Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2019/TT-BNNPTNT quy định về thống kê ngành lâm nghiệp

Số hiệu: 12/2019/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 25/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2019/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THỐNG KÊ NGÀNH LÂM NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 97/2016NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống thống kê quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp; chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

2. Đối với các báo cáo khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại các văn bản do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thống kê ngành lâm nghiệp, bao gồm:

1. Tổng cục Lâm nghiệp; Trung tâm Tin học và Thống kê trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

4. Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thống kê ngành lâm nghiệp.

Điều 3. Nguyên tắc thống kê ngành lâm nghiệp

1. Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời.

2. Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.

3. Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo.

4. Công khai, minh bạch.

5. Có tính so sánh.

Điều 4. Nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp

1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình và kết quả hoạt động trong ngành lâm nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp, bao gồm:

a) Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp được quy định tại Mục I Phụ lục I kèm theo Thông tư này;

b) Nội dung các chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp được quy định tại Mục II Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Nội dung chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp

1. Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp được quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp cấp tỉnh

a) Đơn vị báo cáo: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

b) Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Lâm nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện

a) Đơn vị báo cáo: Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện;

b) Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

4. Kỳ báo cáo

a) Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng đó;

b) Báo cáo thống kê quý được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của quý đến hết ngày cuối cùng quý báo cáo đó;

c) Báo cáo thống kê 6 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 của kỳ báo cáo đó;

d) Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm;

đ) Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện trong trường hợp khi có yêu cầu đột xuất.

5. Thời hạn nhận báo cáo là ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu báo cáo được quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

6. Phương thức gửi báo cáo

a) Báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo hoặc dưới dạng tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo;

b) Báo cáo qua hệ thống phần mềm báo cáo điện tử, số liệu nhập bằng phần mềm phải khớp với văn bản giấy, tệp tin điện tử quy định tại điểm a khoản này.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục Lâm nghiệp

a) Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tích hợp, lưu trữ, khai thác số liệu thống kê ngành lâm nghiệp từ các phần mềm ứng dụng chuyên ngành; chủ trì hoặc phối hợp tổ chức điều tra thống kê ngành lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp theo quy định tại Thông tư này; yêu cầu đơn vị báo cáo kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi cần kiểm tra tính chính xác của số liệu báo cáo;

c) Tổng hợp thông tin thống kê, báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định;

d) Quản lý, sử dụng và bảo mật thông tin thống kê ngành lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

đ) Đầu mối phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc thu thập, tổng hợp, đối chiếu, thống nhất số liệu thuộc danh mục chỉ tiêu thống kê; đầu mối cung cấp hồ sơ thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp;

e) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát danh mục và nội dung các biểu mẫu báo cáo thống kê theo quy định của Thông tư này để kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung biểu mẫu báo cáo cho phù hợp với thực tiễn.

2. Trung tâm Tin học và Thống kê trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Đăng tải các biểu mẫu (định dạng pdf, excel), cập nhật các văn bản và tài liệu hướng dẫn, lưu trữ các tệp dữ liệu báo cáo, thông tin thống kê đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trong chế độ báo cáo thống kê;

b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong quản lý thông tin thống kê.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cơ quan Kiểm lâm, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp;

b) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thống kê cho cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan thực hiện thống kê ngành lâm nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện công tác thống kê ngành lâm nghiệp;

c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê cùng cấp.

4. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh

a) Tổng hợp, cung cấp số liệu thống kê ngành lâm nghiệp trong phạm vi thẩm quyền được giao; phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Thông tư này;

b) Thu thập dữ liệu, thông tin thống kê từ: chủ rừng nhóm II có diện tích rừng nằm trên địa bàn từ 02 huyện trở lên thuộc tỉnh; Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện;

c) Thực hiện báo cáo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn, nội dung thông tin được quy định trong chế độ báo cáo thống kê và chịu trách nhiệm về các nội dung báo cáo theo quy định của pháp luật;

d) Phối hợp với Cục Thống kê trong phân bổ, thu thập, đối chiếu, thống nhất số liệu thống kê ngành lâm nghiệp trên địa bàn;

đ) Kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo.

5. Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện

a) Tổ chức thu thập, tổng hợp, cung cấp số liệu thống kê ngành lâm nghiệp trong phạm vi thẩm quyền được giao; lựa chọn, phân giao nhiệm vụ, địa bàn cụ thể cho kiểm lâm trên địa bàn thực hiện công tác thống kê;

b) Tổ chức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê từ chủ rừng nhóm II có diện tích rừng trên địa bàn huyện; tổng hợp thông tin thống kê từ kiểm lâm trên địa bàn đối với chủ rừng nhóm I. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm cấp huyện thực hiện trách nhiệm quản lý liên quan tới 02 huyện trở lên thì tách riêng dữ liệu, thông tin theo từng huyện để gửi báo cáo;

c) Thực hiện báo cáo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn nội dung thông tin được quy định trong chế độ báo cáo thống kê và chịu trách nhiệm về các nội dung báo cáo theo quy định của pháp luật;

d) Phối hợp với Chi cục Thống kê trong phân bổ, thu thập, đối chiếu, thống nhất số liệu thống kê ngành lâm nghiệp trên địa bàn;

đ) Kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo.

6. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 Luật Thống kê. Hoạt động thống kê tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 65 Luật Thống kê.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Nội dung quy định về hệ thống chỉ tiêu thống kê và các chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp tại Quyết định số 3201/QĐ-BNN-KH ngày 26/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê và các chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&TNT;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCLN (300 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

PHỤ LỤC I

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12 /2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

I. DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH LÂM NGHIỆP

TT

Mã số

Nhóm, tên chỉ tiêu

01. Phát triển rừng

1

0101

Diện tích rừng trồng mới tập trung

2

0102

Diện tích rừng trồng được chăm sóc

3

0103

Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

4

0104

Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán

5

0105

Số lượng cây giống lâm nghiệp

02. Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ

6

0201

Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ

03. Bảo vệ rừng

7

0301

Diện tích rừng hiện có

8

0302

Diện tích rừng được bảo vệ

9

0303

Tình hình bảo vệ rừng

04. Tỷ lệ che phủ rừng

10

0401

Tỷ lệ che phủ rừng

05. Dịch vụ môi trường rừng

11

0501

Thu tiền dịch vụ môi trường rừng

12

0502

Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

13

0503

Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

II. NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH LÂM NGHIỆP

01. PHÁT TRIỂN RỪNG

0101. DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.

- Diện tích rừng trồng mới tập trung: Là diện tích trồng mới tập trung các loại cây lâm nghiệp trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng có quy mô từ 0,3 ha trở lên, hiện còn sống (đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật) đến thời điểm điều tra. Diện tích rừng trồng mới tập trung trong kỳ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba cũng chỉ được tính một lần diện tích.

Không tính diện tích rừng trồng mới các loại cây nông nghiệp như cao su, cà phê, chè... trồng trên đất quy hoạch phát triển rừng bằng nguồn vốn của các dự án trồng rừng. Diện tích rừng trồng mới bao gồm diện tích rừng trồng mới trên đất chưa có rừng (bao gồm diện tích rừng trồng theo quy định về trồng rừng thay thế); diện tích trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có. Diện tích rừng trồng mới không bao gồm diện tích tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

Diện tích rừng trồng mới tập trung chia theo mục đích sử dụng, bao gồm:

- Diện tích rừng sản xuất trồng mới là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

- Diện tích rừng phòng hộ trồng mới là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

- Diện tích rừng đặc dụng trồng mới là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

- Theo mục đích sử dụng:rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: tháng, 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra lâm nghiệp.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương:

+ Sơ bộ, ước tính: Tổng cục Lâm nghiệp;

+ Chính thức: Tổng cục Thống kê.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

0102. DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG ĐƯỢC CHĂM SÓC

1. Khái niệm, phương pháp tính

Diện tích rừng trồng được chăm sóc là diện tích rừng trồng mới trong năm báo cáo có hoạt động chăm sóc như làm cỏ, vun gốc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh (bao gồm cả diện tích tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác được chăm sóc). Trên một diện tích rừng trồng nếu trong năm được chăm sóc 2 - 3 lần cũng chỉ được tính 1 lần diện tích.

Lưu ý: chỉ tính diện tích rừng trồng mới được chăm sóc trong những năm đầu, từ 2-3 năm tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây trồng đến khi cây trồng đạt tiêu chuẩn rừng trồng.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

- Theo mục đích sử dụng:rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: tháng, 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra lâm nghiệp.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

0103. DIỆN TÍCH RỪNG KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn dây leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu cây tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.

Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là diện tích đất trống có cây bụi, gỗ, tre rải rác hoặc có cây gỗ tái sinh (rừng tự nhiên nghèo kiệt) có độ tàn che dưới 0,1được khoanh nuôi, bảo vệ và tác động bằng các biện pháp lâm sinh (trồng dặm, chăm sóc, chống cháy, chống chặt phá) để phát triển thành rừng đạt tiêu chuẩn (độ tàn che từ 0,1 trở lên) trong thời kỳ nhất định.

Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh theo mục đích sử dụng:rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

- Theo mục đích sử dụng:rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: tháng, 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra lâm nghiệp.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

0104. SỐ LƯỢNG CÂY LÂM NGHIỆP TRỒNG PHÂN TÁN

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán là tổng số cây lâm nghiệp được trồng trên diện tích đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, bờ vùng bờ đồng, các mảnh đất nhỏ phân tán khác nhằm cung cấp cho nhu cầu tại chỗ về gỗ, củi của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; đồng thời góp phần phòng hộ môi trường trong khoảng thời gian nhất định hiện còn sống đến thời điểm điều tra.

Số cây lâm nghiệp trồng phân tán không bao gồm những cây trồng nhằm mục đích tạo cảnh quan, trang trí như: cây trồng trong công viên, khu vực đô thị hoặc khu đô thị mới.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu: cấp đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã).

3. Kỳ báo cáo: tháng, 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra lâm nghiệp.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

0105. SỐ LƯỢNG CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng cây giống lâm nghiệp là số cây giống lâm nghiệp được gieo, ươm đạt tiêu chuẩn xuất vườn để trồng mới trong kỳ với mục đích trồng rừng hoặc trồng cây lâm nghiệp phân tán.

Số lượng cây giống lâm nghiệp được gieo, ươm không bao gồm số cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm được gieo, ươm để trồng theo các dự án về lâm nghiệp.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu: cấp đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã).

3. Kỳ báo cáo: tháng, 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra lâm nghiệp.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

02. SẢN LƯỢNG GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ

0201. SẢN LƯỢNG GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Sản lượng gỗ khai thác

Gỗ là sản phẩm chính của ngành lâm nghiệp, gồm các loại cây lâm nghiệp thân gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây phân tán (kể cả trên đất lâm nghiệp và đất ngoài lâm nghiệp), được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản; sản xuất đồ mộc; các sản phẩm từ gỗ.

Sản lượng gỗ khai thác là khối lượng gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây lâm nghiệp trồng phân tán trong một thời kỳ nhất định.

b)Củi là sản phẩm cành, ngọn, thân cây được sử dụng làm chất đốt, đun nấu, sưởi ấm trong sản xuất, đời sống, không phân biệt theo kích thước, phân chia theo mục đích sử dụng.

c) Sản lượng lâm sản ngoài gỗ là lượng sản phẩm được khai thác và thu nhặt từ rừng tự nhiên, rừng trồng và từ cây lâm nghiệp trong một thời kỳ nhất định (như: các loại tre, nứa, vầu, luồng khai thác với mục đích làm nguyên liệu sản xuất giấy, nguyên liệu chế biến, đan lát,...) và các sản phẩm, nguyên liệu từ rừng (như: cánh kiến, nhựa cây, quả có dầu, quả có hạt,...).

Mỗi loại lâm sản được quy định thống nhất một đơn vị tính, trong quá trình tổng hợp báo cáo các đơn vị cần ghi đúng đơn vị tính cho mỗi loại lâm sản như quy định, cụ thể:

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

1. Sản lượng khai thác tre nứa

Tre/lồ ô

1000 cây

Luồng, vầu

1000 cây

Giang

1000 cây

Trúc, le

1000 cây

Nứa hàng

1000 cây

Sản phẩm lấy thân họ tre khác

1000 cây

2. Sản lượng khai thác nhựa cây

Nhựa thông

Tấn

Nhựa trám

Tấn

Nhựa trôm (mủ trôm)

Tấn

Sản phẩm nhựa cây khác

Tấn

3. Sản lượng khai thác hạt, quả

Hạt trẩu

Tấn

Hạt sở

Tấn

Quả trám

Tấn

Quả sấu

Tấn

Thảo quả

Tấn

Hạt ươi

Tấn

Sơn tra (táo mèo)

Tấn

Sản phẩm lấy hạt, quả khác

Tấn

4. Sản lượng khai thác lấy sợi, lá

Song, mây

Tấn

Lá dừa nước

1000 lá

Lá cọ

1000 lá

Lá dong

1000 lá

Lá nón

1000 lá

Sản phẩm lấy lá khác

Tấn

5. Sản lượng khai thác lấy vỏ cây

Hồi

Tấn

Vỏ quế

Tấn

Cành, lá quế

Tấn

Vỏ bời lời

Tấn

Sản phẩm lấy vỏ khác

Tấn

6. Sản lượng khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ khác

Trầm hương

Kg

Kỳ nam

Kg

Các sản phẩm khai thác khác

Tấn

7. Sản lượng các lâm sản ngoài gỗ thu nhặt từ rừng

Lá buông

1000 lá

Lá giang

1000 lá

Nhựa cánh kiến

Tấn

Nhựa cây thơm

Tấn

Rau rừng các loại

Tấn

Nấm các loại

Tấn

Măng tươi

Tấn

Mộc nhĩ

Kg

Sa nhân

Kg

Loòng boong

Tấn

Thạch đen

Tấn

Bông chít

Tấn

Bông đót

Tấn

Hạt dẻ

Tấn

Cây chổi rành

Tấn

Cỏ tranh

Tấn

Đẳng sâm

Kg

Sâm ngọc linh

Kg

Ruột guột

Tấn

Mật ong rừng

100 Kg

Hạt mắc ca

100 Kg

Lá chè vằng

100 Kg

Hoa phong lan

100 giỏ

Dớn trồng lan

Tấn

Sản phẩm làm gia vị

Kg

Cây dược liệu làm thuốc

Kg

Sản phẩm thu nhặt khác

Tấn

d) Thu thập số liệu gỗ khai thác

Tổng hợp thống kê cộng dồn báo cáo của các đơn vị khi đến kỳ báo cáo:

- Đối với chủ rừng nhóm I (gồm các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng): tổng hợp theo đơn vị hành chính xã từ nguồn thông tin của kiểm lâm trên địa bàn

+ Khai thác rừng tự nhiên: cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tổng hợp trên cơ sở hồ sơ, phương án khai thác rừng tự nhiên và bảng kê lâm sản theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

+ Diện tích khai thác rừng trồng: cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tổng hợp trên cơ sở thông tin biến động về rừng theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

+ Đối với trữ lượng gỗ rừng trồng bình quân/ha: ước tính trữ lượng gỗ rừng trồng trên địa bàn.

+ Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng:gồm tổng sản lượng gỗ khai thác trắng và sản lượng gỗ khai thác chọn hoặc tỉa thưa.

Công thức tính:

Trong đó:

Mg = Mktt + Mktc  (1)

Mg: sản lượng gỗ khai thác rừng trồng (m3).

Mktt: sản lượng gỗ khai thác trắng (m3), được tính theo công thức (2).

Mktc: sản lượng gỗ khai thác chọn (m3), được tính theo công thức (3).

+ Sản lượng gỗ khai thác trắng là sản lượng gỗ rừng trồng bình quân khi khai thác (ước tính), sau khi đã trừ sản lượng được để lại để sử dụng làm củi và các mục đích khác.

Công thức tính:

 (2)

Trong đó:

Mktt: sản lượng gỗ khai thác trắng (m3).

Mi: sản lượng gỗ rừng trồng bình quân của lô thứ i khi khai thác sau khi đã trừ phần sản lượng để lại để sử dụng làm củi và các sản phẩm khác.

Si:diện tích rừng trồng thực tế của lô thứ i được khai thác (ha).

+ Sản lượng gỗ khai thác chọn, tỉa thưa là sản lượng gỗ rừng trồng bình quân khi khai thác chọn (ước tính), sau khi đã trừ phần sản lượng được để lại để sử dụng làm củi và các mục đích khác.

Công thức tính:

(3)

Trong đó:

Mktc: sản lượng gỗ khai thác chọn, tỉa thưa (m3).

Ii: cường độ khai thác (%), được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa trữ lượng của những cây gỗ chặt trong lô thứ i so với tổng trữ lượng rừng của lô đó tại thời điểm thiết kế.

Mi: sản lượng gỗ rừng trồng bình quân của lô thứ i khi khai thác sau khi đã trừ phần sản lượng để lại sử dụng làm củi và các mục đích khác.

Si:diện tích rừng trồng thực tế của lô thứ i được khai thác (ha).

+ Khai thác gỗ từ vườn rừng, cây trồng phân tán: cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tổng hợp trên cơ sở ước tính sản lượng gỗ khai thác từ hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn.

- Đối với chủ rừng nhóm II (gồm các chủ rừng là tổ chức theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng): tổng hợp thông tin, ước lượng kết quả thực hiện trên cơ sở thông tin từ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của các tổ chức, chủ rừng trên địa bàn theo đơn vị hành chính cấp huyện.

- Khai thác gỗ cây đặc sản: cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tổng hợp đối với diện tích và sản lượng tương tự như thu thập số liệu gỗ khai thác đối với chủ rừng nhóm I và nhóm II.

- Khai thác gỗ cây Cao su:

+ Cao su tiểu điền (Cao su có quy mô diện tích nhỏ, phân tán từ một đến vài chục ha, được trồng chủ yếu bởi các hộ nông dân): cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tổng hợp đối với diện tích và sản lượng tương tự như thu thập số liệu gỗ khai thác đối với chủ rừng nhóm I.

+ Cao su đại điền (cao su có quy mô diện tích lớn, tập trung chủ yếu ở các công ty, các doanh nghiệp, các nông lâm trường… có diện tích vài trăm đến vài chục ngàn ha): cơ quan Kiểm lâm cấp huyện tổng hợp, ước lượng kết quả thực hiện trên cơ sở phối hợp với cơ quan thống kê cùng cấp và các đơn vị liên quan cung cấp thông tin.

đ) Thu thập số liệu sản lượng lâm sản ngoài gỗ

Tổng hợp số liệu thống kê cộng dồn báo cáo của các đơn vị khi đến kỳ báo cáo.

- Đối với chủ rừng nhóm I: tổng hợp theo đơn vị hành chính xã từ nguồn thông tin của kiểm lâm trên địa bàn.

Cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn chủ trì, phối hợp với trưởng thôn tổng hợp sản lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ trên cơ sở ước tính sản lượng khai thác từ hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn.

- Đối với chủ rừng nhóm II: tổng hợp thông tin, ước lượng kết quả thực hiện trên cơ sở thông tin từ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của các tổ chức, chủ rừng trên địa bàn theo đơn vị hành chính cấp huyện.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

a) Sản lượng gỗ phân tổ theo: cấp đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã). b) Sản lượng lâm sản ngoài gỗ phân tổ theo:

- Loại lâm sản.

- Cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: tháng, 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra lâm nghiệp.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương:

+ Sơ bộ, ước tính: Tổng cục Lâm nghiệp.

+ Chính thức: Tổng cục Thống kê.

- Cấp tỉnh: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

03. BẢO VỆ RỪNG

0301. DIỆN TÍCH RỪNG HIỆN CÓ

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng phân thành rừng tự nhiên và rừng trồng:

+ Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.

+ Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

- Theo mục đích sử dụng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra kiểm kê rừng.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

0302. DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC BẢO VỆ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Diện tích rừng được bảo vệ là diện tích rừng giao, khoán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý bảo vệ kết hợp với khai thác hợp lý nhằm ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng như chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép.

Diện tích rừng được bảo vệ gồm diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã được giao, khoán cho các chủ rừng quản lý bảo vệ tính đến thời điểm nhất định.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

a) Đối với kỳ báo cáo 6 tháng: theo mục đích sử dụng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất).

b) Đối với kỳ báo cáo năm

- Theo mục đích sử dụng:rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Theo cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra kiểm kê rừng.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

0303. TÌNH HÌNH BẢO VỆ RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tình hình bảo vệ rừng là tổng hợp theo dõi, thống kê số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại do các nguyên nhân (chủ quan và khách quan).

a) Số vụ vi phạm

- Vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng:

+ Lấn, chiếm rừng;

+ Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng;

+ Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng;

+ Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững;

+ Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp;

+ Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng;

+ Khai thác rừng trái pháp luật.

- Vi phạm quy định về phát triển rừng, bảo vệ rừng:

+ Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính;

+ Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế;

+ Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng;

+ Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng;

+ Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng;

+ Phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng;

+ Phá rừng trái pháp luật;

+ Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng.

- Vi phạm quy định về quản lý lâm sản:

+ Vận chuyển lâm sản trái pháp luật;

+ Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật;

+ Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản.

b) Số vụ đã xử lý

- Xử lý hình sự:

+ Tội vi phạm quy định về quản lý rừng;

+ Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

+ Tội hủy hoại rừng;

+ Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã;

+ Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;

+ Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy;

+ Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng.

- Xử phạt hành chính.

c) Diện tích rừng bị giảm

- Do khai thác rừng trái phép;

- Do cháy rừng;

- Do phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng;

- Do các nguyên nhân khác.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu: theo cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo:tháng, 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu:chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

04. TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

0401. TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định.

Công thức tính:

Tỷ lệ che phủ rừng (%) =

Trong đó:

- Shcr là diện tích rừng hiện có;

- Stn là tổng diện tích đất tự nhiên.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

- Theo mục đích sử dụng:rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Theo cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo:năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra kiểm kê rừng.

- Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

05. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

0501. THU TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.

- Số tiền thu từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng: là số tiền Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thực tế đã thu được từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12, gồm tiền ủy thác thực nhận từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng và lãi tiền gửi từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Thu tiền dịch vụ môi trường rừng gồm thu qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và thu qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (thu nội tỉnh).

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

- Theo loại dịch vụ.

- Cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: tháng, 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh thu thập, tổng hợp trên cơ sở báo cáo từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

0502. SỐ TIỀN CHI TRẢ CHO CHỦ RỪNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số tiền đã chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã chi trả ủy thác cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trong 01 kỳ thanh toán.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

- Theo chủ rừng.

- Cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh thu thập, tổng hợp trên cơ sở báo cáo từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

0503. DIỆN TÍCH RỪNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Khái niệm, phương pháp tính

Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng là diện tích rừng cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng trên một phạm vi địa lý nhất định tại thời điểm báo cáo.

2. Phân tổ/nhóm chủ yếu

- Theo chủ rừng.

- Cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

3. Kỳ báo cáo: năm.

4. Nguồn số liệu: chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Cấp trung ương: Tổng cục Lâm nghiệp.

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh thu thập, tổng hợp trên cơ sở báo cáo từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

PHỤ LỤC II

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. BIỂU MẪU BÁO CÁO

Biểu mẫu của Thông tư này được áp dụng chung cho báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện. Đối với các chỉ tiêu diện tích rừng hiện có, tỷ lệ che phủ rừng, việc thống kê, báo cáo được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Biểu: SXLN

Ban hành theo:…………

Ngày nhận báo cáo:

- Cấp huyện: ngày 18 hàng tháng/tháng cuối quý; ngày 18/6; ngày 18/12

- Cấp tỉnh: ngày 20 hàng tháng/tháng cuối quý; ngày 20/6; ngày 20/12

BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
Tháng/Quý/Năm

Đơn vị báo cáo:

- Cấp tỉnh: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

Đơn vị nhận báo cáo:

- Cấp huyện: cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

- Cấp tỉnh: Tổng cục Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT

TT

Tên chỉ tiêu

Mã số

Kỳ báo cáo

Đơn vị tính

Thực hiện

So sánh năm trước

Kỳ báo cáo

Lũy kế từ đầu năm

Cùng kỳ báo cáo

Cùng kỳ lũy kế

A

B

C

D

E

1

2

3

4

I

PHÁT TRIỂN RỪNG

01

1

Diện tích rừng trồng mới tập trung

0101

Tháng, quý, năm

ha

1.1

Rừng phòng hộ

010101

1.2

Rừng đặc dụng

010102

1.3

Rừng sản xuất

010103

1.3.1

Trồng mới

01010301

1.3.2

Trồng lại rừng sau khai thác

01010302

2

Diện tích rừng trồng được chăm sóc

0102

Tháng, quý, năm

ha

3

Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

0103

Tháng, quý, năm

ha

3.1

Khoanh nuôi mới

010301

3.2

Khoanh nuôi chuyển tiếp

010302

4

Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán

0104

Tháng, quý, năm

1.000 cây

5

Số lượng cây giống lâm nghiệp

0105

Tháng, quý, năm

1.000 cây

II

SẢN LƯỢNG GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ

02

1

Sản lượng gỗ khai thác

020101

Tháng, quý, năm

1.1

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên

02010101

m3

1.1.1

Sản lượng gỗ khai thác chính

0201010101

m3

1.1.2

Sản lượng gỗ khai thác tận dụng, tận thu

0201010102

m3

1.2

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung (không kể sản lượng khai thác gỗ cao su)

02010102

1.2.1

Diện tích rừng trồng khai thác trắng

0201010201

ha

1.2.2

Sản lượng gỗ khai thác

0201010202

m3

1.3

Sản lượng gỗ khai thác từ cây trồng phân tán

02010103

m3

1.4

Sản lượng gỗ khai thác từ cây cao su

02010104

m3

1.5

Sản lượng gỗ khai thác từ loài cây đặc sản khác

02010105

m3

2

Sản lượng khai thác củi

020102

tháng, quý, năm

ster

3

Sản lượng lâm sản ngoài gỗ

020103

6 tháng, năm

3.1

Sản lượng khai thác tre nứa

02010301

Tên sản phẩm

3.2

Sản lượng khai thác nhựa cây

02010302

Tên sản phẩm

3.3

Sản lượng khai thác hạt, quả

02010303

Tên sản phẩm

3.4

Sản lượng khai thác lấy sợi, lá

02010304

Tên sản phẩm

3.5

Sản lượng khai thác vỏ cây

02010305

Tên sản phẩm

3.6

Sản lượng khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ khác

02010306

Tên sản phẩm

3.7

Sản lượng các loại lâm sản ngoài gỗ thu nhặt từ rừng

02010307

Tên sản phẩm

III

BẢO VỆ RỪNG

03

1

Diện tích rừng được bảo vệ

0302

Tháng, quý, năm

ha

1.1

Kinh tế Nhà nước

030201

năm

1.2

Kinh tế ngoài nhà nước

030202

năm

1.3

Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

030203

năm

2

Tình hình bảo vệ rừng

0303

2.1

Số vụ vi phạm

030301

Tháng, quý, năm

Vụ

2.1.1

Vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng

03030101

a

Lấn, chiếm rừng

0303010101

b

Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng

0303010102

c

Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

0303010103

d

Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững

0303010104

đ

Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp

0303010105

g

Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng

0303010106

h

Khai thác rừng trái pháp luật

0303010107

2.1.2

Vi phạm quy định về phát triển rừng, bảo vệ rừng

03030102

a

Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính

0303010201

b

Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế

0303010202

c

Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

0303010203

d

Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng

0303010204

đ

Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

0303010205

e

Phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng

0303010206

g

Phá rừng trái pháp luật

0303010207

h

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng

0303010208

2.1.3

Vi phạm quy định về quản lý lâm sản

03030103

a

Vận chuyển lâm sản trái pháp luật

0303010301

b

Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật

0303010302

c

Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản

0303010303

2.2

Số vụ đã xử lý

030302

Tháng, quý, năm

Vụ

2.2.1

Xử lý hình sự

03030201

a

Tội vi phạm quy định về quản lý rừng

0303020101

b

Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

0303020102

c

Tội hủy hoại rừng

0303020103

d

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

0303020104

đ

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

0303020105

e

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

0303020106

g

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

0303020107

h

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng

0303020108

2.2.2

Xử phạt hành chính

03030202

2.3

Diện tích rừng bị giảm

030303

Tháng, quý, năm

ha

2.3.1

Do khai thác rừng trái phép

03030301

2.3.2

Do cháy rừng

03030302

2.3.3

Do phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng

03030303

2.3.4

Do các nguyên nhân khác

03030304

2.4

Thu, nộp ngân sách

030304

Tháng, quý, năm

Triệu đồng

2.5

Khối lượng lâm sản tịch thu

030305

Tháng, quý, năm

2.5.1

Tang vật vi phạm hành chính

03030501

a

Gỗ thông thường

0303050101

m3

b

Gỗ nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm cả gỗ thuộc các Phụ lục của CITES)

0303050102

m3

c

Động vật rừng thông thường

0303050103

-

Trị giá

đồng

-

Số lượng

cá thể

d

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm cả động vật thuộc các Phụ lục CITES)

0303050104

-

Trị giá

đồng

-

Số lượng

cá thể

e

Thực vật rừng ngoài gỗ tính theo giá trị

0303050105

đồng

2.5.2

Vật chứng vụ án hình sự

03030502

a

Gỗ thông thường

0303050201

m3

b

Gỗ nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm cả gỗ thuộc các Phụ lục của CITES)

0303050202

m3

c

Động vật rừng thông thường

0303050203

-

Trị giá

đồng

-

Số lượng cá thể

cá thể

d

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm cả động vật thuộc các Phụ lục CITES).

0303050204

-

Trị giá

đồng

-

Số lượng

cá thể

e

Thực vật rừng ngoài gỗ tính theo giá trị

0303050205

đồng

IV

DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

05

1

Thu tiền dịch vụ môi trường rừng

0501

Tháng, quý, năm

1.000 đồng

1.1

Thu qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

050101

a

Từ cơ sở thủy điện

05010101

b

Từ cơ sở sản xuất nước sạch

05010102

c

Từ cơ sở kinh doanh du lịch

05010103

d

Từ cơ sở kinh doanh thủy sản

05010104

đ

Từ cơ sở sản xuất công nghiệp

05010105

g

Khác

05010106

….

1.2.

Thu qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

050102

a

Từ cơ sở thủy điện

05010201

b

Từ cơ sở sản xuất nước sạch

05010202

c

Từ cơ sở kinh doanh du lịch

05010203

d

Từ cơ sở kinh doanh thủy sản

05010204

đ

Từ cơ sở sản xuất công nghiệp

05010205

g

Khác

05010206

….

2

Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

0502

6 tháng, năm

1.000 đồng

3

Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

0503

năm

Ha

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

II. HƯỚNG DẪN GHI BIỂU

1. Quy định chung

a) Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp được áp dụng cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh, cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

Nguồn số liệu để tính toán, tổng hợp dựa vào số liệu từ chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp và các cuộc điều tra thống kê ngành lâm nghiệp cùng các nguồn số liệu khác được thu thập từ các cơ quan có liên quan.

Phạm vi báo cáo thực hiện theo nguyên tắc thống kê theo lãnh thổ, bao gồm: các doanh nghiệp Nhà nước do trung ương hoặc địa phương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các loại hình kinh tế ngoài Nhà nước (hợp tác xã hoặc tổ/đội sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể,...).

Chế độ báo cáo này gồm nhiều loại báo cáo khác nhau:

- Phân tổ theo loại số liệu gồm: báo cáo ước tính, báo cáo sơ bộ, báo cáo chính thức;

- Phân tổ theo kỳ số liệu gồm: tháng, quý, 6 tháng, cả năm.

Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh, cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thống kê ngành lâm nghiệp cấp huyện đối với địa bàn không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện thực hiện đầy đủ nội dung và đúng theo thời gian quy định áp dụng với từng loại báo cáo.

b) Những phân tổ chung dùng trong chế độ báo cáo này thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước được cập nhật mới nhất đến thời điểm báo cáo về phân ngành kinh tế, phân ngành sản phẩm, phân chia loại hình kinh tế, phân vùng kinh tế và các phân tổ khác.

c) Quy định về kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng,năm: tính theo năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12).

d) Quy định về cách ghi các nội dung của cột B (tên chỉ tiêu) và cột C (mã số) trong các biểu báo cáo như sau:

- Những dòng đã ghi tên chỉ tiêu và mã số: các đơn vị, địa phương không được thay đổi.

- Những dòng để trống chưa ghi tên chỉ tiêu và mã số:

+ Cột B: các địa phương có thể ghi chi tiết những chỉ tiêu/sản phẩm/dịch vụ có thu thập số liệu tại địa phương (nếu có nhu cầu).

Lưu ý: Những sản phẩm bổ sung phải thuộc nhóm sản phẩm tương ứng. Ví dụ sản phẩm được bổ sung trong nhóm “sản lượng các loại lâm sản ngoài gỗ thu nhặt từ rừng”.

+ Cột C: mã số của những chỉ tiêu do địa phương bổ sung không được trùng với các mã số đã ghi cho các chỉ tiêu đã ghi sẵn. Cách đánh mã số đối với các chỉ tiêu/sản phẩm/dịch vụ bổ sung được quy định trong phần giải thích biểu.

2. Giải thích nội dung, cách ghi biểu

a) Giải thích nội dung:theo như phần nội dung chỉ tiêu thống kê tại mục II Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

b) Cách ghi biểu

Cột A: ghi thứ tự các chỉ tiêu thống kê.

Cột B: ghi tên các chỉ tiêu thống kê: tên chỉ tiêu/sản phẩm/dịch vụ

Cột C: ghi mã số chỉ tiêu thống kê. Cột D: ghi kỳ báo cáo.

Cột E: ghi đơn vị tính.

Cột 1: ghi số liệu thực hiện kỳ báo cáo.

Cột 2: ghi số liệu lũy kế thực hiện từ đầu năm.

Cột 3: ghi số liệu so sánh số thực hiện kỳ báo cáo so với số thực hiện cùng kỳ báo cáo năm trước =

Trong đó: TS: Tổng số thực hiện kỳ báo cáo;

NT: thực hiện cùng kỳ năm trước;

Đơn vị tính của cột này là: %.

Cột 4: ghi số liệu so sánh lũy kế số thực hiện từ đầu năm với số lũy kế thực hiện cùng kỳ báo cáo năm trước =

Trong đó: TS: tổng số lũy kế thực hiện từ đầu năm;

NT: lũy kế thực hiện cùng kỳ năm trước;

Đơn vị tính của cột này là: %.

c) Nguồn số liệu: tổng hợp từ báo cáo theo kỳ của các cấp báo cáo và kết quả điều tra như phần nội dung chỉ tiêu thống kê tại mục II Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 quy định về thống kê ngành lâm nghiệp do Bộ trưởng Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.561

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.69.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!