Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 664/QĐ-UBND 2022 tăng cường ứng dụng công nghệ trong giáo dục Gia Lai 2022 2025

Số hiệu: 664/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Nguyễn Thị Thanh Lịch
Ngày ban hành: 01/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 664/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 01 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” CỦA TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của các cơ quan nhà nước; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20 tháng 01 năm 2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 784/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Kế hoạch số 648/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 2415/KH- UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chương trình hành động số 921/UBND-CTHĐ ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh Gia Lai về triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khoá XVI) về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Gia Lai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c)
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Gia Lai;
- Ban Văn hóa xã hội-HĐND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai;
- Lưu: VT,KTTH,KGVX.h.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Lịch

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số      /QĐ-UBND ngày      tháng      năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” như sau:

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2015-2021

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong giai đoạn 2015-2021, công tác triển khai ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục và Đào tạo chủ yếu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); sự phối hợp của các cấp, các ban, ngành đoàn thể, các địa phương, Ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai có hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong tiến trình đổi mới và hội nhập, cụ thể:

1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Được sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp, hạ tầng CNTT tại các cơ sở giáo dục trong những năm qua được tăng cường đầu tư, nâng cấp. 100% trường học trên địa bàn tỉnh đều có kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; việc đầu tư, lắp đặt Internet miễn phí cho các trường học trong các năm qua được các cơ quan chức năng, đơn vị tài trợ quan tâm. Toàn ngành đã có 91,5% cơ sở giáo dục được kết nối Internet băng thông rộng; những đơn vị còn lại đều được kết nối Internet 4G với băng thông ổn định 25MB.

Năm học 2020-2021, Giáo dục phổ thông có 382/504 trường triển khai giảng dạy môn Tin học với 411 phòng máy vi tính được lắp đặt mạng LAN và kết nối Internet, số lượng học sinh tham gia học môn Tin học 161.647/312.189 học sinh, cụ thể: cấp Tiểu học đã tổ chức giảng dạy môn Tin học tự chọn ở 171/219 trường với 46.790/167.624 học sinh; cấp Trung học cơ sở (THCS) đã tổ chức giảng dạy môn Tin học ở 161/235 trường với 72.617/102.325 học sinh; cấp Trung học phổ thông (THPT) giảng dạy môn Tin học ở 50/50 trường với 42.240 học sinh.

Trang thiết bị dạy học, máy chiếu, tivi màn hình lớn, bảng tương tác thông minh đều được trang bị ở hầu hết các trường mầm non, phổ thông phục vụ việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập.

Khối quản lý gồm 17 phòng GDĐT và Sở GDĐT được trang bị đầy đủ thiết bị CNTT phục vụ nhu cầu làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức; mỗi cá nhân đều có máy vi tính, hạ tầng thiết bị mạng LAN nội bộ được kết nối Internet. Đầu tư mua sắm thiết bị phòng họp trực tuyến, máy chủ (Server) chạy các hệ thống của tỉnh và chương trình quản lý, ứng dụng trong ngành để các đơn vị trực thuộc và người dân sử dụng. Hiện nay, đã có 81 đơn vị đầu tư mua sắm thiết bị phòng họp trực tuyến để triển khai họp và tập huấn qua mạng trên hệ thống web conference do Bộ GDĐT cung cấp; có 10 trung tâm GDNN-GDTX được các Dự án THPT, Dự án THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 của Bộ GDĐT trang bị.

Hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong tỉnh cơ bản góp phần đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ quản lý, dạy và học trong ngành.

2. Các phần mềm ứng dụng, dịch vụ

a) Triển khai sử dụng đồng bộ Hệ thống quản lý trường học (SMAS), xây dựng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục

Triển khai sử dụng đồng bộ, thống nhất Hệ thống SMAS ở tất cả các trường mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; trang bị phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu trường học đồng bộ sang hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ GDĐT quản lý, chia sẻ dữ liệu các ngành trên địa bàn toàn tỉnh.

Xây dựng được cơ sở dữ liệu dùng chung trong toàn ngành, làm nền tảng để các phần mềm ứng dụng công tác quản lý, giảng dạy và học tập tích hợp liên thông, chia sẻ dữ liệu một cách thống nhất. Các cơ sở giáo dục thực hiện việc cập nhật dữ liệu trên Hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành tại địa chỉ https://csdl.gialai.edu.vn.

b) Triển khai hệ thống quản lý hành chính, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng (e-office)

Tiếp tục triển khai, sử dụng Hệ thống quản lý văn bản điều hành (QLVBĐH) ở Sở GDĐT, 53 đơn vị trực thuộc Sở, 17 phòng GDĐT, 13 trung tâm GDNN và GDTX các huyện. Việc triển khai sử dụng hệ thống QLVBĐH trong việc tiếp nhận, gửi văn bản điện tử đã mang lại hiệu quả thiết thực, giảm thiểu thời gian xử lý, tiết kiệm chi phí giấy tờ, được các đơn vị đánh giá cao trong công tác quản lý điều hành giữa Sở với phòng, trường THPT, trung tâm GDTX, đẩy mạnh CCHC theo kế hoạch của tỉnh.

c) Công tác sử dụng hệ thống họp trực tuyến web conference

Nâng cấp phòng họp trực tuyến, công tác triển khai họp, tập huấn trực tuyến trong ngành Giáo dục và Đào tạo được diễn ra thường xuyên trên các nền tảng như Zoom, Google Meet, Microsoft Team đã mang lại hiệu quả trong tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở cơ sở, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Sở GDĐT trang bị 13 phòng họp trực tuyến theo công nghệ video conference cho Sở và 12 trường THPT ở các địa bàn huyện, thị xã nhằm nâng cao chất lượng triển khai các hội nghị, tập huấn, đẩy mạnh việc triển khai sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ trực tuyến qua mạng giữa các trường THPT.

d) Triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; giảng dạy và học tập qua mạng trên các hệ thống phần mềm

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GDĐT đã triển khai hệ thống bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến cho cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông và triển khai Chương trình ETEP với số lượng 14.783 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia và được cấp chứng chỉ.

Xây dựng phương án triển khai giảng dạy và học tập qua mạng ở các cấp học, bậc học; trong điều kiện an toàn các em đến lớp bình thường, trong thời điểm dịch Covid-19 ảnh hưởng chuyển sang hình thức học tập trực tuyến.

e) Triển khai Hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến

Triển khai thực hiện Quyết định số 406/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Sở GDĐT đã phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dịch vụ, hệ thống, đấu nối lên Cổng dịch vụ công quốc gia và được sự hỗ trợ kỹ thuật của Viettel Gia Lai công tác tuyển sinh đầu cấp trong năm học 2021-2022 được diễn ra thuận lợi, thành công ngoài mong đợi, nhất là đối với tuyển sinh lớp 10, đây là cơ sở để rút kinh nghiệm và triển khai mở rộng đến các cấp học trong những năm học tiếp theo.

f) Triển khai các phần mềm soạn giảng, dạy học trên môi trường mạng và kho học liệu số

Sở GDĐT đã mua sắm trang bị phần mềm soạn giảng e-learning cho các trường phổ thông (50 trường THPT, 235 trường THCS, 105 trường Tiểu học), tăng cường quản lý hồ sơ điện tử, góp phần giảm thiểu các loại hồ sơ sổ sách trên giấy.

Trang bị đồng bộ phần mềm ngân hàng đề thi trực tuyến (Master Test) cho 50 trường THPT và 235 trường THCS khai thác sử dụng; xây dựng ngân hàng trực tuyến dùng chung; đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, chấm trắc nghiệm trên phần mềm qua hệ thống mạng LAN, WAN trong các trường THCS, THPT. Công tác xây dựng hệ thống máy chủ, cài đặt phần mềm tích hợp liên thông Sở GDĐT đang từng bước hoàn thiện để phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi chia sẻ trong tỉnh nói riêng, đóng góp cho Hệ trí thức Việt nói chung.

Xây dựng kho học liệu số, tài liệu điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập được cán bộ, giáo viên hưởng ứng chia sẻ trên các hệ thống. Cùng với sự hỗ trợ của VNPT Gia Lai, Viettel Gia Lai và các nền tảng miễn phí khác công tác dạy học trực tuyến thực sự đã chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và các em học sinh tham gia.

Triển khai nhiều giải pháp ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá như: Sử dụng hệ thống quản lý điều hành trường học; xây dựng cơ sở dữ liệu ngành; quản lý sổ điện tử trong các trường học (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc, sổ đăng bộ, lịch báo giảng, tuyển sinh trực tuyến đầu cấp học, kiểm định chất lượng giáo dục trực tuyến).

g) Triển khai dự án Xây dựng hệ thống giáo dục thông minh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Pleiku

Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn giai đoạn thiết kế chi tiết, dự toán; hiện tại đang hoàn thiện bước phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để triển khai thi công đưa vào sử dụng nhằm triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học để nâng cao chất lượng dạy và học cho 07 trường THPT, 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên thụ hưởng dự án.

3. Quản lý, quản trị và đảm bảo an toàn thông tin

Trong công tác quản trị nhà trường, quản lý giáo dục, hiện đang sử dụng có hiệu quả các phần mềm, hệ chương trình. Trang thông tin điện tử của các trường được quản lý, sử dụng và cập nhật thông tin liên tục; công tác quản lý hồ sơ công việc thực hiện qua hệ thống quản lý văn bản.

Chữ ký số đang được triển khai trong toàn ngành, chủ yếu đối với cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và cán bộ trực tiếp thực hiện đối với các dịch vụ công trực tuyến. Hồ sơ quản lý học sinh trong nhà trường đã và đang tích cực số hoá.

Việc ứng dụng CNTT trong hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng được triển khai mạnh mẽ trong toàn ngành thông qua hình thức trực tuyến, phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 và xu thế thời đại, bảo đảm tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả.

- Trong những năm qua, Sở GDĐT đã phối hợp với Viettel Gia Lai, VNPT Gia Lai xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển hệ thống, hệ sinh thái trong các trường học, hỗ trợ công tác quản lý điều hành của nhà trường; đồng bộ, liên thông ở tất cả các cấp học một cách toàn diện, thống nhất từ các cơ sở giáo dục đến các cơ quan quản lý.

- Sở GDĐT được tỉnh đầu tư hệ thống tường lửa Sophos UTM SG230 và phần mềm diệt virus Kaspersky Endpoint để bảo mật, an toàn thông tin cơ quan, hệ thống hoạt động tốt bảo vệ máy chủ và các máy tính cá nhân cán bộ, công chức. Năm 2021, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục nâng cấp, duy trì nhằm phát huy hiệu quả hoạt động thông tin và an toàn mạng cho các sở, ngành triển khai Chính quyền điện tử, hoạt động chuyên môn của ngành.

4. Nguồn nhân lực

Toàn ngành có 777 cán bộ, công chức, viên chức chuyên ngành đào tạo CNTT, trong đó trình độ đào tạo sau đại học 28 người, cao đẳng và đại học 656 người và trung cấp 93 người; tại Sở GDĐT có 03 người trình độ sau đại học, 05 người trình độ đại học, 02 người trình độ trung cấp.

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều sử dụng thành thạo máy vi tính trong công việc. Công tác bồi dưỡng, tập huấn CNTT luôn được Sở GDĐT, phòng GDĐT, các trường học quan tâm tổ chức, đây là điều kiện để cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng CNTT vào thực tiễn quản lý, giảng dạy.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao được quan tâm, hiện tại có 12 cán bộ, giáo viên được UBND tỉnh cử đi nghiên cứu sau đại học chuyên ngành khoa học máy tính.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

- Hạ tầng CNTT tại các cơ sở giáo dục đã và đang được đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, hiệu quả đạt được chưa cao, hầu hết các thiết bị CNTT, máy vi tính ở các đơn vị, trường học vẫn còn thiếu nhiều, được trang bị nhiều năm trước đây, nên chất lượng và cấu hình không đáp ứng nhu cầu sử dụng trong công tác quản lý và giảng dạy, học tập. Nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa phần cứng; xây dựng, nâng cấp các phần mềm của các cơ sở giáo dục trong từng năm còn hạn hẹp. Nhiều đơn vị không đủ kinh phí để sửa chữa, bổ sung các thiết bị ứng dụng CNTT hiện đại như: phòng học ngoại ngữ, phòng học Tin học,... Các chương trình, dự án đầu tư về CNTT không có, nên việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong giáo dục thiếu đồng bộ, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập ở các đơn vị, trường học còn nhiều hạn chế, cụ thể:

+ Hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành Giáo dục mới xây dựng nên khi triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần có thời gian vận hành hoàn thiện và khai thác phục vụ cho cơ sở và báo cáo Bộ GDĐT.

+ Sử dụng hệ thống quản lý hành chính, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng ở các đơn vị trong ngành còn hạn chế (343/793 đơn vị sử dụng hệ thống QLVBĐH, chiếm tỷ lệ 43%), chưa đáp ứng chỉ tiêu 100% xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng của Chính phủ.

+ Triển khai tuyển sinh đầu cấp qua mạng còn hạn chế, nhất là công tác tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6.

+ Kho học liệu số (bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác), hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu để hỗ trợ phát huy chuyên môn, do vậy cần có nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng ngân hàng đề dùng chung. Hệ thống học tập trực tuyến (Learning Management System) còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai; nguồn học liệu số cung cấp, khai thác chủ yếu từ Bộ GDĐT hoặc từ các nguồn miễn phí, thương mại có sẵn.

+ Vẫn còn nhiều Điểm trường chưa có đường truyền Internet tốc độ cao phục vụ hoạt động dạy và học, nhất là các điểm trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, làm ảnh hưởng đến việc dạy và học trực tuyến cũng như chuyển đổi số ở những nơi này. Còn khá nhiều học sinh, sinh viên chưa có đủ điều kiện học trực tuyến (như thiết bị, đường truyền, phần mềm).

- Đầu tư các phần mềm, trang thiết bị CNTT cho các đơn vị, trường học trong những năm gần đây không có sự thống nhất, đồng bộ giữa Sở GDĐT với các địa phương, do đó gặp rất nhiều khó khăn khi đồng bộ dữ liệu chung của ngành. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt và tỷ lệ thủ tục hành chính triển khai mức độ 3, mức độ 4 tại các cơ sở giáo dục còn thấp.

- Nguồn nhân lực có trình độ cao về CNTT trong ngành còn thiếu nên khó đáp ứng yêu cầu về phát triển ứng dụng CNTT và chuyển đổi số. Một số đơn vị, trường học thiếu cán bộ, giáo viên chuyên trách CNTT. Khả năng tiếp cận sự thay đổi về công nghệ và các ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn còn hạn chế. Một số giáo viên chậm thay đổi, e ngại sử dụng phần mềm, thiết bị công nghệ mới để làm phương tiện giảng dạy; kỹ năng tiếp cận, sử dụng phần mềm ứng dụng, khai thác học liệu số, xây dựng bài giảng điện tử,… của giáo viên chưa cao, làm giảm năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong thời gian qua.

PHẦN II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Văn bản của Trung ương

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025";

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 06 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030”.

- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030”.

- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

2. Văn bản của tỉnh

- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20 tháng 01 năm 2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 784/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Kế hoạch số 648/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 2415/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Chương trình hành động số 921/UBND-CTHĐ ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh Gia Lai về triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khoá XVI) về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

II. QUAN ĐIỂM

- Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo, đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDĐT trên địa bàn tỉnh; tác động tích cực tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục.

- Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo cần có sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý, sự chủ động, tích cực của các cơ sở giáo dục và sự ủng hộ, tham gia của mỗi người học, mỗi nhà giáo và toàn xã hội.

- Người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số.

- Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo phải được thiết kế đồng bộ, bao quát, có hệ thống; được triển khai từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao trong từng giai đoạn, nhất là trong giai đoạn thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong ngành giáo dục và đào tạo, nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, quản lý và quản trị nhà trường một cách hiệu quả, tiến tới xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học

- Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: 50% học sinh, mỗi sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.

- Về môi trường giáo dục trực tuyến

+ Hình thành một số nền tảng dạy và học trực tuyến, được trên 50% học sinh, sinh viên sử dụng;

+ Hình thành kho học liệu trực tuyến đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông.

- Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến: Tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5% ở bậc tiểu học, 10% ở bậc trung học;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

b) Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục

- Về quản trị nhà trường: 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó:

+ 100% người học, 100% nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn quốc;

+ 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.

+ Triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt trong tất cả các cơ sở giáo dục.

- Về quản lý giáo dục: Hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục được thiết lập và vận hành hiệu quả, trong đó:

+ Cơ sở dữ liệu toàn ngành được hoàn thiện, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia;

+ Các cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh tới các địa phương được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó 90% hồ sơ công việc tại cấp sở; 80% hồ sơ công việc tại cấp phòng được giao dịch và giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân

+100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (hoặc mức độ 3 nếu không phát sinh thanh toán);

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%;

+ Tỷ lệ người học, phụ huynh hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của các cơ sở giáo dục đạt trung bình 80%;

+ Tỷ lệ tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 80%.

2.2. Mục tiêu đến năm 2030

Đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục quốc dân vào môi trường số, trong đó:

- Hoàn thiện một nền tảng dạy và học trực tuyến quốc gia tích hợp kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông;

- 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.

- 100% hồ sơ công việc tại cấp sở; 90% hồ sơ công việc tại cấp phòng được giao dịch và giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

a) Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống số hóa. Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây; đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các cơ sở giáo dục; có chính sách hỗ trợ dịch vụ Internet cho người học và đội ngũ giáo viên; có chính sách máy tính phù hợp cho học sinh và sinh viên; phát triển, hoàn thiện hệ thống chữ ký số trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Sở GDĐT (bao gồm việc xác thực trên thiết bị di động).

b) Đầu tư hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm/ thực hành (Lab) hiện đại, phòng Lab mô phỏng, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), công nghệ học máy, công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực nghiên cứu, thực hành.

2. Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số trong hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học

a) Đổi mới mô hình dạy - học

- Triển khai, thí điểm triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số theo hướng dạy học kết hợp (lớp học thông minh, nhóm học tương tác, tự học với trợ lý ảo) phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập;

- Sử dụng các công nghệ và nền tảng số hóa nhằm nâng cao chất lượng việc dạy và học, thay đổi toàn diện công tác quản lý và điều hành ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai.

b) Phát triển kho học liệu số chia sẻ dùng chung

- Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành Giáo dục, gồm bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thư viện điện tử trong các cơ sở giáo dục phổ thông, cổng thư viện số kết nối liên thông với các kho học liệu số; phát triển các phòng thí nghiệm ảo, các phòng thực hành và thực tập ảo.

c) Phát triển các ứng dụng, nền tảng số phục vụ dạy - học

- Triển khai một số nền tảng số dạy và học trực tuyến với các tính năng tiên tiến hỗ trợ học tập cá thể hóa và tăng cường trải nghiệm; tăng cường kiểm tra, thi trên máy tính và thi trực tuyến; kết nối nền tảng dạy học trực tuyến với nền tảng quản trị nhà trường và mạng IoT;

- Hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục với sự tham gia của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh và học sinh, hướng đến tích hợp với hệ sinh thái công dân điện tử của tỉnh.

3. Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục

a) Đổi mới mô hình, quy trình quản lý, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính;

- Rà soát, cải cách các mô hình quản trị cơ sở giáo dục (quản lý tuyển sinh, quản lý chương trình, quản lý thông tin người học, quản lý thông tin đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, và quản lý các hoạt động giáo dục khác);

- Rà soát, cắt giảm và đơn giản các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng giúp ứng dụng hiệu quả công nghệ số, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ, phục vụ tốt nhất người học, người dân và các tổ chức;

- Triển khai các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh;

- Thử nghiệm nền tảng dùng chung giải quyết một số thủ tục hành chính không dùng giấy tờ trong ngành Giáo dục dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo

- Phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đảm bảo phục vụ tất cả cơ quan quản lý giáo dục. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu lớn của toàn ngành tại Sở GDĐT (bao gồm cơ sở dữ liệu về người học, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên, cơ sở vật chất, tài chính và đầu tư nghiên cứu khoa học);

- Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành Giáo dục, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu từ các cơ sở giáo dục, phòng GDĐT đến Sở GDĐT; kết nối dữ liệu giữa ngành Giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục và đào tạo, kết nối giữa các Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của địa phương phục vụ công tác báo cáo, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục;

- Xây dựng phát triển nền tảng dữ liệu mở về giáo dục, thu thập dữ liệu kết hợp với dữ liệu chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở trong ngành giáo dục và đào tạo và mạng thông tin giáo dục quốc gia. Triển khai nền tảng quản lý mã định danh, xác thực người dùng trên môi trường số của ngành giáo dục.

c) Phát triển các ứng dụng, nền tảng số phục vụ quản trị các cơ sở giáo dục

- Triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số tới 100% cơ sở giáo dục nhằm tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; đảm bảo kết nối, báo cáo liên thông dữ liệu từ cơ sở giáo dục với hệ thống cơ sở dữ liệu toàn quốc của ngành giáo dục;

- Trên nền tảng cơ sở dữ liệu, triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, liên lạc giữa nhà trường với gia đình, thanh toán không dùng tiền mặt, truyền thông và kết nối với các nền tảng ứng dụng trong và ngoài ngành giáo dục; triển khai các mô hình quản trị nhà trường tiên tiến trên nền tảng số đảm bảo thiết thực và hiệu quả.

4. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức; đào tạo, bồi dưỡng năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học; nâng cao chỉ số phát triển nguồn nhân lực về Chính phủ điện tử (HCI)

a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đến toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học trong ngành giáo dục và xã hội.

- Chuyển đổi số phải bắt đầu từ nhận thức vai trò người đứng đầu các đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò và lợi ích của chuyển đổi số ngành giáo dục; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, vai trò của CNTT về giáo dục;

- Tăng cường sự tham gia của phụ huynh, tổ chức, công dân và doanh nghiệp cùng góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại;

- Xây dựng quy định về đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo an ninh mạng trên phạm vi toàn ngành trên nền tảng chung chính sách của tỉnh;

- Thúc đẩy việc nghiên cứu, sáng tạo, và thử nghiệm các công nghệ số trong giáo dục, tổ chức kết nối, tập hợp, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển CNTT giáo dục tại tỉnh trong việc phát triển các sản phẩm ứng dụng, nền tảng giáo dục số;

- Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến (báo, tạp chí điện tử, phát thanh - truyền hình, mạng xã hội…) để hỗ trợ phụ huynh, học sinh, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ giáo dục trực tuyến;

- Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong chuyển đổi số ngành giáo dục.

b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học bảo đảm quản lý, làm việc hiệu quả trên môi trường số; kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; thí điểm bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo về kỹ năng sử dụng CNTT tiếp cận chuẩn quốc tế tại một số cơ sở giáo dục, địa phương có đủ điều kiện và yêu cầu cao về nhân lực chuyển đổi số; triển khai hệ thống bồi dưỡng giáo viên đảm bảo tất cả nhà giáo có hồ sơ và tài khoản sử dụng để tự bồi dưỡng một cách chủ động, thường xuyên theo nhu cầu.

c) Triển khai mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/STEAM), phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số.

d) Tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế liên quan để cung cấp các số liệu kịp thời cho các tổ chức quốc tế.

5. Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

a) Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức và hiệp hội về CNTT trong và ngoài nước, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến về công nghệ giáo dục và chuyển đổi số áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

b) Thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư xây dựng các nền tảng số và ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, ưu tiên cho phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến, hệ thống học tập trực tuyến, kho học liệu số dùng chung, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục;

c) Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối trang thiết bị số để hỗ trợ, ưu đãi cung cấp sản phẩm CNTT cơ bản (máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng) tích hợp các phần mềm ứng dụng và tính năng an toàn, bảo mật cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học phục vụ hoạt động dạy - học trong các nhà trường.

6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số và tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách

a) Rà soát và kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyển đổi số trong các hoạt động dạy học, quản trị cơ sở giáo dục, quản lý giáo dục; quy định về cơ sở dữ liệu trong ngành giáo dục; quy định về năng lực số của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học.

b) Rà soát và ban hành các quy định kỹ thuật về dữ liệu; hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị, cơ quan trong ngành giáo dục và ngành giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia; hướng dẫn kết nối kỹ thuật triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục; ban hành tiêu chí kỹ thuật của các nền tảng số dùng trong ngành giáo dục; ban hành các bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục.

c) Ban hành chính sách huy động sự tham gia và đóng góp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân; chính sách máy tính giáo dục cho học sinh, sinh viên; chính sách Internet giáo dục.

d) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; tổ chức đánh giá, công bố chỉ số chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(Chi tiết có Phụ lục các dự án, nhiệm vụ triển khai kèm theo)

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách, bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên, chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

- Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Kinh phí thực hiện không trùng lắp với các nguồn liên quan đến Đề án chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2022-2025.

2. Nguồn lực thực hiện

- Nguồn vốn đầu tư công (đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 đối với các dự án đã được phê duyệt hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư).

- Nguồn kinh phí thường xuyên và kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm.

- Nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ (các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch và các nhiệm vụ, giải pháp liên quan được nêu tại mục 5.2, phần II của Kế hoạch số 2451/KH-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

b) Chủ động phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

c) Hàng năm, căn cứ các dự án, nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch, xây dựng dự toán gửi Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định, làm căn cứ để Sở Tài chính kiểm tra, trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ/dự án theo quy định;

d) Xây dựng quy chế quản lý, vận hành, sử dụng các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin đã đầu tư (kể cả các phần mềm, hệ thống đã đầu tư trong giai đoạn trước);

đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp với Sở GDĐT để triển khai các nền tảng, giải pháp ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp CNTT nghiên cứu, phát triển hạ tầng số quốc gia, hạ tầng Internet đảm bảo triển khai tốt các hoạt động chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; đảm bảo kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục;

c) Thẩm định, có ý kiến về các nội dung chuyên môn (phương án, giải pháp kỹ thuật công nghệ, thiết kế chi tiết, thiết kế cơ sở,…) theo quy định của pháp luật về đầu tư ứng dụng CNTT.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của Sở GDĐT, các đơn vị liên quan về đầu tư ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước, kiểm tra, tổng hợp, tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện Kế hoạch, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền để cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo quy định của Luật đầu tư công để triển khai các dự án của Kế hoạch chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của Kế hoạch để cụ thể hóa nội dung trong các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Có các giải pháp tăng cường nguồn lực bảo đảm các điều kiện triển khai chuyển đối số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn;

c) Hàng năm, căn cứ các dự án, nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch, xây dựng dự toán gửi Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định, làm căn cứ để cơ quan tài chính các cấp kiểm tra, trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ theo quy định; tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; tổ chức đánh giá sơ kết và tổng kết theo hướng dẫn của Sở GDĐT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Căn cứ nội dung trên, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung; các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phản hồi về cơ quan thường trực (Sở GDĐT) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

TT

Dự án, nhiệm vụ

ĐVT

Đơn vị thực hiện

Năm thực hiện

Ghi chú

2022

2023

2024

2025

A

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ĐÃ THỰC HIỆN

(Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, triển khai cho các đơn vị quản lý, sử dụng các phần mềm, các trang thiết bị đã được đầu tư một cách có hiệu quả)

1

Phần mềm ngân hàng câu hỏi, đề thi trực tuyến (Master Test)

(Năm 2017 mua sắm 37 phần mềm ngân hàng đề thi trực tuyến cho 37 trường THPT; năm 2019 trang bị bổ sung 10 phần mềm cho 10 trường THPT và năm 2020 trang bị 235 phần mềm cho 235 trường THCS)

 

 

 

 

 

 

 

2

Phần mềm hỗ trợ soạn giảng, e-Learning

(Năm 2017 trang bị 46 phần mềm soạn giảng, elearning cho 46 trường THPT, năm 2019 trang 01 trường THPT, năm 2020 trang bị 235 trường THCS, năm 2021 trang bị 105 phần mềm cho 105 trường tiểu học 08 huyện, thị xã, thành phố khai thác sử dụng)

 

 

 

 

 

 

 

3

Triển khai hệ thống học tập trực tuyến (Learning Management System)

Trang bị hệ thống học tập trực tuyến LMS cho 47 trường THPT (https://viettelstudy.vn/sgdgialai) để triển khai phương pháp học tập kết hợp và phục vụ cho các đơn vị trực thuộc Sở sử dụng.

 

 

 

 

 

 

 

4

Phần mềm tuyển sinh đầu cấp qua mạng

(Năm 2018 trang bị 01 hệ thống phần mềm tuyển sinh đầu cấp cho các trường THPT công lập sử dụng.)

 

 

 

 

 

 

 

5

Phần mềm quản lý thư viện online (Master Lib)

(Năm 2019 trang bị 282 phần mềm quản lý thư viện Master Lib cho 47 trường THPT, 235 trường THCS quản lý sử dụng.)

 

 

 

 

 

 

 

6

Phần mềm kế toán (MISA)

(Năm 2019 trang bị cho 47 trường THPT công lập)

 

 

 

 

 

 

 

7

Phần mềm kiểm định giáo dục

(Năm 2020 trang bị cho 47 trường THPT công lập)

 

 

 

 

 

 

 

8

Phần mềm Quản lý trường học - Nghiệp vụ Quản lý các Khoản thu và Hóa đơn điện tử (qlth.vn)

(Năm 2020 trang bị cho 519 trường học công lập trực thuộc Sở, 15 huyện, thị xã, thành phố (Sở: 48, Chư Păh: 39, Chư Pưh: 31, Ia Pa: 28, Chư Prông: 56, Đak Đoa: 19, Đak Pơ: 3, Đức Cơ: 17, Kbang: 43, Kông Chro: 30, Krông Pa: 19, Mang Yang: 36, Phú Thiện: 39, Pleiku: 66, An Khê: 24, AyunPa: 21)

 

 

 

 

 

 

 

9

Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu trường học đồng bộ tích hợp sang hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, chia sẻ dữ liệu các ngành trên địa bàn toàn tỉnh

(Năm 2021 Sở Giáo dục và Đào tạo trang bị 01 hệ thống phần mềm dùng chung trong toàn ngành)

 

 

 

 

 

 

 

10

Phần mềm quản lý giáo án

(Năm 2021 trang bị cho 50 đơn vị trực thuộc Sở)

 

 

 

 

 

 

 

11

Mua sắm thiết bị và phần mềm “Hệ thống phần mềm số hóa quản lý dữ liệu EDM”, thực hiện số hóa văn bằng chứng chỉ năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

12

Xây dựng hệ thống E-learning (học trực tuyến) cho 7 trường THPT trên địa bàn thành phố Pleiku

(Năm 2021, triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng Thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh từ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, tổng mức đầu tư 29 tỷ đồng)

 

 

 

 

 

 

 

B

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2022-2025

I

Nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong ngành GDĐT theo Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

1

Trang bị phần mềm quản lý giáo án cho các trường học, trung tâm (trừ các trường THCS ở Mang Yang và Đức Cơ đã trang bị năm 2021)

Hệ thống

UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

x

x

x

 

Trang bị phần mềm quản lý giáo án cho phòng GDĐT

 

x

 

 

 

2

Đầu tư thiết bị họp trực tuyến để triển khai hội nghị, tập huấn giữa Sở GDĐT và các đơn vị trực thuộc Sở

30 đơn vị

Sở GDĐT

 

x

x

 

 

II

Trang bị phần mềm tuyển sinh đầu cấp cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh

(Quyết định số 406/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; trừ Chư Sê, Pleiku đã trang bị)

Hệ thống

Sở GDĐT

 

x

 

 

 

III

Nhiệm vụ Triển khai thực hiện đề án “ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” (Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh)

 

Sở GDĐT, UBND các huyện, Thị xã, thành phố

x

x

x

x

 

 

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục.

 

 

x

x

x

x

 

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin tổ chức các cuộc thi thiết kế áp phích, thiết kế mô hình, các video đa phương tiện, mã hóa an toàn và xâm nhập ứng dụng web cho các đối tượng từ trung học cơ sở trở lên.

 

 

x

x

x

x

 

IV

Trang bị hệ thống phần mềm quản lý, tra cứu và cấp phát văn bằng chứng chỉ của Sở GDĐT

(Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh Gia Lai)

Hệ thống

Sở GDĐT

 

x

 

 

 

V

Trang bị hệ thống chống sét lan truyền bảo vệ hệ thống mạng, máy chủ (Theo bộ tiêu chí Cải các hành chính và Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ)

Hệ thống

Sở GDĐT

 

x

 

 

 

VI

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục phổ thông về phương pháp STEM/STEAM

(Theo Kế hoạch số 555/KH-UBND ngày 24/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

 

Sở GDĐT

 

x

x

x

 

 

Tổ chức mở 124 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 3.720 giáo viên về phương pháp STEM/STEAM (Định mức theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính; Nghị quyết số 98/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Lớp

Sở GDĐT

 

x

x

x

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 664/QĐ-UBND ngày 01/11/2022 về Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Gia Lai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.028

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.143.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!