ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/2021/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
28 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TRỤ SỞ, NHÀ LÀM VIỆC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng
6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công ngày 21 tháng 6 năm 201
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
ngày 26 tháng 01 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng,
thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết về một số nội dung quản
lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định
chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC
ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn
nhà nước đế mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước,
đơn thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định về
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 65/2021/TT-BTC
ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính Tờ số 416/TTr-STC ngày 13 tháng 9 năm 2021 và Công văn số 2833/STC-ĐT
ngày 11 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực
hiện bảo dưỡng, sửa chữa trụ sở, nhà làm việc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2021 và thay thế Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND
ngày 19/01/2019 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các Sở,
Ban, ngành, hội, đoàn thể; Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan căn cứ
quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tài chính (báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Báo Quảng Nam (đăng thông tin);
- Đài PT-TH tỉnh (đăng thông tin);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- CPVP;
- Lưu: VT, KTN, TH, KTTH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Quang
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TRỤ SỞ, NHÀ LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này quy định về bảo dưỡng,
sửa chữa trụ sở, nhà làm việc (sau đây gọi tắt là sửa chữa công trình) trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam theo quy định về bảo trì công trình xây dựng tại Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về
quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công
trình xây dựng, nhằm đảm bảo trụ sở, nhà làm việc được duy trì theo đúng công
năng và tiêu chuẩn kỹ thuật trang bị ban đầu, không làm thay đổi công năng và
quy mô từ các nguồn kinh phí tại Điều 2 Quy định này.
b) Quy định này không điều chỉnh đối
với:
- Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp,
mở rộng trụ sở, nhà làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư
công và các văn bản hướng dẫn;
- Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa trụ sở,
nhà làm việc giao cho doanh nghiệp Nhà nước quản lý, sử dụng thực hiện theo quy
định đối với doanh nghiệp Nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan Nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
d) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức
khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
đ) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao
quản lý, sử dụng trụ sở, nhà làm việc theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng
tài sản công và quy định pháp luật có liên quan.
Điều 2. Nguồn
kinh phí
1. Nguồn chi thường xuyên ngân sách
nhà nước giao trong dự toán chi hằng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân
sách nhà nước hiện hành.
2. Nguồn trích từ phí được để lại để
chi thường xuyên theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn từ quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp của đơn vị.
4. Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Trụ sở, nhà làm việc theo quy định
này được hiểu là cơ sở vật chất thuộc quản lý của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,
tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, bao gồm: nhà và
vật kiến trúc trên đất trong khuôn viên đất được cấp có thẩm quyền giao quản lý sử dụng.
2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp
tỉnh theo quy định này được hiểu là Sở Xây dựng (đối với công trình sửa chữa
thuộc cấp tỉnh quản lý); cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp huyện là Phòng Quản
lý đô thị thuộc UBND thị xã, thành phố hoặc Phòng Kinh tế Hạ tầng thuộc UBND
huyện (đối với công trình sửa chữa thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý).
3. Cơ quan quản lý tài chính theo quy
định này được hiểu là Sở Tài chính (đối với công trình sửa
chữa thuộc cấp tỉnh quản lý), là Phòng Tài chính - Kế hoạch (đối với công trình
sửa chữa thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý).
4. Chủ đầu tư là chủ sở hữu hoặc người
quản lý sử dụng công trình hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng
kinh phí để thực hiện sửa chữa công trình. Đối với dự án sử dụng kinh phí ngân
sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Trình tự
thực hiện sửa chữa công trình
Chủ đầu tư thực hiện sửa chữa công
trình theo trình tự như sau:
1. Đối với công trình có chi phí thực
hiện dưới 20 triệu đồng:
a) Tổ chức lập dự toán chi phí sửa chữa,
đồng thời, thuyết minh chi tiết về tên bộ phận công trình sửa chữa; mục tiêu, sự
cần thiết thực hiện sửa chữa; khối lượng công việc; dự kiến thời gian bắt đầu,
thời gian kết thúc;
b) Thực hiện sửa chữa công trình từ
nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và tổ chức nghiệm thu, thanh, quyết
toán theo thực tế công việc;
c) Quyết toán nguồn kinh phí theo quy
định tại Điều 12 Quy định này.
2. Đối với công trình có chi phí thực
hiện từ 20 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng:
a) Chủ đầu tư căn cứ quy trình bảo
trì được phê duyệt và thực trạng công trình, nêu mục tiêu, sự cần thiết sửa chữa
báo cáo với cơ quan chủ quản (đơn vị dự toán cấp 1, nếu có)
để khảo sát hiện trạng, thống nhất nội dung công việc sửa chữa công trình. Thực
hiện phê duyệt kế hoạch sửa chữa, trong đó thuyết minh chi tiết về tên công
trình sửa chữa; khối lượng công việc; nêu mục tiêu, sự cần thiết sửa chữa và dự
kiến kinh phí sửa chữa; thời gian sửa chữa gần nhất; dự kiến thời gian thực hiện
và thời gian hoàn thành;
b) Chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định
và phê duyệt hồ sơ dự toán, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (thiết kế
- dự toán) theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy định này;
c) Lập dự toán, phân bổ dự toán kinh
phí theo quy định tại Điều 7 Quy định này;
d) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 8 Quy định này;
đ) Tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực
hiện sửa chữa công trình;
e) Tổ chức thực hiện sửa chữa công
trình và quản lý chất lượng công trình theo quy định về xây dựng. Tổ chức nghiệm
thu bàn giao đưa vào sử dụng; quyết toán công trình; bảo hành công trình;
g) Quyết toán nguồn kinh phí theo quy
định tại Điều 12 Quy định này.
3. Đối với công trình có chi phí thực
hiện từ 500 triệu đồng trở lên:
a) Chủ đầu tư căn cứ quy trình bảo
trì được phê duyệt, kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hạng công
trình nêu mục tiêu, sự cần thiết và dự kiến kinh phí sửa chữa trình cơ quan chủ
quản để tổng hợp trình (đơn vị dự toán cấp 1, nếu có) cơ quan tài chính, cấp có
thẩm quyền (UBND tỉnh đối với trụ sở, nhà làm việc thuộc tỉnh
quản lý và UBND cấp huyện đối với trụ sở, nhà làm việc thuộc cấp huyện và cấp
xã quản lý) về chủ trương sửa chữa công trình. Cơ quan tài chính căn cứ đề nghị
của chủ đầu tư và đơn vị dự toán cấp 1, trường hợp càn thiết cơ quan tài chính
tổ chức khảo sát hiện trạng (mời cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu cần), thống
nhất công việc sửa chữa công trình với chủ đầu tư và đơn vị dự toán cấp 1; đồng
thời, căn cứ khả năng cân đối nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên của
ngân sách nhà nước đối với từng lĩnh vực và các nguồn khác quy định tại Điều 2
Quy định này để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương thực hiện sửa
chữa công trình;
b) Tổ chức quản lý dự án đối với công
trình sửa chữa theo Điều 5 Quy định này;
c) Tổ chức lập, trình thẩm định và
phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định
tại khoản 2, Điều 6 Quy định này;
d) Lập dự toán, phân bổ dự toán kinh
phí theo quy định tại Điều 7 Quy định này;
đ) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 8 Quy định này;
e) Đối với công trình có chi phí thực
hiện từ 15.000 triệu đồng trở lên: chủ đầu tư tổ chức lập
thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, thực hiện thẩm định và phê duyệt
theo quy định;
g) Tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực
hiện sửa chữa công trình;
h) Tổ chức thực hiện sửa chữa công
trình và quản lý chất lượng công trình theo quy định về xây dựng. Tổ chức nghiệm
thu bàn giao đưa vào sử dụng; quyết toán công trình; bảo hành công trình;
i) Lập báo cáo quyết toán, thẩm tra
và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và quyết toán nguồn kinh phí theo quy
định tại Điều 12 Quy định này.
Điều 5. Thực hiện
quản lý dự án đối với sửa chữa công trình
Đối với công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự
án hoặc thuê đơn vị quản lý dự án.
Đối với công trình có chi phí từ 500
triệu đồng trở lên chủ đầu tư nếu đủ điều kiện, năng lực theo quy định về quản
lý dự án đầu tư xây dựng thì sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy
chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý dự án công trình sửa chữa; trường hợp
không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc tổ chức tư vấn
quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định về quản lý dự án đầu tư
xây dựng để quản lý dự án.
Điều 6. Lập, thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt dự toán, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, Báo
cáo kinh tế kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi
1. Đối với công trình có chi phí thực
hiện từ 20 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng:
Chủ đầu tư tự lập dự toán hoặc thuê
đơn vị tư vấn có năng lực lập dự toán hoặc thiết kế bản vẽ thi công - dự toán,
tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán (hoặc thiết kế bản vẽ thi công - dự
toán). Trường hợp đơn vị không đủ năng lực thẩm định thi có thể thuê đơn vị tư
vấn có chức năng thẩm tra dự toán, thẩm tra thiết kế bản vẽ
thi công - dự toán trước khi phê duyệt.
Đối với việc sửa chữa công trình có ảnh
hưởng đến kết cấu công trình, trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết
kế đến cơ quan chuyên môn về xây dựng có ý kiến góp ý trước khi phê duyệt.
2. Đối với công trình có chi phí thực
hiện từ 500 triệu đồng trở lên:
Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn đơn vị tư
vấn có năng lực lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư
xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, trình thẩm định, phê
duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình và Quy định hiện
hành về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế xây dựng trên địa bàn
tỉnh do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành.
Điều 7. Lập dự
toán, phân bổ dự toán kinh phí
1. Hằng năm vào thời điểm lập dự toán
ngân sách năm sau, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của cấp
có thẩm quyền cơ quan, đơn vị căn cứ quyết định phê duyệt dự toán, thiết kế - dự
toán, Báo cáo kinh tế kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi (tùy từng trường hợp
cụ thể) lập dự toán kinh phí thực hiện sửa chữa công trình tổng hợp chung vào dự
toán của cơ quan, đơn vị mình; gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp
chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I, kèm theo các hồ sơ tài liệu về lập
và phân bổ dự toán như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 và điểm a khoản 2 Điều
5 của Thông tư số 65/2021/TT-BTC , gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét
trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước quyết
định phân bổ kinh phí.
2. Trong năm, cơ quan, đơn vị có phát
sinh nhu cầu sửa chữa ngoài dự toán được giao, cơ quan đơn vị tự sắp xếp trong
phạm vi dự toán được giao thực hiện sửa chữa công trình và phải đảm bảo hồ sơ
tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn
hoặc các lý do bất khả kháng làm hư hỏng trụ sở, nhà làm việc mà cơ quan, đơn vị
quản lý không tự cân đối được chi phí sửa chữa từ dự toán đã được giao; căn cứ
báo cáo đánh giá mức độ thiệt hại của trụ sở, nhà làm việc, các cơ quan, đơn vị
được giao quản lý, sử dụng tài sản lập dự toán kinh phí sửa chữa, khôi phục hoạt
động bình thường của tài sản gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp gửi
cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí kinh
phí sửa chữa khắc phục thiệt hại, khôi phục hoạt động bình thường
của tài sản phù hợp với mức độ thiệt hại, theo khả năng cân đối ngân sách nhà
nước và phù hợp với phân cấp ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán kinh phí sửa
chữa, khôi phục hoạt động bình thường của tài sản thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Điều này.
Điều 8. Lập, thẩm
định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Việc lập, trình, thẩm định và phê duyệt
kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Thông tư số
10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về
kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trong đó, cơ quan, đơn vị thực hiện lập, thẩm định
và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cụ thể như sau:
1. Đối với sửa chữa công trình có chi
phí thực hiện từ 20 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Chủ
đầu tư tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để thực
hiện.
2. Đối với sửa chữa công trình có chi
phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Chủ đầu tư lập kế
hoạch lựa chọn nhà thầu trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Điều 9. Các hình
thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
bao gồm: đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định
thầu.
2. Điều kiện đủ để áp dụng hình thức
lựa chọn nhà thầu chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh rút gọn:
a) Đối với công trình có chi phí thực
hiện từ 20 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng (thuộc phạm vi điều chỉnh tại điểm
h, Điều 2, Thông tư số 58/2016/TT-BTC), hình thức lựa chọn nhà thầu:
- Thực hiện chỉ định thầu cho gói thầu
có giá trị không quá 100 triệu đồng;
- Chào hàng cạnh tranh rút gọn đối với
gói thầu có giá trị không quá 200 triệu đồng, được thực hiện quy trình chào
hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
b) Đối với công trình có chi phí thực
hiện từ 500 triệu đồng trở lên (công trình chủ đầu tư tổ chức lập, trình thẩm định
và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy
định của pháp luật đầu tư xây dựng công trình, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện
theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ), hình thức lựa chọn
nhà thầu:
- Thực hiện chỉ định thầu cho gói thầu:
có giá trị không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phi tư vấn, không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp;
- Chào hàng cạnh tranh rút gọn đối với
gói thầu dịch vụ phi tư vấn có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu xây lắp
có giá trị không quá 01 tỷ đồng.
3. Được thực hiện chỉ định thầu đối với
công trình được sửa chữa nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo Lệnh
xây dựng công trình khẩn cấp của cấp có thẩm quyền (UBND tỉnh đối với trụ sở,
nhà làm việc thuộc tỉnh quản lý và UBND cấp huyện đối với trụ sở, nhà làm việc
thuộc cấp huyện và cấp xã quản lý) quy định tại Điều 58 Nghị định số
15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ, được thực hiện chỉ định thầu.
4. Đối với các gói thầu đủ điều kiện
áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu: chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh
rút gọn, tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân
sách nhà nước thì khuyến khích các cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức đấu thầu rộng
rãi, chào hàng cạnh tranh thông thường và báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu cho
cơ quan Kế hoạch, cơ quan Tài chính để theo dõi, tổng hợp.
5. Căn cứ vào giá gói thầu, Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện theo
đúng quy định.
Điều 10. Quy
trình thực hiện lựa chọn nhà thầu
Chủ đầu tư thực hiện các bước và thủ
tục hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành
và chỉ đạo của UBND tỉnh.
Điều 11. Tạm ứng,
thanh toán kinh phí
Tạm ứng, thanh toán kinh phí sửa chữa
công trình thực hiện theo quy định tại Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày
22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường
xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Chủ đầu tư không phải mở mã số dự án
để thực hiện tạm ứng, thanh toán kinh phí sửa chữa công trình tại quy định này.
Điều 12. Quyết
toán kinh phí
1. Các công trình có mức vốn dưới 500
triệu đồng: Các cơ quan, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hằng
năm theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp và Thông tư số
137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định,
thông báo và tổng hợp quyết toán năm và các văn bản liên quan.
2. Các công trình có mức vốn từ 500
triệu đồng trở lên: Ngoài việc lập quyết toán hằng năm
theo quy định như khoản 1 Điều này, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết
toán dự án hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền thẩm tra phê duyệt theo quy định
tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Điều
khoản thi hành
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp
tỉnh, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động
xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam căn cứ Quy định này để triển khai thực hiện.
2. Các cơ quan, đơn vị có trụ sở, nhà
làm việc chịu trách nhiệm lập (nếu công trình chưa lập quy trình bảo trì) và
phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng làm căn cứ để tổ chức sửa chữa,
bảo trì công trình theo quy định. Giao Sở Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn
các đơn vị thực hiện lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
Riêng đối với công trình sửa chữa
trong năm 2021, các cơ quan, đơn vị khi trình thực hiện không cần quy trình bảo
trì được phê duyệt.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
căn cứ quy định này và điều kiện thực tế của địa phương để phân cấp, giao các
đơn vị thực hiện quản lý và sửa chữa công trình cho phù hợp.
4. Trong quá trình thực hiện, trường
hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Quy định này
được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các
văn bản mới đó.
5. Trong trường hợp có phát sinh khó
khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản cho Sở
Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi,
bổ sung./.