Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT kiểm kê theo dõi diễn biến rừng

Số hiệu: 33/2018/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 16/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2018/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ VÀ THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết về nội dung điều tra, kiểm kê rừng; phương pháp, quy trình điều tra, kim kê rừng và theo dõi diễn biến rừng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đng dân cư có hoạt động liên quan đến điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bản đồ phục vụ kiểm kê là sản phẩm trung gian, thể hiện ranh giới, vị trí, hiện trạng rừng được xây dựng trong quá trình kiểm kê rừng.

2. Chủ rng nhóm I gồm các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.

3. Chủ rừng nhóm II gồm các chủ rừng là tổ chức.

4. Đường phát thải tham chiếu rừng là đường chuẩn để tính lượng giảm phát thải các-bon do mất rừng và suy thoái rừng.

5. Đường tham chiếu rng là đường chuẩn để tính lượng tăng hấp thụ các-bon từ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

6. Hệ thống số liệu điều tra gốc là các phiếu, biểu ghi chép số liệu thực tế trong quá trình điều tra rừng.

7. Lô kiểm kê rừng là một đơn vị đồng nhất về trạng thái, thuộc một chủ rừng, có diện tích tối thiểu là 0,3 ha để kiểm kê rừng, thống kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng. Trường hợp diện tích của một chủ quản lý riêng biệt nhỏ hơn 0,3 ha, thì diện tích lô kiểm kê tối thiểu bằng diện tích của chủ quản lý.

8. Lô trạng thái rừng là đơn vị diện tích rừng tương đối đồng nhất về nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, thành phần loài cây và trữ lượng.

9. Ô tiêu chuẩn điều tra rừng là một diện tích rng được xác định để thực hiện các phương pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực điều tra.

10. Rừng cây lá rộng là rừng có các loài cây gỗ lá rộng chiếm trên 75% số cây.

11. Rừng cây lá kim là rừng có các loài cây lá kim chiếm trên 75% số cây.

12. Rừng cau dừa là rừng có thành phần chính là các loài họ cau chiếm trên 75% số cây.

13. Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây kim là rừng có các loài cây gỗ lá rộng và cây lá kim với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.

14. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa là rừng có độ tàn che của các loài cây gỗ chiếm từ 50% độ tàn che của rừng trở lên.

15. Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ là rừng có độ tàn che của các loài tre, nứa chiếm trên 50% độ tàn che của rừng.

16. Rừng lá rộng thường xanh là rng có các loài cây gỗ, lá rộng, xanh quanh năm chiếm trên 75% s cây.

17. Rừng lá rộng rụng là rừng có các loài cây gỗ, rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm trên 75% s cây.

18. Rừng lá rộng nửa rụng lá là rừng có các loài cây gỗ thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.

19. Rừng tre nứa là rừng có thành phần chính là các loài cây thuộc phân họ tre nứa chiếm 75% số cây trở lên.

Chương II

PHÂN CHIA RỪNG

Điều 4. Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành

1. Rừng tự nhiên, bao gồm:

a) Rừng nguyên sinh;

b) Rừng thứ sinh, bao gồm: rng thứ sinh phục hồi và rừng thứ sinh sau khai thác.

2. Rừng trồng được phân theo loài cây, cấp tuổi, bao gồm:

a) Rng trồng mới trên đất chưa có rừng;

b) Rừng trồng lại;

c) Rng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.

Điều 5. Phân chia rừng theo điều kiện lập địa

1. Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.

2. Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.

3. Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:

a) Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triu mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;

b) Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ;

c) Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.

4. Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.

Điều 6. Phân chia rừng theo loài cây

1. Rừng gỗ, chủ yếu có các loài cây thân gỗ, bao gồm:

a) Rừng cây lá rộng, bao gồm: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng rụng lá và rng lá rộng nửa rụng lá;

b) Rừng cây lá kim;

c) Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim.

2. Rừng tre nứa.

3. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ.

4. Rừng cau dừa.

Điều 7. Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng

1. Đối với rừng gỗ, bao gồm:

a) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha;

b) Rng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha;

c) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3/ha;

d) Rng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3/ha;

đ) Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

2. Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ; phân chia chi tiết theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Diện tích chưa có rừng

1. Diện tích có cây gỗ tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng.

2. Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đt các tiêu chí thành rừng.

3. Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.

Chương III

ĐIỀU TRA RỪNG

Mục 1. ĐIỀU TRA RỪNG THEO CHUYÊN ĐỀ

Điều 9. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề

1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.

2. Quy trình điều tra rừng theo chuyên đề:

a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ, tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra; thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ;

b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bn đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;

c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thông kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chuyên đề.

3. Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề:

a) Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Cơ quan quyết định các dự án điều tra rừng theo chuyên đề có trách nhiệm phê duyệt và công bố kết quả điều tra.

Điều 10. Điều tra diện tích rừng

1. Nội dung điều tra diện tích rừng:

a) Điều tra diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh, rừng tự nhiên thứ sinh;

b) Điều tra diện tích rừng núi đất, rừng núi đá, rừng trên đất ngập nước và rừng trên cát;

c) Điều tra diện tích rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi;

d) Điều tra diện tích khoanh nuôi tái sinh, diện tích mới trồng chưa thành rừng, diện tích khác đang được sử dụng đ bảo vệ phát triển rừng;

đ) Điều tra diện tích các trạng thái rừng theo chủ rừng và theo đơn vị hành chính.

2. Phương pháp điều tra diện tích rừng:

a) Điều tra diện tích rừng được thực hiện theo lô trạng thái rừng;

b) Giải đoán ảnh viễn thám; xây dựng bản đồ giải đoán hiện trạng rừng bng phn mm chuyên dụng;

c) Điều tra bổ sung hiện trạng các lô trạng thái rừng ngoài thực địa;

d) Biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và tính toán diện tích các lô trạng thái rừng bằng các phần mềm chuyên dụng.

3. Thành quả điều tra, đánh giá diện tích rừng:

a) Bản đồ hiện trạng rừng theo yêu cầu của nội dung điều tra đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bản đồ;

b) Hệ thống số liệu điều tra gốc, số liệu tổng hợp theo các Biểu số 04, 05Biểu số 08 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

c) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá diện tích rừng.

Điều 11. Điều tra trữ lượng rừng

1. Nội dung điều tra trữ lượng rừng:

a) Điều tra trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên và rng trồng;

b) Điều tra trữ lượng tre na của rừng tự nhiên và rừng trồng;

c) Điều tra trữ lượng gỗ và trữ lượng tre nứa của rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ.

2. Phương pháp điều tra trữ lượng rng:

a) Sử dụng ô tiêu chuẩn b trí ngẫu nhiên hoặc hệ thống, diện tích 1.000 m2, đi với những trạng thái rng tự nhiên có diện tích lớn hơn 2.000 ha;

b) Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích từ 500 m2 đến 1.000 m2, đi với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích nhỏ hơn 2.000 ha; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% đến 0,1%;

c) Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình theo từng trạng thái rừng (loài cây, cấp tui), diện tích từ 100 m2 đến 500 m2 đối với rừng trồng; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% đến 0,05%;

d) Điều tra cây gỗ và cây tre nứa bao gồm: xác định tên loài cây, phm chất cây, đo chiu cao vút ngọn, đường kính thân tại vị trí 1,3 m; trường hợp cn tính toán trữ lượng rừng bị mất thì đo đưng kính tại vị trí 1,3 m đối với cây đã bị chặt hạ vẫn còn trên hiện trường, đo đường nh gốc chặt đối với cây bị chặt chỉ còn gốc;

đ) Sử dụng các thiết bị điều tra nhanh trữ lượng rừng;

e) Sử dụng biểu trữ lượng, sản lượng lập sẵn để tra cứu;

g) Sử dụng các phn mềm chuyên dụng để xử lý, phương pháp thống kê toán học tính toán trữ lượng rừng.

3. Thành quả điều tra trữ lượng rừng:

a) Hệ thống số liệu điều tra gốc và biểu tổng hợp trữ lượng rừng theo các Biểu số 01, 02, 03, 06, 07Biểu số 09 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng rừng.

Điều 12. Điều tra cấu trúc rừng

1. Nội dung điều tra cấu trúc rừng:

a) Chỉ tiêu bình quân lâm phần, bao gồm: đường kính ở vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, tiết diện ngang, trữ lượng;

b) Cấu trúc tổ thành rừng;

c) Cấu trúc mật độ cây rừng;

d) Cấu trúc tầng tán rừng;

đ) Độ tàn che của rừng;

e) Phân bố số cây theo đường kính;

g) Phân bố số cây theo chiều cao;

h) Tương quan giữa chiều cao với đường kính.

2. Phương pháp điều tra cấu trúc rừng:

a) Sử dụng sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích tối thiểu 2.000 m2 để điều tra cấu trúc rừng;

b) Đo đếm, thu thập các chỉ tiêu, bao gồm: tên cây rừng, đường kính tại vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán cây; vẽ trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của tầng cây gỗ tỷ lệ 1/100;

c) Sử dụng các phương pháp toán học và phần mềm để tính toán các chỉ tiêu bình quân lâm phần theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thành quả điều tra cấu trúc rừng:

a) Hệ thống số liệu điều tra gốc, các biểu tổng hợp kết qu điều tra cấu trúc rừng theo các Biểu số 01, 10Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Trắc đồ ngang, trắc đ dọc về cấu trúc không gian của rừng;

c) Báo cáo kết qu điều tra, đánh giá cấu trúc rừng.

Điều 13. Điều tra tăng trưởng rừng

1. Nội dung điều tra tăng trưởng rừng:

a) Tăng trưởng thường xuyên hàng năm;

b) Tăng trưởng thường xuyên định kỳ;

c) Tăng trưởng bình quân định kỳ;

d) Tăng trưởng bình quân chung;

đ) Suất tăng trưởng;

e) Điều tra tăng trưởng cây cá lẻ, bao gồm: đường kính, chiều cao, hình dạng thân cây, thể tích cây;

g) Điều tra tăng trưởng lâm phần, bao gồm: mật độ, đường kính bình quân, chiều cao bình quân, tổng tiết diện ngang và trữ lượng lâm phần.

2. Phương pháp điều tra tăng trưởng rừng:

a) Phương pháp điều tra tăng trưng cây cá lẻ, bao gồm: phương pháp giải tích thân cây, phương pháp khoan tăng trưng, phương pháp đo lặp định kỳ theo thời gian và phương pháp sử dụng mô hình sinh trưởng một số loài cây;

b) Phương pháp điều tra tăng trưng lâm phần, bao gồm: thiết lập ô định vị để điều tra đo đếm tăng trưởng các chỉ tiêu điều tra lâm phần qua các năm; trường hợp rừng trồng điều tra tăng trưởng theo các cấp đất;

c) Phương pháp tính toán tăng trưởng rừng tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 1 Điều này theo quy định tại Biểu số 11 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

3. Thành quả điều tra tăng trưởng rừng:

a) Hệ thống số liệu điều tra gốc và biểu tổng hợp kết quả điều tra tăng trưởng rừng theo các Biểu số 11, 12, 13, 14, 15Biểu số 16 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tăng trưởng rừng.

Điều 14. Điều tra tái sinh rừng

1. Nội dung điều tra tái sinh rừng:

a) Tên các loài cây tái sinh;

b) Chiều cao cây tái sinh;

c) Nguồn gốc cây tái sinh;

d) Mật độ cây tái sinh;

đ) Tổ thành cây tái sinh;

e) Mức độ phân b cây tái sinh;

g) Chất lượng cây tái sinh;

h) Quan hệ cây tái sinh với tng cây gỗ;

i) Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.

2. Phương pháp điều tra tái sinh rừng:

a) Sử dụng ô tiêu chuẩn đo đếm cây tái sinh, được bố trí trong các ô tiêu chuẩn điều tra cây gỗ, ô định vị hoặc trên diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng;

b) Thu thập thông tin, đo đếm các chỉ tiêu theo nội dung quy định tại các điểm a, b, c, e và điểm g khoản 1 Điều này;

c) Sử dụng thống kê toán học và các phần mềm để tính toán các chỉ tiêu chiều cao bình quân cây tái sinh, mật độ bình quân cây tái sinh, nhóm chất lượng cây tái sinh và các chỉ tiêu theo quy định tại các điểm đ, h và điểm i khoản 1 Điều này.

3. Thành quả điều tra tái sinh rừng:

a) Hệ thống số liệu và biểu tổng hợp kết quả điều tra tái sinh rừng theo Biểu số 17Biểu số 18 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Tổng hợp cây tái sinh triển vọng theo Biểu số 19 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

c) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tái sinh rừng.

Điều 15. Điều tra lâm sản ngoài gỗ

1. Nội dung điều tra lâm sản ngoài g:

a) Các sản phẩm có sợi, bao gồm: các loài cây tre, nứa, song, mây, lá và thân cây có si và các loại cỏ;

b) Các sản phẩm làm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, qu hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm;

c) Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc từ thực vật;

d) Các sản phẩm chiết xuất, bao gồm: nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu;

đ) Các sản phẩm khác ngoài gỗ.

2. Phương pháp điều tra lâm sản ngoài gỗ:

a) Điều tra thành phần loài: sử dụng tuyến điều tra điển hình hoặc ô tiêu chuẩn đin hình, xác định toàn bộ các loài lâm sản ngoài g xuất hiện trên tuyến điều tra hoặc trong ô tiêu chuẩn;

b) Điều tra diện tích: sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này để điều tra diện tích lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên; thống kê, chồng xếp các bản đồ cây trồng lâm sản ngoài gỗ để bổ sung diện tích rừng trồng lâm sản ngoài gỗ;

c) Điều tra trữ lượng: trường hợp lâm sản ngoài gỗ là các bộ phận của cây gỗ, sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này; trường hợp lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ thực vật khác lập các ô tiêu chuẩn đo đếm toàn bộ các cá thể lâm sản ngoài gỗ, xác định các bộ phận được sử dụng của cây, xác định năng suất của từng cây để xác định trữ lượng hàng năm và tiềm năng; trường hợp lâm sn ngoài gỗ có nguồn gốc từ động vật lập các tuyến điều tra kết hợp với phỏng vấn người dân để xác định các bộ phận sử dụng, năng suất hàng năm để tính toán trữ lượng.

3. Thành quả điều tra lâm sản ngoài gỗ:

a) Hệ thống số liệu điều tra gốc và biểu tổng hợp kết quả điều tra lâm sản ngoài gỗ theo các Biểu số 03, 07, 20, 21Biểu số 22 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Bản đồ phân bố lâm sản ngoài gỗ;

c) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá lâm sản ngoài gỗ.

Điều 16. Điều tra lập địa

1. Nội dung điều tra lập địa:

a) Điều tra lập địa cấp 1;

b) Điều tra lập địa cấp 2;

c) Điều tra lập địa cấp 3;

d) Điều tra đất rừng;

đ) Mức độ chi tiết các chỉ tiêu điều tra lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đất rừng theo quy định tại Biểu số 23 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

2. Phương pháp điều tra lập địa:

a) Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra lập địa, diện tích từ 100 đến 200 m2; mô tả các yếu tố lập địa, bao gồm: địa hình, địa thế, khí hậu, thủy văn, lớp phủ bề mặt;

b) Đào, mô tả phẫu diện đất và phân tích các chỉ tiêu lý, hóa của đất theo quy định tại Biểu số 23Biểu số 24 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

c) Chồng ghép các bản đồ.

3. Thành quả điều tra lập địa:

a) Bản đồ lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo quy định của pháp luật về bản đồ;

b) Hệ thống s liệu điều tra gốc, biểu kết qu phân tích đất;

c) Thuyết minh bản đồ lập địa.

Điều 17. Điều tra cây cá lẻ

1. Nội dung điều tra cây cá lẻ:

a) Điều tra hình dạng thân cây, bao gồm: hình s thường và hình số tự nhiên của thân cây;

b) Điều tra cây ngả hoặc bộ phận thân cây, bao gồm: đường kính, chiều dài (hoặc chiều cao) thân cây và thể tích cây (có vỏ, không vỏ);

c) Điều tra cây đứng, bao gồm: đường kính thân tại vị trí 1,3 m, đường kính gốc, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, thể tích cây (có vỏ, không vỏ) và phẩm chất cây;

d) Điều tra gốc chặt, bao gồm: đường kính và chiều cao.

2. Phương pháp điều tra cây cá lẻ:

a) Sử dụng các dụng cụ đo chuyên dùng trong điều tra rừng để đo tính trực tiếp trên thân cây đứng hoặc bộ phận cây ngả và gốc chặt;

b) Xác định hình số thường: giải tích thân cây để tính thể tích thực của cây và so sánh với thể tích hình viên trụ có đường kính bằng đường kính vị trí 1,3 m trên thân cây và chiều cao hình viên trụ bằng chiều dài thân cây;

c) Xác định hình số tự nhiên: giải tích thân cây để tính thể tích thực của cây và so sánh với thể tích hình viên trụ có đường kính bằng đường kính vị trí 1/10 tính từ gốc trên thân cây và chiều cao bằng chiều dài thân cây;

d) Tính thể tích bộ phận cây ngả: công thức tính thể tích bộ phận cây ngả hoặc khúc g tròn được tính theo tiết diện ngang bình quân nhân (x) với chiều dài của cây ngả hoặc khúc gỗ tròn;

đ) Thể tích cây đứng tính gián tiếp qua công thức: V = G.H.F (trong đó: V là thể tích thân cây; G là diện tích tiết diện ngang thân cây; H là chiều cao cây; F là hình số) hoặc sử dụng các biểu thể tích lập sẵn và các mô hình tính thể tích lập sẵn để tra cứu, xác định thể tích cây đứng;

e) Đường kính tán cây được đo thông qua hình chiếu tán trên mặt đất hoặc đo vẽ trắc đồ ngang của tán cây theo đúng hình dạng và phân b của chúng trong lâm phn;

g) Đánh giá phẩm chất cây đứng qua quan sát hình thái và sinh trưởng phát triển của cây để phân chia các cấp: tốt, trung bình và xấu.

3. Thành quả điều tra cây cá lẻ:

a) Hệ thống s liệu đo đếm, thu thập và biểu tổng hợp kết quả điều tra, tính toán cây cá lẻ theo Biểu số 25Biểu số 26 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá cây cá lẻ.

Điều 18. Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng

1. Nội dung điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:

a) Điều tra diện tích các kiểu thảm thực vật rừng;

b) Điều tra đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng, bao gồm các nhóm yếu tố: động vật rừng, thực vật rừng, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và yếu tố tác động của con người;

c) Điều tra cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.

2. Phương pháp điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:

a) Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Thông tư này để xác định các kiểu thảm thực vật rng;

b) Sử dụng ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 2.000 m2 để điều tra các kiểu thảm thực vật rừng, mô tả các đặc trưng được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

3. Thành quả điều tra đa dạng hệ sinh thái rng:

a) Bản đồ h sinh thái rừng thể hiện ranh gii phân bố các kiểu thảm thực vật sinh thái phát sinh theo quy định của pháp luật về bản đồ;

b) Báo cáo thuyết minh đa dạng hệ sinh thái rừng.

Điều 19. Điều tra đa dạng thực vật rừng

1. Nội dung điều tra đa dạng thực vật rừng:

a) Điều tra thành phần thực vật rừng, bao gồm: thực vật bậc cao có mạch và thực vật chưa có mạch;

b) Xây dựng danh lục các loài thực vật rừng;

c) Xác định yếu tố địa lý thực vật rừng;

d) Xác định dạng sống thực vật rừng;

đ) Xác định công dụng của thực vật rừng;

e) Điều tra phân bố các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

2. Phương pháp điều tra thc vật rừng:

a) Sử dụng tuyến điều tra điển hình đi qua các đai cao, các dạng địa hình, các trạng thái rừng khác nhau; xác định toàn bộ các loài thực vật xuất hiện; ghi chép dng sống, công dụng của thực vật theo Biểu số 27 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; xác định phân bố của các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên bản đồ hoặc bằng máy định vị trên tuyến điều tra kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương;

b) Thu mẫu tiêu bản thực vật rừng và mô tả theo Biểu số 28 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

3. Thành quả điều tra thực vật rừng:

a) Danh lục thực vật theo Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

c) Bản đồ phân bố thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

d) Mẫu tiêu bản thực vật rừng;

đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đa dạng thực vật rừng.

Điều 20. Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống

1. Nội dung điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:

a) Điều tra, xây dựng danh lục thú;

b) Điều tra, xây dựng danh lục chim;

c) Điều tra, xây dựng danh lục bò sát, lưỡng cư;

d) Điều tra, xây dựng danh lục cá;

đ) Điều tra quần thể, phân bố và xây dựng danh lục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.

2. Phương pháp điều tra động vật rừng có xương sống:

a) Sử dụng tuyến và điểm điển hình đại diện cho các sinh cảnh; quan sát trực tiếp, đếm s lượng cá thể, số lượng đàn, cấu trúc đàn đối với thú lớn, phạm vi hoạt động của đàn; nhận biết tiếng kêu, hót; nhn biết dấu vết đặc trưng; sử dụng bẫy nh; mẫu phiếu ghi chép điều tra động vật rừng có xương sống theo Biểu số 30 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu mẫu tiêu bản và mô tả theo Biểu số 31 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Điều tra mẫu vật, dấu vết còn giữ lại ở các thôn, bản, kết hợp phỏng vn người dân địa phương.

3. Thành quả điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:

a) Danh lục động vật rừng theo Biểu số 32 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Danh lục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

c) Bản đồ phân bố động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

d) Mẫu tiêu bản động vật rừng và phiếu mô tả tiêu bản;

đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá động vật rừng có xương sống.

Điều 21. Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng

1. Nội dung điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:

a) Điều tra côn trùng rừng, bao gồm: thành phần loài, mật độ, phân bố;

b) Xây dựng danh lục côn trùng rừng;

c) Xây dựng danh lục các loài côn trùng rng nguy cấp, quý, hiếm;

d) Điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng;

đ) Thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.

2. Phương pháp điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:

a) Sử dụng ô tiêu chuẩn điều tra rừng có diện tích 2.500 m2; trong ô tiêu chuẩn điều tra rừng thiết lập các tuyến điều tra hệ thống để điều tra côn trùng biết bay, thiết lập các ô tiêu chuẩn 01 m2 để điều tra côn trùng đất, chọn các cây tiêu chuẩn để điều tra côn trùng rừng trên cây hoặc sâu, bệnh hại rừng; ghi chép các chỉ tiêu điều tra côn trùng rừng theo Biểu số 33 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu thập mẫu tiêu bản và mô tả côn trùng rừng và sâu bệnh hại rng theo Biểu số 34 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Sử dụng tuyến điều tra bố trí điển hình để thu thập s liệu, mẫu tiêu bản của sâu, bệnh hại rừng.

3. Thành quả điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng:

a) Danh lục côn trùng rừng theo Biểu số 35 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

b) Danh lục sâu, bệnh hại rng;

c) Danh lục côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm;

d) Mẫu tiêu bản côn trùng, sâu, bệnh hại rừng và phiếu mô tả;

đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá côn trùng rừng;

e) Báo cáo kết quả điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng.

Điều 22. Điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng

1. Nội dung điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng:

a) Điều tra sinh khối thực vật sống, bao gồm: các bộ phận của cây trên mặt đất và dưới đất;

b) Điều tra trữ lượng các bon rng, bao gồm: các-bon trong sinh khối sống theo quy định tại điểm a khoản này; các-bon trong gỗ chết, các-bon trong thảm mục; các-bon trong đất,

2. Phương pháp điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon:

a) Thiết lập hệ thống ô tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 11 của Thông tư này để thu thập số liệu tính toán sinh khối và quy đổi trữ lượng các-bon;

b) Thu thập mẫu điều tra, bao gồm: cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi, dây leo, thảm mục, các bộ phận cây dưới mặt đất đ tính toán trực tiếp trữ lượng các-bon;

c) Lấy mẫu đất và phân tích trữ lượng các-bon trong đất;

d) Tính toán trữ lượng các-bon bng phương pháp trực tiếp từ mẫu điều tra được quy định tại điểm b khoản này hoặc quy đổi gián tiếp khác từ sinh khối theo quy định tại điểm a khoản này,

3. Thành quả điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon: báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sinh khối và trữ lượng các-bon rừng.

Mục 2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ RỪNG THEO CHU KỲ

Điều 23. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ

1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ

Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:

a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;

b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;

c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;

d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;

đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;

e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;

g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;

h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;

i) Điều tra đa dạng thc vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;

k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;

l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.

2. Quy trình điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ:

a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và lập kế hoạch điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ; xây dựng và ban hành các biện pháp kỹ thuật thực hiện; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập dữ liệu điều tra, đánh giá rừng chu k trước; thiết kế hệ thng chùm ô và ô định vị sinh thái rừng trên bản đồ; giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ hiện trạng rừng;

b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập chùm ô và ô định vị sinh thái rừng trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên chùm ô và ô định vị; điều tra bổ sung xây dựng bản đồ trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;

c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hin trạng rừng; lựa chọn phần mềm, phương pháp thống kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các ch tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết các báo cáo kết quả điều tra rừng theo chu kỳ; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chu kỳ;

d) Thiết lập và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.

3. Tổ chức điều tra, đánh giá rng theo chu kỳ:

a) Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi c nước;

b) Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung kỹ thuật theo phương pháp được quy định tại Điều 24 của Thông tư này;

c) Tổng cục Lâm nghiệp giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu kết quả thực hiện hằng năm; hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt sau khi kết thúc chu kỳ điều tra;

d) Chu kỳ điều tra và việc công bố kết quả điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật Lâm nghiệp.

Điều 24. Phương pháp điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ

1. Điều tra diện tích rừng theo chu kỳ sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

2. Điều tra chất lượng rừng theo hệ thống chùm ô:

a) Trên toàn bộ diện tích rừng và diện tích chưa có rừng thiết lập hệ thống lưới ô vuông 8 km x 8 km, trên mỗi mắt lưới bố trí một chùm ô;

b) Trong mỗi chùm ô thiết lập 5 ô đo đếm theo dạng hình chữ L; khoảng cách giữa các ô đo đếm là 150 m; mỗi ô đo đếm có diện tích 1000 m2;

c) Định kỳ 5 năm điều tra, thu thập số liệu từ các chùm ô, bao gồm: các chỉ tiêu về trữ lượng rng theo phương pháp quy định tại điểm d và điểm g khoản 2 Điều 11 của Thông tư này; các chỉ tiêu tái sinh rừng theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này; xác định thành phn loài lâm sản ngoài g và trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Thông tư này; xác định thành phn loài, đo đếm chiều cao và độ che phủ của cây bụi, thảm tươi; điều tra trữ lượng các-bon rừng theo phương pháp quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 2 Điều 22 của Thông tư này.

3. Điều tra chất lượng rừng theo hệ thống ô định vị sinh thái rừng quốc gia:

a) Lựa chọn 10% vị trí các mắt lưới 8 km x 8 km đại diện cho các kiểu rừng theo đai cao, tiểu vùng sinh thái và vùng sinh thái thiết lập hệ thống ô định vị sinh thái rừng quốc gia có diện tích 100 ha/ô;

b) Trong mỗi ô định vị sinh thái, thiết lập 3 ô nghiên cứu có diện tích 01 ha/ô;

c) Định kỳ 5 năm điều tra, thu thập số liệu trong các ô định vị sinh thái, bao gồm: các chỉ tiêu trữ lượng rừng, tái sinh rừng, lâm sản ngoài gỗ, cây bụi, thảm tươi, trữ lượng các-bon rừng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; các chỉ tiêu cấu trúc rừng theo phương pháp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Thông tư này; các chỉ tiêu về tăng trưởng rừng theo phương pháp quy định tại khoản 2 điều 13 của Thông tư này; các chỉ tiêu về lập địa theo phương pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Thông tư này; các chỉ tiêu về đa dạng hệ sinh thái rừng theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Thông tư này; sử dụng bản đồ hiện trạng rừng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Thông tư này để xác định các kiểu thảm thực vật rng, mô tả các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng; các chỉ tiêu về đa dạng thực vật rừng theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Thông tư này; các chỉ tiêu về đa dạng động vật rừng có xương sống theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư này; sử dụng các ô nghiên cứu để điều tra các chỉ tiêu về điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh, hại rừng theo phương pháp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.

d) Giữa các chu kỳ 5 năm rà soát cập nhật các thông tin biến động về chủ rừng, diện tích rừng và các thông tin thay đổi khác do tác động ngoại cảnh trong ô định vị sinh thái rừng quốc gia.

Chương IV

KIỂM KÊ RỪNG

Điều 25. Nhiệm vụ và tổ chức kiểm kê rừng

1. Nhiệm vụ kiểm kê rừng, bao gồm: kiểm kê theo trạng thái; kiểm kê theo chủ quản lý; kiểm kê theo mục đích sử dụng và lập hồ sơ quản lý rừng.

2. Tổ chức kiểm kê rừng:

a) Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chủ trương, xây dựng dự án và tổ chức thực hiện kiểm kê rừng theo quy định của pháp luật;

b) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh;

d) Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng toàn quốc.

Điều 26. Quy trình kiểm kê rừng

1. Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin điều tra rừng toàn quốc theo chu kỳ ở thời điểm gn nht cho các địa phương để thực hiện kiểm kê rừng.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chủ rừng thực hiện kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh.

3. Cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật, bao gồm:

a) Chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng cấp xã, bản đồ giao đất lên nền ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;

b) Xác định cụ thể vị trí, ranh gii của các chủ rừng trên bản đồ phục vụ kim kê rừng;

c) Bàn giao kết quả thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này cho các chủ rừng.

4. Chủ rừng kiểm tra hiện trạng rừng tại thời điểm kiểm kê và điền thông tin theo Biểu số 01Biểu số 02 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

5. Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các công việc:

a) Kiểm tra hiện trường để hiệu chnh vị trí, ranh giới và những thông tin khác của lô kim kê trong trường hợp cần thiết;

b) Hiệu chỉnh thông tin thuộc tính vào từng lô kiểm kê trên bản đồ số trong trường hợp có sự thay đổi;

c) Biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, lập hồ sơ quản lý rừng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã và y ban nhân dân cấp huyện xác nhận bản đồ kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng của cấp hành chính tương đương, gửi Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.

7. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các công việc:

a) Ghép các bn đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính nhỏ thành bản đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính lớn hơn;

b) Xây dựng biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo cấp hành chính, theo các Biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09Biểu số 10 Phụ lục III kèm theo Thông tư này;

c) Lập hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.

Điều 27. Kiểm kê theo trạng thái

1. Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng:

a) Rừng tự nhiên và rừng trồng;

b) Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;

c) Rừng gỗ, rng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.

2. Kiểm kê diện tích chưa có rừng:

a) Diện tích có cây tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng;

b) Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng;

c) Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 28. Kiểm kê theo chủ quản lý

1. Kiểm kê trữ lượng rừng, diện tích rừng của chủ rừng quy định tại Điều 8 của Luật Lâm nghiệp.

2. Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

Điều 29. Kiểm kê theo mục đích sử dụng

1. Kiểm kê rừng đặc dụng, bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia và rừng giống quốc gia.

2. Kiểm kê rừng phòng hộ, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chn sóng, ln biển.

3. Kiểm kê rừng sản xuất, bao gồm: rừng tự nhiên và rừng trồng.

Điều 30. Thành quả kiểm kê

1. Bản đồ kết quả kiểm kê rừng sử dụng hệ quy chiếu VN2000, tỷ lệ theo quy định của pháp luật về bản đồ:

a) Cấp xã: tỷ lệ tối thiểu 1/10.000;

b) Cấp huyện: tỷ lệ 1/50.000;

c) Cấp tỉnh: tỷ lệ 1/100.000;

d) Toàn quốc: tỷ lệ 1/1.000.000;

đ) Bản đồ kết quả kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm II: tỷ lệ phù hợp với diện tích tương ứng.

2. Hệ thống biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo cấp hành chính thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 26 của Thông tư này.

Điều 31. Lập hồ sơ quản lý rừng

1. Hồ sơ qun lý rừng của chủ rừng:

a) Hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng nhóm I được lập theo Biểu số 11 Phụ lục III kèm theo Thông tư này, trong đó sơ đồ vị trí thửa đất được trích lục từ bản đồ kết quả kiểm kê rừng cấp xã;

b) Hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng nhóm II được lập theo Biểu số 12 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ quản lý rừng theo đơn vị hành chính, bao gồm:

a) Sổ quản lý rừng: cấp xã, theo Biểu số 13 Phụ lục III kèm theo Thông tư này; cấp huyện, theo Biểu số 14 Phụ lục III kèm theo Thông tư này; cấp tỉnh, theo Biểu số 15 Phụ lục III kèm theo Thông tư này;

b) Hệ thống bản đồ kết quả kiểm kê rừng các cấp, theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Thông tư này;

c) Hệ thống biểu kết quả kiểm kê rừng, theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 26 của Thông tư này.

Chương V

THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG

Điều 32. Nhiệm vụ và yêu cầu theo dõi diễn biến rừng

1. Nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng:

a) Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng;

b) Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng;

c) Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng;

d) Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân.

2. Yêu cầu theo dõi diễn biến rừng:

a) Sử dụng kết qu kiểm kê rừng được tích hợp vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng trung tâm đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp (gọi tắt là Dữ liệu trung tâm) làm dữ liệu gốc để thực hiện theo dõi din biến rừng hng năm. Dữ liệu công bố năm trước là cơ sở dữ liệu thực hiện theo dõi diễn biến rừng năm sau;

b) Sử dụng Phần mềm cập nhật diễn biến rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

b) Sử dụng các thiết bị, dng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính cá nhân, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng có biến động.

Điều 33. Quy trình thực hiện theo dõi diễn biến rừng

1. Thu thập thông tin biến động về rừng:

a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có biến động về diện tích rừng, chủ rừng nhóm II có trách nhiệm báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện, chủ rừng nhóm I có trách nhiệm báo cáo kiểm lâm địa bàn về biến động diện tích rừng được giao, được thuê, cán bộ kiểm lâm địa bàn báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện biến động về rừng đi với những diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và tiếp nhận, thu thập và kiểm tra, xác minh thông tin biến động về rừng do các chủ rừng nhóm I báo cáo;

b) Mẫu báo cáo thông tin biến động về diện tích rng theo Biểu số 01 Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

2. Thời điểm xác định có biến động về rừng theo các nguyên nhân quy định như sau:

a) Có biên bản nghiệm thu kết quả trồng rừng hoặc sau khi kết thúc thời vụ trồng rừng, kết quả khoanh nuôi tái sinh thành rừng theo các nguyên nhân tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 37 của Thông tư này;

b) Sau 03 năm kể từ ngày có biên bản nghim thu kết quả trồng rừng hoặc sau khi kết thúc thời vụ trồng rừng năm thứ nhất đối với nguyên nhân tại điểm b khoản 1 Điều 37 của Thông tư này;

c) Thời điểm kết thúc việc khai thác chính rừng trồng đối với nguyên nhân tại điểm a khoản 2 Điều 37 của Thông tư này;

d) Biên bản kiểm tra xác định diện tích rừng bị thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền đối với các nguyên nhân quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 2 Điều 37 của Thông tư này;

đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành khai thác tận dụng gỗ và lâm sản của cấp có thẩm quyền đối với nguyên nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 37 của Thông tư này;

e) Các văn bản hoặc biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập đối với các nguyên nhân quy định tại điểm d khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 37 của Thông tư này.

3. Cập nhật diễn biến rừng:

a) Trong thời hạn 30 ngày k t ngày nhận được báo cáo về biến động rừng của chủ rừng hoặc cán bộ kiểm lâm địa bàn, Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra hồ sơ diễn biến rừng; kiểm tra xác minh tại hiện trường; cập nhật diễn biến vào phần mềm cập nhật diễn biến rừng và đồng bộ kết quả cập nhật lên dữ liệu trung tâm;

b) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu, cơ sở dữ liệu, kết quả cập nhật diễn biến rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện báo cáo; tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của toàn tnh;

c) Cục Kiểm lâm tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng toàn quốc;

d) Nội dung thu thập và cập nhật thông tin biến động về rừng quy định tại các Điều 34, 35, 36Điều 37 của Thông tư này.

4. Phê duyệt và công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng

a) Hồ sơ phê duyệt kết quả, bao gồm: Tờ trình phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng; biểu kết quả tổng hợp theo các Biểu số 02, 03, 04 Biểu số 05 Phụ lục IV của Thông tư này; báo cáo đánh giá tình hình diễn biến rừng, phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích rừng, diện tích chưa thành rừng trong kỳ và so với cùng kỳ năm trước; cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, bao gồm: bản đồ hiện trạng rừng và thông tin thuộc tính bản đồ (dạng số);

b) Hạt Kiểm lâm cấp huyện lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công bố hiện trạng rừng, báo cáo Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01 năm sau;

c) Chi cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hiện trạng rng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 28 tháng 02 năm sau;

d) Cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.

Điều 34. Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng

1. Theo dõi diễn biến diện tích rừng:

a) Rừng tự nhiên và rừng trồng;

b) Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;

c) Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.

2. Theo dõi diễn biến diện tích chưa có rừng:

a) Diện tích cây trồng chưa thành rừng;

b) Diện tích khoanh nuôi tái sinh;

c) Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 35. Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng

1. Theo dõi diễn biến diện tích rừng của các chủ rừng quy định tại Điều 8 của Luật Lâm nghiệp.

2. Theo dõi diễn biến diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

Điều 36. Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng

1. Theo dõi diễn biến rừng đặc dụng, bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia.

2. Theo dõi diễn biến rừng phòng hộ, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới, phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, ln biển.

3. Theo dõi diễn biến rừng sản xuất.

Điều 37. Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân

1. Tăng diện tích rừng:

a) Trồng rừng;

b) Rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng;

c) Khoanh nuôi tái sinh đủ tiêu chí thành rừng;

d) Các nguyên nhân khác.

2. Giảm diện tích rừng:

a) Khai thác rừng;

b) Khai thác rừng trái phép;

c) Cháy rừng;

d) Phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm đất rừng;

đ) Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

e) Các nguyên nhân khác (sâu, bệnh hại rừng, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, băng tuyết...).

Điều 38. Thành quả theo dõi diễn biến rừng

1. Bản đồ kết quả diễn biến rừng sử dụng hệ quy chiếu VN2000, tỷ lệ theo quy định của pháp luật về bản đ:

a) Cấp xã: tỷ lệ tối thiểu 1/10.000;

b) Cấp huyện: tỷ lệ 1/50.000;

c) Cấp tnh: tỷ lệ 1/100.000;

d) Toàn quốc: tỷ lệ 1/1,000.000;

đ) Bản đồ của chủ rừng nhóm II: tỷ lệ phù hợp với diện tích tương ứng.

2. Biểu tổng hợp theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của các cấp hành chính và chủ rừng nhóm II thực hiện theo các Biểu số 02, 03, 04Biểu số 05 Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

3. Qun lý lưu trữ kết qu theo dõi diễn biến rừng:

a) Dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng (dạng giấy và dạng số) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quản lý lưu trữ hằng năm;

b) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp xã được quản lý lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm cấp huyện; dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp huyện được quản lý lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện và chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; dữ liệu kết qu dạng giấy của cấp tỉnh được quản lý lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm cấp tnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; dữ liệu kết quả dạng giấy toàn quốc được lưu trữ tại Cục Kiểm lâm;

c) Dữ liệu kết quả dạng số được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện, tnh và Tổng cục Lâm nghiệp.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 39. Trách nhiệm của chủ rừng

Thực hiện kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện.

Điều 40. Trách nhiệm của các cơ quan

1. Tổng cục Lâm nghiệp:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc và các dự án điều tra chuyên đề;

b) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; tổng hợp kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa có rừng trên toàn quốc.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án điều tra, kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh;

b) Tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hiện trạng rừng hằng năm trên địa bàn tỉnh và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, việc điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng ở đa phương, tng hợp kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa có rừng cấp tỉnh.

3. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh:

a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn chuyên môn kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện và các chủ rừng;

b) Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại khoản 4 Điều này, nếu trên địa bàn không thành lập Hạt Kiểm lâm;

c) Quản lý, lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu rừng cấp tỉnh.

4. Hạt Kiểm lâm cấp huyện:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn huyện;

b) Tổng hợp kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng, báo cáo Chi cc Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Quản lý, lưu trữ hồ sơ và cơ sở dữ liệu rng cấp huyện.

Điều 41. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 25/2009/TT-BNNPTNT ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê và lập hồ sơ quản lý rừng;

b) Thông tư số 26/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, nghiên cu sửa đổi, bổ sung./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

-
UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư ph
áp);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&
PTNT;
- Công báo Chính phủ;
- C
ng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCLN (300 bn).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 33/2018/TT-BNNPTNT

Hanoi, November 16, 2018

 

CIRCULAR

PRESCRIBING FOREST SURVEY, INVENTORY AND FOREST TRANSITION MONITORING

Pursuant to the Government's Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;

Upon the request of the General Director of Vietnam Administration of Forestry;

Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates this Circular prescribing forest survey, inventory and forest transition monitoring.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular elaborates on subject matters of forest survey and inventory; methods and processes for making forest surveys and inventories, and observing forest transition.

Article 2. Subjects of application

This Circular shall apply to entities, family households, persons and residential communities involved in making forest surveys, inventories and observing forest transition.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

1. Inventory map refers to an intermediate product showing boundaries, positions and current status of a forest, and which is drawn during the process of taking a forest inventory.

2. Class-I forest owner includes forest owners that are family households, persons or residential communities.

3. Class-II forest owner comprises forest owners that are organizations.

4. Forest reference emission level refers to a benchmark for measuring the reduced amount of carbon dioxide emissions from deforestation and forest degradation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Original survey data system refers to forms and spreadsheets recording actual data obtained from forest surveys.

7. Forest inventory plot refers to a unit having the identical state, belonging to a forest owner and covering the minimum area of 0.3 ha which is used for making forest inventories, statistics and creating forest management documents. If a forest owner manages a separate forest covering an area of less than 0.3 ha, the area of a forest inventory block will be equal to the former.

8. Forest condition plot refers to a unit of measure of forest area comparatively identical in terms of origin, geological formation conditions, botanical composition, stock or volume.

9. Standardized typical-pattern grid cell used in a forest survey refers to a forest area identified to perform methods of collecting representative information about the target forest field or site.

10. Broadleaf forest refers to a forest in which broadleaf timber trees account for more than 75% of total tree population.

11. Coniferous forest refers to a forest in which coniferous trees account for more than 75% of total tree population.

12. Palm forest refers to a forest mainly composed of palm tree species accounting for 75% of total tree population.

13. Broadleaf and conifer mixed forest refers to a forest with each kind of these trees accounting for between 25% and 75% of the total number of trees.

14. Timber and bamboo mixed forest refers to a forest with the canopy cover of timber trees accounting for at least 50% of total cover.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16. Evergreen broadleaf forest refers to a forest in which broadleaf timber trees retaining their leaves through the year account for more than 75% of total tree population.

17. Deciduous forest refers to a forest in which timber trees seasonally shedding all of their leaves account for more than 75% of total tree population.

18. Semi-deciduous broadleaf forest refers to a forest where evergreen timber trees and seasonal deciduous trees are mixed together at the percentage rate ranging from 25% to 75% of each.

19. Bamboo forest refers to a forest mainly composed of tree species of the bamboo family accounting for at least 75% of total forest tree population.

Chapter II

FOREST CLASSIFICATION

Article 4. Classification of forests by their origins

1. Natural forests, including:

a) Primary forests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Planted forests classified by tree species and age classes, including:

a) Forests newly planted on non-forest land;

b) Replanted forests;

c) Forests naturally regenerated from planted forests after exploitation.

Article 5. Classification of forests by geological formation conditions

1. Earth mountain forests, including forests growing on earth hills and mountains.

2. Rocky mountain forests, including forests growing on rocky mountains or rock-revealing areas without or with less soil on the surface thereof.

3. Regularly or periodically flooded forests, including:

a) Saline-submerged forests, including those growing along marine shorelines and estuaries which are swamped by tidal saline water on a regular or periodic basis;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Regularly or periodically freshwater-flooded forests.

4. Dune forests, including forests growing on sand dunes and sand banks.

Article 6. Classification of forests by tree species

1. Timber forests mainly consisting of timber trees, including:

a) Broadleaf forests, including evergreen broadleaf forests, deciduous broadleaf forests and semi-deciduous broadleaf forests;

b) Coniferous forests;

c) Broadleaf and coniferous mixed forests.

2. Bamboo forests.

3. Timber – bamboo mixed forests and bamboo – timber mixed forests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Classification of forests by stock or volume

1. Timber forests are classified into the followings:

a) Rich forests with the standing stock of greater than 200 m3/ha;

b) Average forests with the standing stock ranging from greater than 100 to 200 m3/ha;

c) Poor forests with the standing stock ranging from greater than 50 to 100 m3/ha;

d) Extremely poor forests with the standing stock ranging from 10 to 50 m3/ha;

dd) Non-stock forests with the standing stock of less than 10 m3/ha.

2. Bamboo forests are classified by tree species, diameter class and density class; detailed classification shall be subject to regulations laid down in the Appendix I hereto.

Article 8. Non-forest areas

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Areas which are cultivated with forest plants but fail to satisfy criteria for being qualified as forests.

3. Areas currently in use for forest protection and development purposes.

Chapter III

FOREST SURVEYS

Section 1. SPECIALIZED FOREST SURVEYS

Article 9. Specialized forest survey duties, processes and implementation

1. Specialized forest surveys focus on forest area; forest stock; forest structure; forest growth; forest regeneration; non-timber forest products; geographical formation; forest ecosystem diversity; forest vegetation system; forest vertebrate fauna; forest insects, pests and diseases.

2. Specialized forest survey processes:

a) Performing preparatory activities, including preparing the proposal and cost estimate; providing necessary materials and equipment; collecting and processing images, maps and other related materials; determining the sample size commensurate with survey requirements; designing survey samples on maps;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Carrying out internal processing and calculation activities, including editing and perfecting forest status maps and specialized maps (if any); selecting mathematical statistics software and approaches, processing and calculating forest area, indices measuring forest quality, geological formation and biodiversity; analyzing, compiling and preparing reports on forest investigation results and other specialized reports; carrying out the inspection and acceptance testing of quality of specialized forest survey achievements.

3. Implementation of specialized forest surveys:

a) Specialized forest surveys shall be implemented according to laws;

b) Bodies making decisions on specialized forest survey projects shall be responsible for approving and publishing survey results.

Article 10. Forest area survey

1. Subject matters of the forest area survey:

a) Investigation into area of primary natural forests and secondary natural forests;

b) Investigation in area of earthen mountain forests, rocky mountain forests, flooded forests and dune forests;

c) Investigation into area of planted forests specific to tree species and age class;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Investigation into area of forest conditions specific to forest owners and administrative units.

2. Forest area survey approaches:

a) Investigating into forest area specific to forest condition plots;

b) Interpreting remote sensing images; drawing maps with annotation of forest status by using specialized software;

c) Conducting supplementary field surveys into forest condition plots;

d) Editing and perfecting forest status maps and measuring area of forest condition plots by using dedicated software.

3. Achievements obtained from forest area surveys and assessments:

a) Forest status maps specified in survey requirements in compliance with laws on maps;

b) Original survey data and those data compiled by using Forms No. 04, 05 and 08 in the Appendix II hereto;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Forest stock survey

1. Subject matters of the forest stock survey:

a) Investigation into timber stock of natural forests and planted forests;

b) Investigation into bamboo stock of natural forests and planted forests;

c) Investigation into timber and bamboo stocks of timber – bamboo mixed forests and bamboo – timber mixed forests.

2. Forest stock survey approaches:

a) Using standardized typical-pattern grid cells arranged in a random or systematic manner, each of which covers an area of 1,000 m2, with respect to conditions of natural forest covering an area of greater than 2,000 ha;

b) Using standardized typical-pattern grid cells covering an area of between 500 m2 and 1,000 m2, with respect to condition of natural forests covering an area of less than 2,000 ha; providing between 0.01% and 0.1% of their area for sampling;

c) Using standardized typical-pattern grid cells appropriate for specific forest conditions (e.g. tree species and age class) covering an area of between 100 m2 and 500 m2 with respect to planted forests; providing between 0.01% and 0.05% of their area for sampling;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Using equipment necessary for quick surveys into forest stock;

e) Using charts and forms of stock and output make ready for searching;

g) Using dedicated processing software and mathematical survey approaches for measurement of forest stock.

3. Forest stock survey achievements:

a) Original survey data, charts and forms showing forest stock using Forms No. 01, 02, 03, 06, 07 and 09 in the Appendix II hereto;

b) Reports on forest stock survey and assessment results.

Article 12. Forest structure survey

1. Subject matters of the forest structure survey:

a) Forest stand average indices, including diameter at 1.3 m in height, total tree height, basal area and stand stock;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Tree density;

d) Canopy layers;

dd) Canopy cover;

e) Diameter distribution of trees;

g) Height distribution of trees;

h) Height – diameter relationship.

2. Forest structure survey approaches:

a) Using standardized typical-pattern grid cells covering an area of 2,000 m2 for investigating forest structures;

b) Calculating and collecting data for the following indices, such as forest tree names, diameters at 1.3 m in height, total tree height, bole height, crown diameter; drawing longitudinal and cross section plans of timber layers at 1/100 scale;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Forest structure survey achievements:

a) Original survey data, charts and forms compiled from forest structure survey results by using Forms No. 01, 10 and 29 in the Appendix II hereto;

b) Longitudinal and cross section plans of the spatial forest structure;

c) Reports on forest structure survey and assessment results.

Article 13. Forest growth survey

1. Subject matters of the forest growth survey:

a) Annual regular growth pattern;

b) Periodic regular growth pattern;

c) Periodic average growth pattern;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Growth rate;

e) Investigation into growth of individual trees, including tree diameter, height, trunk shape and tree volume;

g) Investigation into forest stand growth, including forest stand density, average stand diameter, average stand height, basal area and stand stock.

2. Forest growth survey approaches:

a) Individual tree survey approaches, including bole analysis, growth boring, repeated measurement over time and use of growth models in several trees;

b) Stand growth survey approaches, including formulation of positioning cells intended for carrying out growth counting surveys on forest stand indices over years; these approaches applied to the case in which planted forests are subject to growth surveys according to land classes;

c) Forest growth measurement approaches mentioned in a, b, c, d and dd of clause 1 of this Article that are subject to regulations set out in the Form No. 11 of Appendix II hereto.

3. Forest growth survey achievements:

a) Original survey data and charts and forms showing forest growth survey results using Forms No. 11, 12, 13, 14, 15 and 16 in the Appendix II hereto;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Forest regeneration survey

1. Subject matters of the forest regeneration survey:

a) Names of regeneration tree species;

b) Regeneration tree height;

c) Regeneration tree origin;

d) Regeneration tree density;

dd) Regeneration tree composition;

e) Regeneration tree distribution level;

g) Regeneration tree quality;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Potential regeneration tree ratio.

2. Forest regeneration survey approaches:

a) Using standardized typical-pattern grid cells for counting regeneration trees growing within standardized typical-pattern grid cells for timber surveys, positioning cells or areas of forest regeneration cultivation;

b) Collecting information, counting data included in indices specified in points a, b, c, e and g of clause 1 of this Article;

c) Using mathematical statistics and software for calculating data for indices linked to regeneration tree average height, average density of regeneration trees, groups of regeneration trees having the same quality standards and other indices specified in points dd, h and i of clause 1 of this Article.

3. Forest regeneration survey achievements:

a) Original survey data, charts and forms compiled from forest regeneration survey results by using Forms No. 01, 10 and 29 in the Appendix II hereto;

b) General reports showing potential regeneration trees made by using the Form No. 19 of Appendix II hereto;

c) Reports on forest regeneration survey and assessment results.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Subject matters of the non-timber forest products:

a) Fiber products, including bamboo, rattan, those species with leaves and trunks containing fiber and grasses;

b) Food products of botanical origin, including trunks, buds, stumps, bulbs, foliage, flowers, fruits, nuts, spices, oilseeds and mushrooms;

c) Products used for formulating pharmaceutical and cosmetic products of botanical origin;

d) Extract products, including resins, oleoresins, latex, tannins, dyes, fatty oils and essential oils;

dd) Other non-timber forest products.

2. Non-timber forest product survey approaches:

a) The survey into the species composition is conducted by using typical-pattern survey lines or standardized typical-pattern grid cells in order to identify all of non-timber forest products existing in a survey line or standardized cell;

b) The area survey is conducted by using approaches specified in clause 2 of Article 10 herein in order to investigate area of natural forests producing non-timber forest products; making statistics of and overlaying maps showing non-timber forest trees growing as an addition to area of planted non-timber forests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Non-timber forest product survey achievements:

a) Original survey data, charts and forms showing non-timber forest product survey results using Forms No. 03, 07, 20, 21 and 22 in the Appendix II hereto;

b) Non-timber forest product distribution map;

c) Report on non-timber forest product survey and assessment results.

Article 16. Geological formation survey

1. Subject matters of the geological formation survey:

a) Class-1 geological formation survey;

b) Class-2 geological formation survey;

c) Class-3 geological formation survey;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Level of specificity of class-1, class-2 or class-3 geological formation and forest land survey indices, subject to regulations laid down in the Form No. 23 of Appendix II hereto.

2. Geological formation survey approaches:

a) Using standardized grid cells, each of which covers an area of between 100 to 200 m2; describing geological formation factors, including landform, terrain, climate, hydrographical conditions and surface cover;

b) Excavating soil, describing land profile and analyzing physiological and chemical indices specified in the Form No. 23 and 24 of Appendix II hereto;

c) Overmapping.

3. Geological formation survey achievements:

a) Class-1, class-2 and class-3 geological formation maps prescribed by law on maps;

b) Original survey data systems, charts and forms compiled from land analysis results;

c) Geological formation map interpretations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Subject matters of the individual tree survey:

a) Tree trunk shape survey, including normal and natural taper functions of tree trunks;

b) Survey into lying trees or parts of tree trunks, including diameter, length (or height) of tree trunk and tree volume (with or without barks);

c) Standing tree survey, including diameter at 1.3m in height, stump diameter, crown diameter, total tree height, bole height, tree volume (with or without barks) and tree qualities;

d) Survey into stumps of felled trees, including diameter and height.

2. Individual tree survey approaches:

a) Using measurement instruments specially designed for forest surveys to directly measure standing tree trunks or parts and stumps of felled trees;

b) Determining the normal taper function by analyzing a tree trunk to calculate the net tree volume and make comparison with the volume of a circular cylinder whose diameter is equal to the diameter at 1.3 m in height of a tree trunk and the height of a circular cylinder equal to the length of a tree trunk;

c) Determining the natural taper function by analyzing a tree trunk to calculate the net tree volume and make comparison with the volume of a circular cylinder whose diameter is equal to the diameter at 1/10 m in height from the tree stump and the height equal to the length of a tree trunk;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Volume of a standing tree indirectly calculated by the formula: V = G.H.F (where: V denotes the tree volume; G denotes the tree girth; H denotes the tree height; F denotes the taper function) or using charts of volumes and models of calculation of volumes made available for access to and determination of standing tree volumes;

e) Crown diameters of trees measured through the vertical projection of canopy covering an area of ground or the plan giving the cross sectional view of the area of canopy according to the shape and distribution of such trees within a forest stand;

g) Assessing qualities of standing trees through observing their morphological and growing condition in order to rate good, average and poor.

3. Individual tree survey achievements:

a) Data obtained from counting or collection processes, charts and forms compiled from individual tree survey and calculation results by using Forms No. 25 and 29 in the Appendix II hereto;

b) Reports on individual tree survey and assessment results.

Article 18. Forest biodiversity survey

1. Subject matters of the forest biodiversity survey:

a) Forest vegetation area survey;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Survey into structures of other ecosystems, including natural or man-made water surfaces, mats of grasses and herbs, bushes and other biotopes.

2. Forest biodiversity survey approaches:

a) Using the forest status map according to point a of clause 3 of Article 10 herein to identify forest vegetation types;

b) Using the standardized typical-pattern grid cell covering an area of 2,000 m2 for investigating forest vegetation types, describing characteristics stipulated in point b and c of clause 1 of this Article.

3. Forest biodiversity survey achievements:

a) Forest ecosystem map representing distribution boundaries of vegetation types defined according to map laws;

b) Reports with forest biodiversity interpretations.

Article 19. Vegetation diversity survey

1. Subject matters of the vegetation diversity survey:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Compiling the nomenclature of plant species;

c) Determining geographic factors in forest vegetation;

d) Determining forms of life of forest vegetation;

dd) Determining functions of forest vegetation;

e) Surveying distribution of endangered, precious and rare forest plants.

2. Forest vegetation survey approach:

a) Using typical-pattern survey lines running past elevation belts, landforms and different forest conditions; determining all of existing plant species; recording forms of life and functions of plants according to the Form No. 27 of Appendix II hereto; determining the distribution of endangered, precious and rare forest plants by marking them on maps or by means of locators installed along survey lines and interviewing local inhabitants;

b) Collecting plant specimens and making descriptions thereof according to the Form No. 28 in Appendix II hereto.

3. Forest vegetation survey achievements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Nomenclature of endangered, precious and rare plants;

c) Maps showing the distribution of endangered, precious and rare plants;

d) Forest plant specimens;

dd) Reports on results of forest vegetation diversity survey and assessment.

Article 20. Vertebrate diversity survey

1. Subject matters of the vertebrate diversity survey:

a) Conducting surveys and producing directories of animals;

b) Conducting surveys and producing directories of birds;

c) Conducting surveys and producing directories of reptiles and amphibians;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Surveying niches, distribution of vertebrates and producing directories of endangered, precious and rare plants.

2. Vertebrate survey approaches:

a) Using typical lines and points representing biotopes; directly observing and counting the number of individuals, herds and herd structures with respect to large ones and herd’s habitats; recognizing animal sounds or singing voices; recognizing particular traces; using camera traps; adopting the form to be completed by vertebrate survey data according to the Form No. 30 of Appendix II hereto; collecting specimens and making descriptions according to the Form No. 31 of Appendix II hereto;

b) Surveying samples and traces remaining at rural or mountainous villages, and interviewing local residents.

3. Vertebrate diversity survey achievements:

a) Directories of forest animals compiled according to the Form No. 32 of Appendix II hereto;

b) Directories of endangered, precious and rare animals;

c) Maps showing the distribution of endangered, precious and rare animals;

d) Specimens of forest animals and description notes of specimens;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Forest insect, pest and disease survey

1. Subject matters of the forest insect, pest and disease survey:

a) Surveying forest insects, including composition of species, density and distribution of insects;

b) Compiling directories of forest insects;

c) Compiling directories of endangered, precious and rare forest insects;

d) Surveying and forecasting forest pests and diseases;

dd) Collecting specimens of forest insects, pests and diseases.

2. Forest insect, pest and disease survey approaches:

a) Using standardized grid cells, each of which covers an area of 2,500 m2; in each grid cell, establishing systematic survey lines to survey flying insects, establishing 1-square-meter standardized grid cells to survey soil insects, use typical plants for surveying plant insects, pests or diseases; keeping record of forest insect survey data by using the Form No. 33 of Appendix II hereto; collecting specimens and describing forest insects, pests and diseases by using the Form No. 34 of Appendix II hereto;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Achievements of the forest insect, pest and disease survey:

a) Directories of forest insects compiled according to the Form No. 35 of Appendix II hereto;

b) Directories of forest pests and diseases;

c) Directories of endangered, precious and rare forest insects;

d) Specimens of insects, pests and diseases, and description notes;

dd) Reports on forest insect survey and assessment results;

e) Reports on pest and disease survey and forecast results.

Article 22. Biomass and forest carbon stock survey

1. Subject matters of the biomass and forest carbon stock survey:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Surveying carbon stocks, including carbon stored in live biomass prescribed in point a of this clause; carbon contained in dead trees or decomposition layers; carbon contained in soil.

2. Biomass and forest carbon stock survey approaches:

a) Forming standardized grid cells as prescribed in point a and b of clause 2 of Article 11 herein for the purposes of collecting numeric data about biomass and carbon stocks;

b) Collecting survey samples, including samples of timber trees, regeneration trees, bushes, living layers, vines, decomposition or decay layers and underground tree parts, used for directly calculating carbon stocks;

c) Collecting soil samples and analyzing carbon stored in soil;

d) Measuring carbon stocks by employing the method of using survey samples for direct computation specified in point b of this clause or the method of indirect conversion of biomass under point a of this clause.

3. Achievements of the biomass and forest carbon stock survey: Reports on biomass and carbon stock survey and assessment results.

Section 2. CYCLIC FOREST SURVEYS AND ASSESSMENTS

Article 23. Tasks, processes and implementation of cyclic forest surveys and assessments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In view of managerial objectives and requirements, tasks of cyclic forest surveys shall be subject to the following specific regulations:

a) Forest area survey shall be subject to clause 1 of Article 10 herein;

b) Forest stock survey shall be subject to clause 1 of Article 11 herein; non-timber forest product survey shall be subject to clause 1 of Article 15 herein; carbon stock survey shall be subject to point b of clause 1 of Article 22 herein;

c) Forest structure survey shall be subject to clause 1 of Article 12 herein;

d) Forest growth survey shall be subject to clause 1 of Article 13 herein;

dd) Forest regeneration survey shall be subject to clause 1 of Article 14 herein;

e) Survey into bush and living layer structures;

g) Geological formation survey shall be subject to clause 1 of Article 16 herein;

h) Forest biodiversity survey shall be subject to clause 1 of Article 18 herein;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Forest vertebrate diversity survey shall be subject to clause 1 of Article 20 herein;

l) Survey into forest insects, pests and diseases shall be subject to clause 1 of Article 21 herein.

2. Processes of cyclic forest surveys and assessments:

a) Preparatory activities, including formulating cyclic forest survey and assessment plans; proposing and adopting technical methods for carrying out forest survey and assessments; preparing necessary materials and equipment; collecting data on the forest survey and assessment in the previous cycle; designing the cluster of cells and forest ecosystem positioning cells on maps; interpreting satellite images for drawing of forest status maps;

b) Conducting field surveys, including designing the cluster of cells and ecosystem positioning cells at field sites; collecting data and objects from the cluster of cells and positioning cells; carrying out supplementary investigations for the purpose of drawing forest condition maps prior to production of forest status maps; carrying out inspection, surveillance and acceptance testing of quality of field surveys;

c) Carrying out internal processing and calculation activities, including editing and perfecting forest status maps; selecting mathematical statistics software and methods, processing and calculating forest area, indices measuring forest quality, topographical formation and biodiversity; analyzing, compiling and preparing reports on cyclic forest survey results; carrying out the inspection and acceptance testing of quality of cyclic forest survey achievements;

d) Establishing and updating cyclic forest survey and assessment data systems.

3. Implementation of cyclic forest surveys and assessments:

a) Vietnam Administration of Forestry requests the Minister of Agriculture and Rural Development to approve investment policies, schemes and cost estimates for implementation of cyclic forest surveys and assessments on a nationwide scale;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Vietnam Administration of Forestry supervises implementation and acceptance testing of results obtained from implementing such surveys and assessments on an annual basis; completing documentation submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development to seek its approval after end of each survey cycle;

d) Survey cycle and disclosure of survey results shall be subject to clause 2 of Article 33 in the Law on Forestry.

Article 24. Cyclic forest survey and assessment approaches

1. Cyclic forest area survey is conducted by using the approach specified in clause 2 of Article 10 herein.

2. Forest quality survey is conducted according to the cluster of cells:

a) On all of forest areas and non-forest areas, establishing a grid of square meshes (8 km x 8 km) on each of which a cluster of cells is arranged;

b) In each cluster of cells, establishing 5 count cells in the L shape; the distance between count cells is 150 m; each count cell covers an area of 1,000 m2;

c) On a quinquennial basis, surveying and collecting data from cell clusters, including data of indices linked to forest stocks according to survey approaches prescribed in point d and g of clause 2 of Article 11 herein; data of indices linked to forest regeneration according to survey approaches specified in clause 2 of Article 14 herein; determining non-timber forest species and non-timber forest stocks as provided in point c of clause 2 of Article 15 herein; determining composition of species, measuring height and cover canopy of bushes and live layers; surveying forest carbon stocks by employing survey approaches specified in point b, c and d of clause 2 of Article 22 herein.

3. Forest quality survey is conducted by using national grids of cells for positioning national forest ecosystems:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In each ecosystem positioning cell, establishing 3 study cells, each of which covers an area of 01 ha;

c) On a quinquennial basis, surveying and collecting data for ecosystem positioning cells, including the following data and activities: forest stock, regeneration, non-timber forest products, bushes, live layers and forest carbon stock, subject to provisions laid down in point c of clause 2 of this Article; forest structure according to survey approaches specified in point b and c of clause 2 of Article 12 herein; forest growth according to survey approaches referred to in clause 2 of Article 13 herein; geological formation according to survey approaches referred to in point b of clause 2 of Article 16 herein; forest biodiversity according to survey approaches referred to in clause 2 of Article 18 herein; using forest status maps subject to point a of clause 3 of Article 10 herein for categorizing forest vegetation patterns and describing basic characteristics of forest ecosystems; plant diversity according to survey approaches specified in clause 2 of Article 19 herein; forest vertebrate diversity according to survey approaches specified in clause 2 of Article 20 herein; using study cells for conducting surveys into forest insects, pests and diseases according to survey approaches specified in point a of clause 2 of Article 21 herein.

d) At intervals between the 5-year cycle, reviewing and updating information about variations in forest owners, forest areas and other information subject to changes resulting from external impacts occurring in cells for positioning of ecosystems of national forests.

Chapter IV

FOREST INVENTORY

Article 25. Forest inventory tasks and implementation of forest inventory tasks

1. Forest inventory tasks shall include making forest inventories according to forest conditions, owners, uses and preparing forest management documentation.

2. Implementation of forest inventory tasks:

a) Vietnam Administration of Forestry requests the Minister of Agriculture and Rural Development to issue forest inventory policies, formulates projects and undertakes forest inventory tasks according to laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Provincial-level People’s Committees approve and publicly disclose results of forest inventories at the provincial level;

d) Vietnam Administration of Forestry compiles the final report to submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development to seek its approval and public disclosure of national forest inventories.

Article 26. Processes for taking forest inventories

1. Vietnam Administration of Forestry provides latest information about nationwide cyclic forest surveys in order for localities to make forest inventories.

2. Departments of Agriculture and Rural Development instruct forest owners to take inventories of forests under their jurisdiction.

3. Specialized forestry bodies carry out technical tasks, including:

a) Carry out the overmapping of commune-level forest status maps and land allocation maps over satellite imagery backgrounds for the purpose of producing maps intended for forest inventories;

b) Specifying locations and boundaries of forests of forest owners on maps intended for forest inventories;

c) Transferring results obtained from carrying out such tasks as provided in point b of clause 3 of this Article to forest owners.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Forest Management Subdepartments at the district level cooperate with forest owners, local authorities and specialized forestry bodies in performing the following tasks:

a) Carrying out the field inspection to adjust locations, boundaries of and other information about inventory plots where necessary;

b) Adjusting information about attributes of each inventory plot on digital maps in case of any change;

c) Editing and perfecting commune-level forest inventory maps and preparing forest management documentation according to clause 1 and 2 of Article 31 herein.

6. Commune-level and district-level People’s Committees attest forest inventory maps and forest management documentation under the management of equivalent administrative bodies and send them to provincial-level Forest Management Departments.

7. Provincial-level Forest Management Departments cooperate with specialized bodies in performing the following tasks:

a) Integrating maps showing forest inventorying results under the management of lower-rank administrative bodies into the ones under the management of higher-rank administrative bodies;

b) Compiling forms and charts from forest inventorying results under the management of respective administrative bodies according to the Form No. 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 and 10 of Appendix II hereto;

c) Keeping provincial-level forest management documentation according to clause 2 of Article 31 herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Making inventories of forest areas and stocks:

a) Natural and planted forests;

b) Earthen mountain forests, rocky mountain forests, flooded forests and dune forests;

c) Timber forests, bamboo forests, timber and bamboo mixed forests and palm forests.

2. Making inventories of non-forest areas:

a) Areas where regenerating trees are under protected cultivation and restoration to be turned into forest areas;

b) Areas which are cultivated with forest plants but fail to satisfy criteria for being qualified as forests;

c) Other areas currently in use for forest protection and development purposes.

Article 28. Owner-based forest inventory

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Making inventories of forest areas and stocks under the management of commune-level People’s Committees.

Article 29. Purpose-based forest inventory

1. Making inventories of specialized forests, including national parks, natural reserves, species – biotopes conservation zones, protected landscapes, forest areas intended for scientific researches and experiments, national vegetation parks and national seed stands.

2. Making inventories of protection forests, including upstream protection forests, forests protecting water resources of residential communities, border protection forests, wind, sand and wave sheltering and sea reclamation forests.

3. Making inventories of production forests, including natural and planted forests.

Article 30. Forest inventorying achievements

1. Maps showing results obtained from forest inventorying efforts that use the reference system VN2000 and the mapping scale according to laws on maps:

a) Commune-level: the minimum scale of 1/10,000;

b) District-level: the scale of 1/50,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Nationwide-level: the scale of 1/1,000,000;

dd) With respect to maps showing forest inventorying results of group-II forest owners, their scales must be commensurate with forest areas.

2. Charts and forms compiled from results of forest inventories under the relevant jurisdiction of administrative bodies shall be subject to point b of clause 7 of Article 26 herein.

Article 31. Preparation of forest management documentation

1. Forest management documentation of forest owners:

a) Forest management documentation of group-I forest owners shall be prepared according to the Form No. 11 of Appendix III hereto, including the land lot zoning extracts from commune-level maps showing forest inventorying results;

b) Forest management documentation of group-II forest owners shall be prepared according to the Form No. 12 of Appendix III hereto.

2. Forest management documentation requirements imposed on specific administrative units, including:

a) Forest management registers of commune-level administrative units shall be prepared according to the Form No. 13 of Appendix III hereto; of district-level administrative units shall be prepared according to the Form No. 14 of Appendix III hereto; of provincial-level administrative units shall be prepared according to the Form No. 15 of Appendix III hereto;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Forms and charts showing forest inventorying results shall be subject to point b of clause 7 of Article 26 herein.

Chapter V

MONITORING OF FOREST TRANSITIONS

Article 32. Tasks and requirements of monitoring of forest transitions

1. Tasks involved in the monitoring of forest transitions:

a) Monitoring transition in forest areas according to forest conditions;

b) Monitoring transition in forest areas according to forest owners;

c) Monitoring transition in forest areas according to uses of forests;

d) Monitoring transition in forest areas according to causes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Using forest inventorying results integrated into the central database for monitoring of forest transition hosted on the server installed at the Vietnam Administration of Forestry (briefly called Central Database) as original data used for carrying out the annual monitoring of forest transitions. Previously published data are the database for carrying out the following year’s monitoring of forest transition;

b) Using forest transition updating software issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development;

c) Using necessary surveying, drawing and updating instruments and equipment, including personal computers, satellite locators and tablets, for defining and zoning forest plots subject to transition.

Article 33. Processes for monitoring of forest transitions

1. Collecting forest transition information:

a) Within 15 days from the date of transition in forest area, group-II forest owners shall be responsible for reporting to district-level Forest Protection Subdepartments; group-I forest owners shall be responsible for reporting to local forest protection forces on transitions in their allocated or leased forest areas; local forest protection officers shall be responsible for reporting to district-level Forest Protection Subdepartments on forest transitions with respect to forest areas put under the control of commune-level People’s Committees, and receiving, collecting, checking and verifying information about forest transitions provided by group-I forest owners;

b) Using the sample report containing information about transition in forest area given in the Form No. 01 of Appendix IV hereto.

2. Time of identification of forest transition occurring due to causes shall be regulated as follows:

a) Time of receipt of the report on acceptance testing of forestation results or after completion of forest cropping season, or time of receipt of the report on acceptance testing of results of the protected cultivation for regeneration of forests with respect to causes of transition specified in point a and c of clause 1 of Article 37 herein;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Time of completion of the primary exploitation of forest resources with respect to causes specified in point a of clause 2 of Article 37 herein;

d) Inspection reports including identification of forest areas subject to loss or damage that are made by competent authorities with respect to causes specified in point b, c and d of clause 2 of Article 37 herein;

dd) Reports on acceptance testing of completed exploitation of timber and other forest products that are prepared by competent authorities with respect to causes specified in point dd of clause 2 of Article 37 herein;

e) Documents, records or reports made by competent authorities with respect to causes specified in point d of clause 1 and point e of clause 2 of Article 37 herein.

3. Updating forest transitions:

a) Within 30 days of receipt of reports on forest transitions from forest owners or local forest protection officers, district-level Forest Protection Subdepartments shall carry out the inspection of forest transition documentation and the field verification; shall update forest transition software with transitions that may occur and synchronize updated results with the central database;

b) Provincial-level Forest protection Departments shall check and assess the level of adequacy of materials, data, databases and results of update of forest transitions provided by district-level Forest Protection Subdepartments; shall consolidate results of monitoring of forest transitions and areas where forests have not yet been formed throughout provinces;

c) Forest Administration shall consolidate results obtained from monitoring of transition in nationwide forests;

d) Collection and update of forest transition Information shall be subject to provisions laid down in Article 34, 35, 36 and 37 herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Package of documents submitted to apply for approval of results must comprise the written request for approval of results of monitoring of forest transition; charts or forms compiled from results by using the Form No. 02, 03, 04 and 05 of Appendix IV herein; the report on assessment of forest transition, analysis of causes of increase or reduction in forest area and areas not yet becoming forests in the report period and year on year; the forest transition monitoring database, including forest status maps and information about attributes of these maps (in digital form);

b) District-level Forest Protection Subdepartments must prepare application documents for approval of results referred to in point a of clause 4 of this Article for submission to district-level People’s Committees to seek their decisions on public disclosure of forest conditions before reporting to provincial-level Forest Protection Departments by January 31 in the following year;

c) Forest Protection Departments must prepare application documents for approval of results specified in point a of clause 4 of this Article for the Department of Agriculture and Rural Development to submit to provincial-level People's Committees to seek their decisions on public disclosure of forest conditions before the combined report is submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development prior to February 28 in the subsequent year;

d) Forest Protection Administration must prepare application documents for approval of results specified in point a of clause 4 of this Article for the Vietnam Administration of Forestry to submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development to seek its decision on public disclosure of conditions of nationwide forests by March 31 in the subsequent year.

Article 34. Monitoring of transitions in forest areas according to forest conditions

1. Monitoring transitions in forest areas:

a) Natural and planted forests;

b) Earthen mountain forests, rocky mountain forests, flooded forests and dune forests;

c) Timber forests, bamboo forests, timber and bamboo mixed forests and palm forests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Cultivation areas of plants not yet becoming forests;

b) Areas of protected cultivation of plants for forest regeneration purposes;

c) Other areas currently in use for forest protection and development purposes.

Article 35. Monitoring of transitions in forest areas according to forest owners

1. Monitoring transitions in area of forests under the management of forest owners prescribed in Article 8 of the Law on Forestry.

2. Monitoring transitions in area of forests under the management of commune-level People’s Committees.

Article 36. Monitoring of transition in forest areas according to purposes of use of forests

1. Monitoring transitions in specialized forests, including national parks, natural reserves, species – biotopes conservation zones, protected landscapes, forest areas intended for scientific researches and experiments, national vegetation parks and national seed stands.

2. Monitoring transitions in protection forests, including upstream protection forests, forests protecting water resources of residential communities, border protection forests, wind, sand and wave sheltering and sea reclamation forests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 37. Monitoring transition in forest areas according to causes

1. Increasing forest areas due to the following causes:

a) Afforestation;

b) Planted forests qualified as forests;

c) Areas of protected cultivation of regeneration plants that are qualified as forests;

d) Others.

2. Decreasing forest areas due to the following causes:

a) Forest harvest;

b) Illegal harvest;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Illegal deforestation and forestland encroachment;

dd) Transfer of purposes of forests;

e) Others (such as pests, diseases, cyclone, drought, flood, erosion and frost, etc.).

Article 38. Achievements obtained from monitoring of forest transition

1. Maps showing forest transition results that use the reference system VN2000 and the mapping scale according to laws on maps:

a) Commune-level: the minimum scale of 1/10,000;

b) District-level: the scale of 1/50,000;

c) Provincial-level: the scale of 1/100,000;

d) Nationwide-level: the scale of 1/1,000,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Forms and charts monitoring forest transitions and areas not yet becoming forest in different administrative units, and group-II forest owners, which are prepared by using the Forms No. 02, 03, 04 and 05 of Appendix IV herein.

3. Archival and depository of forest transition results:

a) Data on forest transition results (in documentary and digital form) prescribed in clause 1 and 2 of this Article may be archived and deposited on an annual basis;

b) Communal-level documentary data on forest transition results may be archived at commune-level People’s Committees and district-level Forest Protection Subdepartments; district-level documentary data on forest transition results may be archived at district-level Forest Protection Subdepartments and provincial-level Forest Protection Departments; provincial-level documentary data on forest transition results may be archived at Forest Protection Departments and Departments of Agriculture and Rural Development; nationwide documentary data on forest transition results may be archived at Forest Protection Administration.

c) Digital data on forest transition results integrated into the database available on the forestry information system hosted at the Vietnam Administration of Forestry may be deposited with district- or provincial-level administrative units and Vietnam Administration of Forestry.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 39. Responsibilities of forest owners

Carrying out forest inventories and monitoring of forest transitions and cooperating with specialized bodies in doing so.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Vietnam Administration of Forestry:

a) Formulating and implementing national forest survey and inventory projects and other thematic survey projects;

b) Providing instructions for localities and supervising them over forest surveys, inventories and monitoring of forest transitions; consolidating results of surveys, inventories and monitoring of forest transitions and non-forest areas across the nation.

2. Departments of Agriculture and Rural Development:

a) Formulating and carrying out forest survey and inventory projects existing within their jurisdiction;

b) Carrying out the monitoring of forest transitions and requesting provincial-level People’s Committee to make their decisions on public disclosure of forest conditions on an annual basis within their jurisdiction and sending related reports to the Ministry of Agriculture and Rural Development;

c) Providing instructions for localities and supervising them over forest surveys, inventories and monitoring of forest transitions; consolidating results of surveys, inventories and monitoring of forest transitions and non-forest areas at the provincial level.

3. Provincial-level Forest Protection Departments:

a) Taking charge of implementing about forest inventories and monitoring of forest transitions and providing manuals for such activities for district-level Forest Protection Subdepartments and forest owners;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Archiving and depositing provincial-level forest documents and databases.

4. District-level Forest Protection Subdepartments:

a) Providing instructions about and carrying out the inspection of forest surveys and monitoring of forest transitions within districts;

b) Consolidating results of forest inventories and monitoring of forest transitions and reporting to provincial-level Forest Protection Departments and district-level People’s Committees;

c) Archiving and depositing district-level forest documents and databases.

Article 41. Entry into force

1. This Circular shall enter into force on January 1, 2019.

2. The following documents shall be repealed from the entry into force of this Circular:

a) Circular No. 25/2009/TT-BNNPTNT dated May 5, 2009 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, providing instructions about forest statistics, inventories and documentation of forest management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty that arises, entities, organizations and persons concerned must send timely feedbacks to the Ministry of Agriculture and Rural Development to seek its instructions and decisions on any necessary amendment or supplement./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Ha Cong Tuan

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


82.394

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.111.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!