/01 của năm tiếp theo.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn giá trị giải ngân (tính bằng tiền) vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý giải ngân cho các dự án đầu tư trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực;

- Dự án;

- Nguồn vốn: trong nước, nước ngoài;

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Kế hoạch.

1703. SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH, NGHIỆM THU, BÀN GIAO ĐÃ ĐƯỢC THANH QUYẾT TOÁN VÀ GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH MỚI TĂNG THÊM TRONG NĂM

1. Khái niệm

Công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đã được thanh quyết toán là công trình đã được hoàn thành đồng bộ, hoàn chỉnh theo thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán hay luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt; nghiệm thu đạt thông số kỹ thuật; bàn giao toàn bộ công trình cho đơn vị sử dụng và đã được cơ quan tài chính có thẩm quyền xác định hoàn thành việc thanh quyết toán công trình và ghi nhận giá trị tài sản cố định mới tăng thêm.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng các công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng đã được thanh quyết toán và giá trị tài sản cố định mới tăng thêm trong kỳ báo cáo.

- Giá trị tài sản cố định mới tăng được tính theo phương pháp loại trừ giữa tổng số vốn đầu tư cho công trình với các chi phí thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình, theo công thức:

Giá trị tài sản cố định mới tăng

=

Tổng số vốn đầu tư thực tế vào công trình

-

Các khoản thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình

+ Xác định tổng số vốn cho công trình, bao gồm chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí xây dựng công trình (chi xây lắp), chi phí mua sắm, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử máy móc thiết bị, chi phí kiến thiết cơ bản khác (bao gồm cả chi các khoản bảo hiểm phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng công trình).

Lưu ý: Giá trị thiết bị bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

+ Xác định các khoản chi phí thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình, bao gồm: Thiệt hại do thiên tai địch họa; thiệt hại về giá trị phần khối lượng phải hủy bỏ theo quyết định của Nhà nước.

Trường hợp công trình không có chi phí thiệt hại thì giá trị tài sản cố định mới tăng của công trình chính là số vốn thực tế đầu tư cho công trình đó.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực;

- Tên công trình, địa điểm, chủ đầu tư, thời gian khởi công - hoàn thành;

- Tổng mức đầu tư, giá trị (được quyết toán, tài sản hình thành sau đầu tư).

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Chủ trì: Vụ Tài chính;

- Các Vụ, Cục, Tổng cục có liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

XIV. GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (mã số 18)

1801. SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là các đơn vị có tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT bao gồm: Các Viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học; cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Loại hình đào tạo: Bao gồm đào tạo sau đại học; đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Ngành nghề đào tạo: Bao gồm các ngành/nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành/nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình đào tạo;

- Ngành nghề đào tạo.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tổ chức cán bộ

1802. SỐ GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Giáo viên, giảng viên là người giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý gồm các Viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sỹ; các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Giáo viên, giảng viên cơ hữu là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình đào tạo;

- Chức danh;

- Danh hiệu;

- Trình độ chuyên môn;

- Dân tộc;

- Giới tính.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tổ chức cán bộ.

1803. SỐ HỌC SINH, SINH VIÊN TUYỂN MỚI CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Số học sinh, sinh viên tuyển mới của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý là số lượng học sinh, sinh viên, học viên mới trúng tuyển vào các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trong năm và thực tế đã vào trường làm các thủ tục để nhập học.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng học sinh, sinh viên tuyển mới trong kỳ báo cáo của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tính đến ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Bậc đào tạo;

- Loại hình đào tạo;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Đối tượng.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tổ chức cán bộ.

1804. SỐ HỌC SINH, SINH VIÊN ĐANG THEO HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Số học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là số lượng học sinh, sinh viên, học viên có trong danh sách đang theo học của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Bậc đào tạo;

- Loại hình đào tạo;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Năm học.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tổ chức cán bộ.

1805. SỐ HỌC SINH, SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là số lượng học sinh, sinh viên, học viên có trong danh sách công nhận tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Bậc đào tạo;

- Loại hình đào tạo;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Phân loại tốt nghiệp.

4. Kỳ công bố: Năm

5. Nguồn số liệu Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tổ chức cán bộ.

XV. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (mã số 19)

1901. SỐ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý .

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN) thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

- Loại hình hoạt động;

- Tổ chức nghiên cứu KHCN;

- Tổ chức dịch vụ KHCN.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1902. SỐ NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Khái niệm

Người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT là người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được thống kê thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:

- Các tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;

- Các cơ quan, đơn vị quản lý về khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bao gồm lao động thuộc biên chế đã được tuyển dụng chính thức và lao động hợp đồng dài hạn, lao động kiêm nhiệm.

Lao động thuộc biên chế là các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã được tuyển dụng chính thức làm việc trong các cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Lao động hợp đồng dài hạn gồm các lao động có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại thời điểm báo cáo. Trường hợp tại thời điểm báo cáo, người nào đó trong những người nói trên đang nghỉ thai sản, ốm đau hoặc đi làm cho đơn vị khác theo những hợp đồng phụ nhưng vẫn được hưởng lương hoặc một phần lương của cơ quan, đơn vị khoa học và công nghệ thì vẫn được tính vào tổng s người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của cơ quan, đơn vị.

3. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

- Lĩnh vực hoạt động, đào tạo;

- Trình độ chuyên môn, học hàm, học vị;

- Chức danh nghiên cứu.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1903. SỐ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TRIỂN KHAI, ĐÃ NGHIỆM THU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức: đề tài, đề án, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ và các hình thức khác.

Đề án khoa học và công nghệ cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bao gồm một hoặc một nhóm nội dung nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý của Bộ.

Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn; có tác động nâng cao trình độ công nghệ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc một lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất thuộc phạm vi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Dự án khoa học và công nghệ cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm có sự gắn kết hữu cơ, đồng bộ được tiến hành trong một thời gian nhất định, nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn; có tác động nâng cao trình độ công nghệ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc một lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng cấp Bộ là đề tài khoa học và công nghệ có tính thăm dò, tạo ra vật liệu khởi đầu, tạo ra sản phẩm trung gian, khi được nghiên cứu thành công có khả năng mở ra hướng nghiên cứu mới hoặc tạo ra sản phẩm công nghệ mới thuộc lĩnh vực ưu tiên trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước giao Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đang được triển khai, đã nghiệm thu và đưa vào ứng dụng trong kỳ báo cáo.

Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt đang triển khai là số đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ được phê duyệt đang triển khai trong năm báo cáo.

Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt nghiệm thu là số đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới trong năm báo cáo.

Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu là số đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ đã được Hội đồng khoa học công nghệ các cấp đánh giá nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp nhiệm vụ;

- Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

- Giai đoạn thực hiện: Đang triển khai, đã nghiệm thu.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1904. SỐ SÁNG CHẾ ĐƯỢC CẤP BẰNG BẢO HỘ DO CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.

Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ là số lượng các sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

- Loại hình sáng chế;

- Giới tính của người được cấp.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1905. SỐ GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC TRAO TẶNG

1. Khái niệm

- "Giải thưởng Hồ Chí Minh" được xét tặng cho tác giả của một hoặc nhiều

công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Đặc biệt xuất sắc;

+ Có giá trị rất cao về khoa học;

+ Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ.

"Giải thưởng Hồ Chí Minh" được xét và công bố 5 năm một lần vào dịp Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- "Giải thưởng Nhà nước" được xét tặng cho tác giả của một hoặc nhiều công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, có giá trị cao về khoa học, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội theo tiêu chuẩn sau:

+ Các công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xuất sắc, có tác dụng nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội;

+ "Giải thưởng Nhà nước" được xét và công bố 5 năm một lần vào dịp Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Giải thưởng Bông lúa vàng: là Giải thưởng của Bộ Nông nghiệp và PTNT ghi nhận và tôn vinh những tập thể, cá nhân có sản phẩm tiêu biểu, xuất sắc, đóng góp xứng đáng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Giải thưởng trao tặng cho các tập thể, cá nhân có sản phẩm thuộc nhóm: sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học (bao gồm giống cây trồng nông lâm nghiệp; giống vật nuôi và thủy sản; các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; công trình nghiên cứu khoa học, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới), sản phẩm là hàng hóa tiêu dùng (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị, thương hiệu hàng hóa có uy tín), sản phẩm là những mô hình về tổ chức sản xuất, phát triển nông thôn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điều 5 Thông tư số 06/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 2 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng giải thưởng khoa học và công nghệ mà các tập thể, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT được trao tặng trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại giải thưởng,

- Lĩnh vực khoa học công nghệ;

- Giới tính của người được giải thưởng.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1906. SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐƯỢC CÔNG NHẬN

1. Khái niệm

Tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn được công nhận là những sản phẩm lần đầu tiên được tạo ra từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp ứng dụng... trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp theo quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do các tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý được các tổ chức quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, các địa phương, tổ chức công nhận khác công nhận trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực khoa học công nghệ;

- Tổ chức công nhận.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1907. MUA BÁN SẢN PHẨM HÌNH THÀNH TỪ KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Khái niệm

Sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ (bao gồm: công nghệ sau ươm tạo, hàng hóa, dịch vụ và các hình thức khác) là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ dựa trên việc áp dụng, ứng dụng hoặc phát triển kết quả khoa học và công nghệ.

Kết quả khoa học và công nghệ, bao gồm:

- Kết quả thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sau đây được gọi là kết quả khoa học và công nghệ).

- Kết quả khoa học và công nghệ được thể hiện dưới một trong các hình thức sau:

+ Sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia;

+ Giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;

+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;

+ Các kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công nhận theo quy định của pháp luật;

+ Công nghệ nhận chuyển giao được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn tổng giá trị được tính bằng tiền mà các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư hoặc thu về do việc mua, bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ trong kỳ báo cáo, bao gồm:

- Giá trị bỏ ra để mua sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động của ngành;

- Giá trị thu được do bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công

nghệ của đội ngũ khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

- Doanh số mua, bán.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

XVI. KHUYẾN NÔNG (mã số 20)

2001. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG

1. Khái niệm

Kết quả thực hiện các dự án khuyến nông là tổng hợp kết quả thực hiện dự án khuyến nông hàng năm trên địa bàn được thực hiện bằng nguồn ngân sách khuyến nông trung ương và địa phương.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn kết quả thực hiện các dự án khuyến nông trung ương, địa phương trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực hoạt động;

- Nội dung hoạt động: Xây dựng mô hình, đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền;

- Nguồn vốn: Trung ương, địa phương.

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

- Cấp tỉnh: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh.

2002. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHUYẾN NÔNG THƯỜNG XUYÊN

1. Khái niệm

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên là tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo huấn luyện và thông tin tuyên truyền hằng năm trên địa bàn được thực hiện bằng nguồn ngân sách khuyến nông trung ương, địa phương.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn kết quả thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên trên các địa bàn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Nội dung hoạt động: Đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền;

- Nguồn vốn: Trung ương, địa phương.

- Đơn vị hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

- Cấp tỉnh: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh.

XVII. HỢP TÁC QUỐC TẾ (mã số 21)

2101. SỐ DỰ ÁN VÀ SỐ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC KÝ KẾT TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Khái niệm

- Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tập hợp đề xuất bỏ vốn đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

- Vốn đầu tư FDI: Toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư (không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bao gồm:

+ Số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào những dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ;

+ Số vốn bổ sung (tăng thêm) của những dự án được cấp phép trong các năm trước.

- Dự án đầu tư mới: Dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với các dự án đang hoạt động mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ.

- Dự án đầu tư mở rộng: Dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có.

- Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn1.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng dự án và số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực;

- Nhà đầu tư;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp toàn ngành: Vụ Hợp tác quốc tế.

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

2102. SỐ DỰ ÁN VÀ SỐ VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA), VỐN VAY ƯU ĐÃI ĐƯỢC KÝ KẾT TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

- Dự án là tập hợp các đề xuất sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng của Việt Nam có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu nhất định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định và dựa trên nguồn lực xác định.

- Dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định/trình thẩm định và phê duyệt/trình phê duyệt.

- Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:

+ Vốn ODA viện trợ không hoàn lại là loại vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài;

+ Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc;

+ Vốn vay ưu đãi là loại vốn vay có mức ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc.

- Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án, được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng dự án và số lượng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực;

- Nhà tài trợ;

- Thời gian thực hiện dự án;

- Địa điểm thực hiện dự án;

- Chủ dự án;

- Tổng số vốn được phê duyệt.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Hợp tác quốc tế.

2103. SỐ DỰ ÁN VÀ SỐ VỐN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1. Khái niệm

- Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) là viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên tài trợ để thực hiện các mục tiêu phát triển và nhân đạo dành cho Việt Nam.

- Dự án là một tập hợp các hoạt động liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật.

- Dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định/trình thẩm định và phê duyệt / trình phê duyệt.

- Viện trợ phi dự án là các khoản viện trợ không phải là chương trình, dự án, được cung cấp dưới dạng hiện vật, tiền hoặc chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện).

- Khoản viện trợ PCPNN là chương trình, dự án và viện trợ phi dự án (kể cả cứu trợ khẩn cấp).

- Chủ khoản viện trợ PCPNN là các tổ chức được giao trách nhiệm trực tiếp tiếp nhận, quản lý, thực hiện khoản viện trợ PCPNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Vốn đối ứng là khoản đóng góp của phía Việt Nam bằng giá trị các nguồn lực (tiền, hiện vật, nhân lực) để chuẩn bị và thực hiện các khoản viện trợ PCPNN theo từng yêu cầu cụ thể.

- Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn.

2. Phương pháp tính

Thống kê cộng dồn số lượng dự án và số lượng vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực;

- Nhà tài trợ;

- Thời gian thực hiện dự án;

- Địa điểm thực hiện dự án;

- Chủ khoản viện trợ PCPNN;

- Tổng số vốn được phê duyệt.

4. Kỳ công bố: Năm.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Hợp tác quốc tế.

XVIII. CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG, XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN (mã số 22)

2201. CHI PHÍ SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

1. Khái niệm

Chi phí sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí bằng tiền khác mà đơn vị sản xuất đã chi ra để tiến hành sản xuất ra một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản đó.

2. Phương pháp tính

Chi phí sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản được tổng hợp từ kết quả điều tra.

Chi phí sản xuất một sản phẩm nông, lâm, thủy sản bao gồm toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động văn vật và các chi phí bằng tiền khác để sản xuất ra được một sản phẩm nông, lâm, thủy sản đó.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại nông, lâm, thủy sản;

- Vùng kinh tế.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Trung tâm Tin học và Thống kê.

2202. GIÁ BÌNH QUÂN MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

1. Khái niệm

Giá bình quân một sản phẩm nông, lâm, thủy sản là biểu hiện bằng tiền của giá trị một sản phẩm nông, lâm, thủy sản; nghĩa là số lượng tiền phải trả cho một đơn vị hàng hóa đó.

2. Phương pháp tính

Giá bình quân một số vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản được tổng hợp từ kết quả điều tra, thông tin từ các cộng tác viên hoặc báo cáo của các địa phương hoặc từ các hãng tin quốc tế (đối với giá quốc tế).

Giá bình quân một sản phẩm nông, lâm, thủy sản được tính bằng tiền của giá trị bình quân giá của một đơn vị sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Mặt hàng;

- Loại giá;

- Thị trường.

4. Kỳ công bố: Tháng.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Trung tâm Tin học và Thống kê

2203. LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN

1. Khái niệm

Xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản là mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đưa ra nước ngoài. Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá FOB hoặc tương đương, là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (không gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ.

Hàng hóa xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất được đưa ra nước ngoài, trong đó:

- Hàng có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo quy tắc xuất xứ của Việt Nam;

- Hàng tái xuất là hàng xuất khẩu có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được thống kê là hàng nhập khẩu.

- Hàng hóa thuộc các loại hình xuất khẩu:

+ Kinh doanh: Hàng hóa bán theo các hợp đồng thương mại thông thường ký với nước ngoài;

+ Đầu tư: Hàng hóa xuất khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là nguồn vốn ODA);

+ Tái xuất là hàng xuất khẩu có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được thống kê là hàng nhập khẩu.

- Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán bằng tiền;

- Hàng hóa thuộc giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài;

- Hàng hóa thuộc loại hình vay nợ, viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ;

- Hàng trả lại trong kinh doanh xuất nhập khẩu;

- Hàng hóa đưa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm, chào mẫu và được bán ở nước ngoài;

- Hàng hóa bán, trao đổi của cư dân biên giới, không có hợp đồng thương mại, hàng của người xuất cảnh vượt quá mức quy định và phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật;

Thị trường xuất khẩu được hiểu là nước/vùng lãnh thổ cuối cùng hàng được chuyển đến theo thỏa thuận với khách hàng nước ngoài.

2. Phương pháp tính

Số liệu về lượng và giá trị hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu được thu thập, tổng hợp từ số liệu xuất khẩu hàng hóa của Tổng cục Hải quan, theo phương pháp thống kê cộng dồn lượng hàng hóa (theo đơn vị của từng loại hàng xuất khẩu) và giá trị xuất khẩu theo mặt hàng, thị trường xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu;

- Thị trường xuất khẩu.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Trung tâm Tin học và Thống kê

2204. LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, NÔNG LÂM THỦY SẢN

1. Khái niệm

Nhập khẩu mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản là các mặt hàng vật tư nông nghiệp hoặc sản phẩm nông lâm thủy sản được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng lượng vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước. Giá trị nhập khẩu được tính theo giá CIF, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được tính cho một thời kỳ nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ.

- Hàng hóa thuộc các loại hình nhập khẩu:

+ Kinh doanh: Hàng hóa phục vụ mục đích sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, kinh doanh thông thường, theo các hợp đồng thương mại ký với nước ngoài;

+ Gia công: Hàng hóa nhập khẩu theo các hợp đồng gia công với nước ngoài gồm nguyên liệu/vật tư nhập khẩu để gia công; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công;

+ Tái nhập là hàng nhập khẩu có xuất xứ trong nước mà trước đó đã được thống kê là hàng xuất khẩu.

- Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán bằng tiền;

- Hàng hóa thuộc giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài;

- Hàng hóa thuộc loại hình vay nợ, viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ;

- Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro... liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

- Hàng trả lại trong kinh doanh xuất nhập khẩu;

- Hàng hóa đưa vào Việt Nam để tham dự hội chợ, triển lãm, chào mẫu và được bán ở Việt Nam;

- Hàng hóa mua, trao đổi của cư dân biên giới, không có hợp đồng thương mại, hàng của người nhập cảnh vượt quá mức quy định và phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

Thị trường nhập khẩu được hiểu là nước/vùng lãnh thổ hàng được chuyển đến theo thỏa thuận với khách hàng trong nước.

2. Phương pháp tính

Số liệu về lượng và giá trị các mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản nhập khẩu được thu thập, tổng hợp từ số liệu nhập khẩu hàng hóa của Tổng cục Hải quan, theo phương pháp thống kê cộng dồn lượng hàng hóa (theo đơn vị tính của từng loại hàng nhập khẩu) và giá trị nhập khẩu theo mặt hàng, thị trường nhập khẩu trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Mặt hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu;

- Thị trường nhập khẩu.

4. Kỳ công bố: Tháng, năm.

5. Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Trung tâm Tin học và Thống kê.

XIX. DOANH NGHIỆP NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN (mã số 23)

2301. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

1. Khái niệm

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Doanh nghiệp nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản được hiểu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.

2. Phương pháp tính

Thống kê số lượng và số liệu, thông tin liên quan của doanh nghiệp nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản trên các địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực;

- Loại hình doanh nghiệp;

- Qui mô (lao động, vốn);

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: 5 năm.

5. Nguồn số liệu:

- Điều tra thống kê;

- Báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Trung tâm Tin học và Thống kê.

2302. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Khái niệm

Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Công nghệ cao năm 2008, cụ thể:

- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật Công nghệ cao năm 2008 để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hằng năm;

- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đạt ít nhất 2,5%;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Quyết đnh số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

2. Phương pháp tính

Thống kê số lượng và số liệu, thông tin liên quan của các doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực;

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh.

4. Kỳ công bố: Năm

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

MỤC LỤC

Phụ lục I. Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phụ lục II. Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

I. LÂM NGHIỆP (mã số từ 01 – 05)

0101. Diện tích rừng trồng mới tập trung

0102. Diện tích rừng trồng được chăm sóc

0103. Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

0104. Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán

0105. Số lượng cây giống lâm nghiệp

0201. Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ

0301. Diện tích rừng hiện có

0302. Diện tích rừng được bảo vệ

0303. Tình hình bảo vệ rừng

0401. Tỷ lệ che phủ rừng

0501. Thu tiền dịch vụ môi trường rừng

0502. Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

0503. Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

II. TRỒNG TRỌT (mã số 06)

0601. Diện tích một số loại cây trồng

0602. Năng suất một số loại cây trồng

0603. Sản lượng một số loại cây trồng

0604. Cơ cấu diện tích giống của một số cây trồng chủ lực

0605. Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận, giống nguyên chủng, giống lai, giống chất lượng cao

0606. Diện tích các loại cây trồng được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương

0607. Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch

0608. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

0609. Số lượng nguồn gen giống cây trồng được bảo tồn

III. BẢO VỆ THỰC VẬT (mã số 07)

0701. Diện tích cây trồng nhiễm sinh vật gây hại

0702. Số lượng cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón

0703. Số lượng cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

0704. Số lượng, khối lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm dịch

0705. Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên một hecta (1 ha) đất trồng trọt

0706. Lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân được sử dụng trên một hecta (1 ha) đất trồng trọt

IV. CHĂN NUÔI (mã số 08)

0801. Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi

0802. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi

0803. Tỷ lệ sử dụng giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật trong tổng đàn vật nuôi

0804. Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp

0805. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín

0806. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) và tương đương

0807. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

0808. Số lượng nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn

V. THÚ Y (mã số 09)

0901. Số lượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng

0902. Số lượng gia súc, gia cầm bị mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

0903. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh

0904. Số lượng cơ sở sản xuất thuốc thú y

0905. Số lượng cơ sở nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y

0906. Số lượng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

VI. DIÊM NGHIỆP (mã số 10)

1001. Diện tích sản xuất muối

1002. Sản lượng muối sản xuất

VII. THỦY SẢN (mã số 11)

1101. Diện tích nuôi trồng thủy sản

1102. Sản lượng thủy sản nuôi trồng

1103. Sản lượng giống thủy sản

1104. Diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương

1105. Số lượng tàu cá có động cơ khai thác thủy sản

1106. Số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

1107. Sản lượng thủy sản khai thác

1108. Số lượng các vụ khai thác thủy sản bất hợp pháp đã được xử lý

1109. Diện tích các khu vực bảo tồn biển

VIII. THỦY LỢI (mã số 12)

1201. Số lượng đập, hồ chứa thủy lợi

1202. Số lượng trạm bơm điện

1203. Số lượng cống đầu mối

1204. Chiều dài kênh, mương hiện có và tỷ lệ được kiên cố

1205. Chiều dài đường ống dẫn, chuyển nước hiện có

1206. Chiều dài bờ bao thủy lợi hiện có

1207. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

1208. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng

1209. Diện tích cây trồng được tưới

1210. Diện tích cây trồng được tiêu

IX. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI (mã số 13)

1301. Tổng chiều dài các tuyến đê

1302. Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

1303. Số lượng vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão

1304. Số trận thiên tai và mức độ thiệt hại.

1305. Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai

1306. Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên một trăm nghìn dân

X. CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN (mã số 14)

1401. Số lượng nhà máy/cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản

1402. Sản lượng nông, lâm, thủy sản được chế biến

XI. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN (mã số 15)

1501. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định, đánh giá

1502. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực (HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000)

XII. KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (mã số 16)

1601. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp

1602. Số lượng liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

1603. Số lượng thành viên hợp tác xã nông nghiệp

1604. Doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp

1605. Số lượng lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp

1606. Số lượng tổ hợp tác nông nghiệp

1607. Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp

1608. Số lượng trang trại

1609. Giá trị sản xuất bình quân trong năm của một trang trại nông nghiệp

1610. Số lượng, công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp

1611. Tỷ lệ diện tích gieo trồng hoặc sản phẩm nông nghiệp được cơ giới hóa

1612. Số lượng làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

1613. Số lượng lao động thường xuyên trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

1614. Thu nhập bình quân một lao động của một số hoạt động ngành nghề nông thôn trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

1615. Số lượng dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo được thực hiện

1616. Số lượng dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo được thực hiện

1617. Số lượng hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo

1618. Số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

1619. Số lượng xã hoàn thành tiêu chí về nông thôn mới

1620. Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã

1621. Số lượng xã và tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

1622. Số lượng đơn vị cấp huyện và tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn / hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

1623. Số lượng thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

1624. Tổng vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới

1625. Số lượng sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên

1626. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam

XIII. ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (mã số 17)

1701. Ngân sách Nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

1702. Giá trị thực hiện và giá trị giải ngân vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1703. Số lượng công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đã được thanh quyết toán và giá trị tài sản cố định mới tăng thêm trong năm

XIV. GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (mã số 18)

1801. Số cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1802. Số giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1803. Số học sinh, sinh viên tuyển mới của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1804. Số học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1805. Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

XV. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (mã số 19)

1901. Số tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1902. Số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1903. Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang triển khai, đã nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1904. Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1905. Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng

1906. Số tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn được công nhận

1907. Mua bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ

XVI. KHUYẾN NÔNG (mã số 20)

2001. Kết quả thực hiện các dự án khuyến nông

2002. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên

XVII. HỢP TÁC QUỐC TẾ (mã số 21)

2101. Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

2102. Số dự án và số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

2103. Số dự án và số vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

XVIII. CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG, XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN (mã số 22)

2201. Chi phí sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản

2202. Giá bình quân một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản

2203. Lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm thủy sản

2204. Lượng và giá trị nhập khẩu một số mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản

XIX. DOANH NGHIỆP NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN (mã số 23)

2301. Số lượng doanh nghiệp nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản

2302. Số lượng doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao



1 Theo quy định tại Điều 1, Nghị định 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của  Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 16/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2020 về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.328

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.92.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!