Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020

Số hiệu: 1956/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 27/11/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1956/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

b) Học nghề là quyền lợi và nghiệp vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;

c) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương;

d) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình;

đ) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã;

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

b) Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn

- Giai đoạn 2009 – 2010

+ Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo mục tiêu của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo đến năm 2010 (Dự án 7) bằng các chính sách của Đề án này;

+ Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%;

+ Phấn đấu hoàn thành “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2006 – 2010” được phê duyệt theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Giai đoạn 2011 – 2015

Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó:

+ Khoảng 4.700.000 lao động nông thôn được học nghề (1.600.000 người học nghề nông nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%;

+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã.

- Giai đoạn 2016 – 2020

Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó:

+ Khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%;

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác.

2. Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

III. CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ ÁN

1. Chính sách đối với người học

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề;

- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;

- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.

2. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên

- Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc;

- Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông;

- Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định;

- Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.

3. Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- 61 huyện nghèo được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

- 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 – 50% mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 - 5 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm;

- 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3 - 4 nghề đặc thù của địa phương; Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm.

- 116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm.

- 09 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 09 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống được hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy nghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường;

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập huyện được đầu tư giai đoạn 2006 – 2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề. Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm;

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm;

- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ … có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Các chính sách quy định trong Đề án này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả và biến động kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ.

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

a) Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch, quy hoạch hoặc chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện Nghị quyết về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của cấp ủy Đảng cấp trên và cấp ủy Đảng cùng cấp;

b) Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề;

c) Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề;

d) Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.

2. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo

a) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơ sở dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công mỹ nghệ) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020:

- Hoàn thành việc thành lập mới trung tâm dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013;

- Hỗ trợ đầu tư phát triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống;

- Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề công lập huyện đã được thụ hưởng Dự án 7 nhưng ở mức thấp;

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

b) Huy động các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng xã hội hóa có sự hỗ trợ của nhà nước (đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu).

3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý

a) Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với trung tâm dạy nghề mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm – ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn;

- Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng đến trường của cấp tỉnh;

- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành và các trường đại học, cao đẳng đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy;

- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đặt ra đặc biệt chú trọng đến trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc cấp tỉnh.

4. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

a) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm – ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Hoàn thành chỉnh sửa 300 chương trình, học liệu và xây dựng mới 200 chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho khoảng 300 nghề. Cung cấp các chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

b) Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

- Trong năm 2009 và 2010, tổ chức điều tra xác định những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức xã trong giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020;

- Xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng cán bộ, công chức xã theo từng vùng miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng dân tộc …) theo từng giai đoạn phát triển (đến năm 2015 và đến năm 2020). Từ năm 2010 đến năm 2012, xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức giảng dạy thí điểm, từ năm 2013 đến năm 2020 tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và tổ chức giảng dạy.

5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn

a) Hoạt động 1: tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Nội dung chủ yếu

+ Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn;

+ Triển khai tuyên truyền về dạy nghề lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng;

+ Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội Nông dân;

+ Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn;

+ Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Kinh phí dự kiến: 125 tỷ đồng.

b) Hoạt động 2: điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

- Nội dung chủ yếu:

+ Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn;

+ Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ;

+ Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động;

+ Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo đến năm 2020;

+ Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.

- Kinh phí dự kiến: 15 tỷ đồng.

c) Hoạt động 3: thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn

- Nội dung chủ yếu:

Dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho 18.000 lao động nông thôn gồm 4 nhóm: nhóm lao động làm nông nghiệp (ở các vùng núi, vùng chuyên canh); nhóm lao động trong các làng nghề ở vùng đồng bằng; nhóm nông dân chuyển nghề sang công nghiệp, dịch vụ (ở vùng núi và vùng đồng bằng, trung du) và nhóm đánh bắt xa bờ ở các tỉnh duyên hải miền Trung (học sửa chữa máy tàu thủy; chế biến và bảo quản thủy sản …).

- Kinh phí dự kiến: 54,4 tỷ đồng để thực hiện trong 2 năm 2009 – 2010.

d) Hoạt động 4: tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

- Nội dung chủ yếu:

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập gồm: 220 huyện mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 (30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 – 50%; 74 huyện vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; 116 huyện vùng đồng bằng); 09 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống. Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập huyện được đầu tư ở mức thấp trong những năm trước đây.

- Kinh phí dự kiến: 3.905 tỷ đồng.

đ) Hoạt động 5: phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

- Nội dung chủ yếu

+ Xây dựng 500 chương trình, học liệu dạy nghề (giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng, đĩa hình …) để đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu của thị trường lao động;

+ Xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp của 300 nghề.

- Kinh phí dự kiến: 90 tỷ đồng.

e) Hoạt động 6: phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

- Nội dung chủ yếu

+ Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề và người dạy nghề: chương trình tài liệu, bồi dưỡng công nghệ mới, chương trình tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề về nghiệp vụ tư vấn học nghề, tư vấn việc làm;

+ Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho 7.500 người để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề mới thành lập và các trung tâm dạy nghề đã thành lập nhưng chưa đủ cơ số giáo viên cơ hữu;

+ Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn cho 12.000 lượt người.

- Kinh phí dự kiến: 76,5 tỷ đồng.

g) Hoạt động 7: hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

- Nội dung chủ yếu

+ Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) và đặt hàng dạy nghề cho 6,54 triệu lao động nông thôn.

+ Đặt hàng dạy nghề cho khoảng 512 nghìn lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế.

- Kinh phí dự kiến: 20.308,2 tỷ đồng.

h) Hoạt động 8: giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

- Nội dung chủ yếu

+ Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án; thiết lập phương pháp thu thập và xử lý thông tin, quản lý kinh phí Đề án ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; xây dựng phần mềm quản lý Đề án; nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án ở các cấp;

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ;

+ Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Kinh phí dự kiến là 120 tỷ đồng.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

a) Hoạt động 1: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

- Nội dung chủ yếu

+ Xây dựng danh mục chương trình, nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức xã theo từng đối tượng cụ thể cho từng vùng;

+ Tổ chức điều tra xác định những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức xã trong giai đoạn 2010 – 2020.

- Kinh phí dự kiến: 4 tỷ đồng.

b) Hoạt động 2: xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

- Nội dung chủ yếu:

+ Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đối với mỗi chức danh công chức, chức danh cán bộ quản lý xã;

+ Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo từng vùng, miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng dân tộc thiểu số).

- Kinh phí dự kiến: 6 tỷ đồng.

c) Hoạt động 3: phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên

- Nội dung chủ yếu:

+ Xây dựng tiêu chuẩn, nhiệm vụ, các chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ đối với giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

+ Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành và các trường đại học, cao đẳng đáp ứng chương trình, nội dung giảng dạy;

+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên phương pháp giảng dạy tích cực, chú trọng năng lực thực hành và khả năng xử lý tình huống, phù hợp đối tượng học là người lớn (đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước).

- Kinh phí dự kiến: 75 tỷ đồng.

d) Hoạt động 4: xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng

- Nội dung chủ yếu: nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp, bao gồm cả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng và cơ chế giao cho các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống như các trường đại học, các viện nghiên cứu tham gia việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã;

- Kinh phí dự kiến: 1 tỷ đồng.

đ) Hoạt động 5: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

- Nội dung chủ yếu: đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 1,2 triệu lượt cán bộ, công chức xã;

- Kinh phí dự kiến: 1.200 tỷ đồng.

VI. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷ đồng, gồm:

- Kinh phí dạy nghề lao động nông thôn: 24.694 tỷ đồng;

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 1.286 tỷ đồng.

2. Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện

- Giai đoạn 2009 – 2010: 1.894 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 65,5 tỷ đồng);

- Giai đoạn 2011 – 2015: 11.363 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 593,5 tỷ đồng);

- Giai đoạn 2016 – 2020: 12.723 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 627 tỷ đồng).

3. Kinh phí của Đề án theo tính chất nguồn vốn

- Vốn đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề: 3.905 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp 22.075 tỷ đồng.

4. Cơ chế tài chính của Đề án

- Các địa phương tự cân đối được ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Đề án này;

- Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách và thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động còn lại của Đề án. Trong đó, kinh phí của Đề án trong 2 năm 2009 – 2010 được bổ sung thêm vào trong Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề’ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo đến năm 2010; kinh phí của giai đoạn 2011 – 2020 được bố trí riêng trong Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020.

- Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án (các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương

a) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào dự toán ngân sách nhà nước;

- Dự kiến phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các địa phương, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề liên quan gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp;

- Chủ trì tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên;

- Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã;

- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: xây dựng cơ chế, chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn; phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan thí điểm triển khai hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

c) Bộ Nội vụ

- Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;

- Tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn các huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi về công tác dạy nghề;

- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp;

- Tổ chức, chỉ đạo các địa phương tiến hành xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đến năm 2015 và đến năm 2020;

- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần phải trang bị cho cán bộ, công chức xã, kể cả kiến thức cập nhật (đến năm 2015 và đến năm 2020) và xây dựng các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng;

- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ giảng viên;

- Phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo 3 giai đoạn: đến năm 2010; từ năm 2011 đến năm 2015 và từ năm 2016 đến năm 2020 trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ, công chức xã của địa phương.

d) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bổ sung nội dung và kinh phí giai đoạn 2009 – 2010 của Đề án này vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo đến năm 2010 và bổ sung vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 và năm 2016 – 2020, báo cáo Chính phủ và Quốc hội;

- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông;

- Phối hợp với Bộ Nội vụ lựa chọn cho các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

- Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án từ năm 2009 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động trong Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.

e) Bộ Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã;

- Phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

g) Bộ Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

h) Các Bộ, ngành khác

Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đào tạo nghề thuộc phạm vi quản lý chủ động tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh trên cơ sở Đề án này và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề cấp huyện;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, trong đó xác định cụ thể các nội dung:

+ Xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước;

+ Huy động các cơ sở đào tạo (gồm trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp) của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương và của doanh nghiệp; các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ … có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này;

+ Quy định cụ thể mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo phù hợp với thực tế của địa phương. Ngoài mức hỗ trợ tối đa nêu trong Đề án này, các địa phương tùy theo khả năng nguồn ngân sách của mình mà quyết định mức hỗ trợ bổ sung cho người học.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm;

- Sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;

- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp:

- Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương;

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015”;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác; Hội Dạy nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1956/QD-TTg

Hanoi, November 27, 2009

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON VOCATIONAL TRAINING FOR RURAL LABORERS UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Resolution No. 24/2008/NQ-CP of October 28, 2008, promulgating the Government's action program on implementation of the Resolution of the Xth Party Central Committee's 7Xth plenum on agriculture, farmers and rural areas;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Home Affairs,

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on vocational training for rural laborers up to 2020 (below referred to as the Scheme) with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS, OBJECTIVES

1. Viewpoints

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b/ Vocational learning is the right as well as obligation of rural laborers, aiming to create and change jobs, raise income and improve life quality;

c/ To shift vocational training for rural laborers from training based on the available capacity of training institutions to training based on demands of rural laborers and the labor market; to include vocational training in socio­economic development strategies, master plans and plans of the country and each region, sector and locality;

d/ To renew and develop vocational training for rural laborers towards improving training quality and effectiveness and creating favorable conditions for rural laborers to learn trades suitable to their educational level, financial capacity and learning demand;

e/ To enhance training of cadres and civil servants, creating remarkable changes in training quality and effectiveness in order to build a contingent of commune cadres and civil servants who meet criteria of cadres and civil servants and requirements on qualification, leadership and management capacity, and professional expertise and skills for all socio-economic aspects in communes in service of industrialization and modernization of agriculture and rural areas.

2. Objectives

a/ General objectives

- To annually provide vocational training for around 1 million rural laborers on average, including training and retraining of 100,000 commune cadres and civil servants;

- To improve vocational training quality and effectiveness to create jobs and raise income for rural laborers, making contributions to labor and economic restructuring in service of industrializa­tion and modernization of agriculture and rural areas;

- To build a contingent of commune cadres and civil servants with firm political viewpoint, and qualifications, capacity and qualities meeting requirements of socio-economic administration, management and operation and public duty performance in service of industrialization and modernization of agriculture and rural areas.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- The 2009-2010 period

+ To continue providing vocational training for around 800,000 rural laborers according to the target set in the Vocational Training Capacity Building Project (Project 7) under the National Target Program on Education and Training up to 2010 under policies of this Scheme;

+ To pilot models of vocational training for around 18,000 rural laborers with 50 trades and order vocational training for around 12.000 being poor and ethnic minority people and rural laborers subject to recovery of farm land and meeting with financial difficulties. At least 80% of these laborers will find jobs after being trained under these models;

+ To strive to fulfill the plan on training of commune cadres and civil servants in the 2006-2010 period, which was approved under the Prime Minister's Decision No. 40/2006/QD-TTg of February 15, 2006.

-The 2011-2015 period

To provide vocational training for 5.2 million rural laborers, of whom:

+ Around 4.7 million rural laborers will receive vocational training (1.6 million trained in agricultural trades and 3.1 million in non­agricultural trades), including around 120,000 being poor people, ethnic minority people and rural laborers subject to recovery of farm land and meeting with financial difficulties to be trained on order. At least 70% of these laborers will find jobs after being trained;

+ Around 500,000 commune cadres and civil servants will receive training and retraining in administrative and socio-economic management suitable to their titles and positions to meet requirements of leadership, management, administration and performance of public duties.

- The 2016-2020 period

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



+ Around 5.5 million rural laborers will receive vocational training (1.4 million trained in agricultural trades and 4.1 million in non-agricultural trades), including around 380,000 being poor people, ethnic minority people and rural laborers subject to recovery of farm land and meeting with financial difficulties to be trained on order. At least 80% of these laborers will find jobs after being trained;

+ Around 500,000 commune cadres and civil servants will receive extensive training in administrative and socio-economic management knowledge and skills to meet requirements of leadership, socio-economic administration in the period of industrialization and modernization of agriculture and rural areas.

II. BENEFICIARIES OF THE SCHEME

1. Rural laborers of working age with educational level and health status suitable to the trades to be trained. To prioritize those entitled to incentive policies for people with meritorious contributions to the revolution, poor households, households with income of up to 150% of that of poor households, ethnic minority people, disabled people and people subject to recovery of farm land.

2. Full-time cadres of the Party, socio-political mass organizations and local administrations and civil servants of communes; source cadres of eligible ages under the personnel planning up to 2015 and 2020 for replacement of retired commune cadres and civil servants or filling mechanic vacancies.

III. POLICIES OF THE SCHEME

1. Policies for learners

- Rural laborers entitled to incentives for people with meritorious contributions to the revolution, poor households, ethnic minority people, disabled people and people subject to recovery of farm land may receive financial support for short-term vocational training (basic and under-3-month vocational training) of up to VND 3 million/person/course (specific levels are based on each trade and actual training time); meal allowance of VND 15,000/actual training day/person; and travel allowance according to ticket prices of public means of transport with the maximum level of VND 200,000/person/ course for vocational trainees living in areas 15 km or farther away from their training places;

- Rural laborers being members of households with income of up to 150% of that of poor households may receive financial support for short-term vocational training (basic and under-3-month vocational training) of up to VND 2.5 million/person/course (specific levels are based on each trade and actual training time);

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Rural laborers may take loans to attend vocational training under current regulations on credit for students. Rural laborers who work stably in rural areas after receiving vocational training may have 100% of interests on their loans taken for vocational training covered by the state budget;

- Ethnic minority rural laborers entitled to incentives for people with meritorious contributions to the revolution, poor households and households with income of up to 150% of that of poor households who attend intermediate-and collegial-level vocational training courses may enjoy policies on vocational training for boarding ethnic minority students;

- After receiving vocational training, rural laborers may take loans from the national em­ployment fund under the national target program on employment to generate self-employment.

Each rural laborer may receive vocational training support only once under the policies of this Scheme. Those having received vocational training support under other state policies are not entitled to these supports. Those having received vocational training supports but losing their jobs due to objective reasons may be considered and decided by provincial-level People's Committees to continue receiving vocational training supports to change jobs under the policies of this Scheme for no more than 3 times.

2. Policies for teachers and lecturers

- Teachers and vocational training administrators who regularly go to villages in areas meeting with exceptional socio-economic difficulties to provide vocational training for 15 days or more monthly may receive mobile-working allowance with a coefficient of 0.2 of the common wage level applicable to teachers who regularly go to villages for illiteracy eradication and continuing education universalization;

- Teachers of public vocational training establishments in mountainous districts, deep-lying, remote and border areas, islands and ethnic minority areas may enjoy public-duty house policies applicable to teachers of educational institutions from preschool to general education levels;

- Vocational trainers (technicians, engineers, skilled laborers of enterprises, production and business establishments and centers for agricultural, forestry and fishery extension, farmers with outstanding production results providing vocational training for rural laborers) may receive a teaching pay of at least VND 25,000/hour; trainers being scientific doctors, doctors in agriculture, provincially or nationally prestigious craftsmen may receive a teaching pay of at least VND 300,000/training session. Vocational training establishments shall set specific levels;

- To establish criteria and adopt appropriate regimes and mechanisms to attract capable trainers to work at cadre and civil servant training establishments; persons working in different fields and all sectors to participate in training and retraining; and capable staff of agencies and units to participate in training on a part-time basis.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- To invest in physical foundations and training equipment for vocational training centers in 61 poor districts under the Government's Resolution No. 30a/2008/NQ-CP of December 27, 2008, on the support program on quick and sustainable poverty reduction in 61 poor districts;

- To support investment in lecture rooms, practice workshops, dormitories, public-duty houses for teachers, canteens, semi-truck vehicles or motor boats for transporting equipment, mobile vocational trainers, equipment for training in 4 popular trades and 3-5 locally typical trades, for 30 districts with a poverty rate of 30-50% which established vocational training centers in 2009, at maximum VND 12.5 billion/center;

- To support investment in practice workshops, dormitories, public-duty houses for teachers, canteens, semi-truck vehicles or motor boats for transporting equipment, mobile vocational trainers, equipment for training in 3 popular trades and 3-4 locally typical trades, for 74 mountainous, border and island districts and ethnic minority areas which established vocational training centers in 2009, at maximum VND 9 billion/center;

- To support investment in physical foundations and training equipment for 116 plain districts which established vocational training centers in 2009, at VND 5 billion/center;

- To support investment in the construction of, and training equipment for, 9 handicraft vocational secondary schools in 9 provinces with large numbers of traditional craft villages, at VND 25 billion/school;

- To continue investment in training equipment for public district vocational training centers which received investment in 2006-2009 but have not met vocational training quality requirements, at VND 3 billion/center;

- To support funds for the procurement of training equipment for 100 continuing education centers in districts without vocational training centers to provide vocational training for rural laborers, at VND 1 billion/center;

- Vocational colleges and secondary schools, vocational training centers, universities, colleges, professional secondary schools of ministries, branches, socio-political organizations, localities, enterprises and private establishments; continuing education centers, vocational general technical centers, research institutes, community learning centers, centers for agricultural, forestry and fishery extension, farms, forestry farms, enterprises, cooperatives and production, business and service establishments which meet conditions on vocational training for rural laborers may provide vocational training for rural laborers with funding sources provided in this Scheme, be provided with curricula, training manuals and learning materials, and train vocational teachers.

The policies specified in this Scheme will be adjusted in response to price fluctuations and socio-economic changes annually and in each period.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. To raise awareness of levels, branches, the society, commune cadres and civil servants and rural laborers about the role of vocational training in employment generation, income raising and improvement of rural human resource quality

a/ People's Committees at all levels shall elaborate plans, master plans or specific action programs to implement the Resolutions on vocational training for rural laborers adopted by party committees of the same and higher levels;

b/ Socio-political organizations, social organizations and professional associations shall increasingly disseminate guidelines and policies of the Party and State on vocational training for rural laborers; provide free counseling on vocational training and employment and mobilize their members to attend vocational training;

c/ To increasingly and intensively disseminate through the mass media guidelines of the Party and policies and laws of the State on vocational training, the role and position of vocational training in socio-economic development, employment generation and income raising for rural laborers to know about and attend vocational training;

d/ To renew curricula and improve the effectiveness of vocational education at lower and upper secondary schools to help students correctly understand about vocational training and select on their own will forms of vocational training suitable to their conditions and circumstances.

2. To develop training institution networks

a/ Ministries, branches and provincial-level People's Committees shall review and supplement master plans on vocational training establishment networks, attaching importance to developing establishments providing vocational training for rural laborers (public and private establishments, vocational training establishments at enterprises, cooperatives, farms, forestry farms, intensive farming areas, production, business and service establishments and handicraft vocational training establishments) for different trades and different training levels up to 2020:

- To complete the establishment of vocational training centers in districts without such centers in 2009 and investment in their physical foundations and equipment by 2013;

 To support investment in developing handicraft vocational secondary schools in provinces with large numbers of traditional craft villages;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- To support funds for the procurement of vocational training equipment for continuing education centers in districts without vocational training centers to provide vocational training for rural laborers;

- To boost the socialization of vocational training by encouraging organizations and individuals to set up establishments to provide vocational training for rural laborers; and attracting private vocational training establishments, educational institutions (universities, colleges, professional secondary schools, continuing education centers, vocational general technical centers), enterprises, production and business and service establishments to provide vocational training for rural laborers.

b/ To mobilize cadre and civil servant training schools of ministries, branches, socio-political organizations, universities, colleges and secondary schools to train commune cadres and civil servants in line with the socialization policy with state support (on order or at request).

3. To develop the contingent of teachers, lecturers and administrators

a/ To develop the contingent of vocational teachers and administrators

- To survey and evaluate vocational teachers and administrators to provide grounds for making training and recruitment plans to meet requirements on quantity (each vocational training centers must have at least one full-time teacher for each trade), quality and structure of trained trades;

- To mobilize scientists, craftsmen, technicians, engineers and skilled laborers of enterprises, production and business establishments and agricultural-forestry-fishery extension centers, and farmers with outstanding production results to provide vocational training for rural laborers;

- To train in teaching and vocational skills for teachers to be supplemented to vocational training centers lacking full-time teachers;

- To train in management skills, counseling on occupation selection and job seeking and creation for rural laborers;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b/ To develop the contingent of teachers and lecturers to train commune cadres and civil servants

To set criteria, tasks and appropriate treatment regimes, policies and mechanisms to attract capable trainers to provide training at cadre and civil servant training schools; persons working in different fields and different sectors to participate in training; to attract capable staff of agencies and units to provide training on a part-time basis. To study and consolidate the organizational structure and payroll of cadre and civil servant training schools, attaching particular importance to provincial-level schools;

- To train teachers and lecturers of provincial political schools, district political training centers, cadre and civil servant training institutions of ministries and branches, universities and colleges to meet requirements on training programs and contents;

- To renew training contents, programs and methods appropriate to different groups of trainees; to study, revise and supplement lecturer training programs in order to meet requirements of training commune cadres and civil servants in the industrialization and modernization period;

- To consolidate the organizational structure and payroll of and increase teachers and lecturers to meet requirements of commune cadre and civil servant training, attaching particular importance to provincial-level cadre training schools.

4. To develop curricula, training manuals and learning materials

a/ To develop curricula, training manuals and learning materials for basic and continuing vocational training; to draw up lists of vocational training equipment

- To renew and develop curricula, training manuals and learning materials for vocational training for rural laborers to meet labor market demands, to regularly update new techniques and technologies;

- To mobilize scientists, craftsmen, technicians, engineers and skilled laborers of enterprises, production and business establishments and agricultural-forestry-fishery extension centers, and farmers with outstanding production results to participate in the development of vocational training curricula, manuals and materials for rural laborers;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b/ To elaborate programs and contents for commune cadre and civil servant training

- In 2009 and 2010, to conduct surveys to identify training contents and demands for cadre and civil servant training in the 2011-2015 period and up to 2020;

- To formulate training programs and contents appropriate to each group of commune cadres and civil servants in each area and region (plain, midland, mountainous and ethnic minority areas) for each development period (up to 2015 and up to 2020). From 2010 to 2012, to elaborate programs and contents and conduct pilot training. From 2013 to 2020, to complete, revise and supplement these programs and contents and provide training.

5. To increasingly examine, supervise and evaluate the implementation of the Scheme at all levels annually and at mid-and final-term periods of the Scheme.

V. ACTIVITIES OF THE SCHEME

1. Vocational training for rural laborers

a/ Activity 1: To disseminate information and provide counseling on vocational training and employment for rural laborers

- Major contents

+ To disseminate guidelines and policies of the Party and State on vocational training for rural laborers;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



+ To develop training materials and train in dissemination and mobilization skills for propaganda cadres of the Farmers Association;

+ To counsel on vocational training and employment for rural laborers;

+ To commend, honor and reward people making major contributions to vocational training for rural laborers.

- Estimated funds: VND 125 billion

b/ Activity 2: To conduct surveys and forecast demands for vocational training for rural laborers

- Major contents:

+ To draw up lists of trades to be trained for rural laborers;

+ To identify job-learning demands of rural laborers for each trade, in each region and at each training level;

+ To identify demands for vocationally trained laborers (quantity, quality, structure) of enterprises, economic sectors and the labor market;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



+ To determine the training capacity of establishments providing vocational training for rural laborers, including their network, trades to be trained, curricula, learning materials, vocational teachers and administrators, physical foundations and equipment for training.

- Estimated funds: VND 15 billion.

c/ Activity 3: To pilot models of vocational training for rural laborers

- Major contents:

To provide vocational training under pilot models for 18,000 rural laborers, of 4 groups: agricultural laborers (in mountainous and intensive farming areas); laborers in craft villages in plain areas; farmers shifting to industrial and service trades (in mountainous, plain and midland areas) and offshore fishermen in central coastal provinces (to be trained in vessel-engine repair, aquatic product processing and preservation).

- Estimated funds: VND 54.4 billion for 2009-2010.

d/ Activity 4: To increase physical foundations and equipment for public vocational training establishments

- Major contents:

To support investment in physical foundations and equipment for public vocational training establishments, vocational training centers established in 2009 in 220 districts (30 districts with a poverty rate of 30-50%; 74 mountainous, border, island and ethnic minority districts; 116 plain districts); 9 handicraft vocational secondary schools in provinces with large numbers of traditional craft villages. To support funds for procurement of vocational training equipment for 100 continuing education centers in districts without vocational training centers to provide vocational training for rural laborers. To continue support for investment in vocational training equipment for public district vocational training centers receiving low investment in previous years.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



e/ Activity 5: To develop curricula, training manuals, learning materials and draw up lists of vocational training equipment

- Major contents

+To develop 500 curricula, training materials (training manuals, instruction documents, tapes, visual discs) for basic and under-3-month vocational training according to labor market demands;

+ To draw up lists of equipment for basic vocational training for 300 trades.

- Estimated funds: VND 90 billion.

f/ Activity 6: To develop vocational teachers and administrators

- Major contents

+ To develop curricula and materials for training in teaching and vocational skills for basic vocational teachers and trainers: curricula and materials for training in new technologies, vocational skill improvement and teaching skills; curricula for training in vocational training and employment counseling for administrators of vocational training establishments;

+ To train in teaching and vocational skills for 7,500 people as to work as teachers for new vocational training centers and those lacking full-times teachers;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Estimated funds: VND 76.5 billion.

g/ Activity 7: To support rural laborers attending vocational training

- Major contents

+ To support short-term (basic and under-3-month) vocational training and to place orders for vocational training for 6.54 million rural laborers.

+ To place orders for vocational training for around 512,000 rural laborers being poor people, ethnic minority people and rural laborers subject to farm land recovery and meeting with financial difficulties.

- Estimated funds: VND 20,308.2 billion.

h/ Activity 8: To monitor and evaluate the implementation of the Scheme

- Major contents

+ To set indicators for monitoring and evaluating the Scheme; to establish methods to collect and process information and manage funds of the Scheme in provinces and centrally run cities, ministries, branches and central agencies; to develop a software to mange the Scheme; to raise the capacity to plan, manage and organize the implementation of the Scheme at all levels;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



+ To report on, review, analyze and evaluate the fulfillment of the objectives, targets and contents of the Scheme; and the management and use of the budget of the Scheme at the central level and in provinces and centrally run cities.

- Estimated funds: VND 120 billion.

2. To train and retrain commune cadres and civil servants

a/ Activity 1: To identify training and retraining needs

- Major contents

+ To list training and retraining programs and contents and identify learning demands of commune cadres and civil servants of each specific target group and in each region;

+ To conduct survey to identify training and retraining contents and learning demands of commune cadres and civil servants in the 2010-2020 period.

- Estimated funds: VND 4 billion.

b/ Activity 2: To develop training and retraining programs and contents

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



+To develop training and retraining programs according to the criteria of each civil servant title and commune administrator title;

+ To develop training and retraining programs for each region and area (plain, mid-land, mountainous and ethnic minority areas).

- Estimated funds: VND 6 billion.

c/ Activity 3: To develop the contingent of teachers and lecturers

- Major contents:

+ To set criteria, tasks and benefits, policies and mechanisms for trainers of cadres and civil servants;

+ To train and retrain teachers and lecturers of provincial political schools, district political training centers, cadre and civil servant training establishments of ministries and branches, universities and colleges to meet training requirements;

+ To train and retrain teachers and lecturers in teaching methods, attaching importance to active learning, practice and problem-solving skills suitable to adult learners (domestic and overseas training).

- Estimated funds: VND 75 billion.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- Major contents: To study and work out relevant mechanisms and policies, including regimes and policies for cadres and civil servants attending training and retraining and mechanisms on assignment of outside training establishments, such as universities and research institutions, to train and retrain commune cadres and civil servants;

- Estimated funds: VND 1 billion.

e/ Activity 5: To train and retrain commune cadres and civil servants

- Major contents: To train and retrain around 1.2 million commune cadres and civil servants;

- Estimated funds: VND 1.2 trillion.

VI. FUNDS AND FINANCIAL MECHANISM FOR THE SCHEME

1. The total state budget fund for the Scheme is estimated at VND 25.98 trillion, including:

- VND 24.694 trillion for vocational training for rural laborers;

- VND 1.286 trillion for training and retraining of commune cadres and civil servants.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- 2009-2010 period: VND 1,894 billion (including VND 65.5 billion for training and retraining of commune cadres and civil servants);

- 2011-2015 period: VND 11,363 billion (including VND 593.5 billion for training and retraining ot commune cadres and civil servants);

- 2016-2020 period: VND 12,723 billion (including VND 627 billion for training and retraining ol commune cadres and civil servants).

3. Investment-based funds for the Scheme

- Funds for investment in physical foundations and equipment for vocational training: VND 3,905 billion;

- Non-business funds: VND 22,075 billion.

4. Financial mechanism for the Scheme

- Localities which can balance budget funds on their own shall ensure local budget funds to support rural laborers attending vocational training and the training and retraining of commune cadres and civil servants under this Scheme;

- To ensure central budget funds to support rural laborers attending vocational training and the training and retraining of commune cadres and civil servants in localities which cannot balance budget funds on their own and to implement remaining policies, solutions and activities of the Scheme. Funds to implement the Scheme in 2009-2010 shall be added to the Project on Vocational Training Capacity Building under the National Target Program on Education and Training up to 2010. Funds to implement the Scheme in 2011-2020 shall be separately allocated under the National Target Program on Education and Training in 2011-2015 and 2016-2020 periods.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Responsibilities of ministries and central branches

a/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

- To act as the standing body of the Scheme; to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Home Affairs in, summing up contents and funding needs of the Scheme annually and according to each period of the Scheme and submit them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for summing up and submission to the Prime Minister;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Home Affairs and concerned ministries and branches in, coordinating and guiding the implementation of policies, solutions and activities of the Scheme;

- To guide localities in elaborating plans and estimating funds for vocational training for rural laborers annually and every five years; to sum up and submit funding needs to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for submission to the Prime Minister for inclusion into state budget estimates;

- To plan the allocation of funds for vocational training for rural laborers to concerned localities, ministries, branches and central agencies of socio-political organizations having vocational training establishments and submit them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for summing up;

- To assume the prime responsibility for organizing vocational training for rural laborers;

- To examine and supervise vocational training for rural laborers; to biannually and annually review and report on the implementation of the Scheme to the Prime Minister.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, drawing up lists of trades and vocational training programs or agricultural trades at basic level and for continuing vocational training;

- To work with a telecommunications company in providing information on commodity markets to support the sale of agricultural products and the provision of agricultural services to communes;

- To coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in adopting mechanisms and policies on vocational training for rural laborers; to allocate funds for vocational training for rural laborers;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and provincial-level People's Committees in piloting the grant of cards to learn agricultural trades to rural laborers;

- To examine and supervise vocational training in agricultural trades for rural laborers; to biannually and annually report such to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for summing up.

c/ The Ministry of Home Affairs

- To assume the prime responsibility for organizing and directing the evaluation and review of training and retraining of commune cadres and civil servants according to the set objectives; to propose amendments and supplements to mechanisms and policies on training of commune cadres and civil servants; to elaborate and promulgate programs on training and retraining of commune cadres and civil servants;

- To sum up funding needs and allocations of annual funds for training and retraining of commune cadres and civil servants and submit them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for summing up;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, guiding districts in assigning one full-time staff in charge of vocational training;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- To examine and minitor the training and retraining of commune cadres and civil servants; to annually report such to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for summing up;

- To organize and direct localities in identifying needs for training and retraining of commune cadres and civil servants; to elaborate master plans on training and retraining of commune cadres and civil servants up to 2015 and 2020;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and agencies in studying and proposing training programs and knowledge and skills to be trained for commune cadres and civil servants, including updated knowledge (up to 2015 and 2020), and formulating training and retraining programs and contents;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees in, studying and setting criteria and benefits, policies and mechanisms for lecturers;

- To coordinate with the Ministry of Finance in reviewing, amending and supplementing mechanisms and policies on training and retraining of commune cadres and civil servants;

- To guide localities in elaborating plans on training and retraining of commune cadres and civil servants in 3 periods: up to 2010; from 2011 to 2015 and from 2016 to 2020 based on localities' needs for planning, training and retraining of commune cadres and civil servants.

d/ The Ministry of Education and Training

- To add the contents and funds for 2009-2010 of this Scheme to the National Target Program on Education and Training up to 2010 and make supplements to the National Target Program on Education and Training in 2011-2015 and 2016-2020, and report thereon to the Government and the National Assembly;

- To renew curricula for and raise the effectiveness of vocational education at lower and upper secondary schools to form in students a proper attitude to vocational training and help them select on their own will forms of vocational training after completing secondary schools;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



e/ The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance

- To allocate funds to implement the Scheme from 2009 under the State Budget Law;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Home Affairs in, guiding the financial and investment management mechanism for policies and activities of the Scheme; to coordinate in examining and supervising the implementation of the Scheme.

f/ The Ministry of Industry and Trade

- To assume the prime responsibility for, and work with a telecommunication company in, providing information on commodity markets and supporting the sale of products of cottage industries for rural laborers at commune level;

- To coordinate with the Ministry of Home Affairs in studying and proposing programs and knowledge for training and retraining of commune cadres and civil servants to meet requirements of industrialization and modernization of agriculture and rural areas.

g/ The Ministry of Information and Communications

To coordinate with ministries, branches and localities in enhancing information work on vocational training for rural laborers.

h/ Other ministries and branches To direct vocational training establishments under their management in proactively participating in vocational training of rural laborers under plans of provinces and centrally run cities to implement the Scheme on vocational training for rural laborers.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- To approve and implement their own schemes on vocational training for rural laborers on the basis of this Scheme and their socio­economic development strategies up to 2020; to plan vocational training establishment networks up to 2020, with a focus on the development of district-level vocational training centers;

- To elaborate annual plans on implementation of the Scheme with the following specific contents:

+ Drawing up lists of trades to be trained, elaborating vocational training plans based on demands of rural laborers, demands for trained laborers of enterprises, production and business and service establishments and demands of domestic and overseas labor markets;

+ Mobilizing capable training institutions (including vocational colleges and secondary schools, vocational training centers, universities, colleges, professional secondary schools, continuing education centers, vocational general technical centers) of ministries, branches, socio­political organizations, localities and enterprises; and capable research institutions, community learning centers, centers for agricultural, forestry and fishery extension, farms, forestry farms, enterprises, cooperatives and production, business and service establishments to provide vocational training for rural laborers under the policies of this Scheme;

+ Specifying norms on training expenses for each trade suitable to local situations. In addition to the maximum levels of support set in this Scheme, localities may decide on additional support for learners depending on their local budget capacity.

- To formulate annual plans on training and retraining of commune cadres and civil servants;

- To efficiently use funds for training and retraining of commune cadres and civil servants;

- To direct local radio and television stations and newspapers in producing a section to promote vocational training for rural laborers;

- To arrange in each district a staff in charge of vocational training management in the Labor. War Invalids and Social Affairs Division;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Socio-political organizations and socio-professional organizations:

- The Vietnam Farmers Association: To assume the prime responsibility for mobilizing farmers to attend vocational training; to provide free counseling on vocational training, employment, and setting up of enterprises, farms and production and business establishments; to participate in vocational training and supervise the implementation of the Scheme in localities;

- The Central Ho Chi Minh Communist Youth Union: To incorporate the dissemination and counseling on vocational training and employment for rural laborers under this Scheme into the Scheme to support young people in vocational training and employment generation in 2008-2015;

- The Vietnam Women's Union, the Vietnam General Labor Confederation, other socio­political organizations; the Vietnam Vocational Training Association, Vietnam Craft Village Association and other professional associations: To participate in relevant activities of the Scheme.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Thien Nhan

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


125.369

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!