BỘ
XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 912/QĐ-BXD
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM
VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP
ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp
vụ Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch rà soát, đánh giá
thủ tục hành chính năm 2019 ban hành kèm theo Quyết định số 1604/QĐ-BXD ngày
25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành
chính năm 2019;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa đối với 07 (bảy)
thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (Phụ lục đính
kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VPCP (Cục Kiểm soát TTHC);
- Website Bộ XD;
- Lưu: VT, VP (KSTT).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Sinh
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 912/QĐ-BXD ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng)
I. Lĩnh vực Quản
lý hoạt động xây dựng (02 TTHC)
1. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng
(bao gồm giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo, giấy phép di dời
công trình), điều chỉnh, gia hạn và cấp lại giấy phép xây dựng công trình cấp đặc
biệt.
1.1. Nội dung đề xuất
a) Về số lượng hồ
sơ:
Kiến nghị đơn giản hóa hình thức hồ
sơ phải nộp. Theo đó, chủ đầu tư có quyền lựa chọn việc nộp hồ sơ giấy hoặc hồ
sơ điện tử.
Lý do: Tiết kiệm chi phí giấy, photo
in ấn, in ảnh, chứng thực và thời gian điền mẫu đơn, tờ khai cho chủ đầu tư,
thuận lợi cho thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
b) Về thẩm quyền giải quyết thủ tục
hành chính (sau đây viết tắt là TTHC):
Kiến nghị quy định giao Ủy ban nhân
dân (sau đây viết tắt là UBND) cấp tỉnh giải quyết TTHC này.
Lý do: Để thống nhất quản lý trật tự
xây dựng trên địa bàn và giảm thời gian chi phí đi lại để thực hiện TTHC của cá
nhân, tổ chức.
c) Về thời hạn giải quyết:
Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp giấy
phép xây dựng công trình cấp đặc biệt từ 30 ngày xuống còn 20 ngày.
Lý do: Đây là thời gian đủ để giải quyết
TTHC này. Việc cắt giảm thời hạn giúp giải quyết TTHC nhanh hơn cho cá nhân, tổ
chức.
1.2. Kiến nghị thực thi
a) Nghị định quy định về giấy phép
xây dựng sẽ quy định về hình thức hồ sơ phải nộp của chủ đầu tư và người dân.
b) Sửa đổi khoản 1 Điều 103 Luật Xây
dựng, quy định UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy
phép xây dựng công trình cấp đặc biệt.
c) Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 102 Luật
Xây dựng, quy định giảm thời gian cấp giấy phép xây dựng công trình cấp đặc biệt
từ 30 ngày xuống còn 20 ngày.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 95.143.160 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 39.723.348 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 55.419.812 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 58 %
2. Thủ tục thẩm định thiết kế triển
khai sau thiết kế cơ sở và thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình
2.1. Nội dung đề xuất
a) Về TTHC:
- Kiến nghị lồng ghép thủ tục thẩm định
thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và thủ tục cấp giấy phép xây dựng công
trình.
Lý do: Giảm từ 02 TTHC thành 01 TTHC
giúp giảm được chi phí, thời gian giải quyết cấp phép xây dựng của tất cả các
công trình (bao gồm cả thẩm định thiết kế xây dựng) từ 70 ngày xuống còn 20
ngày, giúp giải quyết TTHC nhanh và đỡ tốn kém hơn cho cá nhân, tổ chức.
b) Về số lượng hồ sơ:
Kiến nghị đơn giản hóa hình thức hồ
sơ phải nộp. Theo đó, chủ đầu tư có quyền lựa chọn việc nộp hồ sơ giấy hoặc hồ
sơ điện tử.
Lý do: Tiết kiệm chi phí giấy, photo
in ấn, in ảnh, chứng thực và thời gian điền mẫu đơn, tờ khai cho chủ đầu tư,
thuận lợi cho thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Nghị định quy định về giấy phép xây
dựng sẽ quy định về thời gian thực hiện TTHC; hình thức hồ sơ phải nộp của chủ
đầu tư và người dân.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 90.579.354.750 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 49.402.018.800 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 41.402.018.800 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 45,7 %.
II. Lĩnh vực nhà ở
(02 TTHC)
1. Thủ tục cho thuê, thuê mua nhà ở
xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1.1. Nội dung đề xuất
Về số lượng hồ sơ: Kiến nghị giảm số
lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.
Lý do: Tiết kiệm chi phí photo cũng
như thời gian điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai cho chủ đầu tư; giảm số
lượng hồ sơ lưu tại cơ quan.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 54
Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở theo hướng giảm số lượng hồ sơ
phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 13.375.040 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 6.715.218 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 6.659.822 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%
2. Thủ tục cho thuê nhà ở cũ thuộc
sở hữu nhà nước
2.1. Nội dung đề xuất
Về số lượng hồ sơ: Kiến nghị giảm số
lượng hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.
Lý do: Tiết kiệm chi phí photocopy
cũng như thời gian điền thông tin vào mẫu đơn, mẫu tờ khai cho chủ đầu tư; giảm
số lượng hồ sơ lưu tại cơ quan.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi quy định tại điểm a khoản 2
Điều 60 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, quy định giảm số lượng
hồ sơ phải nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 7.736.950 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 3.854.626 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 3.882.324 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%
III. Lĩnh vực Quy
hoạch kiến trúc (02 TTHC)
1. Thủ tục Công nhận khu đô thị kiểu
mẫu:
Thủ tục này được quy định tại Thông
tư số 15/2008/TT-BXD ngày 17/6/2008 của Bộ Xây dựng và đã được bãi bỏ bởi Thông
tư số 01/2019/TT-BXD ngày 28/6/2019 của Bộ Xây dựng.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- CP tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 82.851.476 đồng/năm
- CP tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 0 đồng/năm
- CP tiết kiệm: 82.851.476 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm CP: 100%
2. Thủ tục Cấp giấy phép quy hoạch
dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, cấp huyện
quản lý
Thủ tục này được quy định tại Luật
Quy hoạch đô thị 2009 và đã được bãi bỏ bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- CP tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 2.384.042.500 đồng/năm
- CP tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 0 đồng/năm
- CP tiết kiệm: 2.384.042.500 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm CP: 100%
IV. Lĩnh vực Vật
liệu xây dựng (01 TTHC)
Thủ tục Quyết định chỉ định tổ chức
chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
1. Nội dung đề xuất
Về thời hạn thực hiện TTHC:
Kiến nghị rút ngắn thời hạn cơ quan
chỉ định kiểm tra thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp thông qua việc cử
chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá từ 20 ngày xuống 14 ngày kể từ khi nhận
được hồ sơ hợp lệ; rút ngắn thời gian cơ quan chỉ định ban hành quyết định chỉ
định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp từ 5 ngày còn 3 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá
thực tế.
Lý do: Đây là thời gian đủ để giải
quyết TTHC này. Việc cắt giảm thời hạn giúp giải quyết TTHC nhanh hơn cho cá
nhân, tổ chức.
2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 18d của
Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , quy định giảm thời hạn cơ quan chỉ định kiểm tra thực
tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp thông qua việc cử chuyên gia hoặc thành lập
đoàn đánh giá từ 20 ngày xuống 14 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ; rút ngắn
thời gian cơ quan chỉ định ban hành quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự
phù hợp từ 5 ngày còn 3 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo
kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- CP tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 38,314,528 đồng/năm
- CP tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 29,367,520 đồng/năm
- CP tiết kiệm: 8,947,008 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm CP: 23%