|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1114/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Bình Thuận
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Minh
|
Ngày ban hành:
|
29/05/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN
NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1114/QĐ-UBND
|
Bình
Thuận, ngày 29 tháng 5 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐA DẠNG CÁC LOẠI
HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ
luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ
Luật Tài nguyên, môi trường và biển đảo năm 2015;
Căn cứ
Luật Du lịch năm 2017;
Căn cứ
Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ
Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một
số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ
Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ
Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
Căn cứ
Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 18/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ
Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình
Thuận (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ
Quyết định 1701/QĐ-TTg ngày 27/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ
Quyết định số 1206/QĐ-UBND ngày 18/5/2022 về việc phê duyệt Đề cương và dự toán
lập Đề án đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1168/TTr-SVHTTDL ngày
08/5/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Đa dạng các loại hình, sản
phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc Tỉnh ủy;
- Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
- Báo Bình Thuận;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KGVXNV. Hương
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh
|
TÓM TẮT ĐỀ ÁN
ĐA DẠNG CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM
DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 29/5/2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
I. QUAN
ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
Phát triển đa dạng các loại hình,
sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Binh Thuận trên cơ sở
đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phát
huy tối đa các lợi thế tiềm năng về tự nhiên và văn hóa; hài hòa trong xây
dựng, phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. Phát huy tính trải nghiệm, tăng
tính hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường khách du lịch trong
từng loại hình, sản phẩm.
- Phát
triển loại hình, sản phẩm theo lộ trình, có tính ưu tiên, bảo đảm tính khả thi,
cân đối giữa cung và cầu trong du lịch; đầu tư có trọng tâm trọng điểm; phát
huy tính đặc trưng của tỉnh Bình Thuận.
- Sử dụng
hợp lý hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Bảo tồn, phát triển tài
nguyên du lịch và môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vùng
miền.
- Đảm bảo
tính thống nhất, đồng bộ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự kết
hợp bảo vệ môi trường và quốc phòng - an ninh, các phân tích, đánh giá và định
hướng phát triển được dựa trên mối quan hệ tổng thể, có tính hệ thống, tính kết
nối liên ngành, liên lĩnh vực và liên vùng.
2. Mục tiêu phát triển
2.1 Mục
tiêu chung
- Góp
phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trụ cột phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển
du lịch, quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận.
- Phát
triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch có trọng tâm, trọng điểm, bền
vững và an toàn gắn với an ninh chính trị, bảo vệ môi trường, giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Ưu tiên phát triển loại hình, sản phẩm
du lịch đặc trưng, chuyên nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Bình
Thuận.
- Thu hút
du khách đến tỉnh Bình Thuận nhiều hơn, thời gian lưu trú dài ngày hơn, chi
tiêu nhiều hơn, quay trở lại nhiều lần hơn, tăng doanh thu du lịch, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội.
- Thu hút
các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào du lịch
của tỉnh, khai thác, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.
2.2 Mục
tiêu cụ thể
- Đến năm
2025: Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch cơ bản. Tạo sản phẩm du lịch
chuyên đề: Du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp,
sinh thái biển - rừng - đồi cát (thể thao biển, thể thao trên cát,…). Từng bước
mở rộng thị trường, tăng lượng khách du lịch lên 11.400.000 vào năm 2025 trong
đó khách quốc tế chiếm 10%. Doanh thu du lịch đạt trên 24.600 tỷ đồng; đóng góp
vào GRDP của tỉnh đạt 10%.
- Đến năm
2030: Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, chuyên nghiệp. Tạo ra
nhiều sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên loại hình đặc trưng như: Du lịch chăm
sóc sức khỏe (WELLNESS), du lịch kết hợp hội nghị (MICE), du lịch nghiên cứu,
tham quan thành phố Phan Thiết (City tour). Tăng lượng khách du lịch lên 23.300
triệu lượt; trong đó khách quốc tế chiếm 15%. Doanh thu từ hoạt động du lịch
đạt trên 70.100 tỷ đồng; đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 12%.
3. Nhiệm vụ chủ yếu
3.1. Tổ
chức lại không gian phát triển du lịch
- Khu vực
1: Phía Đông Bắc tỉnh Bình Thuận gồm 01 dãy ven biển huyện Tuy Phong (Vĩnh Tân,
Vĩnh Hảo, Phước Thể, Liên Hương, Bình Thạnh, Chí Công, Hòa Minh, Phan Rí Cửa và
Hòa Phú), phía Đông huyện Bắc Bình (Chợ Lầu, Phan Rí Thành). Trong đó, trọng
tâm là đô thị Phan Rí Cửa - Bình Thạnh - Liên Hương.
Sản phẩm
chủ đạo: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng
nóng, lặn biển, tham quan khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Sản phẩm
bổ trợ: Du lịch văn hóa Chăm, làng nghề đặc trưng, du lịch home-stay.
- Khu vực
2: Trung tâm du lịch của tỉnh gồm thành phố Phan Thiết, phía Nam huyện Bắc Bình
(Hồng Phong đến Hòa Thắng), dãy ven biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam (các xã
Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành) và đảo Phú Quý. Trọng tâm là khu du lịch quốc
gia Mũi Né và Nam thành phố Phan Thiết.
Sản phẩm
chủ đạo: Du lịch MICE, Du lịch sinh thái biển, rừng, du lịch thể thao biển,
cát, nghỉ dưỡng biển, du lịch WELLNESS, mô hình kinh tế ban đêm.
Sản phẩm
bổ trợ: Du lịch văn hóa, du lịch home-stay; tham quan khu bảo tồn thiên nhiên
núi Tà Cú, khu bảo tồn biển đảo Phú Quý.
- Khu vực
3: Phía Tây Nam của tỉnh gồm thị xã La Gi, dãy ven biển huyện Hàm Tân, khu vực
ven hồ Sông Dinh 3.
Loại hình
gồm: Du lịch nông nghiệp, trải nghiệm (vui chơi giải trí), du lịch di tích lịch
sử - văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, du
lịch văn hóa - tâm linh, Du lịch cảnh quan hồ sông Dinh.
Sản phẩm
chủ đạo: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích, lễ hội Dinh
Thầy Thím, Hon Ba.
Sản phẩm
bổ trợ: Du lịch nông nghiệp, trải nghiệm vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng,
du lịch home-stay.
- Khu vực
4: Phía Tây Bắc của tỉnh, gồm một phần huyện Hàm Thuận Bắc (Đa Mi, La Dạ, Đông
Giang, Đồng Tiến, Thuận Hòa,…), một phần huyện Hàm Thuận Nam (Thị trấn Thuận
Nam, xã Mỹ Thạnh, xã Hàm Cần,…), huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh.
Loại hình
gồm: Du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng, di tích lịch sử - văn hóa, du lịch
sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch khám phá, trải nghiệm rừng.
Sản phẩm
chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng rừng, hồ cảnh quan, du lịch cộng đồng, du lịch mạo
hiểm, khám phá, trải nghiệm
Sản phẩm
bổ trợ: Du lịch nông nghiệp, du lịch homestay.
3.2. Xây
dựng chất lượng dịch vụ du lịch
Tập trung
triển khai các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên
quan về an toàn, chất lượng cho từng loại hình, sản phẩm du lịch, chất lượng dịch
vụ du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch hiểu và thực hiện đúng quy định. Cụ
thể:
a) Phát
triển mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch
- Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đặt và thanh toán dịch vụ
trực tuyến phù hợp với xu thế phát triển.
- Đầu tư,
nâng cấp hệ thống nhà hàng mới, các cơ sở vui chơi, giải trí, đặc biệt là các
khu vực phục vụ về đêm có quy mô tại các trung tâm đô thị, khu vực có các dự án
du lịch. Có kế hoạch mời gọi đầu tư xây dựng để sớm đưa bến thủy nội địa - bến
cảng du thuyền vào khai thác nhằm mở ra các tuyến du lịch mới nội tỉnh hay liên
vùng, có sức hấp dẫn cao.
b) Phát
triển hệ thống cơ sở dịch vụ thương mại
- Tiếp
tục mời gọi đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, triển lãm, các
điểm mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ,… tại các huyện, thị xã, thành phố phù hợp với
định hướng chung của tỉnh. Bên cạnh đó, quan tâm chỉnh trang các chợ truyền
thống mang nét đặc trưng vùng miền thu hút khách du lịch quốc tế.
- Tăng
cường xã hội hóa việc đầu tư các cơ sở dịch vụ thương mại, trung tâm mua sắm,
giải trí,…
c) Đầu tư
phát triển hạ tầng phục vụ du lịch
- Tập
trung nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông; các dự án trọng điểm trong danh
mục, các công trình đầu tư trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh thuộc lĩnh
vực văn hóa gắn với phát triển du lịch. Trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị các
di tích, lễ hội của tỉnh phục vụ khai thác du lịch.
- Khuyến
khích các doanh nghiệp Du lịch thường xuyên tu bổ cơ sở vật chất, trang thiết
bị, nâng cao chất lượng phục vụ. Huy động hiệu quả các nguồn lực, tăng cường vai
trò và sự tham gia của cộng đồng, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp du lịch trong
việc phát triển hạ tầng du lịch của địa phương.
d) Đào
tạo nhân lực du lịch và giáo dục cộng đồng
- Thường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch. Rà soát
và bổ sung quy trình phục vụ tại điểm, khu du lịch; tổ chức các cuộc thi tay
nghề hàng năm (đầu bếp, lễ tân, hướng dẫn viên, phục vụ buồng, phục vụ
bàn,...), góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Đồng thời, quan
tâm công tác an ninh trật tự và các điều kiện an toàn trong hoạt động du lịch.
- Nâng
cao nhận thức của cộng đồng dân cư, đặc biệt là tại các khu vực phát triển du
lịch về lợi ích và vai trò của du lịch. Quan tâm bồi dưỡng những kiến thức về
kỹ năng giao tiếp, văn minh du lịch cho cộng đồng dân cư.
đ) Đổi
mới tuyên truyền, quảng bá du lịch
- Tăng
cường các hoạt động quảng bá du lịch Bình Thuận bằng nhiều hình thức đa dạng,
thu hút, phù hợp với từng giai đoạn, đặc biệt chú trọng tại những thị trường
trọng điểm, thị trường mới để gia tăng lượt khách đến với du lịch Bình Thuận.
- Áp dụng
chuyển đổi số trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá. Phát huy vai trò của Cổng thông
tin du lịch thông minh tỉnh Bình Thuận, hỗ trợ khách du lịch tiếp cận thông tin
một cách thuận lợi, xây dựng hình ảnh du lịch của địa phương thân thiện, mến
khách.
4. Định
hướng
4.1. Về
đầu tư
- Đầu tư
các loại hình, sản phẩm du lịch có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả về kinh
tế gắn với đảm bảo chính trị, văn hóa, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc,
phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch, quy hoạch vùng tỉnh
Bình Thuận; đảm bảo đến năm 2030, hoàn thiện phát triển đa dạng và định vị toàn
bộ hệ thống loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Thuận. Từng bước mở rộng
thị trường, tăng lượng khách du lịch lên 11.400.000 vào năm 2025 và 16.000.000
vào năm 2030.
- Tạo
nhiều sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên loại hình đặc trưng là nghỉ dưỡng cao
cấp, sinh thái biển - rừng, trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc
tế kết hợp với du lịch MICE và WELLNESS.
- Tạo sản
phẩm du lịch chuyên đề: Tham quan thành phố Phan Thiết, các di tích lịch sử -
văn hóa, làng nghề, lễ hội - sự kiện, tìm hiểu nền văn hóa Chăm, văn hóa cồng
chiêng dân tộc Cơ Ho, Raglai, Chơ ro,… du lịch nghỉ dưỡng biển - rừng - hồ; du
lịch nghiên cứu; điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, thể thao biển, thể thao
trên cát, nội dung phong phú kéo dài ngày lưu trú của khách và tăng cơ cấu chi
tiêu, doanh thu du lịch, đồng thời tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách quay trở
lại với du lịch Bình Thuận.
4.2. Về
loại hình
4.2.1 Du
lịch biển, thể thao, giải trí:
- Du lịch
biển là loại hình được du khách đánh giá rất cao vì mang đến trải nghiệm thoải
mái, dễ chịu. Lấy môi trường biển làm trọng tâm để phát triển các sản phẩm du
lịch phục vụ khách du lịch.
- Du lịch
giải trí phù hợp với những du khách yêu thích các hoạt động vui chơi giải trí,
mang đến không khí náo nhiệt, sôi động và mong muốn có được những trải nghiệm
vui vẻ, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Du lịch
thể thao là một hình thức du lịch kết hợp với các hoạt động thể thao, mang đến
nhiều lợi ích về tinh thần, sức khỏe và các mối quan hệ xã hội cho người tham
gia. Du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động thi đấu thể thao tại địa điểm
du lịch hoặc đơn giản là đặt vé theo dõi một trận thi đấu thể thao bất kỳ bằng
nhiều phương thức khác nhau trong chuyến du lịch.
4.2.2 Du
lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh
- Du lịch
văn hóa - lịch sử thường được kết hợp với nhiều hình thức khác như du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng,… mang đến cho du khách nhiều hoạt động tham quan hấp dẫn như:
Tìm hiểu văn hóa - lịch sử của dân tộc, vùng đất, tham gia các lễ hội, làng
nghề,… phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán của địa phương.
- Du lịch
tâm linh là loại hình du lịch gắn liền với các tôn giáo, tín ngưỡng. Những
người tham quan thường tới các địa điểm như: Lễ hội tôn giáo, danh thắng mang ý
nghĩa tâm linh,… Du lịch tâm linh mang đến cho du khách sự an yên, nhẹ nhõm,
cảm giác thư thái, an toàn.
4.2.3 Du
lịch WELLNESS: Giúp du khách không chỉ được thư giãn sau thời gian làm việc mệt
mỏi và còn cải thiện về mặt thể chất.
4.2.4 Du
lịch nghỉ dưỡng – MICE
- Du lịch
MICE được biết là một hình thức du lịch kinh doanh. Trong đó, các nhóm du khách
sẽ tham gia vào những hoạt động hội nghị, triển lãm,… tại một địa điểm nào đó.
Đây là một trong các loại hình du lịch ở Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch
tham gia. Mục đích của loại hình du lịch này là kết hợp giữa công việc và giải
trí, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ và bổ ích. Thông qua hình
thức du lịch kết hợp, người tham gia có thể tăng cường mối quan hệ, nâng cao
hiệu quả làm việc, kinh doanh,…
- Giúp
khách du lịch lấy lại tinh thần, sức khỏe thông qua các hình thức trị liệu,
dịch vụ chăm sóc cao cấp tại resort,... Du lịch nghỉ dưỡng thường được tổ chức
ở những địa điểm có kỳ quan thiên nhiên ấn tượng, khí hậu dễ chịu, có đầy đủ
các tiện ích, khu vực thư giãn như homestay, resort, villa, khu quần thể nghỉ
dưỡng,…
4.2.5 Du
lịch nông nghiệp, sinh thái rừng - biển - đồi cát
- Du lịch
nông nghiệp là mô hình du lịch trải nghiệm được xây dựng, tổ chức lấy hoạt động
sản xuất nông nghiệp tại nông trại hay trang trại làm trọng tâm. Phục vụ khách
hàng có nhu cầu giải trí hoặc giáo dục tại địa phương. Đến đây du khách có thể
tham quan, tham gia trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp như trồng, thu
hoạch, chế biến nông nghiệp,…
- Du lịch
sinh thái là sự kết hợp giữa du lịch và việc bảo tồn thiên nhiên; gắn liền với
tự nhiên và văn hóa bản địa, hướng tới giữ gìn văn hóa, bảo vệ môi trường và
lan tỏa văn hóa của người dân các vùng miền. Du lịch sinh thái gắn liền với
trải nghiệm khám phá tự nhiên, văn hóa bản địa, hướng tới những giá trị bền
vững, giữ gìn bản sắc dân tộc và lan tỏa ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.
4.2.6 Du
lịch cộng đồng: Là loại hình du lịch dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư địa
phương. Ngoài việc mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm thực tế, du
lịch cộng đồng còn giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa, con người của địa phương.
4.2.7 Du
lịch khám phá, mạo hiểm: Hoạt động du lịch khám phá thường gắn liền
với các địa danh, vùng miền có kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, phù hợp
với những người yêu thích phiêu lưu, khám phá; đòi hỏi người tham gia phải có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, có khả năng thích nghi tốt, sẵn sàng đối mặt
với những thử thách nguy hiểm.
4.2.8 Du
lịch ẩm thực: Khi tham gia hành trình trải nghiệm ẩm thực, khách du lịch
không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn cơ hội để tìm hiểu về lịch
sử, văn hóa và con người địa phương.
4.2.9 Du
lịch team building: Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy tinh thần đoàn kết, tăng cường sự
hòa hợp giữa các thành viên cùng tham gia. Mục đích của loại hình du lịch này
là giúp tất cả mọi người hiểu nhau hơn, cải thiện kỹ năng giao tiếp, kết nối,
tăng tính tích cực, sáng tạo, hiệu quả của cộng đồng.
4.2.10 Du
lịch mua sắm: Du khách có cơ hội mua sắm hàng hóa với giá cả ưu đãi tại nơi tham
quan. Du lịch mua sắm thường được kết hợp với các chuyến tham quan. Du khách có
thể tìm kiếm những sản phẩm độc đáo, đặc trưng theo từng địa phương.
4.3. Về
sản phẩm
Với vị
trí địa lý ở duyên hải cực Nam Trung Bộ, có đồi núi, đồng bằng và vùng ven
biển, Bình Thuận có lợi thế phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh
thái rừng - biển - đồi cát; du lịch biển, thể thao, giải trí; du lịch MICE; du
lịch khám phá, mạo hiểm;... Bên cạnh đó, Bình Thuận còn có nền văn hóa đa dạng,
đặc sắc để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh.
Cơ cấu
lại, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch theo định hướng
sau: (1) Du lịch biển, thể thao, giải trí (2) Du lịch văn hóa; (3) Du lịch điều
dưỡng, chăm sóc sức khỏe; (4) Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng - MICE; (5) Du lịch
nông nghiệp, sinh thái rừng - biển - đồi cát; (6) Du lịch cộng đồng.
Phát
triển các tuyến du lịch trên cơ sở khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù. Hình
thành các tour, tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn, chất lượng cao gắn kết các loại
hình dịch vụ du lịch với các khu di tích lịch sử, văn hóa, các điểm vui chơi
giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, làng nghề.
Tập trung
xây dựng và hoàn chỉnh thêm một số sản phẩm đặc thù như: Du lịch MICE tập trung
tại thành phố Phan Thiết, Mũi Né (khu vực 2), du lịch WELLNESS tại suối nước
nóng Bưng Thị (khu vực 3), du lịch cộng đồng (khu vực 1 và 4), các mô hình kinh
tế ban đêm, các sản phẩm du lịch biển, các trò chơi trên đồi cát, trải nghiệm
xe địa hình, đua xe địa hình quốc tế,... Đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm đưa
sản phẩm mới là khu Safari Bình Thuận (khu vực 4) và bệnh viện nghỉ dưỡng (khu
vực 2) vào hoạt động.
Xây dựng
và khai thác các bến thủy nội địa - bến du thuyền cùng với thiết kế các chương
trình tham quan hoàn chỉnh trong tỉnh và các vùng phụ cận; trong đó chú trọng
thị trường từ Tây Nguyên, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Giải
pháp thực hiện
5.1. Về
cơ chế, chính sách
- Có chính
sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển loại hình du lịch thông qua các đề án du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
- Tạo cơ
chế liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa Bình Thuận và các điểm đến du
lịch nổi bật trong nước và quốc tế.
5.2. Về cải
tạo, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng
- Hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông: Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống
vận chuyển khách du lịch chất lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường, thân
thiện với người khuyết tật. Đảm bảo tổ chức giao thông hợp lý, an toàn, không
làm mất mỹ quan. Đảm bảo thoát nước mưa và nước thải, tránh ngập nước gây cản
trở giao thông.
- Cơ sở vật
chất ngành du lịch
+ Các cơ
sở lưu trú: Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với từng loại hình sản
phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Quy hoạch phát triển hệ
thống khách sạn; khuyến khích đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, homestay gắn với tour,
tuyến trong cụm phát triển du lịch và gắn với hệ thống cơ sở hạ tầng (giao
thông, điện, nước, thông tin liên lạc...) đô thị, nông thôn hợp lý.
+ Hệ
thống cơ sở ăn uống: Phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du
lịch, đảm bảo tính đa dạng về loại hình ẩm thực đồng thời nhấn mạnh giới
thiệu ẩm thực Bình Thuận. Đặc biệt quan tâm các cơ sở ăn uống đã có thương hiệu
của tỉnh, những địa điểm có không gian đẹp, mới lạ.
+ Phát
triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao: Rà soát, bố trí, đầu tư xây
dựng khu vực phố đi bộ, chợ đêm, phố ăn vặt,... tại địa điểm hợp lý, có phương
án khai thác khu vực có khung cảnh đẹp, các hoạt động về đêm.
+ Phát
triển các điểm mua sắm: Đối với các chợ truyền thống, chính quyền địa phương và
ban quản lý chợ cần làm tốt công tác chỉnh trang, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo văn
minh khu vực chợ, giúp khách du lịch khi dừng chân, trải nghiệm được khung
cảnh, nét văn hóa của chợ truyền thống.
5.3. Giải
pháp đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá
- Công
tác thu hút thị trường: Xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút khách du lịch quốc
tế theo từng giai đoạn và phù hợp với từng thị trường trọng điểm; tích cực tham
gia các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế chung của cả nước; xây dựng hệ thống
thông tin du lịch (website, bản đồ, chỉ dẫn, quầy thông tin du lịch, tờ rơi…)
tiện ích, đa dạng thông tin, bằng những ngôn ngữ quốc tế chính; xây dựng các
chương trình quảng bá du lịch Bình Thuận ra quốc tế (quảng cáo trên các kênh
truyền hình - tạp chí du lịch nước ngoài, tham gia các sự kiện du lịch quốc tế
lơn, quảng bá du lịch Bình Thuận trong các sự kiện quốc tế…); đơn giản hóa các
thủ tục đối với khách du lịch là người nước ngoài.
- Công
tác xúc tiến quảng bá: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch tại
địa phương bằng nhiều hình thức như: Trên các phương tiện truyền thông (báo,
đài), phương tiện trực quan (pano, khẩu hiệu, bảng chỉ dẫn, bộ ảnh nét đẹp Bình
Thuận, cẩm nang du lịch…), đưa hình ảnh du lịch Bình Thuận vào các tạp chí du
lịch Việt Nam, quốc tế,... Đẩy mạnh phát triển marketing điện tử, ứng dụng công
nghệ 4.0 thiết kế các tour du lịch thực tế ảo; tạo fanpage và instagram quảng
bá du lịch Bình Thuận, đẩy mạnh quảng cáo trên các trang mạng xã hội: Facebook,
Twitter, Zalo... Nâng cấp Cổng Thông tin du lịch thông minh, đảm bảo luôn cập
nhật thông tin đầy đủ đặc biệt là các loại hình, sản phẩm du lịch (điểm đến và
tour tuyến). Khuyến khích thúc đẩy các bên liên quan tham gia chiến lược chuyển
đổi số du lịch quốc gia với sự tham gia của nhiều địa phương, ngành nghề, lĩnh
vực liên quan.
5.4. Giải
pháp về bảo vệ môi trường tài nguyên, an ninh an toàn
Phát
triển du lịch gắn với việc đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cho khách du lịch
trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, an ninh trong việc triển khai
các dự án đầu tư du lịch, các hoạt động khai thác du lịch. Triển khai hoạt động
của nhóm cảnh sát du lịch, tăng cường hỗ trợ của đường dây điện thoại nóng cho
khách du lịch
5.5. Giải
pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tiến hành
điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ, nhân viên và lao động
hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn
tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch ngắn hạn và dài hạn
(bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới), từng bước chuẩn hóa nhân lực du lịch
theo quy định về tiêu chuẩn nghề ASEAN... Chủ động hội nhập quốc tế để có cơ
hội phát triển nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển du lịch của khu vực và thế
giới.
5.6. Giải
pháp đầu tư nâng cao chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch
Thực hiện
xác định sản phẩm du lịch chủ lực có căn cứ khoa học và thực tiễn để đầu tư,
phát triển, hình thành nên sản phẩm du lịch chủ lực tiêu biểu, bền vững như:
Đồi cát bay Mũi Né; suối Tiên Hàm Tiến; bãi đá bảy màu Tuy Phong,... Những sản
phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm, di tích Trường Dục Thanh, Vạn Thủy
Tú, chùa núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam), Dinh Thầy Thím (La Gi), chùa Cổ Thạch (Tuy
Phong), chùa Linh Quang, Vạn An Thạnh, đền thờ Công chúa Bàn Tranh (Phú Quý),
bàu Trắng, đồi Trinh Nữ (Bắc Bình),…
5.7. Giải
pháp xây dựng các sản phẩm du lịch
- Xây
dựng Bộ tiêu chí về sản phẩm du lịch sạch bao gồm các dịch vụ du lịch tạo nên
sự đồng nhất trong sản phẩm du lịch như: Khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan,
phương tiện vận chuyển, hướng dẫn viên suốt tuyến và hướng dẫn viên tại
điểm,... hướng đến kinh doanh có trách nhiệm, hạn chế tác động môi trường.
- Tổ chức
các lớp tập huấn về Bộ tiêu chí này cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du
lịch, các cơ quan quản lý du lịch ở địa phương và đồng dân cư.
- Tuyên
truyền quảng bá sâu rộng về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng sản phẩm du
lịch sạch.
- Kêu gọi
sự chung tay của khách du lịch trong việc xây dựng sản phẩm sạch bằng nhiều
hình thức khác nhau.
- Tổ chức
kiểm tra việc thực hiện Bộ tiêu chí, tổ chức khen thưởng kịp thời, tạo tiền đề
cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng và xem đây là một việc tất yếu
khi cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách.
5.8. Giải
pháp đẩy mạnh quản lý chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch
Xây dựng
các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch (quy định cho cơ sở lưu
trú, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu niệm, công ty lữ hành,
vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân) và tổ chức triển khai áp dụng cho
toàn thành phố, thành lập Ban đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch.
II. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham
mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các chủ trương phát triển du lịch; kế hoạch và
chương trình phát triển du lịch.
- Đóng
góp ý kiến cho các dự án quy hoạch phát triển du lịch.
- Quản lý
về nghiệp vụ du lịch.
- Thực
hiện các chương trình quảng bá tuyên truyền du lịch.
- Triển
khai đào tạo, tập huấn nhân lực du lịch.
- Quản lý
hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh doanh du lịch.
- Cùng
với các sở, ban ngành thẩm định dự án đầu tư, năng lực của chủ đầu tư.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham
mưu UBND tỉnh thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch; phối hợp Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất UBND tỉnh các chủ trương, chính sách
khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch; xây dựng cơ cấu vốn ưu tiên phát
triển du lịch và các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong
lĩnh vực liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối
hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc,
thúc đẩy triển khai hiệu quả các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư;
thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án
phát triển du lịch đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được cơ quan thẩm phê duyệt
và đúng theo quy định pháp luật.
- Rà
soát, xây dựng danh mục dự án du lịch cần mời gọi đầu tư làm cơ sở mời gọi các
doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu, uy tín, năng lực, kinh
nghiệm để đầu tư các dự án quy mô lớn ở những khu vực có tiềm năng phát triển
du lịch, dịch vụ của tỉnh theo quy hoạch.
- Rà
soát, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện tốt các
khâu, các bước trong quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư, tạo môi trường thu
hút đầu tư thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh về du lịch, tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án du
lịch sớm triển khai đầu tư và đi vào hoạt động.
- Tham mưu,
bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn
hóa của tỉnh,... phục vụ phát triển du lịch.
3. Sở Tài chính
Trên cơ
sở dự toán hàng năm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, Sở Tài chính
tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí dự toán thực hiện Đề án
theo khả năng ngân sách và theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước.
4. Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp xây dựng danh mục các dự án giao
thông có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch và các chương trình kế
hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan trình UBND tỉnh phê
duyệt, cấp vốn đầu tư.
5. Sở Công thương
Phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh
vực ngành công thương liên quan đến hoạt động phát triển du lịch; hỗ trợ mời
gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại; phối hợp triển khai các chương trình
kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.
6. Sở Xây
dựng
- Thực
hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng và
phát triển đô thị đảm bảo hài hòa và phù hợp với định hướng phát triển du lịch
của địa phương.
- Phối
hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thẩm định các quy hoạch, các dự
án đầu tư phát triển du lịch,… tạo điều kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự án
đầu tư phát triển du lịch.
7. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Chủ trì
phối hợp cùng các sở ngành, UBND cấp huyện thẩm định, trình phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc thẩm
định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định hồ sơ thuê đất, làm cơ sở lập thủ tục đầu
tư và giao đất, cho thuê đất theo quy định.
- Quản
lý, thanh tra, kiểm tra các vấn đề về bảo vệ môi trường du lịch, thẩm định hồ
sơ môi trường đối với các dự án du lịch và các dự án ứng phó với biến đổi khí
hậu để phát triển du lịch của tỉnh theo thẩm quyền, thực hiện hiệu quả giải
pháp bảo vệ tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch.
8. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện
các nội dung liên quan thuộc Đề án; quan tâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
gắn kết phát triển du lịch.
9. Sở
Thông tin và Truyền thông
Phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá
du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của tỉnh Bình Thuận.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối
hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các chương trình Giáo
dục nâng cao nhận thức về du lịch trong cộng đồng dân cư và trong hệ thống giáo
dục.
- Tuyên
truyền, triển khai các nội dung của Đề án vào hoạt động giáo dục phù hợp với
đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, góp phần nâng cao nhân thức cho học sinh về
du lịch. Lồng ghép tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Tham quan bảo tàng, các di
tích lịch sử văn hóa, các sự kiện lễ hội gắn với ý thức bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa; phối hợp các sở, ngành có liên quan tổ chức các hoạt động
liên hoan, hội thi tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, du lịch,… của địa phương.
11. Sở Nội vụ
Phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các nội dung về tổ
chức bộ máy, công tác quy hoạch, bổ nhiệm đối với đội ngũ quản lý ngành du lịch
các cấp, đảm bảo mục tiêu theo Đề án, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ
quản lý du lịch của tỉnh.
12. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì
và phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh đặt hàng các
nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan đến việc thúc đẩy phát triển du lịch và
phối hợp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch tỉnh Bình Thuận.
13. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về du
lịch, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
14. Sở Y tế
Phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các nội dung có liên quan tại Đề án
này. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách
du lịch khi đến với Bình Thuận.
15. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh
Chủ trì,
phối hợp với các sở ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan xây dựng kế
hoạch chi tiết, sát từng địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm, vừa giữ vững an
ninh quốc phòng, vừa đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.
16. Hiệp hội du lịch tỉnh
- Phối
hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền và chủ động đề xuất các giải
pháp thu hút sự tham gia của các cơ sở du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du
lịch Bình Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Cùng tổ
chức thực nghiệm, đánh giá nhân rộng các loại hình, sản phẩm du lịch mới
17. UBND cấp huyện
- Phê
duyệt các dự án quy hoạch phát triển du lịch theo thẩm quyền.
- Tổ chức
thực hiện triển khai các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
- Thực
hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn./.
CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐÀO TẠO TƯ VẤN QUẢN LÝ DU LỊCH KIẾN
TẠO
TỔ TƯ VẤN
TRƯỞNG NHÓM: PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng, Phó chủ
tịch Hội đồng Khoa học và Liên chi hội Đào tạo Du lịch Việt Nam; Trưởng khoa
Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí
Minh
CÁC THÀNH
VIÊN
1. Ths.
Võ Hương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Tư vấn Quản lý Du lịch Kiến Tạo
2. TS.
Nguyễn Quốc Cường, Phó trưởng Khoa Thương mại Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh
3. TS.
Hoàng Thanh Liêm, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Thuận
4. Ths.
Lưu Quang Vinh, Giảng viên Đại học Hutech, TP. Hồ Chí Minh
5. Ths.
Nguyễn Thanh Trị, Giảng viên Đại học Hutech, TP. Hồ Chí Minh
6. Ths.
Ngô Kim Phượng, Chuyên gia
7. Nguyễn
Ngọc Mỹ Tuyết, Chuyên gia
MỤC LỤC
DANH MỤC
VIẾT TẮ
DANH MỤC
BẢNG
DANH MỤC
HÌNH
DANH MỤC
BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Sự cần
thiết xây dựng Đề án
2. Mục
tiêu và nhiệm vụ của Đề án
2.1. Mục
tiêu
2.2. Nhiệm
vụ
3. Căn cứ
pháp lý xây dựng Đề án
3.1. Các
cơ sở pháp lý
3.2. Các
nguồn số liệu, tài liệu tham khảo
4. Phạm
vi nghiên cứu, đối tượng của Đề án
4.1. Phạm
vi nghiên cứu
4.2. Về
đối tượng
5. Về
phương pháp nghiên cứu
5.1.
Phương pháp thu thập tài liệu
5.2.
Phương pháp khảo sát thực địa
5.3.
Phương pháp phân tích tổng hợp và định lượng
5.4.
Phương pháp dự báo, chuyên gia
5.5.
Phương pháp điều tra xã hội học
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH
1.1. Loại
hình, sản phẩm du lịch
1.1.1.
Loại hình du lịch
1.1.2.
Sản phẩm du lịch
1.1.3.
Chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ du lịch
1.2. Đa
dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch
1.2.1.
Quan điểm về đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch
1.2.2.
Nội dung đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch
1.2.3.
Nguyên tắc đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch
1.3. Kinh
nghiệm đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.
Kinh nghiệm trên thế giới
1.3.2.
Một số kinh nghiệm trong nước
1.3.3.
Một số bài học rút ra trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và các địa
phương về phát triển loại hình, sản phẩm du lịch
PHẦN II:
HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN
2.1. Điều
kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
2.1.1.
Điều kiện tự nhiên
2.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. Tài
nguyên phát triển du lịch
2.2.1.
Tài nguyên thiên nhiên
2.2.2.
Tài nguyên văn hóa
2.3. Tình
hình phát triển du lịch
2.3.1. Cơ
sở vật chất phục vụ phát triển du lịch
2.3.2. Hạ
tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
2.3.3.
Hiện trạng về khai thác, quản lý du lịch
2.3.4.
Hiện trạng về nguồn nhân lực du lịch
2.4. Phân
tích SWOT và tiềm năng về điều kiện phát triển du lịch Bình Thuận
2.4.2.
Đánh giá tiềm năng du lịch Bình Thuận có thể đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du
lịch
PHẦN III:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
3.1. Mục
tiêu, chỉ tiêu phát triển, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030
3.1.1.
Mục tiêu phát triển
3.1.2.
Các chỉ tiêu dự báo
3.2. Định
hướng danh mục các loại hình, sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn 2030
3.2.1. Về
loại hình
3.2.2. Về
sản phẩm du lịch
3.3. Giải
pháp
3.3.1.
Giải pháp về cơ chế, chính sách
3.3.2.
Giải pháp về cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng
3.3.3.
Giải pháp đa dạng, nâng cao chất lượng các loại hình, sản phẩm du lịch
3.3.4.
Giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá
3.3.5.
Giải pháp về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an ninh an toàn
3.3.6.
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.4. Tổ
chức thực hiện và quản lý Đề án
3.4.1. Ủy
ban nhân dân tỉnh
3.4.2. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3.4.3.
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể có liên quan
PHỤ LỤC
Phụ lục
1: DỰ TOÁN KINH PHÍ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH ĐẾN NĂM 2025
Phụ lục 2:
CÁC CHỈ TIÊU VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN
Phụ lục
3: DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI CÁC CHUYÊN GIA
PHIẾU KHẢO
SÁT VỀ DU LỊCH BÌNH THUẬN DÀNH CHO KHÁCH THAM QUAN
Phụ lục
4: MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu
viết tắt
|
Diễn giải
|
ASEAN
|
Hiệp
hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association
of Southeast Asian Nations)
|
CSHT
|
Cơ sở
hạ tầng
|
CSVC
|
Cơ sở
vật chất
|
ĐDH
|
Đa dạng
hóa
|
ĐNB
|
Đông
Nam Bộ
|
ĐT
|
Đường
tỉnh
|
GDP
|
Tổng
sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
|
GRDP
|
Tổng
sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)
|
HĐND
|
Hội
đồng nhân dân
|
MICE
|
Hội
họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo và triển lãm
(Meeting
Incentive Conference Event)
|
NQ
|
Nghị
quyết
|
PTSP
|
Phát
triển sản phẩm
|
QL
|
Quốc lộ
|
TP
|
Thành
phố
|
UBND
|
Ủy ban
nhân dân
|
VITOS
|
Tiêu
chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam
|
VR
|
(Vietnam
Tourism Occupational Skills Standards)
Thực tế
ảo (Virtual Reality)
|
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Một số quan điểm trọng tâm trong nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lịch tại các
cộng đồng địa phương ở Indonesia
Bảng 2.1:
Một số tài nguyên tự nhiên trên địa bàn tỉnh
Bảng 2.2:
Một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh
Bảng 2.3:
Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh
Bảng 2.4:
Thống kê cơ sở lưu trú du lịch của Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2023
Bảng 2.5:
Số lượt khách đến Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2023
Bảng 2.6:
Tình hình khách quốc tế chủ yếu đến Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2023
Bảng 2.7:
Doanh thu từ khách quốc tế và khách nội địa giai đoạn 2015 - 2023
Bảng 2.8:
Bảng phân tích SWOT
Bảng 2.9:
Tính điểm các tài nguyên du lịch Bình Thuận
Bảng
2.10: Phân hạng khả năng thu hút của các tài nguyên
Bảng
2.11: Phân hạng khả năng khai thác của các tài nguyên
Bảng 3.1.
Các chỉ tiêu dự báo
Bảng 3.2.
Định hướng phát triển loại hình du lịch
Bảng 3.3.
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Bảng 3.4.
Định hướng phát triển không gian du lịch
Bảng 3.5:
Danh mục các nhóm chính sách về du lịch cần điều chỉnh
Bảng 3.6:
Một số công tác tuyên truyền, quảng bá cần triển khai
Bảng 3.7:
Nội dung tối thiểu cần ban hành trong giáo dục môi trường cho du lịch tại từng
điểm tài nguyên
Bảng 3.8:
Các lớp học bồi dưỡng cho cán bộ quản lý du lịch và cộng đồng
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.
Chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ du lịch
Hình 1.2:
Cảng Port Arthur Historic
Hình 1.3:
Nhà sàn người Karen- Umphang, Thai Lan
Hình 1.4:
Lễ hội tại Bali - Indonesia
Hình 1.5:
Du lịch biển - Quảng Nam
Hình 1.6:
Khách du lịch học nấu ăn tại nhà người dân ở Hội An
Hình 1.7:
Trình diễn Thổ cẩm Zèng tại Festival làng nghề 2015
Hình 1.8:
Bãi Sau Vũng Tàu
Hình 2.1.
Bản đồ địa lý hành chính tỉnh Bình Thuận
Hình 2.2:
Bản đồ phân bố tài nguyên
Hình 3.1:
Quy trình xây dựng sản phẩm du lịch
DANH MỤC
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
2.1: Tốc độ tăng GRDP giai đoạn 2015 - 2023
Biểu đồ
2.2: Cơ cấu khách quốc tế giai đoạn 2015 - 2023
Biểu đồ
2.3: Tổng doanh thu đến từ khách du lịch
Biểu đồ
2.4: Điểm đánh giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Khu vực 1
Biểu đồ
2.5: Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Khu vực 2
Biểu đồ
2.6: Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Khu vực 3
Biểu đồ
2.7: Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Khu vực 4
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Bình
Thuận là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ có tọa độ địa lý từ 10o33'42"
đến 11 o 33'18" vĩ độ Bắc, từ 107 o 23'41"
đến 108 o 52'18" kinh độ Đông. Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với
tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai
và phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông với
đường bờ biển dài 192km.[1]
Tỉnh Bình
Thuận có hệ thống giao thông khá thuận lợi với tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc
- Nam nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; Quốc lộ 28 nối Bình
Thuận với các tỉnh Tây Nguyên, Quốc lộ 55 nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Bình Thuận
và Lâm Đồng. Ngoài ra, cùng với sự phát triển hạ tầng giao thông của cả nước
với tuyến cao tốc Bắc - Nam trải dài qua địa phận tỉnh Bình Thuận đã được lần
lượt đưa vào khai thác từ cuối tháng 4/2023 đến nay gồm: cao tốc Vĩnh Hảo -
Phan Thiết (19/5/2023), cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (thông xe toàn tuyến ngày
07/7/2023)[2], cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo (thông xe
vào 26/4/2024) với tổng chiều dài trên 160km, các dự án nâng cấp Quốc lộ 28,
Quốc lộ 28B, Quốc lộ 55, đường ĐT.720… Về các hệ thống giao thông khác, Bình
Thuận đã đưa vào khai thác tuyến giao thông đường thủy nội địa với tuyến tàu
cao tốc Phan Thiết - Phú Quý, đang thi công dự án Cảng hàng không Phan
Thiết,…đã đưa Bình Thuận mở rộng giao thông liên tuyến đến các vùng khác trong
và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung
cũng như ngành du lịch nói riêng.
Là một
tỉnh nằm trong cụm liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ[3] gồm: Bình
Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa và Phú Yên; Bình Thuận với nguồn tài nguyên phong
phú về biển, rừng, khoáng sản, suối khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên như:
núi Ông, núi Tà Cú, khu bảo tồn thiên nhiên biển đảo Phú Quý, Cù lao Câu đa
dạng sinh học… rất có tiềm năng phát triển du lịch. Với hệ thống bãi biển đẹp,
cảnh quan tự nhiên thơ mộng, hùng vĩ, hoang sơ mang nét đặc trưng nổi tiếng
như: Đồi cát Mũi Né, Bàu Trắng, Mũi Kê Gà, các hồ thủy điện, suối khoáng Vĩnh
Hảo, Đa Kai, suối khoáng nóng Bưng Thị, suối khoáng nóng Phong Điền… phục vụ
tham quan, trải nghiệm, có tiềm năng phát triển thể thao biển kết hợp với các
loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Ngoài ra,
Bình Thuận có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa khá phong phú và mang đặc
trưng của vùng đất Nam Trung Bộ với nhiều kiến trúc độc đáo như: di tích kiến
trúc nghệ thuật, lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia như: tháp Chăm Pô
Sah Inư, Trường Dục Thanh, Vạn Thủy Tú, Dinh Thầy Thím, Cổ Thạch Tự, Linh Sơn
Trường Thọ (chùa Núi Tà Cú)… Trên địa bàn tỉnh có 35 dân tộc cùng sinh sống
như: dân tộc Kinh, Raglai, Hoa, Chăm, Giarai, Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng,... với
những nền văn hóa, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống, lễ hội, lịch sử
khác nhau tạo cho tỉnh Bình Thuận một nền văn hóa đa dạng nhưng mang đậm bản
sắc riêng.
Là một
trong những tỉnh phát triển ngành du lịch đầu tiên của Việt Nam, với những sản
phẩm đặc trưng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận như: Thương
hiệu nước mắm đầu tiên tại Việt Nam, Đồi cát bay Mũi Né, bãi đá Bảy Màu (Cà
Dược), Resort - hotel nằm ven biển nhiều nhất, lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế
Quân,
Rồng xanh
dài nhất, tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài nhất, diện tích trồng Thanh
long nhiều nhất, nuôi trồng tảo quý Spirulina… Bình Thuận sở hữu nhiều lợi thế
cũng như các thách thức trong định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch tỉnh Bình Thuận vẫn còn những
vấn đề hạn chế như: du lịch phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và
kỳ vọng, thiếu các dịch vụ hỗ trợ, phân tán nguồn lực đầu tư, trình độ nguồn
nhân lực còn thấp… Đặc biệt, hệ thống sản phẩm du lịch hiện tại còn rời rạc,
trùng lặp, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng, chưa khẳng định được lợi thế
cạnh tranh trên thị trường vùng Nam Trung Bộ và trong cả nước, nhất là trong
bối cảnh thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn vừa phát triển nông thôn mới toàn diện theo định hướng của tỉnh và Nghị
quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Từ những
nguyên nhân trên, có thể thấy việc xây dựng “Đề án đa dạng các loại hình,
sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là
thực sự cần thiết. Đề án này sẽ giúp tỉnh Bình Thuận hệ thống hóa các loại
hình, sản phẩm du lịch của tỉnh đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, tạo
sự tương đồng và khác biệt về sản phẩm. Ngoài ra, Đề án còn là một định hướng,
để góp phần mời gọi đầu tư, tập trung ưu tiên đầu tư, phát triển về kinh tế -
xã hội của tỉnh, từng bước đưa ngành du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn theo đúng tinh thần Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án
2.1. Mục
tiêu
- Triển
khai, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận và Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Bình Thuận (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm
2030. Đến năm 2030, du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp
lớn trong GRDP của tỉnh, có sức lan tỏa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển, giúp tạo nhiều việc làm cho xã hội.
- Xác
định hệ thống các loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Thuận. Từ đó, phát
triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh, nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh thông qua sự khác biệt của sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du
lịch, góp phần quan trọng trong tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho du lịch của
tỉnh Bình Thuận.
2.2.
Nhiệm vụ
- Tổng
quan các vấn đề nghiên cứu về các loại hình, sản phẩm du lịch; phân tích đánh
giá thực trạng phát triển loại hình, sản phẩm du lịch; các giá trị tài nguyên
du lịch và các điều kiện liên quan khác; phân tích đánh giá nhu cầu thị trường
đối với các loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Thuận.
- Định
hướng phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận;
định hướng đầu tư phát triển loại hình, sản phẩm du lịch Bình Thuận.
- Xây
dựng giải pháp phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Bình
Thuận và các giải pháp xúc tiến quảng bá; xác định cơ chế liên kết, giải pháp
điều phối việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh; định hướng kế
hoạch hành động cụ thể phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong lộ
trình phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận.
3. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
3.1. Các
cơ sở pháp lý
- Luật Di
sản văn hóa số 28/2001/QH10, ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12, ngày 18/6/2009.
- Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Luật Đa
dạng sinh học năm 2008.
- Luật
Quy hoạch đô thị năm 2009.
- Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Luật
Tài Nguyên môi trường Biển và Hải đảo năm 2015.
- Luật Du
lịch năm 2017.
- Nghị
quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Nghị
quyết số 26-NQ/TW, ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
- Nghị
quyết số 92/NQ-CP , ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh
phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Nghị
quyết số 103/NQ-CP , ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ
Chính trị.
- Nghị
quyết số 82/NQ-CP , ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu
đẩy nhanh phục hồi tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
- Quyết
định số 2473/QĐ-TTg , ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Quyết
định số 201/QĐ-TTg , ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”.
- Quyết
định số 2532/QĐ-TTg , ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết
định số 1772/QĐ-TTg , ngày 18/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết
định 1701/QĐ-TTg , ngày 27/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết
định số 1129/QĐ-TTg , ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
- Quyết
định số 415/QĐ-TTg , ngày 22/3/2021 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng
Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm
2050.
- Quyết
định số 922/QĐ-TTg , ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
- 2025.
- Quyết định
số 2714/QĐ-BVHTTDL , ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch phê duyệt “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030”.
- Nghị
quyết số 06-NQ/TU, ngày 24/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận
(khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết
định số 1792/QĐ-UBND, ngày 12/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về
việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết
định số 1197/QĐ-UBND , ngày 27/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về
việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm
2040.
- Kế
hoạch số 1686/KH-UBND, ngày 07/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về
việc triển khai thực hiện Đề án “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030”.
- Kế
hoạch số 848/KH-UBND, ngày 22/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về
việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết
định số 2648/QĐ-UBND, ngày 20/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về
việc phê duyệt Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại tỉnh Bình Thuận
đến năm 2030.
3.2. Các
nguồn số liệu, tài liệu tham khảo
- Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ đến năm 2030.
- Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
- Báo cáo
tổng hợp Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận;
- Thuyết
minh tổng hợp Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình
Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
- Số liệu
về hiện trạng phát triển du lịch, tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận,…
4. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của Đề án
4.1. Phạm
vi nghiên cứu
- Về
thời gian: Nhiệm vụ nghiên cứu các số liệu từ năm 2015 đến năm 2023.
- Về
không gian: Trên phạm vi toàn tỉnh Bình Thuận.
4.2. Về
đối tượng
Các loại
hình, sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận.
5. Về phương pháp nghiên cứu
5.1.
Phương pháp thu thập tài liệu
Được sử
dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội
dung và đối tượng nghiên cứu trong Đề án, là tiền đề giúp cho việc phân tích,
đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và
chính xác.
5.2.
Phương pháp khảo sát thực địa
Nhằm điều
tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá
trình phân tích, đánh giá, xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phương pháp
này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan
trọng của các đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê
các số liệu của các ngành nói chung và của ngành du lịch nói riêng còn chưa
hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Do vậy, phương pháp
nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình xây
dựng Đề án.
5.3.
Phương pháp phân tích tổng hợp và định lượng
Phương
pháp thống kê, phân tích tổng hợp và đánh giá: Được sử dụng để thống kê, so
sánh, đánh giá các thông tin, số liệu thực trạng phát triển du lịch thông qua
các chỉ tiêu thống kê ngành du lịch. Thông qua việc phân tích, so sánh, tổng
hợp, mô hình hóa và cân đối các dữ liệu thu thập từ các phương pháp trên sẽ
được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý, hệ thống nhằm đảm bảo tính chính xác,
logic, súc tích khoa học và thực tiễn.
Phương
pháp phân tích định lượng: Là phương pháp thống kê để lượng hóa, đo lường, phản
ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố (các yếu tố) với nhau. Mục đích
của phương pháp này là đo lường các biến số theo từng mục tiêu và xem xét sự
liên quan của các nhân tố dưới dạng các số đo và số thống kê; dùng để tổng quát
hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối ngẫu nhiên và lấy mẫu đại diện;
phương pháp này có thể cung cấp dữ liệu để mô tả sự phân bố của các đặc điểm,
tính chất của tổng thể nghiên cứu, khảo sát các mối quan hệ giữa chúng và xác
định quan hệ nhân - quả.
5.4.
Phương pháp dự báo, chuyên gia
Phương
pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình
độ cao để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức
tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển
du lịch bền vững; nghiên cứu tổ chức không gian lãnh địa du lịch; đề xuất các
trung tâm, điểm du lịch, các dự án, lĩnh vực ưu tiên đầu tư; cũng như xác định
các sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi trội.
5.5.
Phương pháp điều tra xã hội học
Tổ chức
điều tra, thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát, thu thập thông tin (300
phiếu) đối với khách du lịch, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh du lịch và cán bộ quản lý địa phương. Qua đó, tổng hợp các ý kiến, nhu
cầu, mong muốn về phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch chủ
lực, làm cơ sở định hướng xây dựng, phát triển đa dạng hóa mô hình, sản phẩm du
lịch của tỉnh Bình Thuận.
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA CÁC
LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH
1.1. Loại hình, sản phẩm du lịch
1.1.1. Loại hình du lịch
Theo Tổ
chức Du lịch Thế Giới IUOTO (International Union Of Travel Organization) định
nghĩa: “Loại hình du lịch là các phương thức du lịch, cách khai thác thị
hiếu, sở thích và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt nhất mong muốn của họ.
Với nhu cầu cao của khách du lịch hiện nay, du lịch ngày càng trở nên phong
phú, đa dạng với nhiều loại hình mới mẻ, hấp dẫn”.
Trong
hoạt động kinh doanh du lịch, tùy theo đối tượng, mục đích chuyến đi của khách
du lịch hay dựa vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch hoặc các tiêu chí khác;
người ta thường chia du lịch thành nhiều loại hình cụ thể như:
- Theo
mục đích chuyến đi, thường phân chia thành:
+ Du lịch
thuần túy: Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch
khám phá;...
+ Du lịch
kết hợp: Du lịch tôn giáo; du lịch nghiên cứu học tập; du lịch hội nghị, hội
thảo; du lịch kinh doanh; du lịch chữa bệnh;...
- Phân
chia theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch biển; du lịch núi; du
lịch đô thị; du lịch nông thôn;...
- Phân
chia theo phương tiện giao thông: Du lịch tàu biển; du lịch tàu hỏa; du
lịch xe đạp; du lịch ô tô;...
- Phân
loại theo lãnh thổ: Du lịch quốc tế đến - inbound tourist; du lịch quốc tế
đi - outbound tourist; du lịch nội địa.
Ngoài ra,
còn rất nhiều cách phân chia khác như: Phân loại theo loại hình lưu trú; phân
loại theo lứa tuổi khách du lịch; phân loại theo độ dài chuyến đi;... Tuy
nhiên, một cách phân chia khá phổ biến thường hay được nhắc đến là cách phân
chia dựa vào tính chất hoạt động du lịch như: Du lịch văn hóa; du lịch sinh
thái; du lịch MICE;… Bên cạnh đó, người ta còn có thể chia nhỏ hơn các chuyên
đề, loại hình du lịch trên như trong du lịch văn hóa có thể lại được chia
thành: Du lịch nghiên cứu văn hóa ẩm thực, nghiên cứu văn hóa lịch sử, nghệ
thuật,… của đất nước, của một vùng miền,…
Nhiều
chuyên gia cho rằng đây cũng là cách phân chia theo mục đích chuyến đi của
khách du lịch nhưng mang tính cụ thể hơn. Thật ra trong một chuyến du lịch,
khách du lịch có thể kết hợp nhiều mục đích khác nhau. Các chương trình du lịch
được xây dựng có thể không chỉ đơn thuần một chuyên đề hoặc một loại hình cụ
thể, mà nó có thể được xây dựng kết hợp theo yêu cầu của khách du lịch.
►Tóm
lại: Các loại hình du lịch khá đa dạng, có sức cạnh tranh cao, ngày càng
phát triển. Để gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu
khách du lịch, các loại hình du lịch giờ đây ngày càng phải phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu, phải kết hợp cùng nhau tạo sự mới mẻ, hấp dẫn. Trong thực
tế, có nhiều cách phân chia loại hình du lịch dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau
và chỉ mang tính tương đối. Việc phân chia các loại hình này sẽ phụ thuộc vào
sự chọn lựa tiêu chí và mục đích của người sử dụng.
1.1.2. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm
du lịch là một khái niệm rộng, tổng hợp bao hàm rất nhiều các thành phần hữu
hình và vô hình, các thành phần này kết hợp với nhau tạo thành sản phẩm du lịch
hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu, mong muốn của khách du lịch. Có quan điểm cho rằng
những sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ đáp ứng từng nhu cầu riêng lẻ của khách du
lịch cũng được gọi là sản phẩm du lịch như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận
chuyển, dịch vụ ăn uống,… Một quan điểm khác lại cho rằng các nhu cầu phát sinh
đồng thời trong chuyến du lịch, nên sản phẩm du lịch phải bao gồm tập hợp tất
cả những sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu đó, tức là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh
chứ không phải là riêng lẻ, chẳng hạn như một chương trình du lịch trọn gói của
công ty lữ hành,… Xem xét theo góc độ nhu cầu du lịch - phía khách du lịch,
theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 định nghĩa “Sản phẩm du lịch là tập hợp
các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch”.
Để giải
quyết việc đưa ra khái niệm từ cả hai góc độ cung và cầu du lịch, trong phạm vi
Đề án này, sản phẩm du lịch có thể được hiểu như sau:“Sản phẩm du lịch là
toàn bộ những hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức có chức năng kinh doanh du
lịch sản xuất và cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến
đi du lịch”. Sản phẩm du lịch có thể là các sản phẩm đơn lẻ do từng tổ chức
kinh doanh du lịch cung ứng hoặc tập hợp các sản phẩm đơn lẻ thành một sản
phẩm hoàn chỉnh do nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau sản xuất và cung ứng, có
thể liên kết hoặc không liên kết với nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
trong suốt chuyến hành trình. Sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố hữu hình (hàng
hóa) và yếu tố vô hình (dịch vụ). Sản phẩm du lịch thường được tạo nên bởi sự
kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội (tài nguyên du lịch) với
việc sử dụng các nguồn lực (cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động) tại một cơ sở,
một vùng hay một quốc gia nào đó.
Có nhiều
cách phân chia bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch; đứng trên khía cạnh phối hợp
để tạo ra sản phẩm du lịch bao gồm 04 bộ phận sau:
- Dịch
vụ vận chuyển: Được xem xét như một bộ phận hợp thành của sản phẩm du lịch để
đưa khách du lịch từ vùng cư trú đến nơi du lịch bao gồm nhiều loại phương tiện
vận chuyển khác nhau: Máy bay, tàu lửa, ô tô,...
- Dịch
vụ lưu trú: Bảo đảm cho khách du lịch nơi ăn, ở trong quá trình thực hiện
chuyến du lịch của mình và khách du lịch có thể chọn một trong những khả năng
sau: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ cơ quan, nhà cha mẹ, bạn bè, cắm trại,...
- Dịch
vụ giải trí: Là bộ phận không thể thiếu của sản phẩm du lịch. Để thỏa mãn
nhu cầu này, khách du lịch có thể lựa chọn hình thức giải trí: tham quan, chơi
thể thao, thăm các tượng đài,...
- Du
lịch mua sắm: Việc nhiều khách du lịch mang về một ít vật kỷ niệm của
chuyến đi là không thể thiếu được; đồng thời, khi đi du lịch mua sắm cũng là
một cách giải trí. Nó bao gồm các hình thức mua sắm tại quầy hàng lưu niệm,
hàng mỹ nghệ, hàng tạp hóa,...
Đứng trên
khía cạnh tiếp cận sản phẩm du lịch thì bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch dựa
vào các yếu tố như: (1) Điểm đến du lịch; (2) Hệ thống giao thông; (3) Khả năng
tiếp cận; (4) Các tiện nghi và điều kiện phục vụ (hệ thống khách sạn, nhà hàng,
vui chơi giải trí,…).
Về đặc
điểm của sản phẩm du lịch thì sản phẩm du lịch phải đảm bảo các đặc điểm gồm:
Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt (những nhu cầu này là
nhu cầu như khám phá, tìm hiểu bản sắc dân tộc); Sản phẩm du lịch nhằm thỏa
mãn nhu cầu cao của con người (Con người, trong cuộc sống để có thể tồn tại
không thể thiếu những nhu cầu cơ bản như: ăn, uống,... nhưng không đi du lịch
cũng được. Chính vì du lịch là một nhu cầu cao nên hệ số co giãn cầu của sản
phẩm du lịch rất cao); Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng thời
gian và địa điểm của việc sản xuất ra chúng (tức quá trình tiêu dùng sản
phẩm trùng với quá trình sản xuất sản phẩm); Việc tiêu dùng sản phẩm du
lịch có tính thời vụ (có ngày, có mùa, có tháng khách du lịch đến rất
đông và ngược lại), tính thời vụ này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thời gian
nghỉ của các nhân viên và học sinh,... cũng như tính chất của vùng du lịch nghỉ
biển, nghỉ núi,... đặc điểm khí hậu của từng vùng; Sản phẩm du lịch chủ yếu là
sản phẩm phi vật chất do đó sản phẩm du lịch không có nhãn hiệu. Vì vậy không
có độc quyền về sản phẩm du lịch. Với tính chất đặc thù riêng vốn có, những
đặc điểm này đã làm nên tính đặc thù của hoạt động du lịch.
1.1.3. Chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ du lịch
Nội dung
cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, liên quan tới rất nhiều ngành nghề,
nhưng xét về mặt ý nghĩa, các bộ phận hợp thành đều có thể chia ra một hoặc
vài loại trong 03 yếu tố lớn: vật thu hút du lịch, cơ sở du lịch, các dịch vụ
du lịch. Đối với các sản phẩm du lịch tổng hợp để thành công cho cả hai chủ thể
điểm đến là khách du lịch và các thành phần cung cấp khác nhau cần phải được bổ
sung từ việc thực thi tổng thể của ngành du lịch tại các điểm đến. Có thể được
xác định bởi các liên kết trong chuỗi sản phẩm du lịch. Bảo đảm kết nối cần
thiết về tiêu chuẩn giữa các yếu tố khác nhau của dòng sản phẩm du lịch. Trong
đó, vai trò quan trọng của Chính phủ, quản lý du lịch ở trung ương và địa
phương đối với việc ban hành cơ chế, chính sách, các quy định, tiêu chuẩn, ưu
đãi cho việc phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại điểm đến.
Dưới đây
minh họa sự phức tạp của ngành du lịch. Ngoài các đối tượng trực tiếp tham gia,
có nhiều đơn vị khác gián tiếp liên quan đến du lịch, góp phần quan trọng cho
sự thành công hay không của mỗi điểm đến.
Hình 1.1. Chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ du lịch
Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới
1.2. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch
1.2.1. Quan điểm về đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch
Theo Từ
điển tiếng Việt (1996) thì “đa dạng” được hiểu là nhiều vẻ, nhiều dạng biểu
hiện khác nhau. Đa dạng hóa (diversification) là quá trình trong đó một
địa phương, một công ty hoặc cá nhân tìm cách tăng thêm lĩnh vực hoạt động
hoặc mặt hàng sản xuất kinh doanh để giảm bớt rủi ro gắn liền với việc chuyên
môn hóa quá mức (Nguyễn Văn Ngọc, 2006).
Đối với
sản phẩm, dịch vụ thì để đạt được mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải xác
định được cơ cấu sản phẩm hợp lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thay
đổi của môi trường kinh doanh, sự biến động của tiến bộ công nghệ, nhất là sự
cạnh tranh đặc biệt là sản phẩm đồng loại. Một trong những phương án mà doanh
nghiệp thường lựa chọn để thỏa mãn các yêu cầu trên là đa dạng hóa sản phẩm.
Đa dạng
hóa sản phẩm là quá trình mở rộng danh mục sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu
thị trường và xã hội, phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra
cơ cấu sản phẩm hợp lý và có hiệu quả cho doanh nghiệp (Đỗ Tất Lượng, 2013).
Để thực
hiện đa dạng hóa có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chú ý tới các mối quan hệ
giữa đa dạng hóa sản phẩm với công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh, giữa
đa dạng hóa với công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp và một số yếu tố
liên quan khác.
Đa dạng
hóa loại hình, sản phẩm du lịch là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra
nhiều loại hình, sản phẩm từ những loại hình, sản phẩm truyền thống sẵn có,
đồng thời cải biến nhiều loại hình, sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại
và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm hoàn thiện. Đây là một trong những
phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Đa dạng
hóa loại hình, sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để
thu hút khách du lịch. Bình Thuận có khí hậu ôn hòa và có nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp, với sản phẩm du lịch là những danh lam, thắng cảnh rất đa dạng như:
Đồi cát bay Mũi Né, Bàu Trắng, Hòn Rơm, Suối Tiên, Mũi Kê Gà, Cù lao Câu,...
Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên đó, Bình Thuận còn sở hữu di tích văn hóa,
lịch sử và các lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc như: Khu di tích Trường
Dục Thanh, quần thể kiến trúc Chăm Pa, Dinh Thầy Thím, Vạn Thủy Tú, chùa núi Tà
Cú, làng nghề nước mắm, nghề làm gốm của người Chăm,... Ngoài ra, loại hình,
sản phẩm du lịch của địa phương còn được bổ sung thêm những dịch vụ vui chơi,
giải trí nhân tạo do các công ty du lịch trong và ngoài nước đầu tư. Được mệnh
danh là “Thủ phủ resort”, Bình Thuận cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách
du lịch kể cả vào mùa cao điểm. Cũng là địa phương có nền ẩm thực phong phú, có
nhiều món ăn ngon, lạ, hấp dẫn đã thu hút đông đảo khách du lịch ở nhiều tỉnh,
thành khác đến tham quan, thưởng thức.
Tuy
nhiên, những loại hình, sản phẩm du lịch trên chỉ tập trung khai thác những tài
nguyên du lịch sẵn có, đầu tư vào những cảnh quan thiên nhiên thành khu du lịch
sinh thái, khu nghỉ dưỡng ven bờ biển, chưa có sự đầu tư tôn tạo để lôi cuốn,
hấp dẫn hơn. Nếu so với các địa phương phát triển du lịch biển khác trong nước,
thì khả năng cạnh tranh của loại hình, sản phẩm du lịch Bình Thuận còn nhiều
hạn chế. Du lịch tỉnh Bình Thuận còn thiếu những công trình giải trí nhân tạo
quy mô lớn, đặc biệt là những loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu
cầu khách du lịch có thu nhập cao. Những sản phẩm du lịch nhân tạo như: sân
khấu nhạc nước, sân khấu biểu diễn ca nhạc hiện đại, trung tâm thể thao tổng
hợp đạt chuẩn quốc tế, các spa cao cấp,... chưa phổ biến trong danh mục sản
phẩm du lịch của Bình Thuận. Sự thiếu đa dạng trong các loại hình, sản phẩm du
lịch Bình Thuận đã làm hạn chế thời gian lưu trú và nhu cầu chi tiêu của khách
du lịch. Theo các gói tham quan được chào trên các trang lữ hành online, tour
đi Phan Thiết 03 ngày 02 đêm, ít hơn 01 ngày so với các tour đi Nha Trang, Đà
Lạt, Phú Yên, Đà Nẵng,…
Nhìn
chung, đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp củng cố vị thế thương hiệu, là “bước đà”
giúp thương hiệu tăng khả năng nhận diện trên thị trường. Xúc tiến doanh thu
tăng trưởng, tối đa hóa các nguồn lực sẵn có, phát triển thêm các nguồn lực mới
và tăng sức mạnh chinh phục thành công khách du lịch.
1.2.2. Nội dung đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch
Trong du
lịch, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch cho phép cung cấp các trải nghiệm
đa dạng và tùy chỉnh, tính linh hoạt trong quy hoạch và thiết kế trải nghiệm
điểm đến. Từ đó, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch sẽ làm tăng khả năng
cạnh tranh thông qua việc tạo ra nhiều loại hình, sản phẩm du lịch mới lạ và
hấp dẫn khách du lịch. Các nội dung đa dạng hóa được xác định bằng các quyết
định đặc thù dựa trên thị trường riêng lẻ, hơn là các biện pháp can thiệp thị
trường như giảm giá tour hay trợ giá cho các công ty du lịch. Xét về tổng thể,
các chiến lược đa dạng hóa du lịch có thể được phân chia ở cấp độ sản phẩm, thị
trường, khu vực điểm đến và theo ngành. Sự phân loại này theo hướng tiếp cận từ
cấp độ thấp lên cấp độ cao trong danh mục loại hình, sản phẩm du lịch. Ngược
lại, việc đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch chính tại các điểm đến
bao gồm việc cung cấp các loại hình, sản phẩm đa dạng hơn, giúp gia tăng giá
trị bằng cách mở rộng trải nghiệm của khách du lịch hiện tại tại điểm đến,
hoặc thu hút các loại khách du lịch khác có thể chưa từng đến thăm (Moraru,
2011). Việc đa dạng hóa sản phẩm như vậy có thể cung cấp cho các điểm đến những
lợi ích của lợi thế kinh tế theo giá trị gia tăng, khác biệt với lợi thế theo
quy mô (Greffe, 1993). Nội dung đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch có thể
theo 04 hướng tiếp cận:
Thứ nhất, các
điểm đến có thể đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch bằng cách tích hợp và
quảng bá các sản phẩm du lịch hiện có để tạo ra các gói dịch vụ du lịch mới
hoặc bổ sung các sản phẩm mới tại các điểm đến, sau đó biến chúng thành các
sản phẩm mới bổ sung. Ngoài ra, bản thân khách du lịch cũng có thể tạo ra sự
kết hợp tùy chỉnh của riêng họ với các sản phẩm hiện có. Một cách tiếp cận được
khuyến khích bằng cách tăng cường sử dụng công nghệ thông tin cho khách du lịch
thông qua website và các ứng dụng về du lịch.
Thứ hai, các
điểm đến trực tiếp bổ sung các sản phẩm du lịch mới vào danh mục điểm đến hiện
có. Điều này có thể bao gồm việc phát triển các sản phẩm mới có liên quan khá
chặt chẽ với các sản phẩm điểm đến hiện có, chẳng hạn như thông qua việc đa
dạng hóa du lịch biển đảo để bao gồm các môn thể thao dưới nước như lặn, lướt
sóng, lướt ván diều, đua ca nô… Sự kết hợp mới giữa các sản phẩm du lịch hiện
có và sản phẩm du lịch mới sẽ đa dạng hóa trải nghiệm sản phẩm du lịch và điều
đó có thể giúp thu hút các thị trường mới và giữ chân các thị trường hiện có.
Thứ ba, việc đa
dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch phải tạo ra các sản phẩm mới có tính khác
biệt cao. Ví dụ như: các khu nghỉ dưỡng bãi biển cao cấp, các tour khám phá
động vật hoang dã và du lịch văn hóa. Ngoài ra, các điểm đến có thể nâng cao tính
khác biệt bằng việc phát triển các sản phẩm du lịch mới, quy mô lớn, chẳng hạn
như: sân golf, bến du thuyền, các trung tâm triển lãm và hội nghị, với những
mục đích này thường nhằm thu hút khách du lịch chi tiêu cao (Bramwell, 2004).
Việc phát triển sản phẩm du lịch theo hướng này cần hướng đến đối tượng khách
du lịch có khả năng chi tiêu cao hoặc thị trường thượng lưu.
Thứ tư, đa dạng
hóa loại hình, sản phẩm du lịch có thể thực hiện được bằng việc phát triển các
sản phẩm du lịch thay thế dựa trên các đặc điểm độc đáo, chẳng hạn như lịch
sử, văn hóa hoặc sinh thái của điểm đến (Bramwell, 2004). Tuy nhiên, các sản
phẩm có thể chỉ là những trải nghiệm du lịch bổ sung có thể được trải nghiệm
tại nhiều điểm đến, chúng cũng có thể phát triển theo thời gian thành các hoạt
động du lịch đại chúng, quy mô lớn. Do đó, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại các
điểm đến phụ thuộc nhiều vào sự ưu đãi của các nguồn tài nguyên du lịch tiềm
năng ở các điểm đến và do áp lực thị trường, bao gồm cả kỳ vọng của người tiêu
dùng về sản phẩm điểm đến.
1.2.3. Nguyên tắc đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch
Theo quan
điểm của Hernández-Calzada và cộng sự (2019), các nhà nghiên cứu trên cho rằng
có ba khía cạnh cần phân tích khi đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch:
- Đa dạng
hóa là một khái niệm đặc trưng nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các
thước đo tổng hợp toàn diện của sự đa dạng hóa sản phẩm phải bao gồm sự đa
dạng, sự chênh lệch và sự cân bằng. Do đó, sự đa dạng đo lường số lượng các
hoạt động liên quan đến du lịch. Trong khi đó, sự cân bằng đo lường số lượng
của mỗi hoạt động du lịch và sự chênh lệch đo lường mức độ khác nhau của hoạt
động du lịch.
- Đa dạng
hóa sản phẩm du lịch phải xác định rõ các hoạt động liên quan đến du lịch theo
các tiêu chí do Tổ chức Du lịch Thế Giới (World Tourism Organization) tạo ra để
công nhận các hoạt động đó thuộc lĩnh vực du lịch.
- Đa dạng
hóa loại hình, sản phẩm du lịch đảm bảo tính bền vững về mặt xã hội. Đa dạng
hóa loại hình, sản phẩm du lịch phải kết hợp sự phát triển của con người (phúc
lợi và năng lực) với tính bền vững của xã hội.
Trong bối
cảnh của Việt Nam, TS. Đỗ Cẩm Thơ - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng
các nhà hoạch định chính sách về du lịch nên áp dụng các nguyên tắc áp dụng
thực tiễn về cải tiến sản phẩm du lịch:
- Nguyên
tắc định hướng thị trường: cải tiến sản phẩm du lịch trên cơ sở tìm hiểu kỹ
lưỡng nhu cầu thị trường.
- Nguyên
tắc xây dựng trải nghiệm: tâm lý thị trường hiện đại gắn liền với những mong
muốn về trải nghiệm độc đáo, sâu sắc, khó quên. Sản phẩm du lịch cần cải tiến
trên cơ sở phát triển các giá trị trải nghiệm phù hợp với mong đợi của thị
trường.
- Nguyên
tắc tạo dựng cảm xúc: sự phát triển kinh tế - xã hội nâng cao nhu cầu tâm lý về
cảm xúc so với các nhu cầu vật lý, đòi hỏi sự cải tiến cần có những thiết kế
phù hợp.
- Nguyên
tắc về tính cá nhân (cá biệt): trong nhu cầu tiêu dùng hiện đại một mặt thị
trường tìm kiếm các đơn vị, sản phẩm có tính cá nhân cao (khẳng định được
thương hiệu hoặc sự độc đáo, cá biệt), mặt khác yêu cầu được sử dụng các dịch
vụ, sản phẩm thiết kế đáp ứng yêu cầu rất cá nhân, cá biệt.
- Nguyên
tắc về thiết kế “xanh”: sản phẩm du lịch áp dụng các nguyên tắc, các yếu tố về
du lịch trách nhiệm, các loại hình du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch
thiên nhiên…
1.3. Kinh nghiệm đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch trên thế
giới và Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới
* Xây
dựng chính sách, quy hoạch và chiến lược làm cơ sở cho việc phát triển loại
hình, sản phẩm du lịch
Phát
triển du lịch không thể thiếu vai trò của Nhà nước, đặc biệt trong việc đề ra
các chính sách, xây dựng chiến lược, hỗ trợ các chương trình phát triển,… để
thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển đồng bộ và bền vững. Như tại Australia
(Úc), Chính phủ Australia đã phác thảo một số chiến lược và chương trình mục
tiêu về du lịch và môi trường. Các chiến lược gồm: Chiến lược quốc gia về phát
triển du lịch bền vững (National Strategy for Sustainable Development); Chính
sách nhà nước về rừng quốc gia… Các chương trình gồm: Chương trình du lịch quốc
gia; Chương trình phát triển du lịch vùng; Chương trình du lịch sinh thái rừng,
các đề án phát triển loại hình, sản phẩm du lịch tại các địa phương tại Úc
(WTTC, 2009),… Từng chương trình phát triển du lịch đều được Chính phủ tài trợ
kinh phí, cải tiến các dự án để nâng cao tính cạnh tranh của Australia thành
điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt các chính sách, quy hoạch chiến
lược trên làm cơ sở cho xây dựng và phát triển loại hình, sản phẩm cho từng
vùng của Australia. Các nhà hoạch định chính sách du lịch của Úc đã tìm hiểu
rất kỹ nhu cầu, sở thích, mong muốn, thói quen riêng của từng nhóm khách du
lịch. Trên cơ sở đó, Úc xác định được du lịch trải nghiệm bao gồm các trải
nghiệm chính sau đây: Thổ dân Úc, thiên nhiên Úc, lối sống vùng ven biển Úc,
thực phẩm và rượu vang Úc, các đô thị lớn ở Úc, các hành trình trên đất nước
Úc... Ngành Du lịch Úc chú trọng đến định hướng phát triển loại hình, sản phẩm
du lịch có tính trải nghiệm cao. Các tour du lịch có tính trải nghiệm cao
thường tập trung vào nhóm khách hàng trung, cao cấp; từ đó tạo ra các lợi thế
cạnh tranh hoặc các giá trị phụ trợ cho các tiềm năng du lịch của điểm đến của
Úc…
Hình 1.2: Cảng Port Arthur Historic
Riêng đối
với Tasmania - Là một bang hải đảo nằm ở phía Nam Australia, diện tích 68.401km2, dân số
khoảng 489.600 người, địa hình tại Tasmania chủ yếu là đồi núi và các vùng
hoang dã. Địa hình tại Tasmania có nhiều nét tương đồng với địa hình của Bình Thuận
như có biển, có núi, đồi, đồng bằng… Tuy nhiên, tại đây cũng còn lưu giữ rất nhiều
di tích lịch sử của các thời kỳ khác nhau và truyền thống văn hóa của người dân
như Cảng Arthur lịch sử (Port Arthur Historic Site) và Chợ Salamanca (Salamanca
Market), Quốc lộ Di sản (Heritage Highway), nghề thủ công truyền thống ở
Tasmania…(Stell và Pocock, 2007). Sở Du lịch Tasmania (Tourism Tasmania Board)
là cơ quan chủ trì theo kế hoạch này, làm việc với đối tác là các cơ quan Chính
phủ khác, đặc biệt là Sở Văn hóa và Di sản Tasmania và Sở Nghệ thuật Tasmania,
và với các bên liên quan, các ngành công nghiệp để đạt được các mục tiêu của
chiến lược (TICT, 2009). Chiến lược phát triển du lịch dài hạn của quốc gia
(Australia's National Long-Term Tourism) được xây dựng từ tháng 12/2009 (TRA,
2015), các kế hoạch chiến lược của Tasmania được xây dựng 03 năm một lần, trong
đó rất chú trọng vào việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. Các đề án, dự
án triển khai đều tập trung vào khai thác các tiềm năng đặc thù để tạo nên các
loại hình, sản phẩm mới hấp dẫn như: du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp,…
đặc biệt là việc bảo tồn “không gian văn hóa” của những “thổ dân” và những cư
dân nhập cư đầu tiên như sinh hoạt, trang phục, lễ nghi,… Chính vì vậy,
Tasmania trở thành điểm đến phong phú với nhiều loại hình, sản phẩm hấp dẫn.
* Triển
khai công tác nghiên cứu đánh giá tiềm năng nhằm làm cơ sở cho công tác phát
triển loại hình, sản phẩm du lịch
Hình 1.3: Nhà sàn người Karen- Umphang, Thai Lan
Việc
nghiên cứu nguồn tiềm năng rất quan trọng, đó là cơ sở để hoạch định, tổ chức
phát triển sản phẩm du lịch. Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ XX; Thái Lan trở
thành đất nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển nóng. Từ thành công của
chiến dịch quảng bá hình ảnh đất nước Thái: “Amazing Thái Lan” (Ngạc nhiên Thái
Lan) trong lần thứ hai. Chỉ riêng năm 1999, số lượng khách du lịch quốc tế đến
Thái Lan đạt 8.580.332 người, tăng 10,5% so với năm 1998 (Thavarasukha, 2002).
Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp du lịch ở Thái Lan đã dẫn đến
suy thoái môi trường và tài nguyên văn hóa du lịch của cả nước,… Chính điều này
đã thúc đẩy Thái Lan phải phát triển sản phẩm du lịch bền vững. Tại Thái Lan,
Cục Du lịch Thái Lan (TAT) kể từ năm 1994 đã yêu cầu các dự án phát triển loại
hình, sản phẩm triển khai ở các ở các điểm tài nguyên văn hóa và môi trường phải
có nghiên cứu về tài nguyên tại khu vực (UNWTO, 2010).
Chính
sách của Chính phủ Thái Lan về du lịch trong những năm gần đây đã hướng đến
phát triển loại hình, sản phẩm du lịch bền vững nhiều hơn. TAT đã cố gắng phân
tích các bài học đắt giá để đưa ra kế hoạch cho sự phát triển bền vững của
ngành công nghiệp du lịch Thái (Thavarasukha, 2002).
* Phát
triển du lịch dựa trên bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát huy bản sắc văn
hóa; khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống cộng đồng địa phương
Hình 1.4: Lễ hội tại Bali - Indonesia
Kinh
nghiệm phát triển loại hình, sản phẩm du lịch tại nhiều nước đã cho thấy đây là
một trong những nguyên tắc cơ bản để hấp dẫn được khách du lịch. Tại Indonesia
- Đất nước với hơn 17.000 hòn đảo, trong đó có 05 đảo chính và 30 đảo nhỏ hơn
là nơi sinh sống của đa số dân số. Các đảo chính là Sumatra, Kalimantan,
Sulawesi, Papua và Java. Indonesia có khoảng 250 dân tộc, với hơn 580 ngôn ngữ,
ngôn ngữ chính thức của quốc gia là Bahasa Indonesia. Indonesia là quốc gia có
sự đa dạng sinh học và văn hóa thuộc loại lớn nhất thế giới sau Brazil (Primack
et al, 1998). Sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên và nền văn hóa, là sự thu
hút đầy tiềm năng đối với sự phát triển của du lịch ở nước này.
Để bảo
vệ, khôi phục và phát huy giá trị sinh thái tự nhiên và bản sắc văn hóa; trong
nhiều năm vừa qua, Bộ Du lịch và Nghệ Thuật (Ministry for Tourism and Arts),
Tổng cục Bảo vệ Thiên nhiên và Bảo tồn Văn hóa (Dirjen Perlindungan dan
Konservasi Alam), các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương đã nỗ lực đề
ra các chính sách và hoạt động cụ thể để bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa
tại các cộng đồng dân cư phục vụ du lịch (Ardiwidjaja, 2009). Tại Bali -
Indonesia trở thành điểm đến nổi bật nhất của Indonesia, tiêu biểu cho thành
công của việc phát triển các sản phẩm tự nhiên và du lịch văn hóa là bởi đất
nước này luôn tôn trọng giá trị cảnh quan và lối sống, tập quán, văn hóa của
người bản địa, gìn giữ nó, tạo nên một bản sắc riêng.
Trung
Quốc đã tạo sự khác biệt về loại hình, sản phẩm du lịch trên nền tảng khai thác
các giá trị văn hóa - lịch sử. Khách du lịch quốc tế có rất nhiều sự đa dạng
khi đến Trung Quốc với mục đích du lịch văn hóa. Cụ thể, khách du lịch có thể
đi đến nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc để tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch
sử của dân tộc Trung Hoa như: Thủ đô Bắc Kinh, Vạn lý trường thành, Tây An, Côn
Minh, hồ Động Đình, núi Nhạc Lộc,... Các công ty kinh doanh du lịch ở Trung
Quốc đã nhanh chóng tung ra nhiều tour du lịch hấp dẫn và nỗ lực đa dạng hóa
các loại hình, sản phẩm du lịch. Trong bối cảnh kiểm soát đi lại trong và sau
đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc, các công ty kinh doanh du lịch vẫn tổ chức
các các tour du lịch ngắn ngày trong phạm vi một địa phương như trải nghiệm ở
nông thôn, cắm trại ở ngoại ô, homestay. Khi các lệnh phong tỏa đã được gỡ bỏ
một phần hay toàn bộ, các địa phương của Trung Quốc đã khởi động trở lại nhiều
tuyến du lịch dài ngày giữa các địa phương,…
* Phát
triển loại hình, sản phẩm du lịch kết hợp giữa việc bảo tồn và khai thác các
giá trị văn hóa và nguồn tài nguyên tự nhiên
Kinh
nghiệm phát triển loại hình, sản phẩm du lịch tại các cộng đồng địa phương đặc
biệt là trong việc bảo tồn một “không gian văn hóa” (khu vực làng nghề, thị
trấn, khu dự trữ, vườn quốc gia hay khu vực rộng lớn,…) nhiều nước trên thế
giới như: Anh, Áo, Belize, Nhật Bản, Ecuador, Senegal, Indonesia, Thái Lan,...
đã cho thấy phải gắn kết việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa của cộng
đồng và nguồn tài nguyên tự nhiên.
Trong
những năm gần đây, Indonesia đã rất thành công trong việc phát triển kết hợp du
lịch văn hóa và sinh thái (loại hình “Eco- cultural tourism”), đặc biệt là tại
các cộng đồng thiểu số, tại các khu bảo tồn (Cole, 2007). Từ kinh nghiệm về
phát triển du lịch quá tải tại Bali - Indonesia vào cuối thập niên 90 của thế
kỷ XX, các tổ chức như: Bộ Du lịch và Nghệ thuật, Tổng cục Bảo vệ thiên nhiên
và Bảo tồn (Dirjen Perlindungan dan Konservasi Alam), Bộ Lâm nghiệp và Trồng
rừng, các ban phát triển ở các địa phương (Dirjen Pembangunan Daerah), Hiệp hội
Du lịch Sinh thái Indonesia (Masyarakat Ekowisata Indonesia - viết tắt là MEI)
cũng như các tổ chức phi Chính phủ đã tham gia vào việc thiết lập các “nguyên
tắc chỉ đạo” cho sự phát triển du lịch Indonesia nhằm cân bằng các mục tiêu
Kinh tế - Xã hội - Môi trường (Raka Dalem, 2002). Các nguyên tắc chỉ đạo phát
triển sản phẩm, loại hình du lịch nhằm bảo vệ hệ sinh thái, không gian văn hóa
đã được xây dựng khá sớm tại Indonesia.
Bảng 1.1. Một số quan điểm trọng tâm trong nguyên tắc chỉ đạo phát
triển du lịch tại các cộng đồng địa phương ở Indonesia
1. Duy
trì sự cân bằng của tự nhiên trong hệ sinh thái và văn hóa cộng đồng, duy trì
sự cân bằng của hệ thống hỗ trợ cuộc sống người dân.
2. Phát
triển sản phẩm, loại hình du lịch dựa trên việc bảo vệ đa dạng sinh học, văn
hóa cộng đồng và sử dụng nó để nghiên cứu.
3. Cung
cấp nguồn cho các cơ sở nghiên cứu, phát triển, giáo dục và đào tạo.
4. Cung
cấp sản phẩm, loại hình mới cho ngành du lịch, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn
văn hóa địa phương.
5. Duy
trì sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa.
|
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lịch Indonesia,
2010)
Thái Lan
rất chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp ở nước này gồm các hoạt động liên
quan đến nông nghiệp mà khách du lịch có thể tham gia như: trồng lúa, trồng
hoa, rau quả và chăn nuôi. Khách du lịch trải nghiệm loại hình dịch vụ này
thường sống với những người nông dân quan sát và tham gia vào các công việc
hàng ngày của người nông dân Thái. Các hộ nông dân và người dân địa phương cùng
tham gia vào các hoạt động du lịch càng tạo nên sự đa dạng trong các chương
trình tour. Sự liên kết chặt chẽ giữa người dân địa phương với các công ty lữ
hành đã tạo ra sản phẩm chương trình tour hài hòa và đồng nhất. Một vài sản
phẩm du lịch trải nghiệm và du lịch nông nghiệp nổi tiếng của Thái Lan có thể
kể đến như: Làng du lịch cà phê cộng đồng Doi Chang, Doi Tung ở tỉnh Chiang
Rai, Doi Ang Khang ở tỉnh Chiang Mai, Baan Huya Hom ở tỉnh Mae Hong Son, tỉnh
Lampang,…
* Làm tốt
công tác quảng bá cho các loại hình, sản phẩm du lịch
Một trong
những mô hình rất thành công ở khu vực Đông Nam Á trong thời gian gần đây được
đánh giá quảng cáo rất hiệu quả với chi phí thấp, đó là Philippines. Đầu những
năm 2000, Philippines vốn biết đến với lượng khách quốc tế còn thấp so với các
nước trong khu vực, chi phí cho quảng bá du lịch rất ít. Với khoản kinh phí
khiêm tốn, đất nước này đã nghĩ ra một chiến lược quảng bá hiệu quả, ít tốn kém
nhờ dựa vào mạng xã hội trong chiến dịch “It’s more fun in Philippines” (PDT,
2014). Philippines là nước có số lượng tài khoản mạng xã hội lớn (hàng chục
triệu tài khoản Facebook, Twitter, Instagram), khả năng sử dụng tiếng Anh của
người dân tốt. Nắm bắt điều này, chiến dịch lôi kéo được đông đảo người tham
gia đồng thời gợi lên sự tự hào văn hóa trong mỗi người dân để mỗi cá nhân là
một đại sứ du lịch. Philippines nỗ lực cổ vũ người dân tham gia quảng bá mạnh
cho từng sản phẩm, loại hình du lịch tại địa phương. Bằng việc đưa ra slogan,
một vài mẫu hình ảnh đăng lên mạng, cho phép người dùng tải về, tự thiết kế
theo cách của riêng mình, sau 24h, thông điệp này đã có 10.000 lượt chia sẻ,
lượng khách du lịch sau đó tăng lên khoảng 16% (Xie, 2015).
Malaysia
có chiến lược quảng bá các loại hình, sản phẩm du lịch rất sáng tạo. Sử dụng
nhiều kênh quảng bá đặc biệt là mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram,
Titok…) để quảng bá sản phẩm du lịch mang đẳng cấp quốc tế với mức giá cạnh
tranh, điển hình là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, các
địa điểm mua sắm. Điển hình là các tour mua sắm ở Kuala Lumpur, các khu vui
chơi Legoland, Hello Kitty ở Johor, Sunway Lagoon ở Selangor, George Town ở
Penang, Kota Kinabalu ở Sabah, cao nguyên Genting ở Pahang, đảo Langkawi ở
Kedah. Về du lịch chữa bệnh, cơ quan phát triển du lịch Malaysia còn đẩy mạnh
giới thiệu cơ sở vật chất y tế tân tiến của quốc gia này với khách du lịch…
Còn tại
Thái Lan, năm 2014, chiến dịch “Discover Thainess” cũng đã được khởi động
truyền thông, quảng bá. Với một ý tưởng đầy táo bạo, Tổng cục Du lịch Thái Lan
đã cho đăng tải clip “I hate Thailand” (Tôi ghét Thái Lan) dưới dạng ẩn dụ. Sau
khi đăng trên Youtube vài ngày, lượt xem lên tới hàng triệu và nhiều ý kiến
phản hồi thể hiện sự thích thú với cách làm này. Nội dung phim kể về Anh chàng
khách du lịch James bị mất túi hành lý. Trong lúc bực bội và chán nản, anh đã
được người dân giúp đỡ tìm lại. Các cảnh trong phim thể hiện cuộc sống của
người Thái, những sinh hoạt văn hóa hiện lên một cách sinh động, tự nhiên. Cuối
cùng James tìm được chiếc túi và quyết định ở lại thêm 02 năm nữa. Thành công
của đoạn phim trước hết là tiêu đề gây sự tò mò để rồi xem xong đi đến một kết
luận ngược lại.
Nhìn
chung, kinh nghiệm từ các nước đã cho thấy: Truyền tải thông điệp rõ ràng, hấp
dẫn và có tính sáng tạo cũng là điểm quan trọng của quảng bá sản phẩm du lịch,
đặc biệt việc sử dụng truyền thông kỹ thuật số được ghi nhận là xu hướng hiện
nay các quốc gia đang hướng tới trong công tác quảng bá.
* Các mặt
công tác khác
Ngoài các
kinh nghiệm nêu trên; nhiều quốc gia đã làm rất tốt và đồng bộ nhiều công tác
khác như đào tạo nguồn nhân lực; lôi kéo cộng đồng, các doanh nghiệp du lịch,
các cơ quan và tổ chức phi Chính phủ quan tâm đến việc phát triển loại hình,
sản phẩm du lịch và bảo vệ di sản văn hóa; triển khai áp dụng hiệu quả các
chương trình trọng điểm và dự án thí điểm để nhân rộng mô hình,… Ví dụ như
trong công tác đào tạo nhân lực, ở nhiều nước kinh phí dành cho việc đào tạo
nguồn nhân lực này là rất lớn như ở Malaysia trong giai đoạn 1986 - 1990; Chính
phủ đã chi gần 30 triệu Ringgit Malaysia cho công tác này, chưa kể nguồn kinh
phí do các tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đóng góp,…
(Yasak, 1998).
1.3.2. Một số kinh nghiệm trong nước
Trong
thời gian qua, tại Việt Nam đã có một số địa phương, một số vùng, điểm du lịch
làm khá tốt một số mặt trong việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. Một
số thành công trong công tác này có thể kể đến là:
- Thứ
nhất: Phát huy giá trị sinh thái tự nhiên và bản sắc văn hóa, đẩy
mạnh việc phát triển sản phẩm, sáng tạo sản phẩm du lịch mới.
Hình 1.5: Du lịch biển - Quảng Nam
Sở hữu
125km bờ biển, Quảng Nam được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế trong
phát triển du lịch. Ngoài các địa danh An Bàng, Cửa Đại, những cái tên như Tam Thanh,
Bình Minh, Hà My, Bãi Rạng,… đã bắt đầu được du khách trong và ngoài tỉnh quan
tâm tìm đến, nhất là khi tuyến đường ven biển kéo dài từ Đà Nẵng vào Tam Kỳ đã
kết nối, cùng chủ trương dịch chuyển du lịch vào phía Nam của tỉnh. Thực tế,
thời gian qua việc thúc đẩy thương hiệu du lịch biển đã được ngành du lịch tỉnh
quan tâm mạnh mẽ, đặc biệt là trong Festival Di sản lần thứ VI vừa qua hàng
loạt sự kiện văn hóa, thể thao gắn liền với không gian biển đã được tổ chức
nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa biển trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn,…
Ngành Du
lịch Bình Định đã xác định tập trung phát triển thương hiệu du lịch biển đảo.
Từ đó, ngành Du lịch của tỉnh đã chú trọng công tác đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng các loại hình, sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển các loại hình,
sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao và bền vững, tạo thương hiệu cạnh
tranh lâu dài là nhiệm vụ mang tính xuyên suốt để thực hiện hiệu quả mục tiêu
của chương trình hành động này. Cụ thể, du lịch Bình Định có nhiều loại hình,
sản phẩm du lịch gắn liền với du lịch biển đảo như: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo
cao cấp; du lịch thể thao, giải trí trên biển (công viên biển, lặn ngắm san
hô, câu cá giải trí trên biển và một số loại hình du lịch, giải trí trên biển)
dọc tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu, Quy Nhơn - Nhơn Lý - Cát Tiến, Phù Mỹ - Hoài
Nhơn, Nhơn Hải - Cù lao Xanh,… Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng xây dựng sản phẩm
du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng, yêu cầu chính là đẩy mạnh phát triển sản
phẩm du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử,
cách mạng của tỉnh; khai thác thế mạnh ẩm thực đặc trưng, đa dạng của địa
phương.
Du lịch
Bình Định đã xây dựng các tuyến du lịch gắn với điểm đến là các võ đường, làng
nghề truyền thống; các di tích lịch sử - văn hóa, di tích về phong trào Tây
Sơn; hệ thống tháp Chăm. Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục hình thành và phát triển
các điểm biểu diễn nghệ thuật Tuồng, Bài chòi dân gian, võ cổ truyền Bình Định
và phát huy tiềm năng các suối khoáng nóng để hình thành các loại hình, sản
phẩm du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Các chương trình biểu diễn
nghệ thuật ven biển miễn phí cũng được tổ chức để phục vụ khách du lịch trong
và ngoài nước. Với nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh, Bình Định đã
phát triển dịch vụ du lịch tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên
ngành (ICISE) và Tổ hợp Không gian khoa học tại TP. Quy Nhơn nhằm tạo ra sản
phẩm du lịch đặc thù riêng của tỉnh Bình Định - du lịch khám phá khoa học.
Đồng thời, phát triển các loại hình du lịch thể thao võ cổ truyền, du lịch
golf, chạy việt dã, bóng chuyền bãi biển,…
- Thứ hai: Phát
huy vai trò của cộng đồng trong phát triển loại hình, sản phẩm du lịch
Hình 1.6: Khách du lịch học nấu ăn tại nhà người dân ở Hội An
Những năm
qua, tỉnh Quảng Nam đã huy động sức mạnh của cộng đồng trong công tác quản lý,
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Tại Hội An, cộng đồng nhân dân và khách
du lịch cùng có ý thức và trách nhiệm tham gia bảo vệ di tích và cảnh quan phố
cổ, tổ chức sắp xếp kinh doanh, xây dựng đô thị, sinh hoạt văn hóa. Riêng trong
công tác bảo tồn di tích, từ năm 1999 trở về trước, cả Hội An chỉ có hơn 10 di
tích được đầu tư tu bổ. Thế nhưng, đến nay, đã có 170 di tích được tu bổ, tôn
tạo, trùng tu với tổng kinh phí hơn 65 tỷ đồng. Ngoài ra, hơn 150 di tích được
hỗ trợ trùng tu và gần 2.000 lượt chủ di tích tự tu bổ, sửa chữa nhỏ (Sở VHTTDL
Quảng Nam, 2018). Điều đó cho thấy nhận thức của cộng đồng, ý thức bảo tồn di
sản trong các tầng lớp nhân dân Hội An ngày càng được nâng cao. Công tác tuyên
truyền về bảo vệ di sản và hoạt động du lịch được chính quyền Hội An làm khá
tốt, người dân chấp hành rất nghiêm túc các quy định của Chính quyền đề ra một
cách tự giác và tham gia tích cực các hoạt động. Một ví dụ đơn cử là người dân
hưởng ứng chiến dịch “ba không” (1. Không rác; 2. Không chèo kéo, “chặt
chém”; 3. Không trộm cướp). Khách du lịch vào thăm nhà cổ có thể tự do xem
quà lưu niệm, quà tặng, quần áo,… Đặc biệt, Chương trình “Đêm rằm phố cổ”
nhiều năm nay vẫn thu hút đông đảo khách du lịch tham gia, hàng ngàn người chen
chân đi trên những con đường nhỏ, nhưng không thấy rác vứt bừa bãi (Thanh Hải,
2015). Dường như, ở thành phố này khách du lịch cũng có ý thức tự giác hơn. Đây
chính là sự thành công của Hội An trong việc phát huy vai trò của cộng đồng
trong phát triển du lịch.
Khu bảo
tồn biển Cù lao Chàm đã và đang dành cho ngư dân khai thác trên các ngư trường
được dần phục hồi nguồn lợi. Đồng thời ngư nghiệp đã và đang khôi phục, trong
khi đó ngư dân hoàn thiện dần kỹ năng trong ứng xử với thiên nhiên và tiếp cận
với những thay đổi mới của sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Người
Cù lao Chàm hiện tại chính là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu lại cho khách
du lịch về những gì mình đã và đang làm để bảo tồn và phát triển. Đồng thời cũng
chính người Cù lao Chàm cần tổ chức hoạt động cho khách du lịch học tập, tìm
tòi và khám phá ra điều mới lạ, những câu chuyện mà cộng đồng ở đây gầy dựng
nên.
- Thứ ba: Phục
hồi nghề truyền thống và văn hóa cộng đồng vào phát triển loại hình, sản phẩm
du lịch
Hình 1.7: Trình diễn Thổ cẩm Zèng tại Festival làng nghề 2015
Trước
thực trạng nghề dệt Zèng của bà con các dân tộc ở A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế
bị mai một, thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong
việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp này; huyện A Lưới được sự hỗ
trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các tổ chức phi Chính phủ đã
phục hồi nghề truyền thống dệt Zèng và làm ra sản phẩm bán cho khách du lịch
với giá khá cao từ 400.000 - 1.200.000 đồng/chiếc (Ủy ban nhân dân huyện A
Lưới, 2018).
- Thứ tư:
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển loại hình, sản phẩm du lịch
Tỉnh
Quảng Ninh thời gian vừa qua đã tập trung nguồn lực đầu tư từ các thành phần
kinh tế theo hình thức đối tác công - tư (PPP) để phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông đô thị, dịch vụ, văn hóa, thể thao,... theo hướng đồng bộ,
hiện đại. Trong đó, nhiều công trình trọng điểm tác động tích cực đến hoạt động
du lịch, thúc đẩy sự phát triển loại hình và sản phẩm du lịch của địa phương như:
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, cảng tàu quốc
tế Tuần Châu, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, cầu và đường dẫn cầu
Bắc Luân II, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cầu Tình Yêu và mới đây nhất là cao tốc
Vân Đồn - Móng Cái được đưa vào hoạt động từ ngày 01/9/2022 đã tạo “cơn sốt”
bất ngờ cho du lịch Móng Cái nhờ rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển từ
Hà Nội,…
Tại Bà
Rịa - Vũng Tàu, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 -2025 trên
cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện các quan điểm,
nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo chính trị và Báo cáo
kinh tế - xã hội, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm, trong đó có phát triển ngành du lịch: “Xây dựng mô hình phát triển kinh tế
bền vững dựa vào công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao;
thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế tư nhân, hợp tác xã, trang trại. Chiến lược phát
triển, định vị thương hiệu du lịch tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng trên bản
đồ du lịch trong nước và quốc tế; phát triển mạnh mẽ nông nghiệp công nghệ cao
để tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất
nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Hình 1.8: Bãi Sau Vũng Tàu
Để thực
hiện quy hoạch đã đề ra, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung phát triển các sản
phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; sản phẩm du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe; sản phẩm du lịch gắn liền với các dịch vụ vui chơi giải trí tại ven biển
như: lướt ván, thuyền buồm, câu lạc bộ diều, cờ quốc tế để phục vụ khách du
lịch; ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế, phát triển các loại
hình du lịch liên quan đến suối khoáng nóng tại xã Bình Châu, phát triển các
dịch vụ vui chơi giải trí như sân golf, vui chơi có thưởng,... Riêng với Côn
Đảo, ngoài việc phát huy những kết quả của du lịch tâm linh, tỉnh sẽ đầu tư
phát triển du lịch trải nghiệm gắn với khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm
và du lịch sinh thái tại các đảo. Đồng thời, tỉnh cũng chú trọng đầu tư xây
dựng chiến lược phát triển du lịch, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ khách quốc tế,...
1.3.3. Một số bài học rút ra trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của
các nước và các địa phương về phát triển loại hình, sản phẩm du lịch
Một là, xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách và giải pháp để thúc đẩy phát
triển loại hình, sản phẩm du lịch: Chiến lược phát triển ngành du lịch phù hợp
với chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước, phát triển du lịch đồng bộ,
kiện toàn mối quan hệ giữa ngành Du lịch với các ngành khác có liên quan.
Hai là, đầu tư cơ
sở vật chất nhằm phát triển loại hình, sản phẩm du lịch: Để phát triển du lịch,
trước hết phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cơ bản các nhu cầu ngày
càng cao của khách du lịch. Bên cạnh đó, du lịch càng phát triển sẽ là động lực
thúc đẩy cơ sở vật chất kỹ thuật càng được nâng cao và ngược lại. Đồng thời,
tính đồng bộ của sự phát triển ngày càng tăng.
Ba là, tạo ra
những loại hình, sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của
khách du lịch: Tạo ra những loại hình, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp
dẫn phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là công việc quan trọng bậc
nhất cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi địa phương, quốc gia.
Bốn là, tăng
cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch, sản phẩm du lịch: Mục đích của tuyên
truyền quảng bá trong kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho khách
du lịch, làm cho họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời
thuyết phục họ mua và sử dụng sản phẩm. Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào
thị trường khách du lịch cụ thể để đạt được mục đích ở thị trường đó.
Năm là, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch: Đối tượng phục vụ
của du lịch là con người, bao gồm cả khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế; đòi hỏi trình độ của nguồn nhân lực du lịch phải cao và thường xuyên
được cập nhật kiến thức, kỹ năng mới. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ nhân lực ngành du lịch mang ý nghĩa quan
trọng và cần được chú trọng.
Sáu là, phát
triển loại hình, sản phẩm du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường,
an ninh trật tự: Môi trường du lịch bao gồm môi trường sinh thái và môi trường
xã hội. Việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều
vấn đề đối với bảo vệ tài nguyên môi trường và an ninh trật tự như: gây tổn hại
môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng; các công trình văn hóa lịch sử
bị khai thác sai mục đích, xuống cấp; các tệ nạn xã hội,… Vì vậy, cần bảo vệ
tài nguyên môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh, giữ gìn an ninh trật tự trong
hoạt động du lịch để điểm đến được an toàn, hấp dẫn, thân thiện đối với khách
du lịch, ngành du lịch phát triển bền vững.
PHẦN II
HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí
địa lý
Bình
Thuận nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ thuộc vùng Trung Bộ Việt Nam. Phía Bắc
giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây
giáp tỉnh Đồng Nai và phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam
giáp Biển Đông. Bình Thuận có khoảng cách với Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200km,
cách thành phố Nha Trang khoảng 250km, là một trong 28 tỉnh, thành phố giáp
biển, có vị trí cầu nối, gắn kết giữa các địa phương ở vùng Đông Nam Bộ - Duyên
hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Hình 2.1. Bản đồ địa lý hành chính tỉnh Bình Thuận[4]
Bình
Thuận có vị trí địa lý và hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia khá thuận lợi
với các tuyến đường sắt Bắc - Nam nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc vào đến
TP. Hồ Chí Minh; các tuyến Quốc lộ 1A; Quốc lộ 28, 28B nối với các tỉnh Tây
Nguyên; Quốc lộ 55 nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Bình Thuận và Lâm Đồng cùng với
tuyến cao tốc Bắc - Nam đang thi công và dần hoàn thiện, các Cảng hàng không
lân cận đang hoạt động cùng các dự án Cảng hàng không Long Thành, Phan Thiết,…
đang được triển khai, đặc biệt Bình Thuận vừa đưa vào khai thác tuyến giao
thông đường thủy nội địa là tuyến tàu cao tốc Phan Thiết - Phú Quý (ngày
17/3/2023). Với những điều kiện trên, Bình Thuận có thể vươn lên phát triển du
lịch, tạo cho tỉnh một vị thế khá quan trọng trong cụm liên kết phát triển tiểu
vùng Nam Trung Bộ: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa và Phú Yên. Trong đó, Bình
Thuận là tỉnh tuyến đầu đón khoảng 20 triệu khách nội địa mỗi năm từ TP. Hồ Chí
Minh, đồng bằng sông Cửu Long. Khi dự án Cảng hàng không Long Thành hoàn tất
hòa cùng hệ thống cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Phan Thiết hoàn thiện, nếu tập
trung xây dựng được hệ thống loại hình, sản phẩm du lịch tốt, mang dấu ấn đậm
nét thì Bình Thuận có thể trở thành cửa ngõ quan trọng để đón một lượng không
nhỏ khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
* Đặc
điểm địa hình
Bình
Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc - Tây Nam phần lãnh thổ
rộng nhất 95km và hẹp nhất là 32km. Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng
bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Toàn tỉnh có 04 dạng địa hình chính:
- Đồi cát
và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, gồm các đồi cát đỏ, cát
trắng, vàng, phân bố dọc suốt bờ biển của tỉnh từ huyện Tuy Phong đến Hàm Tân;
rộng lớn nhất là ở Bắc Bình.
- Đồng
bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên gồm các đồng bằng phù sa ven biển ở
các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh như: đồng bằng Tuy Phong (sông Lòng
Sông); đồng bằng Phan Rí, Sông Mao (sông Lũy); đồng bằng Phan Thiết (sông Quao,
sông Cà Ty); đồng bằng Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà).
- Vùng
đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30m - 50m kéo dài theo hướng Đông Bắc Tây
Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.
- Vùng
núi thấp chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, là những dãy núi từ phía Bắc huyện Bắc
Bình đến Đông Bắc huyện Đức Linh, chủ yếu đất dùng vào lâm nghiệp.
Với đặc
điểm địa hình trên tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng, cùng với nhiều
cảnh quan đẹp, thuận lợi cho bố trí các hoạt động phi nông nghiệp, có nhiều
tiềm năng để phát triển du lịch.
* Đặc
điểm thổ nhưỡng
Bình
Thuận có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.943,93km2, trong
đó đất chưa sử dụng là 8.871,9ha chiếm 1,12% diện tích toàn tỉnh. Toàn tỉnh có
10 nhóm đất chính, trong đó đất đỏ 355.923ha (chiếm 45,47%), đất xám 156.580ha
(chiếm 20,04%), đất cát
120.591ha
(chiếm 15,43%), đất phù sa 94.924ha (chiếm 12,15%), đất đen 21.012ha (chiếm
2,69%), đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn 9.369ha (chiếm 1,2%),...
Tính đến
năm 2022[5], đất nông nghiệp 702.218,5ha, chiếm
88,40% trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 44,92%, đất lâm nghiệp có rừng
chiếm 42,87%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,39%, đất làm muối 0,07%, đất nông
nghiệp khác 0,15%. Đất phi nông nghiệp có diện tích 83.169,3ha, chiếm 10,48%
trong đó đất ở chiếm 1,3%, đất chuyên dùng 7,38%, đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 1,39%, đất phi nông nghiệp khác 0,002%. Đất chưa sử dụng khoảng
8.871,9ha chiếm 1,12%. Đối với các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất
nông nghiệp 265.892ha; khu lâm nghiệp 291.946ha; khu bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học 45.231ha; khu phát triển công nghiệp 3.048ha; khu đô thị
47.968ha; khu thương mại - dịch vụ 12.203ha; khu dân cư nông thôn 39.054ha.
Bình
Thuận nằm ở vùng đất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây
ăn quả. Tuy nhiên, do khô hạn nên đất có khả năng sản xuất nông nghiệp thực sự
chỉ khoảng 200.000ha - 250.000ha (chiếm 25% - 32%). Đất cát ven biển là tiềm
năng lớn để phát triển du lịch, khai khoáng, phong điện,…
* Khí hậu
Tỉnh Bình
Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm và 02
mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04
năm sau. Tuy nhiên, trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 03 tháng 08, 09 và
tháng 10 vì vậy mùa khô thực tế thường kéo dài, nhiệt độ mặt đất trung bình
dao động từ 30,9 - 32,2oC, tổng số giờ nắng 2.459 giờ. Lượng mưa trung bình 1.024mm, độ ẩm
tương đối 79%, lượng mưa trong năm ở tỉnh Bình Thuận phân bố không đồng đều
theo không gian. Là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhiều nắng, nhiều gió không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước.
* Đặc
điểm thủy, hải văn
Hệ thống
thủy văn của tỉnh Bình Thuận với nhiều sông, suối xuất phát từ phía Tây, tiếp
giáp với lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc -
Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam, từ sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng
Nai. Bình Thuận có 07 con sông chính chảy qua địa bàn gồm:
- Sông
Lòng Sông: bắt nguồn từ núi cao phía Tây huyện Tuy Phong đổ ra vũng Long Hương.
Sông có chiều dài 53km, diện tích lưu vực 520km2, chiều dài lưu vực
là 44,6km, chiều rộng lưu vực là 12km, mật độ lưới sông là 0,46km/km2, thường
có lũ quét vào mùa mưa. Sông có 2 nhánh chính cấp 1 (Tân Lê, Tân Can) và 1
nhánh cấp 2 (Cha Ra). Trên thượng nguồn Sông Lòng Sông có 02 hồ chứa nước Phan
Dũng (chứa khoảng 13,67 triệu m3) và Lòng
Sông (chứa khoảng 36,9 triệu m3) phục vụ
cấp nước tưới và sinh hoạt cho nhân dân huyện Tuy Phong.
- Sông
Lũy: bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua huyện Bắc Bình, đổ ra biển ở Phan
Rí Cửa. Đây là con sông lớn thứ 2 trong tỉnh với chiều dài sông chính 96km,
diện tích lưu vực 1.973km². Tại huyện Bắc Bình có hồ thủy điện Bắc Bình trên
nhánh suối Ma Tin (5,89 triệu m3) khai
thác lại nguồn nước từ nhà máy thủy điện Đại Ninh (Duy Linh, phục vụ sản xuất
nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân huyện Bắc Bình) trước khi đổ vào
Sông Lũy.
- Sông
Cái Phan Thiết (sông Quao): bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua phía Bắc
TP. Phan Thiết đổ ra vịnh Phú Hài. Chiều dài sông chính là 92km, diện tích lưu
vực 1.239km2, bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Trên thượng nguồn sông Quao,
tại xã Hàm Trí huyện Hàm Thuận Bắc đã xây hồ chứa nước sông Quao (73 triệu m3).
- Sông Cà
Ty (Thượng nguồn gọi là sông Mường Mán): bắt nguồn từ núi Ông chảy qua trung
tâm TP. Phan Thiết đổ ra biển tại cửa Thương Chánh. Chiều dài sông Cà Ty là 65km,
diện tích lưu vực 820km². Trên nhánh sông Móng tại xã Hàm Thạnh huyện Hàm Thuận
Nam đã xây dựng hồ chứa nước Sông Móng (37 triệu m3).
- Sông
Phan: bắt nguồn từ dãy núi Núi Mốc, huyện Tánh Linh, đổ ra biển ở cửa Tân Hải,
thị xã La Gi. Chiều dài sông chính là 64km, diện tích lưu vực 465km². Trên sông
Phan tại huyện Hàm Tân có hồ chứa nước Sông Phan (2,17 triệu m3).
- Sông
Dinh: bắt nguồn từ tỉnh Đồng Nai, đổ ra cửa biển La Gi. Chiều dài sông chính là
57km, diện tích lưu vực 835km². Trên lưu vực sông Dinh có hồ chứa nước Sông
Dinh 3 (50 triệu m3), cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho huyện Hàm
Tân và thị xã La Gi.
- Sông La
Ngà: bắt nguồn từ Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai. Sông La Ngà có chiều dài 299km,
diện tích lưu vực 3.990km2, diện tích thuộc địa phận tỉnh
Bình Thuận là 1.900km2, độ rộng lưu vực lớn nhất là 50
m, độ cao bình quân lưu vực là 468m, mật độ lưới sông trung bình là 0,58km/km2. Trên
sông này có hồ thủy điện Hàm Thuận (695 triệu m3) phục vụ
phát điện và cung cấp nước tưới cho vùng đồng bằng La Ngà, các huyện Tánh Linh,
Đức Linh. Trên nhánh suối Đa Mi, huyện Tánh Linh có hồ chứa Đa Mi (140,8 triệu m3) để khai
thác lại nguồn nước từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận trước khi đổ vào sông La
Ngà.
Với 07
lưu vực sông chính, có tổng diện tích lưu vực 9.880km², chiều dài sông suối 663km.
Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5.400.000.000m³ nước, nguồn nước phân
bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Ngoài ra, tỉnh có nguồn nước ngầm
nhưng lưu lượng ít, bị nhiễm mặn và phèn, rất ít khả năng phục vụ nhu cầu sản
xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng nhỏ
thuộc TP. Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà. Ngoài hệ thống sông chính, Bình
Thuận còn có một số sông nhỏ như: sông Tram, sông Đá Bạc… Các sông, suối đa số
có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, nhiều
sông suối không có nước vào mùa khô. Với hệ thống sông khá phong phú, Bình
Thuận hoàn toàn có thể phát triển sản phẩm du lịch trên các tuyến sông này.
Về hải
văn: Từ mũi Kê Gà về phía Bắc thuộc chế độ nhật triều không đều, độ cao triều
cường không quá 160cm còn từ mũi Kê Gà về phía Nam mang tính chất bán nhật
triều (độ cao triều cường nhỏ hơn 2m), chế độ dòng chảy ven biển có thể đạt
50-70cm/s. Trong những năm gần đây, có sự biến đổi gây xói lở nghiêm trọng ở
một số nơi thuộc các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, TP. Phan Thiết,... cần có giải
pháp đầu tư xây dựng hệ thống kè, đập chắn sóng,… nhằm hạn chế tác động tiêu
cực của hiện tượng này.
* Khoáng
sản
Bình
Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì,
kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, có giá trị thương mại và
công nghiệp là nước khoáng, sét, đá xây dựng. Toàn tỉnh có khoảng 24 mỏ, 35
điểm quặng, 19 điểm khoáng hóa, 15 nguồn nước khoáng. Ngoài ra, Bình Thuận là
một trong những tỉnh có trữ lượng lớn quặng titan, cát thủy tinh trữ lượng 496
triệu m³, cát kết vôi 3,9 triệu m³, đá xây dựng, trang trí trữ lượng 75 triệu
m³. Nước khoáng có 15 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt, có thể khai thác trên
300 triệu lít/năm, hiện nay đang khai thác ở Vĩnh Hảo, Đa Kai. Bên cạnh đó,
Bình Thuận có tiềm năng khai thác dầu khí lớn, trữ lượng các mỏ Ruby, Rạng
Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu khá lớn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình
hình tăng trưởng kinh tế
Tình hình
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Thuận được đánh giá là khá cao so với mặt
bằng cả nước. So sánh với kết quả bình quân 05 năm giai đoạn 2010 - 2014, tình
hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đã có một bước chuyển mình rõ rệt về cả
tốc độ tăng GRDP lẫn GRDP bình quân đầu người từ năm 2015 - 2019. Trong tốc độ
tăng GRDP 8,46% năm 2019, phải kể đến sự chuyển dịch theo hướng tích cực của cơ
cấu kinh tế, cơ cấu các nhóm ngành trong giá trị tăng thêm khá đồng đều. Trong
đó, tỉnh chú trọng phát triển ổn định về sản xuất công nghiệp, đặc biệt công
nghiệp chế biến là một thế mạnh của tỉnh tăng khá cao so với tăng trưởng chung
của ngành công nghiệp. Sang năm 2020, dưới sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại
dịch Covid-19, kết quả GRDP giảm mạnh xuống chỉ còn 3,81%.
Hiện nay,
kinh tế tỉnh Bình Thuận đã giữ được đà tăng trưởng, đồng thời ghi nhận sự hồi
phục mạnh của ngành du lịch và thương mại từ năm 2022. Trong năm 2023, tốc độ
tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP tăng 8,1%, vượt kế hoạch đề
ra. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 10.081,52 tỷ đồng, đạt 100,75% kế hoạch năm,
giảm 9,06% so cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 ước đạt
12.862,71 tỷ đồng, đạt 101,99% dự toán; Trong đó: chi ngân sách địa phương
10.317,18 tỷ đồng, đạt 98,1% dự toán (Chi đầu tư phát triển 2.530,49 tỷ
đồng, đạt 83,4% dự toán; chi thường xuyên 7.590,26 tỷ đồng đạt 104,37%
dự toán). Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,31%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,55%; khu vực dịch vụ tăng 14,37%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định. Sản xuất công
nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo
giá so sánh 2010) năm 2023 ước đạt 40.610,9 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ
năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước năm 2023 đạt 714,4 triệu USD[6].
Các ngành
dịch vụ như thương mại, lưu trú, ăn uống, vận tải,... trên đà phục hồi, diễn ra
khá sôi động. Trong năm 2023, đón khoảng 8.5 triệu lượt khách, tăng 48,58% so
với năm 2022; doanh thu từ hoạt động du lịch 23.000 tỷ đồng, tăng 68,13% so với
năm 2022[7].
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GRDP giai đoạn 2015 - 2023
Nguồn: UBND tỉnh Bình Thuận
* Tình
hình xã hội
Tỉnh Bình
Thuận hiện nay gồm có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 124 xã, phường, thị
trấn trực thuộc gồm: TP. Phan Thiết (14 phường, 04 xã); thị xã La Gi (05
phường, 04 xã); các huyện Tuy Phong (02 thị trấn, 09 xã); Bắc Bình (02 thị
trấn, 16 xã); Hàm Thuận Bắc (02 thị trấn, 15 xã); Hàm Thuận Nam (01 thị trấn,
12 xã); Tánh Linh (01 thị trấn, 12 xã); Đức Linh (02 thị trấn, 10 xã); Hàm Tân
(02 thị trấn, 08 xã); huyện đảo Phú Quý (03 xã đảo trực thuộc). Dân số trung
bình toàn tỉnh năm 2023 là 1.258.788 người, tăng 0,54% so với năm 2022 (tăng
6.732 người). Dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính của tỉnh.
Lực lượng
lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2023 là 676.700 người, tăng 3.195
người so với năm 2022. Tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức đạt 73,0%.
Trong năm
2023, tỉnh cũng đã giải quyết việc làm cho 22.000 lao động (đạt 110% kế hoạch
năm). Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực
thành thị năm 2023 là 2,6% (giảm 0,84% so với cùng kỳ).
Hệ thống
giáo dục đào tạo: Trên địa bàn tỉnh có trường Đại học Phan Thiết, các trường
Cao đẳng - Trung cấp chuyên nghiệp như: Cao đẳng Bình Thuận, Trường Trung cấp
nghề Bình Thuận, 09 trung tâm dạy nghề cấp huyện. Ngoài ra, còn có 142 trường
mầm non; 238 trường tiểu học; 130 trường trung học cơ sở; 26 trường trung học
phổ thông. Chất lượng giáo dục, đào tạo được duy trì. Các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới và đào tạo nghề cho 13.560 người (Trong đó:
đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên xuất ngũ là 590 người, đạt 100% kế
hoạch; đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, lao
động nữ, người khuyết tật,… là 3.000 người, đạt 100% kế hoạch.
Hệ thống
y tế: Số cơ sở khám chữa bệnh là 144 cơ sở; trong đó có 09 bệnh viện (02 bệnh
viện tư nhân), 12 phòng khám đa khoa khu vực, 112 trạm y tế xã, phường và 11 cơ
sở y tế khác. Số giường bệnh tại thời điểm trên là 30,8 giường/10.000 dân; số
bác sĩ/10.000 dân là 8,4 bác sĩ. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng
chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, thực hiện tốt.
Hoạt động
thông tin tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao linh hoạt chuyển hướng hình thức đáp ứng hưởng
thụ văn hóa và giải trí của nhân dân. Các chính sách an sinh và phúc lợi xã
hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo được quan tâm thực hiện
đầy đủ, kịp thời.
2.2. Tài nguyên phát triển du lịch
2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài
nguyên biển
Với bờ
biển trải dài 192km chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, nhiều nhánh núi ăn lan
ra biển tạo nên những mũi đất chia bờ biển thành những vùng lõm sâu vào đất
liền tạo nên cảnh quan thiên nhiên hữu tình. Các bãi biển phân bố ở những vị
trí khá thuận lợi đón khách du lịch đến tắm biển, lặn biển, tham quan đáy
biển, kết hợp với thể thao thuyền buồm, lướt ván, du thuyền,… bờ biển thoai
thoải, cát trắng mịn, nước biển trong xanh, quanh năm nắng ấm mang cho Bình
Thuận khung cảnh xanh tươi.
Ngoài ra,
Bình Thuận có nhiều đảo gần và xa bờ, gần bờ có Cù lao Câu, hòn Nghề, hòn Lao,
hòn Bà,… Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo thuộc huyện đảo Phú Quý.
Các đảo có môi trường trong lành, nhiều sinh vật biển đặc sắc, nhiều chủng
loại san hô, số lượng giống, loài san hô vùng Cù lao Câu và huyện đảo Phú Quý
được xem là vùng biển giàu san hô của thế giới. Nhiều loài cá ở rạn san hô có
màu sắc sặc sỡ và đặc biệt là có hàng vạn khối đá kỳ thú với hình dạng và màu
sắc, kích thước khác nhau bao quanh đảo tạo sự huyền ảo và hấp dẫn rất thích
hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch lặn biển, tham quan, nghiên cứu.
Vùng biển
Bình Thuận phong phú về nguồn lợi hải sản, là một trong ba ngư trường lớn nhất
của Việt Nam, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn; phong phú về chủng
loại với hơn 500 loài, nhiều loại hải sản, đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế
cao., là điều kiện thuận lợi thu hút các hoạt động du lịch; đồng thời cũng là
nguồn thực phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực đa dạng của khách du lịch.
Nhìn
chung, vùng biển và những bãi biển cát trắng mịn, phong cảnh đẹp là lợi thế để
phát triển du lịch, dọc ven biển có những địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng
cảng biển lớn, gắn với kinh tế biển. Tài nguyên biển phong phú đa dạng tạo
thuận lợi để Bình Thuận phát triển kinh tế biển như: du lịch, vui chơi giải trí,
khai thác và chế biến hải sản, cảng biển, vận tải biển, dịch vụ khai thác dầu
khí,…
Hình 2.2: Bản đồ phân bố tài nguyên
(Nguồn: UBND tỉnh Bình Thuận, 2020)
* Tài
nguyên rừng, núi, đồi
Tổng diện
tích đất lâm nghiệp, rừng cảnh quan là 364.607ha, chiếm 46,67% diện tích tự
nhiên của tỉnh trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 298.003ha và diện tích khu
bảo tồn thiên nhiên là 66.604ha. Tổng trữ lượng gỗ khoảng 21 triệu m3 - 22
triệu m³. Rừng tự nhiên khá phong phú với nhiều loại gỗ quý có giá trị cao như
cẩm lai, giáng hương, sếu, gỗ đỏ, căm xe, sao đen, trắc,... Thực vật rừng phong
phú bao gồm có 600 loài. Động vật dưới rừng gồm có 60 loài thú, 30 loài bò sát,
trên 100 loài chim và hàng chục giống vật nuôi giống địa phương, giống lai tạo,
giống nhập nội... Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng gỗ lá rộng, rừng lá kim, rừng
hỗn giao, tre nứa và rừng đặc sản. Rừng trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, xà cừ,
phi lao và các loại cây chịu hạn khác. Trữ lượng rừng tự nhiên tập trung nhiều
nhất ở huyện Tánh Linh, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam. Tổng trữ lượng
rừng còn khá lớn nhưng phần lớn là rừng nghèo kiệt, rừng non. Thời gian trước
đây động vật rừng khá phong phú với các loài thú quý hiếm nhưng do bị săn bắn
bừa bãi nên hiện nay số lượng còn rất ít hoặc không còn.
Rừng, núi
và đồi cát là các nguyên tố đặc trưng chính tạo nên sự đa dạng về tài nguyên
thiên nhiên, có sự kết hợp hài hòa giữa biển, đảo và một số tài nguyên văn hóa
cùng tài nguyên khoáng sản, du lịch Bình Thuận có bước tiến vững chắc thu hút
được phân khúc thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng góp phần tạo nên sự phong
phú cho loại hình, sản phẩm du lịch Bình Thuận.
Tóm lại,
với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, Bình Thuận hoàn
toàn có thể xây dựng cho mình một hệ thống loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù
đa dạng, phong phú, mang diện mạo tương đồng và khác biệt so với các tỉnh còn
lại trong cụm liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ.
Bảng 2.1: Một số tài nguyên tự nhiên trên địa bàn tỉnh
HÌNH ẢNH
|
MÔ TẢ
|
Bãi biển Mũi Né - Hòn Rơm
|
Là bãi
tắm đẹp, là điểm du lịch hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước với
các sản phẩm du lịch phong phú như: tắm biển, nghỉ dưỡng biển, du thuyền, cắm
trại dã ngoại, câu cá, trượt cát, ca nô, tham quan Suối Hồng, Suối Tiên,
thưởng thức các món ăn hải sản.
|
Bãi biển Cổ Thạch
|
Nằm gần
chùa Cổ Thạch với những bãi đá bảy màu tuyệt đẹp, nước biển trong xanh, là
cảnh quan độc đáo của tỉnh, được đưa vào sách “Những kỷ lục của Việt Nam”.
|
Đảo Phú Quý
|
Nằm
cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km, là một quần đảo bao gồm 10 hòn đảo
lớn nhỏ như: hòn Tranh, hòn Đen, hòn Trứng, hòn Đỏ, hòn Giữa, hòn Hải, hòn Đồ
Lớn, hòn Đồ Nhỏ,… là điểm tham quan đầy ấn tượng, khách du lịch đến đây có
thể tắm biển, câu cá, lặn biển, thăm các di tích trên đảo, các làng chài truyền
thống.
|
Cù lao Câu (Tuy Phong)
|
Cù lao
Câu là điểm du lịch lý tưởng với loại hình sinh thái, lặn biển, câu cá, thể
thao và nghiên cứu. Vừa qua, Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch
hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó tỉnh Bình Thuận có
Cù lao Câu và Phú Quý được thành lập và đưa vào hoạt động trong giai đoạn
2010 - 2015.
|
Hồ Đa Mi
|
Diện
tích mặt hồ là 625ha, dung tích 147 triệu m3, nằm ở
độ cao 325m, cảnh quan đẹp, mực nước ổn định (trên dưới 2m), có thể phát
triển các môn thể thao nước, chèo thuyền, nghỉ dưỡng ven hồ, homestay và du
lịch cộng đồng ở các khu vực lân cận xung quanh khu vực hồ chính (hồ Đa Mi
hiện thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi
đang hoạt động vận hành, phát điện).
|
Đồi dương - Thương Chánh và Tiến Thành
|
Bãi
biển đẹp, nước biển trong xanh, bãi cát trắng mịn, thoải dần ra biển, là
điểm du lịch đẹp thu hút nhiều khách tham quan. Hiện nay, tại khu vực này đã
xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng thu hút khá đông khách du lịch.
|
Đồi Hồng
|
Nằm gần
cồn cát Mũi Né, là những đồi cát đỏ trong quá trình bị xói mòn tạo ra những
hình thù kỳ thú.
|
Bàu Trắng
|
Di tích
quốc gia danh lam thắng cảnh Bàu Trắng là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh,
thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng (Bắc Bình). Là một hồ nước ngọt hình thành
từ lâu đời, nằm giữa vùng đồi cát rộng, trong hồ có nhiều hoa sen tạo thành
cảnh quan đẹp.
|
Suối nước khoáng Vĩnh Hảo
|
Suối
nước khoáng Vĩnh Hảo với khu du lịch tắm khoáng bùn đang dần trở thành điểm
dừng chân thu hút khách du lịch đến tham quan Bình Thuận. Khu du lịch tắm
khoáng bùn Vĩnh Hảo nằm ở huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng
100km. Vĩnh Hảo là khu vực giao thoa giữa dãy Trường Sơn hùng vĩ với biển
Đông, được ví như bức tranh thủy mặc với sự trùng điệp của núi non, chùa,
hang động, suối nước… Hoàn toàn có thể phát triển thành khu du lịch, tham
quan nghỉ dưỡng có giá trị cao.
|
Suối khoáng nóng Bưng Thị
|
Nằm
trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, giáp ranh giới 03 xã Tân Thành, Thuận
Quý và Tân Thuận có nhiệt độ đến 76oC. Khu
vực suối khoáng nóng Bưng Thị gắn kết với khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú sẽ là
khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, du
lịch sinh thái rừng, vui chơi giải trí hấp dẫn của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ.
|
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú
|
Là núi
thấp ven biển diện tích 11.886ha có khoảng 144 loài cây đại mộc cho gỗ quý,
38 loài cây làm cảnh, 34 loài cây có thể ăn được. Ưu thế nhất của Tà Cú là
cây thuốc. Hệ động vật gồm ít nhất 30 loài thú, 100 loài chim, 54 loài lưỡng
cư và bò sát, 174 loài côn trùng.
|
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông
|
Khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông, nằm ở huyện Đức Linh - Tánh Linh, với diện tích
23.817ha gồm rừng thường xanh, rừng rụng lá và nửa rụng lá. Tổng số có 332
loài thực vật bậc cao, về khu hệ động vật của Núi Ông có 52 loài thú, 96 loài
chim, 21 loài bò sát, 07 loài ếch nhái và 22 loài cá đã được ghi nhận.
|
2.2.2. Tài nguyên văn hóa
* Di tích
lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
Bình
Thuận có hơn 300 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; trong đó, 28
di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 49 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Phần lớn
các di tích đều mang giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, văn
hóa phục vụ phát triển du lịch. Việc khai thác các di tích lịch sử - văn hóa để
phát triển du lịch đã giới thiệu nét văn hóa của địa phương đến khách du lịch
và đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh.
Bảng 2.2: Một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh
HÌNH ẢNH
|
MÔ TẢ
|
Trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình)
|
Là nơi
lưu giữ, cung cấp tư liệu về nền văn hóa Chăm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn
hóa tinh thần của người dân và tham quan nghiên cứu của khách du lịch.
|
Quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư
|
Nằm
trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải, là một trong những di tích văn hóa quý giá
còn sót lại của vương quốc Chămpa được xây dựng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ
IX thờ thần Shiva và công chúa Pô Sah Inư.
|
Đền thờ vua Chăm
Pô Klong mơh Nai (Bắc Bình)
|
Thờ một
trong những vị vua cuối cùng của vương quốc Chămpa, gồm có 03 đền: đền vua
Chăm, đền thờ hoàng hậu thứ nhất người Chăm cùng 02 con và đền thờ hoàng hậu thứ
hai người Việt.
|
Đền thờ Công chúa Bàn Tranh
|
Nằm ở
xã Long Hải, huyện Phú Quý, thờ một Nữ thần của người Chăm. Nhân dân trên đảo
gọi là miếu thờ Bà Chúa Xứ. Bà đã được vua triều Nguyễn ban tặng nhiều sắc
phong vì đã có công phù hộ cho người dân trên đảo sống yên lành.
|
Đền thờ thần Sài Nại ở Phú Quý
|
Xây
dựng cuối thế kỷ XVII, thờ thần Sài Nại đã hiển linh cứu giúp người dân trên
đảo. Nhân dân 09 làng của 03 xã luân phiên lưu giữ sắc phong, cúng tế trong
một năm, là một tập tục độc đáo, riêng biệt của Phú Quý.
|
Trường Dục Thanh
|
Được
xây dựng năm 1907. Năm 1910, trên đường đi tìm đường cứu nước, thầy giáo
Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học tại đây. Di tích
trường Dục Thanh đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc
gia vào năm 1986. Trong khu di tích Trường Dục Thanh có Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Bình Thuận.
|
Dinh Vạn Thủy Tú
|
Là một
trong những di tích được công nhận và có dấu ấn văn hóa đặc trưng của vùng
biển duyên hải miền Trung, nơi lưu giữ bộ xương cá Voi lớn nhất khu vực Đông
Nam Á.
|
Dinh Thầy Thím
|
Nằm ở
xã Tân Tiến, thị xã La Gi, là một trong ba cụm di tích danh thắng nổi tiếng
của tỉnh và được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Kiến
trúc như ngôi đình làng với nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách
Dinh Thầy Thím khoảng 5km là khu vực mộ Thầy Thím.
|
Chùa Hang (Cổ Thạch tự)
|
Tọa lạc
trong hang động trên núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64m thuộc huyện Tuy Phong.
Ngoài kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng hàng vạn phiến đá lớn nhỏ, nơi đây
còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa, lịch sử quý hiếm: câu đối, bức hoành phi,
Đại hồng chung,…
|
Di tích cấp quốc gia
Chùa Núi Tà Cú
|
Chùa núi
Tà Cú là một quần thể bao gồm chùa Linh Sơn Trường Thọ do vua Tự Đức ban
phong khoảng năm 1880 (còn gọi là chùa Tổ hay chùa Trên) và chùa Linh Sơn
Long Đoàn (chùa Dưới). Di tích chùa núi Tà Cú được Bộ Văn hóa Thông tin xếp
hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 11/9/1993.
|
Khu di tích
Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận
|
Tọa lạc
tại xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc với quy mô diện tích hơn 10ha nằm
trong rừng Sa Lôn. Đây là điểm du lịch về nguồn vừa mang ý nghĩa một điểm đến
giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, vừa góp phần đa dạng hóa sản
phẩm cho ngành du lịch của tỉnh hấp dẫn khách du lịch khắp nơi.
|
Căn cứ Lê Hồng Phong (khu Lê)
|
Thuộc
huyện Bắc Bình, là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ,
biểu trưng cho truyền thống anh dũng, sáng tạo của nhân dân Bình Thuận.
|
* Về lễ
hội và nghệ thuật
Bình
Thuận có nhiều lễ hội đặc sắc, thu hút khách du lịch tham gia trải nghiệm như:
lễ hội Trung thu ở Phan Thiết; lễ hội đua thuyền sông Cà Ty; lễ hội Nginh ông
Quan Thánh;…. Trong số các lễ hội nổi bật đó, một số đã được công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như: Lễ hội Katê; Lễ hội Dinh Thầy Thím;
Lễ hội Cầu Ngư ở Vạn Thủy Tú. Mỗi lễ hội đều mang nét độc đáo riêng, đậm đà bản
sắc dân tộc tạo nên sự đa dạng văn hóa ở Bình Thuận.
Bảng 2.3: Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh
HÌNH ẢNH
|
MÔ TẢ
|
Lễ hội Katê
|
Là lễ
hội quan trọng và có quy mô lớn nhất của người Chăm theo đạo Bà la môn, tổ
chức vào tháng 8, 9 âm lịch tại các lăng tẩm, đền miếu và các gia đình đồng
bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận.
|
Lễ hội Ramưvan
|
Diễn ra
hàng năm, cứ 03 tháng trong 01 năm và lùi ngược dần. Đây là lễ hội tiêu biểu
của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni, vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa là tín
ngưỡng dân gian được lưu giữ và kế thừa rất lâu đời. Lễ hội Ramưwan bao gồm nhiều
nghi lễ và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như: lễ Sút Amưrăm (kinh hội
đầu năm, lễ Sút Yâng (kinh hội xoay vòng), lễ tảo mộ, tháng Ramưwan, lễ Và
ha,... Ngoài những nghi lễ trang trọng, còn có các tiết mục văn nghệ dân tộc
dân gian hết sức ấn tượng.
|
Lễ hội Dinh Thầy Thím
|
Trong
lễ hội có nhiều trò chơi dân gian rất hấp dẫn như: chèo Bả Trạo, diễn xướng
tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, thi kéo co,... tạo
nên một không khí hội hè vô cùng sôi động.
|
Lễ hội Cầu Ngư ở Vạn Thủy Tú
|
Lễ hội
Cầu ngư thường diễn ra vào ngày 20/6 âm lịch hàng năm; thể hiện niềm tin,
khát vọng của người dân lao động biển về mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu,
sự bình an và may mắn trong quá trình đánh bắt hải sản trên biển. Lễ hội gồm
nhiều nghi lễ: Nghệ sắc, cung nghinh Ông Sanh Thủy lục, nghinh rước Thần Nam
Hải, chơi nhạc cổ và múa hát chèo Bả trạo…
|
Lễ hội Trung thu
|
Lễ hội
Trung thu ở Phan Thiết được tổ chức trong đêm 14 và 15/8 âm lịch, đã được
sách kỷ lục Việt Nam công nhận là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam. Đến với
lễ hội du khách sẽ được ngắm nhìn những màn biểu diễn rực rỡ với vô số lồng
đèn đa dạng kích thước, trang trí. Ngoài lễ rước đèn lồng, lễ hội còn tổ chức
các hoạt động vui chơi hấp dẫn như: múa lân sư rồng, các tiết mục ca múa
nhạc, biểu diễn múa rối...
|
Ngoài ra,
ở Bình Thuận, văn hóa Cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc ít người K’ho, Raglai
cũng là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của Bình Thuận. Cộng đồng các dân tộc
này tập trung ở 03 xã La Dạ, Đông Giang, Đông Tiến thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và
xã Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến thuộc huyện Bắc Bình. Bên cạnh đó, có thể kể
đến văn hóa Cồng chiêng, các làn điệu dân ca của dân tộc Châu Ro ở xã Trà Tân,
huyện Đức Linh; khèn bầu, đàn Chapi, trống Paranưng và những điệu múa rộn ràng,
các làn điệu dân ca của các dân tộc dân tộc Raglai và dân tộc Chăm là những di
sản văn hóa vô giá của tỉnh Bình Thuận. Nếu các lễ hội và loại hình nghệ thuật
này được đầu tư nghiên cứu để phát triển phục vụ khách du lịch trong và ngoài
nước thì hoàn toàn có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Bình Thuận.
* Về làng
nghề
Hiện trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận còn 05 làng nghề nông thôn được công nhận đạt tiêu chí
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: làng nghề bánh
tráng Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc), làng nghề bánh tráng Chợ Lầu (huyện Bắc
Bình), làng nghề đan lát hàng thủ công mỹ nghệ xã Đông Hà (huyện Đức Linh),
làng nghề mía đường Tân Phúc (huyện Hàm Tân) và làng nghề gốm gọ Bình Đức
(huyện Bắc Bình). Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bình Thuận, các làng nghề trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn
chưa thực sự phát triển do máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm sản xuất
ra chưa hấp dẫn, khó tìm được thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, người dân không
còn mặn mà với nghề truyền thống, không tham gia làm nghề dẫn đến một số làng
nghề phải giải thể hoặc xin chuyển đổi công năng (như làng nghề mía đường Tân
Phúc, làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ...)[8]. Để bảo tồn và phát triển các làng
nghề này, thời gian tới Bình Thuận cần có quy hoạch phát triển làng nghề gắn
kết với hoạt động du lịch, tạo nên sản phẩm đặc thù địa phương để thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước.
* Về văn
hóa ẩm thực
Là một
tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, văn hóa ẩm thực của Bình Thuận mang hương
vị đậm đà của những món ăn đặc sản vùng biển như: bánh căn, bánh canh chả cá,
răng mực nướng, gỏi cá mai, cá đục, cá suốt, chang chang, dông, cua huỳnh đế,
cháo hàu, sò điệp, cá lồi xối mỡ, dông cát nướng muối ớt,… và các món ăn khác
với cách chế biến vô cùng độc đáo, lạ mắt như: Lẩu thả, bánh hỏi lòng heo, bánh
quai vạc, bánh tráng nướng mắm ruốc, chả lụi,…
Bình
Thuận khá nổi tiếng với một số đặc sản truyền thống mang thương hiệu như: Nước
mắm Phan Thiết nổi tiếng trong nước và quốc tế, biểu tượng đặc trưng riêng của
Phan Thiết; Mực một nắng món đặc sản ngon nhất của tỉnh Bình Thuận; các loại
hải sản khô, cá cơm, các loại mắm tẩm gia vị,… Ngoài ra, Bình Thuận cũng nổi
tiếng với những loại trái cây như: Thanh long, mũ cây Trôm hay các loại bánh
ngọt để uống trà thưởng thức, tiêu biểu nhất có thể kể đến món bánh rế, cốm hộc
Phan Thiết.
Nhìn
chung, văn hóa ẩm thực của vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung hay Bình Thuận
nói riêng là cả một hệ thống hàm chứa yếu tố văn hóa bản địa đặc sắc cần được
đa dạng hóa và đưa vào khai thác trong các tuyến du lịch. Qua đó, giới thiệu
hình ảnh, quê hương, đất nước, con người Bình Thuận đến với khách du lịch. Đây
sẽ là một sản phẩm du lịch đặc sắc không thể bỏ qua.
2.3. Tình hình phát triển du lịch
2.3.1. Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch
* Cơ sở
lưu trú
Giai đoạn
2015 - 2019, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch của Bình Thuận
phát triển mạnh, số lượng buồng (phòng) khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch cũng
tăng theo. Nhìn chung số lượng các cơ sở chia theo thành phần kinh tế đều tăng,
trong đó kinh tế ngoài nhà nước thể hiện tính năng động, tăng nhanh. Các dự án
đầu tư nước ngoài cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận với số lượng ngày càng
nhiều với nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của tỉnh trong giai đoạn này là phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trụ cột phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
Qua rà
soát, thống kê, đến năm 2023, toàn tỉnh hiện có 598 cơ sở lưu trú du lịch, với 18.989
phòng, đã xếp hạng 61 cơ sở lưu trú, với 5.502 phòng (5 sao 04 cơ sở với 960
phòng, 4 sao có 26 cơ sở với 2.815 phòng, 3 sao có 16 cơ sở với 1.177 phòng, 2
sao có 10 cơ sở với 412 phòng, 1 sao có 05 cơ sở với 138 phòng, cơ sở lưu trú
không xếp hạng 535 cơ sở với 13.381 phòng; 1.019 căn hộ và 462 biệt thự và 01
bãi cắm trại du lịch với 50 phòng[9], nhiều loại hình lưu trú đã mang lại
những trải nghiệm tốt nhất cho du khách khi đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng
tại Bình Thuận. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Tổng Cục Du lịch để thẩm
định, xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
Bảng 2.4:
Thống kê cơ sở lưu trú du lịch của Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2023
Chỉ tiêu
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
CSLT
|
290
|
425
|
474
|
486
|
557
|
577
|
594
|
585
|
598
|
5 sao
|
03
|
03
|
03
|
03
|
03
|
03
|
03
|
04
|
04
|
4 sao
|
27
|
29
|
28
|
27
|
27
|
28
|
22
|
26
|
26
|
3 sao
|
11
|
18
|
19
|
17
|
16
|
16
|
12
|
16
|
16
|
2 sao
|
34
|
34
|
34
|
20
|
19
|
15
|
12
|
12
|
10
|
1 sao
|
37
|
39
|
42
|
28
|
24
|
16
|
08
|
07
|
05
|
Nhà
nghỉ du lịch
|
52
|
67
|
73
|
85
|
167
|
214
|
225
|
220
|
220
|
Khách
sạn
|
-
|
-
|
-
|
84
|
165
|
186
|
208
|
196
|
206
|
Bãi cắm
trại
|
95
|
196
|
236
|
187
|
51
|
08
|
04
|
04
|
01
|
Biệt
thự
|
-
|
315
|
315
|
315
|
315
|
315
|
315
|
315
|
462
|
Căn hộ
|
-
|
557
|
557
|
557
|
557
|
557
|
557
|
557
|
1.019
|
Số
phòng
|
11.127
|
13.334
|
14.289
|
14.694
|
16.496
|
16.106
|
17.587
|
17.557
|
18.989
|
(Nguồn: Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận)
Do ảnh
hưởng của dịch Covid-19, chỉ có khoảng 75% - 80% cơ sở lưu trú đã hoạt động đón
khách trở lại, công suất phòng bình quân chỉ đạt từ 20% - 30%. Đa số các cơ sở
lưu trú đều có chính sách giảm giá phòng và dịch vụ để thu hút khách. Hiện toàn
tỉnh có khoảng 28 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 13 doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 15 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Từ cuối năm
2022 đến nay, cơ sở lưu trú đông khách trở lại với công suất phòng bình quân
80%, có chuyển biến về chất lượng phục vụ, đáp ứng được yêu cầu khách du lịch
quốc tế và trong nước.
* Dịch vụ
vận chuyển khách
Đường
sắt: Ngoài tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết, đã có tàu du
lịch 05 sao và trung chuyển bằng xe bus về các khách sạn, khu du lịch.
Đường bộ:
Khách đi bằng xe của các cơ sở kinh doanh lữ hành, thuê xe du lịch, xe chất
lượng cao của các hãng xe tư nhân (Taxi Bình Thuận, Công ty TNHH du lịch - vận
tải Phương Trang, CN Hà Phương Tourist Company, Tâm Hạnh Travel, Công ty Mai
Linh, Kumho Samco, Công ty TNHH Du lịch Trần Đặng Sinh caphe, …).
Đường
thủy: Cảng vận tải Phan Thiết đã được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, đảm bảo
duy trì giao thông thông suốt, ổn định từ Thành phố Phan Thiết đến huyện đảo
Phú Quý với 06 tàu cao tốc (Superdong - Phú Quý I; Superdong - Phú Quý II; Phú
Quý Express, Phú Quý Island, Tuần Châu Express II, tàu cao tốc Trưng Trắc) vận
chuyển hành khách, hàng hóa; 07 tàu hàng (Hoàng Phúc 27, Tuấn Tú 45, Tuấn Tú
09, Hoàng Bảo, Hoàng Thiên 99, Quản Trung, Quản Trung 02) và 02 tàu dịch vụ hậu
cần (Quốc Khang, Phú Quý 16) hoạt động thường xuyên, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa, đi lại của người dân và khách du lịch.
* Dịch vụ
nhà hàng ăn uống
Các dịch
vụ nhà hàng ăn uống khá phong phú, hầu hết các khách sạn, khu du lịch, nhà khách,
nhà nghỉ đều có nhà hàng, cơ sở ăn uống với chất lượng từ cao cấp đến bình dân.
Ngoài ra, còn có khá nhiều nhà hàng, quán ăn tập trung ở Thành phố Phan Thiết,
Thị xã La Gi và một số thị trấn trong tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung chưa có các
nhà hàng, phố ẩm thực đặc sắc để thu hút khách du lịch, còn khá ít các cơ sở
đạt chất lượng cao, nhiều nhà hàng, quán ăn chưa đạt tiêu chuẩn theo nhu cầu
của khách du lịch hiện tại.
* Cơ sở
vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao
Khu vui
chơi giải trí: Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 45 điểm tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng với nhiều loại hình du lịch đa dạng. Trước hết là những danh lam
thắng cảnh đặc trưng của Bình Thuận như: Đồi cát Mũi Né, Hòn Rơm, đảo Phú Quý,
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, suối Tiên, thác Bà - hồ Biển Bạc… thích hợp cho
những khách du lịch yêu thích loại hình du lịch sinh thái, gần gũi với thiên
nhiên. Ngoài ra, còn có các khu vui chơi giải trí nhân tạo phục vụ nhu cầu giải
trí đa dạng của như khách như: Khu du lịch Suối Cát, khu du lịch Eco Hàm Tiến,
Trăng Tròn, Công ty Airwaves Việt Nam, Khu dịch vụ du lịch Winchamp (Phan
Thiết), Khu du lịch lặn biển Việt Nam - Scuba (Tuy Phong), Khu du lịch sinh
thái Suối Dứa (La Gi), Khu vui chơi Vịnh Triều Dương (huyện đảo Phú Quý), Khu phức
hợp NovaWorld Phan Thiết. Hệ thống quán bar, vũ trường chủ yếu tập trung ở
Thành phố Phan Thiết, nhưng số lượng vẫn chưa nhiều, quy mô nhỏ, chỉ mới đáp
ứng được một phần nhu cầu vui chơi về đêm của khách du lịch và giới trẻ.
Thiết chế
văn hóa, nghệ thuật: Toàn tỉnh có 01 Trung tâm Văn hóa tỉnh; Trung tâm Trưng
bày văn hóa Chăm (Bắc Bình); Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh Bình Thuận; Nhà hát
và Triển lãm văn hóa, nghệ thuật tỉnh; Thư viện tỉnh; Bảo tàng tỉnh; Bảo tàng
Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; 03 rạp
chiếu phim; 10 Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, thành phố, thị xã; 91 Trung
tâm Văn hóa - Thể thao xã; Cung thiếu nhi;… khá ít so với nhu cầu của người dân
địa phương và khách du lịch. Cơ sở vật chất hiện tại còn hạn chế, chưa gắn kết
các hoạt động văn hóa nghệ thuật với phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng phục
vụ du lịch chưa được đầu tư hoàn thiện; các thiết chế văn hóa (bảo tàng, trung
tâm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, các khu vui chơi giải trí, ẩm thực về đêm,…)
chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ khách du lịch.
Thiết chế
thể thao: 01 Nhà thi đấu đa năng; 01 sân vận động 5.000 chỗ (Thành phố Phan
Thiết); 01 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở
II; 01 Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao.
Các khu
vui chơi giải trí kết hợp các khu du lịch nghỉ dưỡng tổ chức nhiều sản phẩm du
lịch hấp dẫn: chơi golf, lướt ván, ca nô trượt nước, lặn biển, câu cá, chèo
thuyền thúng, câu mực đêm, đi xe Jeep vượt địa hình, thả diều, leo núi, đi cáp
treo, đua thuyền, cưỡi ngựa, săn bắn, tắm nước khoáng - bùn khoáng,… tăng cơ
cấu chi tiêu của khách du lịch và doanh thu du lịch của tỉnh.
Các thiết
chế văn hóa hiện nay chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ khách du lịch. Tỉnh cần
tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn ngân sách và huy động đa dạng các nguồn lực để
trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh; đầu tư công viên,
quảng trường biển, kè biển, bến thủy nội địa - cảng du thuyền, khu neo đậu tàu
thuyền, … phục vụ phát triển du lịch.
* Mua sắm
hàng hóa, quà lưu niệm
Tính đến
năm 2023, toàn tỉnh có 138 chợ (trong đó chợ xếp Hạng 1 có 01 chợ, chợ xếp Hạng
2 có 13 chợ, chợ xếp Hạng 3 có 124 chợ); 03 siêu thị, 01 trung tâm thương mại
và 59 cửa hàng tiện lợi (41 cửa hàng Bách hóa Xanh, 15 cửa hàng Winmart+, 03
cửa hàng Coop Food), 03 kho hàng thuộc hệ thống cửa hàng Bách hóa Xanh, 298 cửa
hàng xăng dầu trên đất liền, 02 kho xăng dầu và 15 tàu dầu. Ngoài ra, còn có hệ
thống cửa hàng bán lẻ trên các trục thương mại dịch vụ của Thành phố Phan Thiết,
Thị xã La Gi và các huyện trong tỉnh.
Trong các
khách sạn, khu du lịch cũng bố trí khu thương mại, bán hàng lưu niệm phục vụ
khách du lịch. Hiện nay các sản phẩm như thanh long, hàng mỹ nghệ, tranh cát
Phi Long, gốm Chăm, dệt thổ cẩm, nước suối Vĩnh Hảo, nước mắm Phan Thiết đã
được đưa vào các khu du lịch, resort cao cấp, góp phần quảng bá hình ảnh du
lịch Bình Thuận.
Hiện nay
các dự án trung tâm thương mại, chợ ở Thành phố Phan Thiết, Thị xã La Gi đang
trong giai đoạn xúc tiến đầu tư, triển khai xây dựng. Trong tương lai khi các
dự án này hình thành kết hợp xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, phố
mua sắm quy mô lớn, hàng hóa đa dạng với các thương hiệu nổi tiếng trong và
ngoài nước, hàng lưu niệm độc đáo, giá cả hấp dẫn, dịch vụ cao cấp sẽ thu hút khách
du lịch, kéo dài ngày lưu trú và tăng doanh thu du lịch.
Tuy
nhiên, nhìn chung doanh thu từ mua sắm hàng hóa, quà lưu niệm của khách du lịch
còn thấp. Các siêu thị, chợ, cửa hàng có quy mô nhỏ, mặt hàng chưa phong phú,
chủ yếu là các đặc sản biển như: nước mắm cá cơm nguyên chất, cá thu, hải sâm,
bào ngư, mực trứng sữa, khô cá chỉ vàng, cá đục, còn hàng lưu niệm làm từ vỏ
ốc, vỏ sò, gốm, gỗ mỹ nghệ, tranh cát, thổ cẩm,... mẫu mã chưa đa dạng. Tình
trạng một số cửa hàng bán hàng kém chất lượng và giá cao, ảnh hưởng đến chất
lượng tour du lịch và hình ảnh thân thiện của Bình Thuận.
2.3.2. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
* Giao
thông vận tải
Hạ tầng
giao thông là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế -
xã hội, trong đó ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên phát triển du lịch
ngoài việc xây dựng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm không thể không phụ thuộc
vào hạ tầng giao thông.
Về hệ
thống giao thông đường bộ: Bình Thuận có tuyến đường sắt Bắc - Nam nối Bình
Thuận với các tỉnh phía Bắc vào đến TP. Hồ Chí Minh; có tuyến Quốc lộ 1A trải
dài trên địa bàn toàn tỉnh với chiều dài 180km được xem là “trục xương sống”
của giao thông đường bộ Bình Thuận; Quốc lộ 28 nối với các tỉnh Tây Nguyên;
Quốc lộ 55 nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Bình Thuận và Lâm Đồng.
Các tuyến
đường ven biển cho đến các trục đường kết nối các trung tâm du lịch trọng điểm
của tỉnh đã và đang mở rộng dần, nâng cấp hạ tầng giao thông đủ phục vụ cho
phát triển du lịch, hiện tỉnh đã quy hoạch tuyến đường ven biển Thành phố Phan
Thiết thông suốt từ phía Bắc (giáp xã Hồng Phong, Bắc Bình) đến phía Nam (giáp
xã Thuận Quý, Hàm Thuận Nam) tạo tuyến đường kết nối khu vực ven biển thông
suốt. Trong định hướng quy hoạch này, thành phố ưu tiên mở rộng các tuyến
đường, xây cầu vượt cửa sông qua khu vực các phường Phú Hài, Thanh Hải, Phú
Thủy, Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo, Đức Long, xã Tiến Thành để hình thành cầu
vượt cửa sông Cái, đường ven biển kết nối từ đường số 1/5 (phường Phú Hài) đến
cầu vượt cửa sông Cái đến đường Lê Lợi; cầu vượt cửa sông Cà Ty, đường ven biển
kết nối từ đường Lê Lợi, cầu vượt sông Cà Ty đến đường Trần Lê, đường Lạc Long
Quân[10]... Tuy nhiên, hệ thống đường tỉnh
của Bình Thuận nhìn chung vẫn đang trong giai đoạn quy hoạch, chưa được đầu tư
xây dựng đồng bộ để kết nối với các tuyến đường bộ quốc gia.
Ngoài ra,
cùng với sự phát triển hạ tầng giao thông của cả nước, Bình Thuận có các tuyến
cao tốc Bắc - Nam đi ngang qua đã đưa vào khai thác như: cao tốc Cam Lâm - Vĩnh
Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài trên 160km
nối liền các tỉnh từ Khánh Hòa đến Đồng Nai, các dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ
28, quốc lộ 28B, Quốc lộ 55, đường ĐT.720,... hoàn thành, bảo đảm lưu thông
thông suốt an toàn cũng đã góp phần tạo động lực phát triển không chỉ riêng du
lịch Bình Thuận hưởng lợi mà tam giác phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh - Bình
Thuận - Lâm Đồng cũng tạo thêm nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng hơn.
Về đường
hàng không: hiện có các Cảng hàng không lân cận đang hoạt động là Liên Khương,
Tân Sơn Nhất, Cam Ranh cùng các dự án Cảng hàng không Long Thành, Phan Thiết
đang được triển khai. Ngoài ra, các sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), Biên Hòa
(Đồng Nai) đã được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đưa vào quy hoạch hệ thống
sân bay toàn quốc 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 để phục vụ cho cả dân dụng và
quân sự,… Nếu triển khai đồng bộ với các tuyến đường bộ đã và đang được đầu tư
nâng cấp, xây mới thì thời gian di chuyển từ các Cảng hàng không trên đến với
Mũi Né - Phan Thiết sẽ được rút ngắn rất nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho
khách du lịch nội địa và quốc tế đến với Bình Thuận ngày càng đông hơn.
Về đường
biển: Bình Thuận đã phát triển tuyến tàu cao tốc Phan Thiết - Phú Quý và đưa
vào khai thác từ ngày 17/3/2023 với thời gian di chuyển dự kiến từ Phú Quý -
Phan Thiết và ngược lại chỉ mất 02 giờ 45 phút đến 02 giờ 50 phút so với 08 giờ
đến 09 giờ nếu di chuyển bằng tàu biển thông thường như trước kia, hệ thống
giao thông đường thủy thông suốt, ổn định với 06 tàu cao tốc vận chuyển hành
khách, hàng hóa; 07 tàu hàng, 02 tàu dịch vụ hậu cần đáp ứng nhu cầu vận chuyển
hàng hóa, đi lại của người dân và khách du lịch. Đây cũng là một điểm nhấn của
Bình Thuận để nghiên cứu phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù
cho huyện đảo Phú Quý trong tương lai.
Từ những
khó khăn về hạ tầng giao thông của những năm trước, hiện nay hệ thống giao
thông của Bình Thuận cơ bản khá hoàn thiện. Tỉnh tích cực phối hợp với các bộ,
ngành Trung ương khẩn trương thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường
cao tốc Bắc - Nam (phía Đông), đoạn qua địa bàn tỉnh; cảng hàng không Phan
Thiết; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 28B; thi công hoàn thành các trục đường ven
biển và tuyến kết nối đường ven biển với Quốc lộ 1A, cao tốc. Các dự án lớn
đang được tiếp tục triển khai mang đến một diện mạo mới, điều kiện thuận lợi
cho Bình Thuận xây dựng các loại hình, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo tiền đề
cho du lịch Bình Thuận cất cánh trong tương lai.
* Hệ
thống điện, nước
Về tình
hình cung ứng điện: Bình Thuận có 48 nhà máy điện đã hoàn thành phát điện với
với sản lượng điện thiết kế khoảng 31,5 tỷ kWh/năm, gồm: 04 nhà máy nhiệt điện
(công suất 4.284MW); 07 nhà máy thủy điện (công suất 819,5MW); 10 nhà máy điện
gió (335MW); 26 nhà máy điện mặt trời (1.072MW (1.348 MWp)); 01 nhà máy điện
diesel đảo Phú Quý (10MW). Ngoài ra, Sở Công Thương đã tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh thống nhất thỏa thuận điều chỉnh hướng tuyến đường dây 110KV mạch 2 Ninh
Phước - Tuy Phong - Phan Rí; hướng tuyến đường dây 110KV đấu nối sau trạm biến
áp 220KV Vĩnh Hảo. Hệ thống lưới điện đã đảm bảo cung cấp an toàn, liên tục
phục vụ hoạt động và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Về tình
hình cung ứng nước: Đến nay, toàn tỉnh có 78 hệ thống công trình thủy lợi đã
đưa vào khai thác sử dụng với tổng năng lực tưới thiết kế 70.300ha, tổng dung
tích trữ 324 triệu m³. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã nỗ lực,
dồn sức đầu tư, hoàn thành nhiều công trình thủy lợi lớn như: hồ Sông Quao,
dung tích hơn 73 triệu m³; hồ Cà Giây, dung tích gần 40 triệu m³; hồ Lòng Sông,
dung tích trên 35 triệu m³... đảm bảo cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt và tại
các khu du lịch của tỉnh.
* Hệ
thống thông tin liên lạc
Đến nay,
tỉnh đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hoàn
chỉnh với công nghệ hiện đại, đảm bảo thông tin thông suốt đến tất cả các vùng
miền từ vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Hạ tầng bưu chính, mạng viễn
thông tiếp tục được phát triển mở rộng; nâng cao chất lượng; mạng di động 5G đã
được Viettel phát thử nghiệm 07 trạm trên địa bàn thành phố Phan Thiết; đảm bảo
an toàn mạng lưới thông tin, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ
đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, người dân và các tổ chức, doanh
nghiệp. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.265 cơ sở kinh doanh dịch
vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4km/cơ sở. Tổng số
thuê bao điện thoại ước đạt 1.863.950 thuê bao, mật độ 148,5 thuê bao/100 dân.
Tổng số thuê bao Internet các loại 162.500 thuê bao; tỷ lệ người sử dụng
Internet (quy đổi) đạt 68% (Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận).
Nhìn
chung, tỉnh đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch.
Các dự án đầu tư có quy mô lần lượt được hình thành, các công trình kiến trúc
đẹp, hạ tầng giao thông được quy hoạch đồng bộ và mở rộng thông thoáng hơn,
các công viên, công trình đô thị được xây dựng khang trang mang lại nhiều không
gian xanh sạch và mỹ quan hơn, các hoạt động kinh tế, thương mại, dịch vụ và du
lịch diễn ra khá sôi động.
2.3.3. Hiện trạng về khai thác, quản lý du lịch
* Lượng
khách, cơ cấu và thị trường khách du lịch
Lượng
khách du lịch đến Bình Thuận: Trong giai đoạn 2015 - 2019, ngành du lịch đã có
bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, nhờ một số lợi thế
về tài nguyên du lịch biển, nhất là dịch vụ thể thao biển, khí hậu ôn hòa, nắng
ấm quanh năm, giá cả dịch vụ ổn định, con người Bình Thuận hiền hòa, thân
thiện… do vậy số lượng khách du lịch tăng đều trong giai đoạn 2015 - 2019 với
tỷ lệ tăng trung bình là 11,43%. Năm 2019, ghi nhận 6,4 triệu lượt khách du
lịch đến với Bình Thuận, tăng gần 1,9 triệu lượt khách so với năm 2015, trong
đó lượng khách quốc tế tăng bình quân 14,32% và khách nội địa tăng bình quân
11,05%. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021 thì lượt khách du lịch giảm đáng kể do ảnh
hưởng từ đại dịch Covid-19. Riêng năm 2023, tổng lượt khách ước đạt khoảng 8,5
triệu lượt khách, tăng 48,58% so với năm 2022. Trong đó: khách quốc tế khoảng
243.400 lượt, tăng 177,54% so với năm 2022; khách nội địa là 8.256.600 lượt,
tăng 46,59% so với năm 2022.
Bảng 2.5: Số lượt khách đến Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2023
ĐVT: lượt khách
Năm
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
Khách
quốc tế
|
453.105
|
520.754
|
591.006
|
675.756
|
774.042
|
171.239
|
23.207
|
87.700
|
243.400
|
Khách
nội địa
|
3.701.375
|
3.994.084
|
4.541.468
|
5.076.354
|
5.632.871
|
3.123.881
|
1.751.225
|
5.632.500
|
8.256.600
|
Tổng số
khách
|
4.154.480
|
4.514.838
|
5.132.474
|
5.752.110
|
6.406.913
|
3.295.120
|
1.774.432
|
5.720.200
|
8.500.000
|
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Thống kê Bình
Thuận)
Về cơ cấu
khách du lịch: Ngành du lịch Bình Thuận vào đầu năm 2020 vẫn kế thừa và trên đà
tăng trưởng cao của giai đoạn 2015 - 2019. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng
phát sau đó đã tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch, các chỉ tiêu đề ra đều
giảm mạnh. Khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận năm 2020 chỉ đạt khoảng 171.239
lượt, giảm 78,93% so với năm trước. Năm 2021, tình hình khách du lịch quốc tế
đến Bình Thuận giảm 86,45% so với năm 2020. Đến năm 2023, lượng khách này tăng
trở lại với khoảng 243.400 lượt, tăng 155.700 lượt so với năm 2022. Khách nội
địa trong giai đoạn 2016 - 2019 tăng ổn định với lượng khách tăng bình quân
10,93%. Đến năm 2020, khách nội địa đến tỉnh là 3.123.881 lượt khách (đạt 50,4%
kế hoạch, giảm 44,54% so với cùng kỳ 2019). Năm 2023, lượt khách du lịch nội
địa tăng mạnh với 8.256.600 lượt khách, tăng 2.624.100 lượt so với năm 2022.
Về thị
trường khách du lịch: Bình Thuận thu hút khách du lịch từ 163 nước, vùng và
lãnh thổ đến tham quan, nghỉ dưỡng. Từ năm 2015 - 2019, bình quân mỗi năm đón 525.205
lượt khách du lịch đến từ các châu lục. Riêng năm 2020 và 2021, lượng khách này
giảm mạnh do ảnh hưởng dịch Covid-19 và chỉ tăng lại từ năm 2022.
Bảng 2.6: Tình hình khách quốc tế chủ yếu đến Bình Thuận giai đoạn
2015 - 2023
TT
|
THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH
|
NĂM
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
Số lượng
|
Số lượng
|
Số lượng
|
Số lượng
|
Số lượng
|
Số lượng
|
Số lượng
|
Số lượng
|
Số lượng
|
|
Tổng cộng
|
372,273
|
436,601
|
497,214
|
579,124
|
666,492
|
140,313
|
16,258
|
65,135
|
223,664
|
1
|
NGA
|
116,086
|
120,711
|
142,728
|
155,897
|
182,896
|
55,858
|
2,031
|
6,604
|
14,183
|
2
|
TRUNG QUỐC
|
78,750
|
120,711
|
154,371
|
189,144
|
214,088
|
23,682
|
4,648
|
4,824
|
34,540
|
3
|
ĐỨC
|
34,119
|
33,797
|
29,905
|
28,720
|
32,818
|
8,528
|
462
|
4,709
|
19,633
|
4
|
HÀN
QUỐC
|
29,950
|
42,285
|
66,547
|
90,551
|
113,081
|
22,261
|
3,298
|
20,995
|
78,612
|
5
|
PHÁP
|
17,037
|
14,737
|
14,007
|
16,015
|
17,570
|
5,274
|
1,353
|
3,876
|
10,288
|
6
|
MỸ
|
18,215
|
15,571
|
13,239
|
13,583
|
15,790
|
4,486
|
1,648
|
6,086
|
17,025
|
7
|
ÚC
|
11,328
|
9,790
|
8,333
|
8,041
|
8,282
|
2,380
|
627
|
2,912
|
8216
|
8
|
ANH
|
21,885
|
18,747
|
15,603
|
17,367
|
18,499
|
4,555
|
1,072
|
5,315
|
14,213
|
9
|
THÁI
LAN
|
17,943
|
31,037
|
32,328
|
33,180
|
34,056
|
5,651
|
350
|
4,587
|
11,017
|
10
|
HÀ LAN
|
11,917
|
13,488
|
12,529
|
13,110
|
14,629
|
2,740
|
230
|
3,052
|
8,867
|
11
|
CANADA
|
8,926
|
8,905
|
7,624
|
7,704
|
8,746
|
2,432
|
418
|
1,570
|
4,967
|
12
|
THỤY ĐIỂN
|
6,117
|
6,822
|
0
|
5,812
|
6,037
|
2,466
|
121
|
605
|
2,103
|
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận)
Theo
thống kê cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận trong những năm qua chủ
yếu là: Nga, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Úc, Anh, Thái Lan, Hà Lan,
Canada, Thụy Điển,... Trong đó, năm 2015 - 2016 lượng khách quốc tế tới Bình
Thuận đến từ Liên Bang Nga chiếm số lượng lớn nhất. Từ năm 2017 - 2019, ghi
nhận khách quốc tế chủ yếu đến từ Trung Quốc. Từ năm 2020 - 2022, lượng khách
quốc tế đến từ các quốc gia có sự biến động liên tục. Nhìn chung, các thị
trường khách quốc tế ở Bình Thuận phụ thuộc lớn vào 03 thị trường Trung Quốc,
Nga và Hàn Quốc, các thị trường Thái Lan, Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan… tiếp tục
có sự tăng trưởng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách quốc tế giai đoạn 2015 - 2023
Dựa vào
nhu cầu, mục đích đến tham quan của khách du lịch cho thấy, thị trường khách du
lịch châu Âu ưa chuộng Mũi Né vì đây là nơi nhiều nắng gió, thích hợp các môn
thể thao trên biển, phù hợp thị hiếu. Còn người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc,… đến Bình Thuận bởi vì họ yêu thích những danh lam, thắng cảnh và nhu cầu
tìm hiểu nền văn hóa truyền thống của nước ta tại vùng đất Bình Thuận.
* Về
doanh thu du lịch
Biểu đồ 2.3: Tổng doanh thu đến từ khách du lịch
Đơn vị tính: triệu VND
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận)
Doanh thu
từ du lịch có mức tăng trưởng khá, tăng bình quân trên dưới 30%/năm. Doanh thu
từ khách du lịch quốc tế và nội địa tăng đều trong giai đoạn 2015 - 2019 và sụt
giảm mạnh trong giai đoạn 2020 - 2021. Doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2020
đạt khoảng 9.400 tỷ đồng, đạt 52,8% kế hoạch, giảm 38,16% so với cùng kỳ 2019.
Riêng doanh thu từ khách du lịch năm 2023 khoảng 23.000 tỷ đồng, tăng 68,13% so
với năm 2022, đạt 129% kế hoạch năm.
Bảng 2.7: Doanh thu từ khách quốc tế và khách nội địa giai đoạn
2015 - 2023
Đơn vị tính: triệu VND
Năm
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
Doanh thu
|
7.642.356
|
9.045.583
|
10.812.152
|
12.864.206
|
15.200.791
|
9.400.369
|
4.158.000
|
13.680.000
|
23.000.000
|
Quốc tế
|
3.210.000
|
4.154.105
|
4.958.098
|
5.905.957
|
7.020.000
|
1.940.000
|
272.765
|
1.116.288
|
-
|
Nội địa
|
4.432.356
|
4.891.478
|
5.854.054
|
6.958.249
|
8.180.791
|
7.460.369
|
3.885.235
|
12.563.712
|
-
|
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận)
Nhìn
chung, giai đoạn năm 2015 - 2019 số lượng khách và doanh thu của du lịch tỉnh
Bình Thuận đạt mức khá; từ năm 2020 - 2021 ngành du lịch sụt giảm mạnh do ảnh
hưởng của dịch Covid-19. Từ năm 2022 đến nay, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
phục hồi mạnh và tăng trưởng trở lại. Với tiến trình chủ động thích ứng với
tình hình mới hiện nay, chuyển hướng tập trung khai thác thị trường khách du
lịch nội địa với các chương trình kích cầu, xây dựng hình ảnh điểm đến “an
toàn”, đổi mới phương thức truyền thông, xây dựng các chương trình xúc tiến tại
chỗ hướng tới thị trường nội địa lẫn quốc tế,… số lượng khách du lịch đến Bình
Thuận và doanh thu từ khách du lịch chắc chắn sẽ tăng trong tương lai.
* Quảng
bá và xúc tiến du lịch, tổ chức lễ hội, sự kiện phục vụ du lịch
Hoạt động
tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh được đẩy mạnh bằng nhiều hình
thức, ngày càng chuyên nghiệp và từng bước được xã hội hóa. Theo đó, ngành du
lịch kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác về tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm
du lịch dịch vụ của địa phương để phục vụ khách du lịch thông qua việc phát
hành các ấn phẩm sách ảnh, tập gấp, tờ rơi, bản đồ, sổ tay, đĩa VCD,… như: Phát
hành cẩm nang du lịch Bình Thuận; tập gấp thông tin các điểm đến du lịch Bình
Thuận; móc khóa gỗ; tranh cát có mã QR; túi giấy theo bộ nhận diện thương hiệu
du lịch. Hỗ trợ các báo, đài, đoàn làm phim thực hiện các chương trình, ấn
phẩm, phim tài liệu, phóng sự quảng bá du lịch Bình Thuận như: hỗ trợ, hướng
dẫn các đoàn quay phim VTV1 ghi hình với 09 số phát sóng Chương trình “Chuyển
động 24h” và “Vì tầm vóc Việt” tại huyện Bắc Bình và thành phố Phan Thiết; VTV8
ghi hình với 05 số phát sóng Chương trình “Quyến rũ Việt Nam” tại các huyện Bắc
Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam; ANTV ghi hình với 10 số phát sóng Chương trình
“Việt Nam quê hương tôi” tại huyện Bắc Bình và thành phố Phan Thiết; thực hiện
series phim tài liệu chủ đề “Đi ăn một mình” do Tổng cục Du lịch phối hợp thực
hiện; hướng dẫn đoàn sản xuất MV ca nhạc Hàn Quốc để quảng bá các điểm đến du
lịch Việt Nam thuộc dự án chào mừng 30 năm quan hệ ngoại giao Việt - Hàn; Đài
truyền hình quốc gia khu vực miền Trung Tây Nguyên - VTV8 thực hiện series Game
Show “Cash Cab - Xe kỳ thú” với 15 số ghi hình tại tỉnh Bình Thuận; Hỗ trợ
Truyền hình Thông tấn tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các phóng sự “Du lịch
Bình Thuận - Hội tụ xanh” tại bãi đá Ông Địa, Hoàng Ngọc Resort, Muine Bay
Resort, Khu du lịch Bàu Trắng, Đồi cát bay, Sân golf Novaworld. Thường xuyên
cập nhật thông tin trên website Binhthuantourism.com giới thiệu du lịch Bình
Thuận. Đăng, cập nhật 744 tin, bài trên các báo, đài Trung ương, địa phương và
trên facebook “Mũi Né Việt Nam”, fanpage “Binh Thuan Tourism”, “Mui Ne Viet
Nam”, website du lịch (Việt – Anh).
Đẩy mạnh
giới thiệu, quảng bá di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh, khai thác[11] và phát
huy các giá trị văn hóa của địa phương tại các Hội chợ, triển lãm, sự kiện du
lịch trong nước và quốc tế, trên website, mạng xã hội Du lịch Bình Thuận (Việt
- Anh); các cơ quan Báo, Đài trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, ngành du lịch tỉnh
cũng đã quan tâm đến việc tìm kiếm cơ hội khai thác hiệu quả khách du lịch ở
các hội chợ lớn trong nước như: Hội chợ VITM Hà Nội; Hội chợ VITM tại Cần Thơ;
Hội nghị phát triển Du lịch miền Trung và Tây Nguyên; Hội nghị phát triển kinh
tế miền Trung tại Bình Định; Hội chợ du lịch quốc tế WTM - London 2022 tại
Vương quốc Anh; Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam; Hội chợ du lịch quốc tế trực
tuyến Đà Nẵng; Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ tại Cần Thơ; chương trình Famtrip Đà
Lạt “Tuần lễ vàng”; Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Hội nghị xúc tiến
du lịch Ấn Độ vào các tỉnh Nam Trung bộ; Hội chợ Travex 2023 tại Yogyakarta,
Indonesia; sự kiện liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam,… nhằm phát triển ngành
du lịch thông qua sự cộng tác trên lĩnh vực tiếp thị, xúc tiến du lịch với các
tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước.
Tăng
cường hoạt động marketing online; duy trì tốt các website du lịch, Cổng Thông
tin du lịch thông minh tỉnh Bình Thuận và các trang mạng xã hội du lịch Bình
Thuận để tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch, công bố Sàn
thương mại du lịch Bình Thuận. Năm 2023, đã đăng 379 tin bài trên website
dulichbinhthuan.com.vn; 170 tin bài trên Cổng Thông tin du lịch thông minh tỉnh
Bình Thuận; 365 tin bài trên Fanpage Binh Thuan Tourism thu hút nhiều lượt xem.
Tổ chức
các sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế nhằm quảng bá du lịch Bình Thuận như: Tổ
chức Lễ Phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” năm 2020
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với sự tham gia của trên 100 đại biểu; tổ chức
phát động Cuộc thi sáng tác ảnh, video clip, viết bài về Bình Thuận năm
2020...; cuộc thi “Khát vọng Việt Nam: Đưa Phan Thiết trở thành điểm đến du
lịch MICE và WELLNESS hàng đầu thế giới năm 2045” đã chính thức ra mắt tại
Centara Mirage Resort Mui Ne, tỉnh Bình Thuận vào tháng 9/2022; tổ chức chương
trình City tour “Hành trình trải nghiệm Phan Thiết”; Lễ phát động chương trình
“Kích cầu du lịch Bình Thuận hè 2022”; Năm Du lịch Quốc gia 2023 - Bình Thuận -
Hội tụ xanh,... Các lễ hội truyền thống, Đại hội thể thao được tổ chức thường
xuyên, tạo sự phong phú, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, thu hút khá đông khách
du lịch như: lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Dinh
Thầy Thím, lễ hội Trung thu, lễ hội Katê, lễ hội Ramưwan, Hội thi leo núi Tà
Cú, Chạy vượt đồi cát Mũi Né,…
Không chỉ
đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch, tỉnh cũng đã xây dựng, ban hành nhiều
cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các dự án du lịch như: hỗ trợ
về đất, hạ tầng, phí hạ tầng, phí lập quy hoạch; hỗ trợ các dịch vụ xúc tiến
đầu tư, xúc tiến thương mại và cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện
thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đến với Bình Thuận. Với những ưu đãi như vậy,
trong những năm qua có nhiều nhà đầu tư lớn đã không ngần ngại bỏ vốn phát
triển các dự án kinh doanh du lịch tại tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành tham
mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại - du
lịch vào tỉnh trên một số lĩnh vực: Du lịch giải trí, nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, chế biến sản phẩm nông nghiệp và đầu tư vào các Khu công nghiệp; dự
án Tổ hợp Thanh Long Bay (90,3ha) tại huyện Hàm Thuận Nam.
Tóm lại,
tuy có bước phát triển nhất định, nhưng hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá,
thu hút đầu tư để phát triển du lịch trong thời gian qua chưa thực sự xứng tầm
so với tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế,
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch và tăng cường công tác xúc
tiến, quảng bá hình ảnh Bình Thuận là điều cần chú trọng, tiếp tục đầu tư trong
thời gian tới.
* Quản lý
nhà nước về du lịch
Tỉnh ủy
Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm
2025 và định hướng đến năm 2030 làm cơ sở pháp lý để ngành du lịch Bình Thuận
phát triển. Cùng với đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản để cụ
thể hóa nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua, định hướng
cho thời gian tới.
Công tác
quản lý nhà nước về du lịch được thường xuyên quan tâm, triển khai thực hiện
kịp thời, có hiệu quả, công tác quy hoạch phát triển du lịch được triển khai
tích cực. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch được
tăng cường, nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư du lịch đến Bình Thuận. Bộ
máy quản lý đã được kiện toàn, thành lập Ban Quản lý các khu du lịch để hướng
dẫn hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, giải quyết các vấn đề môi trường,
an ninh trật tự,…
Các chính
sách, cơ chế quản lý về du lịch của Trung ương được cụ thể hóa, triển khai thực
hiện kịp thời, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự
án, hỗ trợ hoạt động kinh doanh du lịch được quan tâm. Các quy chế, quy định
cho các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được bổ sung, hoàn thiện.
Môi
trường đầu tư không ngừng được cải thiện, thu hút nhiều dự án đầu tư du lịch,
bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược. Công tác phát triển,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ lao
động du lịch qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên. Chất
lượng phục vụ khách du lịch có chuyển biến tiến bộ, chuyên nghiệp hơn. Công tác
quản lý, tổ chức khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch gắn với việc bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững thời gian qua của tỉnh Bình Thuận đã được thực
hiện tốt và đồng bộ.
Đã tiến
hành thẩm định, tái thẩm định cho các khách sạn, khu du lịch trên địa bàn toàn
tỉnh. Thẩm định dự án đầu tư, hướng dẫn, kiểm tra chuyên ngành,… được cải tiến
nhanh gọn, tạo thuận lợi cho người đầu tư kinh doanh du lịch.
Thường
xuyên thanh tra, kiểm tra kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, giúp các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, chấp hành nghiêm túc các quy định
của nhà nước về đăng ký kinh doanh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo
đảm an toàn khách du lịch, niêm yết giá, tăng cường công tác phòng chống cháy
nổ,… góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và bảo vệ tài nguyên, môi trường du
lịch.
Mặc dù
vậy, công tác quản lý nhà nước vẫn còn một số hạn chế như: Bộ máy quản lý nhà
nước về du lịch ở các địa phương và các Ban quản lý du lịch của tỉnh vẫn còn
hạn chế, bất cập về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển
du lịch của tỉnh. Việc giải quyết vướng mắc về đất đai, chồng lấn giữa quy
hoạch phát triển du lịch với quy hoạch khai thác khoáng sản titan chậm được tháo
gỡ; tình trạng lấn chiếm đất công, đất dự án chưa được ngăn chặn, xử lý kịp
thời, gây khó khăn, làm chậm trễ tiến độ triển khai dự án. Chưa có chính sách
khuyến khích đầu tư dự án du lịch ở những vùng khó khăn cũng như thu hút các dự
án có quy mô lớn, loại hình mới. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây
dựng, rừng, quy hoạch chi tiết,... với nhiều công đoạn và thời gian xử lý quá
dài cũng là trở ngại đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới cần
tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, tháo gỡ, khắc phục kịp thời
những hạn chế để du lịch Bình Thuận phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn
theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra.
2.3.4. Hiện trạng về nguồn nhân lực du lịch
* Lao động
ngành du lịch
Cuối năm
2019, toàn tỉnh có hơn 28.500 lao động phục vụ trong các cơ sở, doanh nghiệp du
lịch. Đến năm 2020, con số này giảm dần chỉ còn 22.300 người vào giữa năm
2021.
Mặc dù, đến năm 2022 trong bối cảnh bình thường mới sau dịch Covid-19, lượng
khách du lịch đến tỉnh có tăng trở lại nhưng nguồn nhân lực du lịch cố định chỉ
khoảng từ 30% - 50%, còn lại doanh nghiệp sẽ thuê lao động công nhật khi lượng
khách du lịch tăng mạnh. Thống kê của ngành du lịch đến cuối năm 2022, lực
lượng lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh khoảng 7.800 người (Sở
VHTTDL Bình Thuận năm 2022). Theo khảo sát trong hội viên của Hiệp hội Du lịch
tỉnh Bình Thuận, có 60% cơ sở lưu trú thiếu hụt lao động phục vụ du lịch, nhất
là vào mùa hè. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân lực lại rất khó vì nhiều người
từng làm việc trong lĩnh vực du lịch đã chuyển sang công việc khác.
So với
nhu cầu phát triển và tốc độ phát triển vào những năm tiếp theo thì nguồn nhân
lực của tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ
lao động cho đào tạo chuyên ngành du lịch vẫn còn thấp; số lượng lao động
chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề còn ít. Hơn nữa tình hình thị trường khách
quốc tế tăng cao nhưng thiếu trầm trọng cán bộ quản lý và nhân viên thành thạo
ngoại ngữ, làm hạn chế rất lớn đến việc phục vụ khách du lịch… Do đó để tăng
lợi thế cạnh tranh, tạo môi trường làm việc, phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại,
đáp ứng nhu cầu khách du lịch thì việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là vấn
đề cần được quan tâm đúng mức và là yêu cầu cấp thiết để đưa du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn và là trụ cột kinh tế của tỉnh.
* Đào tạo
phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
Những năm
qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch được đẩy
mạnh theo Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Kế hoạch số 2161/KH-UBND ngày
03/7/2015
về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2015 - 2020. Tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp du lịch; đồng thời tạo điều kiện
cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp du lịch phối hợp đào tạo
nguồn nhân lực du lịch theo tiêu chuẩn ASEAN và giải quyết việc làm sau đào
tạo. Các doanh nghiệp du lịch đã chủ động tổ chức hoặc mời chuyên gia du lịch
có uy tín để bồi dưỡng cho nhân viên về kỹ năng, nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn,
bar, bếp, an ninh khách sạn,…
Trong
giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã đào tạo 947 học viên đại học, cao đẳng, 1.993
học viên trung cấp chuyên ngành du lịch, nghề du lịch, 9.396 học viên đào tạo
nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề); dạy nghề cho lao động nông thôn các ngành nghề
thuộc lĩnh vực du lịch khoảng 15.000 người; tổ chức 33 lớp/2.768 học viên về
kiến thức có liên quan đến du lịch. Hiệp hội Du lịch tỉnh phối hợp với các đơn
vị: Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư),
Trung tâm Đào tạo và Tư vấn BTA, Dự án PUM, Trung tâm Đào tạo du lịch Bình
Thuận, Dự án Kỹ năng Nghề nghiệp Việt Nam (VSEP) - Canada tổ chức 58 lớp bồi
dưỡng với 2.641 học viên. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm
công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng được chú ý đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ, năng lực nhằm đáp ứng với yêu
cầu nhiệm vụ quản lý, phát triển du lịch trong tình hình mới. Qua đó, góp phần
nâng tổng số lao động đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về du
lịch chiếm gần 70% tổng số lao động ngành du lịch của tỉnh.
Riêng năm
2023, trên địa bàn tỉnh có 16/26 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đăng ký hoạt
động, tổ chức đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển du lịch. Một số ngành
nghề đào tạo phục vụ du lịch gồm: Quản trị khu Resort; Quản trị kinh doanh nhà
hàng khách sạn và du lịch, kinh doanh dịch vụ; Kỹ thuật chế biến món ăn; Dinh
dưỡng và kỹ thuật nấu ăn; Tiếng Anh; Pha chế thức uống; Kỹ thuật chế biến bánh
Âu; Nghiệp vụ bar trưởng, bếp trưởng,... Trong năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch còn tổ chức 03 lớp tập huấn du lịch cộng đồng với sự tham dự của 132 học
viên (khóa cập nhật kiến thức cho Hướng dẫn viên du lịch với 12 học viên; lớp
bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà hàng khách sạn, homestay, điểm du lịch với 85 học
viên; lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử cho khách du lịch với 35 học
viên). Ngoài ra, còn tổ chức Hội nghị triển khai Luật Du lịch 2017, các văn bản
thi hành Luật, các nội dung liên quan đến công tác quản lý cơ sở lưu trú du
lịch (khoảng 100 đại biểu dự).
2.4. Phân tích SWOT và tiềm năng về điều kiện phát triển du lịch
Bình Thuận
2.4.1. Phân tích SWOT cho việc đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm
du lịch
Bảng 2.8: Bảng phân tích SWOT
Các
điểm mạnh (S)
1. Du
lịch được xác định là “một trong ba” trụ cột kinh tế ưu tiên phát triển của
tỉnh.
2. Tỉnh
đã có nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi thu hút nhiều nhà đầu tư đủ
năng lực đóng góp cho phát triển ngành du lịch. Quyết tâm cải thiện môi
trường đầu tư, cải cách hành chính, thu hút các nhà đầu tư sớm hoàn thành thủ
tục đầu tư các dự án du lịch lớn, tạo hạt nhân lan tỏa và sức hút du lịch.
3. Sở
hữu vị trí chiến lược trong phát triển du lịch, là điểm đến trọng yếu của tam
giác vàng du lịch “Thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết - Đà Lạt” với hệ thống
đường cao tốc Bắc - Nam, đường sắt quốc gia đi qua địa bàn.
4. Bình
Thuận có nguồn tài nguyên tiềm năng, thuận lợi phát triển du lịch gồm: tài
nguyên tự nhiên, văn hóa phong phú thuận lợi phát triển du lịch du lịch văn
hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch về nguồn;…
5. Bình
Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng các loại hình, sản phẩm
du lịch như: Hệ thống Resort bậc nhất cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển du lịch MICE; Làng nghề đa dạng, phù hợp với phát triển loại
hình du lịch làng nghề; hội tụ đủ các yếu tố “nắng vàng, cát trắng, biển
xanh” phát triển du lịch biển đảo; du lịch trải nghiệm; du lịch kết hợp nghỉ
dưỡng (WELLNESS);…
6.
Nguồn nguyên liệu nông nghiệp, lâm nghiệp, nguồn thủy hải sản dồi dào, nhiều
đặc sản hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu quà tặng và thưởng thức ẩm thực cho
khách du lịch.
7. Có
dịch vụ lữ hành chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc đủ sức phục
vụ cho sự phát triển ngành du lịch.
8. Môi
trường du lịch an toàn, người dân địa phương thân thiện.
|
Các
điểm yếu (W)
1. Hiệu
lực, hiệu quả về hoạt động của các
cơ quan
nhà nước về du lịch cũng như công tác phối hợp để phát triển du lịch của các
ngành liên quan chưa cao.
2. Mặc
dù đã có định hướng cho phát triển loại hình, sản phẩm du lịch, nhưng chưa có
định hướng trọng điểm, cụ thể, chi tiết để phát triển các loại hình, sản phẩm
du lịch mang tính riêng biệt của từng địa phương.
3. Loại
hình, sản phẩm du lịch trùng lắp, mang tính dàn trãi theo hướng tự phát, chưa
tạo được nét độc đáo riêng, chưa có sự mới lạ, sáng tạo cho Bình Thuận, thiếu
mô hình quản lý, quy mô nhỏ chưa xứng tầm với tài nguyên thiên nhiên hiện
hữu, chưa phát huy được các giá trị văn hóa đặc trưng của tỉnh.
4.
Thiếu điểm vui chơi giải trí mang tầm quốc gia, quốc tế để thu hút khách du
lịch. Dịch vụ giải trí về đêm chưa phát triển nên khó giữ chân khách du lịch
dài ngày.
5. Các
giá trị văn hóa nghề và làng nghề chưa được kết nối, khai thác du lịch hiệu
quả, triệt để. Nhiều tài nguyên du lịch có những đặc tính cần thiết để phát
triển thành loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù chưa được đầu tư, khai thác.
6. Tính
chuyên nghiệp chưa cao, phải phân biệt rõ nét giữa du lịch cao cấp và du lịch
cộng đồng.
7.
Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ
trong thực tế.
|
Các cơ
hội (O)
1. Nằm gần
các trung tâm du lịch lớn của quốc gia với giao thông thuận lợi như: thành
phố hồ chí minh, vũng tàu, nha trang, đà lạt là cơ hội lớn để chuyển tiếp
khách du lịch đến với tỉnh nhà, khi cảng hàng không, các tuyến đường ven biển
thành phố phan thiết… đưa vào hoạt động, sẽ thu hút một lượng lớn khách du
lịch quốc tế và nội địa.
2.
Nhiều dự án du lịch lớn đã và đang đầu tư vào Bình Thuận đáp ứng nhu cầu phát
triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh.
3.
Khách du lịch quốc tế gia tăng; Nhu cầu đi du lịch của người dân tăng.
4. Nằm
trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
5. Tỉnh
Bình Thuận tổ chức thành công năm du lịch quốc gia với chủ đề “Hội tụ xanh”
đã khẳng định được du lịch Bình Thuận phát triển theo hướng an toàn xanh,
sạch, văn minh, hiện đại, hấp dẫn đề cao văn hóa du lịch của Việt Nam.
6. Tại
Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15: Thông qua Nghị quyết về phát triển du lịch đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030. Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một
trong những điểm đến hàng đầu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
7. Định
hướng Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2025 - 2030, tầm
nhìn 2050 của Bình Thuận được xác định theo hướng sẽ quy hoạch lại không gian
du lịch bài bản hơn, tránh tình trạng đầu tư manh mún, nhỏ lẻ; khai thác hiệu
quả hơn nữa tiềm năng về biển, cảnh quan thiên nhiên, những đặc trưng văn
hóa để làm phong phú hơn các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch.
|
Các
thách thức (T)
1. Sự
cạnh tranh gay gắt của các trung tâm du lịch lớn liền kề, nhất là các địa
phương có tiềm năng và thế mạnh tương đồng, có hệ thống giao thông kết nối
phát triển đồng bộ như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,...
2. Định
hướng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch phải mang tính tương đồng và
khác biệt so với các tỉnh, thành khác trong khu vực, chất lượng loại hình,
sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, vừa phải đảm
bảo các chỉ tiêu về kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh đề ra.
3. Đảm
bảo sự liên kết và phát triển đồng bộ, bền vững trong tất cả mọi lĩnh vực đời
sống xã hội.
4. Đảm
bảo phát triển ngành du lịch xanh – sạch – đẹp trong bối cảnh thực trạng ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… trên toàn thế dưới đang diễn biến khó
lường.
5. Đủ
năng lực chống chọi với nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn diễn
biến phức tạp.
|
2.4.2. Đánh giá tiềm năng du lịch Bình Thuận có thể đa dạng hóa
loại hình, sản phẩm du lịch
* Phương
pháp đánh giá tiềm năng du lịch
Trong Đề
án này chúng tôi áp dụng phương pháp “đánh giá tổng hợp” nhằm đánh giá giá trị
để khai thác và phát triển hoạt động du lịch.
►Tiêu chí
đánh giá
Đánh giá
tiềm năng du lịch theo phương pháp “đánh giá tổng hợp” chúng tôi sử dụng đánh
giá ở các khía cạnh: đánh giá về khả năng thu hút khách và đánh giá khả năng
khai thác các tài nguyên du lịch. Trong đó:
- Về khả
năng thu hút khách: được xây dựng cho bốn (04) yếu tố chủ yếu:
tính hấp dẫn; tính an toàn; tính liên kết; chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch.
+ Tính
hấp dẫn đối với khách du lịch của tài nguyên du lịch tự nhiên là vẻ đẹp, độc
đáo của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, địa mạo, tính đa dạng
sinh học, sự phù hợp của khí hậu đối với sức khoẻ con người, tính nguyên sơ
đặc sắc và độc đáo của các di tích, văn hóa bản địa và hiện tượng tự nhiên.
+ Tính an
toàn được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi
trường.
+ Tính
liên kết được xác định bởi số điểm du lịch và khoảng cách giữa các điểm du lịch
trong một không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết các điểm du
lịch thành tuyến du lịch hoặc thành cụm.
+ Cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xác định bởi sự tiện lợi và
đồng bộ của mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, cơ sở phục vụ
nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí và các điều kiện hỗ trợ khác... cho khách du lịch.
Mỗi một
chỉ tiêu nêu trên được đánh giá theo 04 bậc điểm: 4, 3, 2, 1 tương ứng với mức
độ đánh giá từ cao đến thấp (tốt, khá, trung bình và kém). Các tiêu thức
cho điểm cụ thể với từng chỉ tiêu (xem Phụ lục 2).
- Về khả
năng khai thác : được xây dựng cho ba (03) tiêu chí khác: tính thời vụ, tính bền
vững và sức chứa khách du lịch của từng điểm tài nguyên.
+ Tính
thời vụ được xác định bởi số ngày thích hợp trong năm đối với việc tổ chức các
hoạt động du lịch, đón tiếp và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tính thời vụ
của tài nguyên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về số loại
hình tổ chức.
+ Tính
bền vững là khả năng bảo tồn, duy trì các thành phần và bộ phận tự nhiên trước
áp lực của các hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên.
+ Sức
chứa khách du lịch là tổng sức chứa tối đa lượng khách du lịch tại một thời
điểm nhất định trong ngày của một điểm tài nguyên du lịch. Các chỉ tiêu nêu
trên cũng được đánh giá theo 04 bậc điểm: 4, 3, 2, 1 (xem Phụ lục 2).
► Đánh giá
chung và phân hạng
Trong
nghiên cứu hiện nay người ta sử dụng cả hai cách tính điểm. Cách tính tích điểm
sẽ có ưu điểm khi tài nguyên đó còn quá hoang sơ hoặc nằm trong vùng nhạy cảm
như nằm trong khu vực quốc phòng… nên tài nguyên đó dù hấp dẫn đến đâu cũng
không thể khai thác cho du lịch sinh thái.
Phân hạng
điểm tài nguyên: có thể phân hạng gồm: Loại 1: tài nguyên đạt từ 70% điểm trở
lên; Loại 2: tài nguyên có 50% đến dưới 70% điểm; Loại 3: dưới 50% điểm (Nguyễn
Văn Hóa, 2006).
* Đánh
giá tiềm năng du lịch tại một số trọng điểm tỉnh Bình Thuận
Để có kế
hoạch khai thác hợp lý tiềm năng du lịch tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là tại các
trọng điểm của vùng cần phải đánh giá được tiềm năng du lịch của các tài
nguyên. Việc đánh giá là nhằm xác định chính xác khả năng thuận lợi (tốt,
trung bình, kém) của các loại tài nguyên du lịch đối với hoạt động du lịch,
khả năng khai thác các loại hình du lịch, quy mô hoạt động (quốc tế, quốc gia,
địa phương) để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc định hướng khai thác chúng một
cách có hiệu quả nhất. Trong phần này, chúng tôi đã đưa vào đánh giá các tài
nguyên trọng điểm và cả các tài nguyên kết hợp (nằm trong khu vực trọng điểm).
Áp dụng phương pháp cho điểm (xem Phụ lục 2) để đánh giá chất lượng của
các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng du lịch tỉnh Bình Thuận.
o Xác định
hệ số nhân đối với từng tiêu thức
*Nhìn
chung, việc xác định hệ số nhân được quy định đối với tính hấp dẫn là “3”; cơ
sở hạ tầng, tính liên kết, tính bền vững, tính thời vụ là “2”; sức chứa là “1”.
Riêng về tính an toàn, qua nghiên cứu của chúng tôi, tính an toàn được khách du
lịch đặt lên rất cao. Điều này có nghĩa điều kiện về đảm bảo an toàn càng cao
thì càng có khả năng thu hút khách du lịch, nhất là trong điều kiện hiện tại có
nhiều biến động về tình hình an ninh trên thế giới. Do đó, chúng tôi xác định
hệ số nhân của nó là “3”. Việc xác định hệ số nhân này cũng đã được thông qua
06 chuyên gia và đã được các chuyên gia đồng ý.
□ Tổng
hợp điểm
Dựa vào
điểm của 10 chuyên gia với hệ số nhân được xác định, chúng tôi đã tổng hợp điểm
về khả năng thu hút và khả năng khai thác theo phương pháp tính tổng điểm. Kết
quả đánh giá thể hiện:
- Khu vực
1: Điểm tài nguyên du lịch được đánh giá cao nhất là Cù lao Câu có số điểm
32,7/40 điểm và tài nguyên được đánh giá thấp nhất là làng nghề bánh tráng Chợ
Lầu, gốm gọ có số điểm là 29,4/40 điểm.
- Khu vực
2: Tài nguyên được đánh giá cao nhất là Khu nghỉ dưỡng cao cấp bãi biển Mũi Né
có số điểm 33,8/40 điểm và tài nguyên được đánh giá thấp nhất là Khu đi bộ - chợ
đêm du lịch Phan Thiết (dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm về đêm) có
số điểm là 29,3/40 điểm.
- Khu vực
3: Tài nguyên được đánh giá cao nhất là lễ hội: Lễ hội hòn Bà, lễ hội Thầy Thím
có số điểm 32,8/40 điểm và tài nguyên được đánh giá thấp nhất là sông, hồ,
suối: Suối Tiên, hồ Núi Đất, hồ Sông Dinh 3, đập Đá Dựng có số điểm là 29,3/40
điểm.
- Khu vực
4: Tài nguyên được đánh giá cao nhất là Safari Bình Thuận có số điểm 33/40 điểm
và tài nguyên được đánh giá thấp nhất là Làng dân tộc Cơ Ho có số điểm là 29,8/40
điểm.
Bảng 2.9: Tính điểm các tài nguyên du lịch Bình Thuận
ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
|
VỀ KHẢ NĂNG THU HÚT
|
VỀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC
|
Tính hấp dẫn
|
Tính an toàn
|
Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất
|
Tính liên kết
|
Cộng điểm
|
Tính thời vụ
|
Tính bền vững
|
Sức chứa
|
Cộng điểm
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Khu vực 1: Phía Đông Bắc tỉnh Bình Thuận gồm dãy ven biển huyện
Tuy Phong (Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Phước Thể, Liên Hương, Bình
Thạnh, Chí Công, Hòa Minh, Phan Rí Cửa và Hòa Phú), phía Đông huyện Bắc Bình
(Chợ Lầu, Phan Rí Thành…)
|
Cù lao
Câu
|
3,5
|
3
|
3,4
|
3
|
3
|
2
|
3
|
2
|
32,7
|
3,4
|
2
|
3,2
|
2
|
3,1
|
1
|
16,3
|
Nghỉ
dưỡng biển Phan Rí Cửa đến Vĩnh Tân
|
3,3
|
3
|
2,9
|
3
|
3,3
|
2
|
3,1
|
2
|
31,4
|
3,1
|
2
|
2,8
|
2
|
2,9
|
1
|
14,7
|
Nghỉ dưỡng
rừng, hồ sông Lòng Sông, Gành Son
|
3,3
|
3
|
3,3
|
3
|
3,1
|
2
|
3,1
|
2
|
32,2
|
3,1
|
2
|
2,7
|
2
|
2,9
|
1
|
14,5
|
Trung
tâm Trưng bày văn hóa Chăm, đền thờ vua Chăm Pô Klong mơh Nai, đền tháp Pô
Đam
|
3,1
|
3
|
3,4
|
3
|
3,1
|
2
|
2,9
|
2
|
31,5
|
2,8
|
2
|
3,1
|
2
|
2,9
|
1
|
14,7
|
Đình - Chùa:
Chùa Hang, chùa Linh Sơn, đình Long Hương, đình Xuân Hội, đình Đông An
|
3,2
|
3
|
3,1
|
3
|
3,2
|
2
|
3
|
2
|
31,3
|
3,1
|
2
|
3
|
2
|
2,7
|
1
|
14,9
|
Làng nghề
bánh tráng Chợ Lầu, gốm gọ
|
3,0
|
3
|
3
|
3
|
2,8
|
2
|
2,9
|
2
|
29,4
|
3,2
|
2
|
3,2
|
2
|
2,8
|
1
|
15,6
|
Homestay,
du lịch cộng đồng (bảo tồn, tôn tạo các khu làng người Chăm, làng nghề)
|
3,1
|
3
|
3,2
|
3
|
3,2
|
2
|
3,3
|
2
|
31,9
|
3,4
|
2
|
3,2
|
2
|
3,1
|
1
|
16,3
|
Khu vực 2: Trung tâm du lịch của tỉnh gồm TP. Phan
Thiết, phía Nam huyện Bắc Bình (Hồng Phong đến Hòa Thắng), dãy ven
biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam (các xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành) và
đảo Phú Quý
|
Khu nghỉ
dưỡng cao cấp bãi biển Mũi Né
|
3,5
|
3
|
3,3
|
3
|
3,5
|
2
|
3,2
|
2
|
33,8
|
3,4
|
2
|
3
|
2
|
3,2
|
1
|
16
|
Đảo Phú
Quý
|
3,7
|
3
|
3,3
|
3
|
3
|
2
|
3,1
|
2
|
33,2
|
3,3
|
2
|
3,3
|
2
|
3,1
|
1
|
16,3
|
Đồi Cát:
Khu đồi cát Bàu Trắng; Khu du lịch You & Me, đồi cát bay Mũi Né, đồi
Hồng, đồi cát Hòa Thắng
|
3,3
|
3
|
3,5
|
3
|
3
|
2
|
3,3
|
2
|
33
|
3,4
|
2
|
3,2
|
2
|
3,2
|
1
|
16,4
|
Bãi
biển: Bãi biển Đồi Dương, bãi đá Ông Địa, bãi đá Bảy Màu - Cổ Thạch, bãi biển
Hải Đăng - Kê Gà
|
3,3
|
3
|
3,2
|
3
|
3,1
|
2
|
2,1
|
2
|
29,9
|
3,3
|
2
|
3
|
2
|
3,1
|
1
|
15,7
|
Tham
quan mua sắm, Lâu đài Rượu Vang, Bảo tàng nước mắm
|
3,2
|
3
|
3,3
|
3
|
3,2
|
2
|
3,5
|
2
|
32,9
|
3,1
|
2
|
3,3
|
2
|
3
|
1
|
15,8
|
Điểm
tham quan di tích: Trường Dục Thanh, Vạn Thủy Tú; Lầu Ông Hoàng
|
3,1
|
3
|
3,2
|
3
|
3
|
2
|
3,2
|
2
|
31,3
|
3,3
|
2
|
3,3
|
2
|
3,2
|
1
|
16,4
|
Núi Tà
Cú
|
3,4
|
3
|
3,4
|
3
|
3,2
|
2
|
3,3
|
2
|
33,4
|
3,6
|
2
|
3
|
2
|
3,3
|
1
|
16,5
|
Khu đi
bộ - chợ đêm du lịch Phan Thiết (dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm
về đêm)
|
2,8
|
3
|
2,9
|
3
|
3
|
2
|
3,1
|
2
|
29,3
|
3,3
|
2
|
3,3
|
2
|
3,2
|
1
|
16,4
|
Chợ đêm
du lịch đảo Phú Quý (dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm về đêm)
|
3,1
|
3
|
2,7
|
3
|
2,9
|
2
|
3,1
|
2
|
29,4
|
3,2
|
2
|
3,4
|
2
|
3,1
|
1
|
16,3
|
Trung
tâm hội nghị - Triển lãm Phan Thiết
|
3,2
|
3
|
3,3
|
3
|
3,3
|
2
|
3,3
|
2
|
32,7
|
3,1
|
2
|
3,1
|
2
|
3,2
|
1
|
15,6
|
Khu Liên
hợp thể thao quốc tế
|
3,3
|
3
|
3,2
|
3
|
3,1
|
2
|
3,2
|
2
|
32,1
|
2,8
|
2
|
2,9
|
2
|
3
|
1
|
14,4
|
Bến thủy
nội địa - cảng du thuyền
|
3,4
|
3
|
3,4
|
3
|
3,1
|
2
|
3,1
|
2
|
32,8
|
3,1
|
2
|
2,9
|
2
|
2,9
|
1
|
14,9
|
Bệnh
viện nghỉ dưỡng, làm đẹp
|
2,8
|
3
|
3,3
|
3
|
3,2
|
2
|
3
|
2
|
30,7
|
2,9
|
2
|
3,1
|
2
|
3
|
1
|
15
|
Khu nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, trải nghiệm suối khoáng nóng Bưng Thị
|
3,5
|
3
|
3,1
|
3
|
3,2
|
2
|
3,3
|
2
|
32,8
|
3,3
|
2
|
3,3
|
2
|
3,1
|
1
|
16,3
|
Lễ hội:
Lễ hội Katê, Lễ hội Nghinh Ông
|
3,3
|
3
|
2,8
|
3
|
3,5
|
2
|
3,2
|
2
|
31,7
|
3
|
2
|
3,1
|
2
|
3,2
|
1
|
15,4
|
Khu
resort, khách sạn cao cấp ven biển Hòa Thắng - Phan Thiết - Tân Thuận
|
3,2
|
3
|
3,3
|
3
|
3,4
|
2
|
3,1
|
2
|
32,5
|
3,3
|
2
|
3
|
2
|
3,3
|
1
|
15,9
|
Khu vực 3: Phía Tây Nam của tỉnh gồm thị xã La Gi, dãy ven biển
huyện Hàm Tân, khu vực ven hồ Sông Dinh 3
|
Dinh
Thầy Thím
|
3,4
|
3
|
3,3
|
3
|
2,9
|
2
|
3,3
|
2
|
32,5
|
3,1
|
2
|
3,3
|
2
|
2,8
|
1
|
15,6
|
Khu du
lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới biển Tân Hải - Tân Thắng
|
3,2
|
3
|
3,1
|
3
|
3,1
|
2
|
3,2
|
2
|
31,5
|
3,3
|
2
|
3
|
2
|
3,2
|
1
|
15,8
|
Sông,
hồ, suối: suối Tiên, hồ Núi Đất, hồ Sông Dinh 3, Đập Đá Dựng
|
3,0
|
3
|
2,9
|
3
|
3
|
2
|
2,8
|
2
|
29,3
|
3
|
2
|
3
|
2
|
3
|
1
|
15
|
Lễ hội:
Lễ hội hòn Bà, Lễ hội Thầy Thím
|
3,4
|
3
|
3,2
|
3
|
3,3
|
2
|
3,2
|
2
|
32,8
|
2,6
|
2
|
3,3
|
2
|
2,9
|
1
|
14,7
|
Homestay,
du lịch cộng đồng ven vùng nông nghiệp công nghệ cao, ven hồ Núi Đất, suối
Tiên, hồ Sông Dinh 3, Đập Đá Dựng
|
2,9
|
3
|
3
|
3
|
2,9
|
2
|
3,2
|
2
|
29,9
|
3
|
2
|
3
|
2
|
3
|
1
|
15
|
Khu vực 4: Phía Tây Bắc của tỉnh gồm một phần huyện Hàm Thuận
Bắc (Đa Mi, La Dạ, Đông Giang, Đồng Tiến, Thuận Hòa,…), một phần huyện Hàm
Thuận Nam (Thị trấn Thuận Nam, xã Mỹ Thạnh, xã Hàm Cần,…), huyện Tánh Linh,
huyện Đức Linh
|
Safari
Bình Thuận
|
3,4
|
3
|
3,4
|
3
|
3
|
2
|
3,3
|
2
|
33
|
3,3
|
2
|
3,2
|
2
|
3,4
|
1
|
16,4
|
Khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông
|
3,2
|
3
|
3
|
3
|
2,8
|
2
|
3,1
|
2
|
30,4
|
3
|
2
|
3,1
|
2
|
2,9
|
1
|
15,1
|
Hồ,
suối, thác: Hồ Biển Lạc, hồ Đa Mi, suối Cát, thác trượt Tà Pứa, thác Chín
Tầng, thác Bà, thác K`reo, thác Mai
|
3,0
|
3
|
3,1
|
3
|
3,1
|
2
|
3,2
|
2
|
30,9
|
3,3
|
2
|
3,1
|
2
|
2,9
|
1
|
15,7
|
Di tích
lịch sử: Bia chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng, Căn cứ Tỉnh ủy Bình Tuy, Căn
cứ Khu 6, Căn cứ Nam Sơn - Đông Giang
|
3,0
|
3
|
3,2
|
3
|
3
|
2
|
3,1
|
2
|
30,8
|
3,1
|
2
|
3
|
2
|
2,8
|
1
|
15
|
Căn cứ
Tỉnh ủy Bình Thuận
|
2,9
|
3
|
3,1
|
3
|
3
|
2
|
3
|
2
|
30
|
3
|
2
|
3
|
2
|
2,8
|
1
|
14,8
|
Làng
nghề: Làng nghề mây tre La Ngâu, Đức Thuận, Làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ, Làng
nghề bánh tráng Bình An
|
3,2
|
3
|
3
|
3
|
3,2
|
2
|
3,2
|
2
|
31,4
|
3,1
|
2
|
3,1
|
2
|
2,9
|
1
|
15,3
|
Làng dân
tộc Cơ Ho
|
2,7
|
3
|
3,3
|
3
|
2,9
|
2
|
3
|
2
|
29,8
|
2,9
|
2
|
3
|
2
|
3
|
1
|
14,8
|
Homestay,
du lịch cộng đồng làng dân tộc Cơ Ho, ven hồ Đa Mi, ven các hồ thác, làng
nghề
|
3,0
|
3
|
3,2
|
3
|
3
|
2
|
3,1
|
2
|
30,8
|
3,3
|
2
|
3,2
|
2
|
3,3
|
1
|
16,3
|
(Nguồn: Điều tra và tổng hợp của tác giả)
Dựa vào
bảng 2.9, chúng ta có việc tổng hợp điểm và phân hạng các tài nguyên cụ thể như
sau:
Về khả năng
thu hút
Dựa vào
khoảng cách các hạng, kết quả phân hạng được thể hiện tại Bảng 2.9, trong đó:
- Loại 1:
Là các tài nguyên có số điểm từ 32,5 đến 40 điểm. Đây là các điểm
tài nguyên có khả năng thu hút rất cao.
- Loại
2: Là các tài nguyên có số điểm từ 25 đến 32,4 điểm. Đây là các tài nguyên
có khả năng thuận lợi trong thu hút khách du lịch.
- Loại
3: Là các tài nguyên có số điểm dưới 25 điểm. Đây là những tài nguyên ít
thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch.
Bảng 2.10: Phân hạng khả năng thu hút của các tài nguyên
LOẠI
|
TIỂU VÙNG
|
TÀI NGUYÊN
|
Loại 1 (từ 32,5 đến 40 điểm
|
Khu vực 1
|
Cù lao
Câu; Homestay, du lịch cộng đồng (bảo tồn, tôn tạo các khu làng người Chăm,
làng nghề)
|
Khu vực 2
|
Khu
nghỉ dưỡng cao cấp bãi biển Mũi Né; Đảo Phú Quý; Đồi Cát: Khu đồi cát Bàu
Trắng; Khu du lịch You & Me, đồi cát bay Mũi Né, đồi Hồng, đồi cát Hòa
Thắng; Tham quan mua sắm, Lâu đài Rượu Vang, Bảo tàng nước mắm; Núi Tà Cú;
Trung tâm hội nghị - Triển lãm Phan Thiết; Bến thủy nội địa - cảng du thuyền;
Khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, trải nghiệm suối khoáng nóng Bưng Thị; Khu
resort, khách sạn cao cấp ven biển Hòa Thắng - Phan Thiết - Tân Thuận.
|
Khu vực 3
|
. Dinh
Thầy Thím, Lễ hội Hòn Bà, Lễ hội Thầy Thím
|
Khu vực 4
|
Safari
Bình Thuận
|
Loại 2 (từ 25 đến 32,4
điểm
|
Khu vực 1
|
Nghỉ
dưỡng biển Phan Rí Cửa đến Vĩnh Tân; Nghỉ dưỡng rừng, hồ sông Lòng Sông, Gành
Son; Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm, đền thờ vua Chăm Pô Klong mơh Nai,
đền tháp PoĐam; Đình - Chùa: Chùa Hang, chùa Linh Sơn, đình Long Hương, đình
Xuân Hội, đình Đông An; Làng nghề bánh tráng Chợ Lầu, gốm gọ; Homestay, du
lịch cộng đồng (bảo tồn, tôn tạo các khu làng người Chăm, làng nghề).
|
Khu vực 2
|
Bãi
biển: Bãi biển Đồi Dương, Bãi đá Ông Địa, Bãi đá Bảy Màu - Cổ Thạch, Bãi biển
Hải Đăng - Kê Gà; Điểm tham quan di tích: Trường Dục Thanh, Vạn Thủy Tú; Lầu
Ông Hoàng; Khu đi bộ - chợ đêm du lịch Phan Thiết (dịch vụ ẩm thực, vui chơi
giải trí, mua sắm về đêm); Chợ đêm du lịch đảo Phú Quý (dịch vụ ẩm thực, vui
chơi giải trí, mua sắm về đêm); Khu Liên hợp thể thao quốc tế; Bệnh viện nghỉ
dưỡng, làm đẹp; Lễ hội: Lễ hội Katê, Lễ hội Nghinh Ông.
|
Khu vực 3
|
Khu du
lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới: biển Tân Hải - Tân Thắng; sông, hồ,
suối: Suối Tiên, hồ Núi Đất, hồ Sông Dinh 3, Đập Đá Dựng; Homestay, du lịch
cộng đồng ven vùng nông nghiệp công nghệ cao, ven hồ Núi Đất, suối Tiên, hồ
Sông Dinh 3, Đập Đá Dựng.
|
Khu vực 4
|
Khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông; Hồ, suối, thác: Hồ Biển Lạc, hồ Đa Mi, suối Cát,
thác trượt Tà Pứa, thác Chín Tầng, thác Bà, thác K`reo, thác Mai; Di tích
lịch sử: Bia chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng, Căn cứ Khu 6, Căn cứ Nam Sơn -
Đông Giang; Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận; Làng nghề: Làng nghề mây tre La Ngâu,
Đức Thuận, Làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ, Làng nghề bánh tráng Bình An; Làng
dân tộc Cơ Ho; Homestay, du lịch cộng đồng làng dân tộc Cơ Ho, ven hồ Đa Mi,
ven các hồ thác, làng nghề.
|
Loại 3 (dưới 25 điểm)
|
|
Không
có
|
(Nguồn: Điều tra và tổng hợp của Đề án)
Về khả
năng thu hút của các tài nguyên tại Khu vực 1: Cù lao Câu được các chuyên gia
đánh giá có số điểm cao nhất (32,7 điểm), đặc biệt là tính hấp dẫn, với sự đa
dạng sinh học của nguồn tài nguyên động thực vật, hệ thống địa mạo, địa tầng
phong phú có khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch sinh thái rất đặc trưng
như: du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu, du lịch mạo hiểm,… Tính liên kết của tài
nguyên cũng được đánh giá cao (3,4 điểm) vì có thể liên kết với nhiều tài
nguyên khác trong khu vực. Tuy nhiên, ở tính an toàn, vẫn còn những hiện tượng
như lưu trú qua đêm, hệ thống điện quốc gia chưa cung cấp 24/24. Đây là những
cơ sở thực tế để xem xét trong việc đưa ra các giải pháp.
Các tài
nguyên khác được đánh giá với số điểm khá cao như: Nghỉ dưỡng rừng, hồ sông
Lòng Sông, Gành Son (32,2 điểm), Homestay, du lịch cộng đồng (bảo tồn, tôn tạo
các khu làng người Chăm, làng nghề) (31,9 điểm), Trung tâm Trưng bày văn hóa
Chăm, đền thờ vua Chăm Pô Klong mơh Nai, đền tháp PoĐam (31,5 điểm), Nghỉ
dưỡng biển Phan Rí Cửa đến Vĩnh Tân (31,4 điểm). Đây là những tài nguyên có độ
hấp dẫn khá cao, nhiều tài nguyên có vị trí thuận lợi nhưng điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật còn hạn chế. Đây là các tài nguyên có quy mô nhỏ về diện tích so
với các tài nguyên khác trong tiểu vùng.
Đối với
Khu vực 2, có rất nhiều tài nguyên được cho điểm rất cao như biển đảo Phú Quý
(33,2) là do địa bàn này kết hợp liên hoàn giữa nghỉ dưỡng, khám phá (đi cano
ra các đảo nhỏ xung quanh) và du lịch tâm linh như chùa Linh Sơn, Linh Quang.
Ngoài ra, khách du lịch có thể khám phá bằng xe môtô dọc theo Dóc Phượt vào lúc
hoàng hôn, thư giãn tắm biển tại hồ Vô Cực. Tiếp theo là khu đồi cát Bàu Trắng
với sản phẩm trải nghiệm xe địa hình và một sản phẩm chỉ có tại Bình Thuận là
chụp hình với Lạc Đà tại tiểu Sa mạc trong trang phục của người Mông Cổ, Ả Rập.
Có sản phẩm bổ trợ là Bảo tàng nước mắm (du lịch mua sắm). Tuy nhiên vẫn không
loại trừ một số hạn chế như công tác xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm
đặc trưng đến khách du lịch trong và ngoài nước. Nhìn chung, Khu vực 2 được
đánh giá cao do sự đa dạng của sản phẩm có thể liên kết lại đáp ứng được nhu
cầu từ nhiều thị trường khách du lịch.
Khu vực
3, tuy sản phẩm du lịch tại đây không đa dạng nhưng vẫn thu hút được đông đảo
khách du lịch nhờ vào du lịch tâm linh - Dinh Thầy Thím, tham quan di tích lịch
sử (thắng cảnh) mũi Kê Gà. Ngoài hai loại hình chính, du lịch nông nghiệp công
nghệ cao đang trên đà phát triển tạo hướng đi mới cho du lịch kết hợp nông
nghiệp.
Khu vực
4, hiện nay sản phẩm chủ lực của khu vực này là tham quan di tích lịch sử, tuy
nhiên phân khúc thị trường này hạn chế. Trong tương lai khi Safari Bình Thuận
được đưa vào hoạt động khả năng thu hút khách rất cao.
Về khả năng
khai thác
Dựa vào
kết quả tổng hợp điểm xác định khoảng cách các hạng về khả năng khai thác được
thể hiện:
- Loại 1:
Là các tài nguyên có số điểm từ 16,25 đến 20 điểm. Đây là các tài
nguyên có khả năng khai thác cao.
- Loại 2:
Là các tài nguyên có số điểm từ 12,5 đến 16,24 điểm. Đây là những
tài nguyên có khả năng khai thác thuận lợi.
- Loại 3:
Các tài nguyên có điểm dưới 12,5 điểm. Đây là những tài nguyên có
khả năng khai thác thấp hơn.
Bảng 2.11: Phân hạng khả năng khai thác của các tài nguyên
LOẠI
|
TIỂU VÙNG
|
TÀI NGUYÊN
|
Loại 1 (từ 16,25 đến 20 điểm
|
Khu vực 1
|
Cù lao
Câu; Homestay, du lịch cộng đồng (bảo tồn, tôn tạo các khu làng người Chăm,
làng nghề).
|
Khu vực 2
|
Đảo Phú
Quý; Chợ đêm du lịch đảo Phú Quý (dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm
về đêm); Khu đi bộ - chợ đêm du lịch Phan Thiết (dịch vụ ẩm thực, vui chơi
giải trí, mua sắm về đêm); Đồi cát: Khu đồi cát Bàu Trắng; Khu du lịch You
& Me, đồi cát bay Mũi Né, đồi Hồng, đồi cát Hòa Thắng; Núi Tà Cú; Khu
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, trải nghiệm suối khoáng nóng Bưng Thị; Trường
Dục Thanh, Vạn Thủy Tú, Lầu ông Hoàng.
|
Khu vực 3
|
Không
|
Khu vực 4
|
Safari
Bình Thuận; Homestay, du lịch cộng đồng làng dân tộc Cơ Ho, khu vực lân cận
ven hồ Đa Mi, ven các hồ thác, làng nghề.
|
Loại 2 (từ 12,5 đến 16,24 điểm
|
Khu vực 1
|
Nghỉ
dưỡng biển Phan Rí Cửa đến Vĩnh Tân; Nghỉ dưỡng rừng, hồ sông Lòng Sông, Gành
Son; Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm, đền thờ vua Chăm Pô Klong mơh Nai,
đền tháp Pô Đam; Đình - Chùa: chùa Hang, chùa Linh Sơn, đình Long Hương, đình
Xuân Hội, đình Đông An; Làng nghề bánh tráng Chợ Lầu, gốm gọ.
|
Khu vực 2
|
biển
Hải Đăng - Kê Gà; Khu Liên hợp thể thao quốc tế; Bệnh viện nghỉ dưỡng, làm
đẹp; Lễ hội: Lễ hội Katê, Lễ hội Nghinh Ông.
|
Khu vực 3
|
Khu du
lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới: biển Tân Hải - Tân Thắng; sông, hồ,
suối: suối Tiên, hồ Núi Đất, hồ Sông Dinh 3, Đập Đá Dựng; Homestay, du lịch
cộng đồng ven vùng nông nghiệp công nghệ cao, ven hồ Núi Đất, suối Tiên, hồ
Sông Dinh 3, Đập Đá Dựng; Dinh Thầy Thím; lễ hội Hòn Bà, lễ hội Thầy Thím.
|
Khu vực 4
|
Khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông; Hồ, suối, thác: Hồ Biển Lạc, hồ Đa Mi, suối Cát,
thác trượt Tà Pứa, thác Chín Tầng, thác Bà, thác K`reo, thác Mai; Di tích
lịch sử: Bia chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng, Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận,
Làng nghề: Làng nghề mây tre La Ngâu, Đức Thuận, Làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ,
Làng nghề bánh tráng Bình An; Làng dân tộc Cơ Ho.
|
Loại 3 (dưới 12,5 điểm)
|
|
Không
có
|
(Nguồn: Điều tra và tổng hợp của Đề án)
Trong khả
năng khai thác, tiêu chí về tính thời vụ được các chuyên gia cho điểm khác nhau
ở các tài nguyên. Tuy nhiên, tính thời vụ của tài nguyên còn phụ thuộc vào quy
mô, khả năng tổ chức các loại hình du lịch, mức độ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất đã có.
Đối với
Khu vực 1, một số tài nguyên có khả năng khai thác cao như: Cù lao Câu (16,3)
và du lịch cộng đồng tại khu vực dân tộc Chăm (16,3). Đây là những tài nguyên
cũng có khả năng khai thác cao, khám phá và các trò chơi dưới nước. Một số tài
nguyên khác được đánh giá có khả năng khai thác thuận lợi (xem Bảng 3.2).
Đối với
Khu vực 2, nhiều tài nguyên có khả năng khai thác cao. Do quy mô và tính đa
dạng có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch biển đảo, mạo hiểm, khám phá mua
sắm: Bảo tàng nước mắm, Lâu đài rượu vang (15,8), cần tập trung để đầu tư phát
triển du lịch WELLNESS (Bưng Thị 16,3), du lịch MICE lại nằm cạnh các tài
nguyên tự nhiên và văn hóa khác như: mũi Kê Gà, đồi cát Bàu Trắng (16,4), bãi
biển Mũi Né, khu NovaWorld Phan Thiết. Đây là những cơ sở để đưa ra những giải
pháp về đầu tư, khai thác tại vùng.
Các loại
hình tại Khu vực 3 và 4 do sức chứa nhỏ, tính bền vững không cao nhưng có thể
đầu tư, phát triển để liên kết với các tài nguyên khác nên cần tính toán hợp lý
trong việc đầu tư, phát triển.
Đối với
Khu vực 4 được phân loại 2 do Safari Bình Thuận đưa vào khai thác sẽ mang lại
hiệu quả tối ưu cho kinh tế.
► Xem xét
kết hợp khả năng thu hút và khả năng khai thác
Việc xem
xét các tiêu chí trên sẽ cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về tiềm năng du
lịch đa dạng của vùng, trong đó nhiều tài nguyên có lợi thế lớn, cụ thể:
- Đối
với Khu vực 1 : Nhiều tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao
(loại 1) có thể phát triển các khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình hấp dẫn
và độc đáo.
Một số
tài nguyên có khả năng thu hút thuận lợi (loại 2) nhưng có khả năng khai thác
cao (loại 1) hoặc ngược lại như du lịch cộng đồng khu vực người Chăm. Những
tài nguyên này mới được đầu tư để phát triển, điều kiện tiếp cận so với một số
tài nguyên khác trong tiểu vùng còn hạn chế,... do đó làm giảm khả năng thu hút
của tài nguyên. Nhưng đây vẫn là tài nguyên được đánh giá là khá thuận lợi, cần
phải được ưu tiên với mức độ khá cao.
Biểu đồ 2.4: Điểm đánh giá khả năng thu hút và khai thác tài
nguyên Khu vực 1
Một số
tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác thuận lợi (đều nằm ở loại
2) như: Lâu đài rượu Vang, Bảo tàng nước mắm; Bãi biển: bãi biển Đồi Dương, bãi
đá Ông Địa, bãi đá Bảy Màu - Cổ Thạch, bãi biển Hải Đăng - Kê Gà; Lầu Ông
Hoàng. Đây là những tài nguyên có quy mô và loại hình dự kiến có khả năng tổ
chức ở mức vừa phải. Tuy nhiên, một số tài nguyên như suối khoáng nóng Bưng
Thị, suối khoáng nóng Phong Điền, khu nghỉ dưỡng Mũi Né có thể tổ chức một số
loại hình du lịch sinh thái đặc thù (du lịch sinh thái nghiên cứu, du lịch
sinh thái nghỉ dưỡng chữa bệnh nước khoáng nóng). Đối với các tài nguyên này
cần ưu tiên phát triển tiếp theo (mức khá).
- Đối với
Khu vực 2: Các tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao (loại
1) như biển Mũi Né, đảo Phú Quý,... Các tài nguyên trên hầu hết đều có quy mô
và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt lại nằm gần các điểm tài
nguyên khác trong vùng. Đây là những tài nguyên cần ưu tiên phát triển cao.
Biểu đồ 2.5: Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Khu
vực 2
Một số
tài nguyên có khả năng thu hút thuận lợi (loại 2) nhưng có khả năng khai thác cao
(loại 1) hoặc ngược lại như: Lễ hội Katê, Lễ hội Nghinh Ông, khách sạn cao cấp
ven biển Hòa Thắng - Phan Thiết - Tân Thuận. Đây là những tài nguyên được đánh
giá là khá thuận lợi, cần phải được ưu tiên với mức độ khá cao. Thật sự những
tài nguyên này đều được đánh giá là những tài nguyên có tiềm năng lớn để phát
triển du lịch sinh thái, tuy nhiên cần được tiếp tục đầu tư để tăng sức hấp dẫn
cũng như khả năng tiếp cận tài nguyên.
- Đối với
Khu vực 3: Các tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao (loại
1) không phát triển tại khu vực 3 mà chỉ có loại 2 như: lễ hội Dinh Thầy Thím
(14,7). Đây chỉ là sản phẩm bổ trợ nhưng có khả năng song hành cùng các sản
phẩm tại khu vực 2 như khu nghỉ dưỡng Mũi Né, Lâu đài rượu Vang phát triển do
khoảng cách giữa hai khu chỉ khoảng 20km liên kết thành chuỗi sản phẩm phục vụ
phân khúc khách hàng WELLNESS và tâm linh.
Biểu đồ 2.6: Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Khu
vực 3
- Đối với
Khu vực 4 : Ngược lại các đặc tính sản phẩm của 03 khu vực trên, sản phẩm
có tiềm năng khai thác cao là khu du lịch cộng đồng Homestay, du lịch cộng đồng
làng dân tộc Cơ Ho, khu vực lân cận ven hồ Đa Mi, ven các hồ thác, làng nghề
(16,3) sau Safari Bình Thuận (16,4). Du lịch tham quan di tích lịch sử chỉ nằm
ở mức thấp (30) chỉ cao hơn Làng nghề bánh tráng Chợ Lầu, gốm gọ (29,4).
Biểu đồ
2.7: Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Khu vực 4
Như vậy: Qua kết
quả đánh giá trên chúng ta thấy tài nguyên du lịch tự nhiên ở Bình Thuận không
chỉ phong phú mà có giá trị cao. Trong đó có nhiều tài nguyên du lịch có khả
năng thu hút và khả năng khai thác cao. Ngoài ra, còn có nhiều tài nguyên có
thể tổ chức các loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù. Điều này không chỉ có ý
nghĩa lớn trong việc thúc đẩy du lịch sinh thái phát triển mà còn nâng cao vị
trí của Bình Thuận trong du lịch cả nước.
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG
CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2030
3.1. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển, đa dạng hóa các loại hình, sản
phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
3.1.1. Mục tiêu phát triển
* Mục
tiêu chung
- Góp
phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trụ cột phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển
du lịch, quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận.
- Phát
triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch có trọng tâm, trọng điểm, bền
vững và an toàn gắn với an ninh chính trị, bảo vệ môi trường, giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Ưu tiên phát triển loại hình, sản phẩm
du lịch đặc trưng, chuyên nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch
Bình Thuận.
- Thu hút
du khách đến tỉnh Bình Thuận nhiều hơn, thời gian lưu trú dài ngày hơn, chi
tiêu nhiều hơn, quay trở lại nhiều lần hơn, tăng doanh thu du lịch, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội.
- Thu hút
các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào du lịch
của tỉnh, khai thác, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.
* Mục
tiêu cụ thể
- Phấn
đấu đến năm 2025: Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch cơ bản. Tạo sản phẩm
du lịch chuyên đề: du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch cộng đồng; du lịch nông
nghiệp, sinh thái biển - rừng - đồi cát (thể thao biển, thể thao trên cát,…).
Tăng lượng khách du lịch lên 9.3 triệu lượt; trong đó khách quốc tế chiếm 10%.
Doanh thu du lịch đạt trên 24.600 tỷ đồng; đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 10%.
- Phấn
đấu đến năm 2030: Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, chuyên
nghiệp. Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên loại hình đặc trưng: du
lịch điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe WELLNESS; Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
- MICE;
trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế; du lịch nghiên cứu; tham
quan Thành phố Phan Thiết (City tour). Tăng lượng khách du lịch lên 23.300
triệu lượt; trong đó khách quốc tế chiếm 15%. Doanh thu từ hoạt động du lịch
đạt trên
70.100 tỷ
đồng; đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 12%.
3.1.2. Các chỉ tiêu dự báo
Cơ sở
tính toán các chỉ tiêu dự báo: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh
Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển
kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu dự báo còn
dựa trên bối cảnh phát triển du lịch quốc tế, quốc gia; tiềm năng du lịch của
tỉnh và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh;
hiện trạng tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bình Thuận
và khu vực phía Nam; sự liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành trong
cả nước, nhất là các khu vực ven biển; sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Trên cơ
sở định hướng của Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24/10/2021 của Tỉnh ủy Bình
Thuận và các dự án đang triển khai thực hiện; điều tra theo phương pháp chuyên
gia để xác định tốc độ tăng bình quân về sản phẩm mới trong từng giai đoạn;
phương pháp dự đoán để ước tính tỷ lệ khách đến các sản phẩm mới. Với điều kiện
ngành du lịch phát triển tương đối ổn định, du lịch nội địa, du lịch quốc tế
phát triển mạnh; đã triển khai cơ bản các giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu, không bị ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai, dịch bệnh; hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, cơ sở vật chất được đầu tư phát triển cơ bản; các chỉ cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu dự báo
Nội dung
|
Giai đoạn 2020 – 2025
|
Giai đoạn 2026 - 2030
|
Số
lượng sản phẩm du lịch
|
- Hiện
có: 74
- Phát
triển mới: 19
|
- Hiện
có: 93
- Phát
triển mới: 24
|
Số lượng
khách tham gia các sản phẩm mới
(ĐVT: nghìn lượt khách)
|
3.290
|
9.354
|
Tổng số
lượt khách du lịch
(ĐVT: lượt khách)
|
9.398.471
|
23.386.401
|
Doanh
thu
(ĐVT: tỷ đồng)
|
24.604
|
70.159
|
(Nguồn: Từ Quy hoạch tổng thể du lịch Bình Thuận và số liệu tính
toán)
3.2. Định hướng danh mục các loại hình, sản phẩm du lịch đến năm
2025, tầm nhìn 2030
3.2.1. Về loại hình
Các loại
hình du lịch hiện nay được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy
nhiên, loại hình du lịch được phân loại theo mục đích chuyến đi và tính chất
hoạt động du lịch là phổ biến nhất. Có thể, tổng hợp một số loại hình du lịch
có tiềm năng phát triển tại Bình Thuận như sau:
* Du lịch
biển, thể thao, giải trí:
- Du lịch
biển là loại hình được du khách đánh giá rất cao vì mang đến trải nghiệm thoải
mái, dễ chịu. Lấy môi trường biển làm trọng tâm để phát triển các sản phẩm du
lịch phục vụ khách du lịch.
- Du lịch
giải trí phù hợp với những du khách yêu thích các hoạt động vui chơi giải trí,
mang đến không khí náo nhiệt, sôi động và mong muốn có được những trải nghiệm
vui vẻ, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Du lịch
thể thao là một hình thức du lịch kết hợp với các hoạt động thể thao, mang đến
nhiều lợi ích về tinh thần, sức khỏe và các mối quan hệ xã hội cho người tham
gia. Du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động thi đấu thể thao tại địa điểm
du lịch hoặc đơn giản là đặt vé theo dõi một trận thi đấu thể thao bất kỳ
bằng nhiều phương thức khác nhau trong chuyến du lịch.
* Du lịch
văn hóa - lịch sử - tâm linh
- Du lịch
văn hóa - lịch sử thường được kết hợp với nhiều hình thức khác như du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng,… để mang đến cho du khách nhiều hoạt động tham quan hấp dẫn
như: về nguồn; tìm hiểu văn hóa – lịch sử của dân tộc, vùng đất; tham gia các
lễ hội, làng nghề;… phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán của địa phương.
- Du lịch
tâm linh là loại hình du lịch gắn liền với các tôn giáo, tín ngưỡng. Những
người tham quan thường tới các địa điểm như: lễ hội tôn giáo, danh thắng mang ý
nghĩa tâm linh,… Du lịch tâm linh mang đến cho du khách sự an yên, nhẹ nhõm,
cảm giác thư thái, an toàn.
* Du lịch
điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe (WELLNESS): là sự kết hợp của hai yếu
tố đó là “healthy” và “spiritual”. Đây là cụm từ tiếng Anh nói về sự khỏe mạnh
thể chất cũng như tinh thần. Xuất hiện trong thuật ngữ du lịch, “welness
tourism” ám chỉ những tour du lịch healing một cách đúng nghĩa khi giúp du
khách không chỉ được thư giãn sau thời gian làm việc mệt mỏi và còn cải thiện
về mặt thể chất.
* Du lịch
nghỉ dưỡng - MICE
- Giúp
khách du lịch lấy lại tinh thần, sức khỏe thông qua các hình thức trị liệu,
dịch vụ chăm sóc cao cấp tại resort,... Du lịch nghỉ dưỡng thường được tổ chức
ở những địa điểm có kỳ quan thiên nhiên ấn tượng, khí hậu dễ chịu, có đầy đủ
các tiện ích, khu vực thư giãn như homestay, resort, villa, khu quần thể nghỉ
dưỡng,…
- Du lịch
kết hợp (MICE) còn được biết là một hình thức du lịch kinh doanh. Trong đó, các
nhóm du khách sẽ tham gia vào những hoạt động hội nghị, triển lãm, ra mắt sản
phẩm,… tại một địa điểm nào đó. Đây là một trong các loại hình du lịch ở Việt
Nam thu hút nhiều khách du lịch tham gia. Mục đích của loại hình du lịch này là
kết hợp giữa công việc và giải trí, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm
mới mẻ và bổ ích. Thông qua hình thức du lịch kết hợp, người tham gia có thể
tăng cường mối quan hệ, nâng cao hiệu quả làm việc, kinh doanh,…
* Du lịch
nông nghiệp, sinh thái rừng – biển – đồi cát
- Du lịch
nông nghiệp là mô hình du lịch trải nghiệm được xây dựng, tổ chức lấy hoạt động
sản xuất nông nghiệp tại nông trại hay trang trại làm trọng tâm. Phục vụ khách
hàng có nhu cầu giải trí hoặc giáo dục tại địa phương. Đến đây du khách có thể
tham quan, tham gia trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp như trồng, thu
hoạch, chế biến nông nghiệp…
- Du lịch
sinh thái là sự kết hợp giữa du lịch và việc bảo tồn thiên nhiên; gắn liền với
tự nhiên và văn hóa bản địa, hướng tới giữ gìn văn hóa, bảo vệ môi trường và
lan tỏa văn hóa sống của các người dân vùng miền. Du lịch sinh thái gắn liền
với trải nghiệm khám phá tự nhiên, văn hóa bản địa, hướng tới những giá trị bền
vững, giữ gìn bản sắc dân tộc và lan tỏa ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.
* Du lịch
cộng đồng: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên sự tham gia của
cộng đồng dân cư địa phương. Ngoài việc mang đến cho khách du lịch những trải
nghiệm thực tế, du lịch cộng đồng còn giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa, con người
của địa phương.
* Du lịch
khám phá, mạo hiểm: Hoạt động du lịch khám phá thường gắn liền với các địa danh, vùng
miền có kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, phù hợp với những người yêu
thích phiêu lưu, khám phá; đòi hỏi người tham gia phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
về sức khỏe, có khả năng thích nghi tốt, sẵn sàng đối mặt với những thử thách
nguy hiểm.
* Du
lịch ẩm thực: Khi tham gia hành trình trải nghiệm ẩm thực, khách du lịch
không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon miệng mà còn cơ hội để tìm hiểu về
lịch sử, văn hóa và con người địa phương.
* Du lịch
team building: Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy tinh thần đoàn kết, tăng cường sự
hòa hợp giữa các thành viên cùng tham gia. Mục đích của loại hình du lịch này
là giúp tất cả mọi người hiểu nhau hơn, cải thiện kỹ năng giao tiếp, kết nối,
tăng tính tích cực, sáng tạo, hiệu quả của cộng đồng.
* Du lịch
mua sắm: Du lịch mua sắm là loại hình du lịch giúp du khách mua sắm các sản
phẩm tại nơi tham quan. Du khách có cơ hội mua sắm hàng hóa với giá cả ưu đãi.
Du lịch mua sắm thường được kết hợp với các chuyến tham quan. Du khách có thể
tìm kiếm những sản phẩm độc đáo, đặc trưng theo từng địa phương.
Dựa trên
tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của Bình Thuận, đề án định hướng phát
triển các loại hình du lịch tỉnh giai đoạn 2025, định hướng 2030 như sau:
Bảng 3.2. Định hướng phát triển loại hình du lịch
STT
|
Loại hình du lịch
|
Các loại hình đang khai thác
|
Định hướng phát triển
|
2025
|
2030
|
1
|
Du lịch
biển, thể thao, giải trí
|
X
|
X
|
|
2
|
Du lịch
văn hóa - lịch sử - tâm linh
|
X
|
X
|
|
3
|
Du lịch
điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe (WELLNESS)
|
|
|
X
|
4
|
Du lịch
nghỉ dưỡng – MICE
|
|
|
X
|
5
|
Du lịch
nông nghiệp, sinh thái rừng - biển - đồi cát
|
X
|
X
|
|
6
|
Du lịch
cộng đồng
|
X
|
X
|
|
7
|
Du lịch
khám phá, mạo hiểm
|
|
|
X
|
8
|
Du lịch
ẩm thực
|
X
|
X
|
|
9
|
Du lịch
team building
|
|
|
X
|
10
|
Du lịch
mua sắm
|
X
|
X
|
|
(Nguồn: Dự báo của Đề án)
Đối với
các loại hình du lịch đang được khai thác, trong thời gian tới sẽ tiếp tục được
phát triển bền vững, tạo thương hiệu thông qua định hướng xây dựng, phát triển
các hệ thống sản phẩm du lịch sẵn có và sản phẩm mới. Tuy nhiên, việc phân chia
các loại hình chỉ mang tính tương đối và với đặc thù của ngành du lịch, các
loại hình này sẽ kết hợp với nhau để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách du lịch.
3.2.2. Về sản phẩm du lịch
Với vị
trí địa lý ở duyên hải cực Nam Trung Bộ, có đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển
nên Bình Thuận có lợi thế lớn để phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp,
sinh thái rừng - biển - đồi cát; du lịch biển, thể thao, giải trí; du lịch nghỉ
dưỡng – MICE; du lịch khám phá, mạo hiểm;... Bên cạnh đó, Bình Thuận còn có nền
văn hóa đa dạng, đặc sắc để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử
- tâm linh; Du lịch cộng đồng;… Với tiêu chí phân loại loại hình du lịch nêu
trên, cùng với hệ thống sản phẩm du lịch hiện có, trên cơ sở định hướng của
tỉnh trong thời gian tới, thì định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình
Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong phạm vi đề án này được phân
nhóm và định hướng như sau:
Bảng 3.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
STT
|
Loại hình
|
Sản phẩm đang khai thác
|
Sản phẩm định hướng phát triển
|
Đến năm 2025
|
Đến năm 2030
|
1
|
Du lịch
biển, thể thao, giải trí
|
- Tham
quan, tắm biển
- Các
môn thể thao: Bóng chuyền bãi biển; Lướt ván; Lặn biển; Bơi lội; trò chơi Lắc
thúng; Đua thuyền;…
- Chèo
sup ở đảo Phú Quý.
- Chợ
đêm du lịch Phú Quý: thưởng thức ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm hàng lưu
niệm, đặc sản về đêm, thưởng thức hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật.
|
- Phát triển
các môn thể thao dưới nước như: Lướt ván; Lặn biển; Bơi lội; trò chơi Lắc
thúng; Đua thuyền Chèo Sup, Kayak, Yacht....
- Trải
nghiệm môtô nước, dù lượn…
- Tổ
chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia: Bóng chuyền, Bóng chuyền hơi, Đá
banh trên cát; Đua xe địa hình; Đạp xe trên biển, Lướt ván nghệ thuật, Lướt
ván buồm, Lướt ván diều, Đua cano,...
- Tổ chức
thả diều tại Bãi Triều Dương; tổ chức lễ hội, hội thi thả diều trong tỉnh,
trong khu vực, trong nước.
- Hoạt
động tham quan du lịch đêm: tour tham quan thưởng ngoạn thành phố về đêm;
biển đêm;…
|
- Phát
triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né.
- Phát
triển môn thể thao Yacht (thuyền buồm); trải nghiệm thuyền Yacht đến các Cù lao
Câu và du thuyền đến đảo Phú Quý.
- Tổ
chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc tế: Giải lướt ván buồm cúp thế giới
PWA Mũi Né
- Việt
Nam; Đua xe địa hình; Lướt ván nghệ thuật;…
- Tham quan
các rạng san hô bằng tàu đáy kính, ngắm san hô ở độ sâu với trang phục thợ
lặn và bình dưỡng khí.
- Thi
thả diều biển cấp quốc gia và quốc tế với nhiều thể loại diều: diều truyền thống,
diều điện tử, diều ánh sáng, diều sáo,…
|
2
|
Du lịch
văn hóa - lịch sử, tâm linh
|
- Tổ
chức các lễ hội: Lễ hội Nghinh Ông; Lễ hội Dinh Thầy Thím; Lễ hội Ka Tê; Lễ
hội Trung Thu; Lễ hội Đua thuyền;…
- Phục
vụ khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa: Bảo tàng tỉnh;
Tham quan, tìm hiểu về các hoạt động của Bác Hồ thời gian Bác dạy ở trường
Dục Thanh;… các khu di tích lịch sử: Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận
trong kháng chiến chống Mỹ; khu Lê Hồng Phong, di tích lịch sử khu Căn cứ
Tỉnh ủy Sa Lôn… phục vụ khách tham quan.
- Tham
quan tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của người Chăm. Khai thác nhóm đền tháp Pô
Sha Inư; đền thờ Pô Klong mơh Nai;…
- Tham
quan đền thờ công chúa Bàn Tranh; chùa Cổ Thạch (chùa Hang ở Bình Thạnh - Tuy
Phong); chùa Linh Sơn (Vĩnh Hảo - Tuy Phong); chùa Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam);
Dinh Thầy Thím (Tân Tiến - La Gi); Vạn Thủy Tú (Đức Thắng - Phan Thiết); đình
làng Bình An;…
- Các
hội thi, cuộc thi, biểu diễn nghệ thuật.
|
- Tổ chức
các hoạt động bổ trợ (trưng bày, cuộc thi, biểu diễn nghệ thuật) trong các lễ
hội: Thi làm tàu thuyền mô hình trong lễ hội Nghinh Ông; hát Bả Trạo, hát Bội
trong lễ hội Dinh Thầy Thím; thi đèn lồng trong lễ hội Trung thu;…
- Tổ
chức các tour về nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Bình Thuận, Trường Dục
Thanh, khu Lê Hồng Phong, di tích lịch sử khu Căn cứ Tỉnh ủy Sa Lôn ở xã Đông
Giang, huyện Hàm Thuận Bắc,...
- Khai
thác các khu di tích lịch sử: Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong
kháng chiến chống Mỹ; Căn cứ kháng chiến Nam Sơn, Đông Giang (Hàm Thuận
Bắc);… bằng các câu chuyện điểm đến.
- Khai
thác nhóm tháp Pô Đam (Phú Lạc - Tuy Phong); phế tích tháp Chăm ở Kim Bình
(Hàm Thắng
- Hàm
Thuận Bắc); bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm và đền thờ Pô Nit (Phan
Hiệp - Bắc Bình); gắn với các loại hình nghệ thuật đặc trưng (hát Bả Trạo,
múa Chăm); các nghề truyền thống (làm gốm) phục vụ khách du lịch trải nghiệm.
Trải nghiệm cuộc sống thực tế của người Chăm: Tham quan tìm hiểu đời sống văn
hóa, sinh hoạt, lao động sản xuất; Hóa trang với trang phục truyền thống của
người Chăm và chụp ảnh lưu niệm; thưởng thức, trải nghiệm các loại hình nghệ
thuật trình diễn dân gian.
- Tổ
chức các tour du lịch tâm linh, khám phá văn hóa tại chùa Ông (Đức Nghĩa -
Phan Thiết); chùa Phật Quang (Hưng Long - Phan Thiết); đình Đức Thắng (Đức
Thắng - Phan Thiết); đình Đức Nghĩa (Đức Nghĩa -Phan Thiết);…
- Tổ
chức các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật: nghệ thuật truyền thống và
đương đại, hoạt động điện ảnh, chương trình âm nhạc, trình diễn ánh sáng,
thời trang, nhạc nước, lễ hội pháo hoa, lễ hội hóa trang, diễu hành, nghệ
thuật đường phố...
|
- Đưa
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật (cuộc thi, liên hoan về hát Bả Trạo, làm
tàu thuyền; tái hiện sân khấu hóa sự tích Nghinh ông; công đức Thầy Thím)
trong lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Dinh Thầy Thím; Tổ chức thi đèn lồng hiện
đại, thân thiện môi trường (đèn kèn, đèn led sáng, đèn làm bằng các sản phẩm
nông nghiệp đặc trưng Bình Thuận) mang tính quốc gia, quốc tế.
- Tái
hiện lại bối cảnh lịch sử các trận đánh tiêu biểu tại Khu di tích căn cứ Tỉnh
ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ; tại Căn cứ kháng chiến Nam Sơn,
Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) bằng hình thức sân khấu hóa, mô hình sa bàn điều
khiển tự động.
- Tổ
chức các hoạt động lớp học quân đội, học kỳ quân đội cho đối tượng học sinh,
sinh viên trải nghiệm cuộc sống quân đội, rèn luyện các kỹ năng sẵn sàng
chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc tại các khu di tích.
- Khai
thác các tháp Chăm mới phát hiện ở Hàm Phú, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc).
- Tổ
chức các hội thi: Hội thi trưng bày, trang trí lễ vật trên Thôn la và cổ Bồng
để dâng tế Nữ Thần Pô Sa Inưu; Thi thổi kèn Saranai; thi đi cà kheo, làm bánh
dân gian, thi giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật;…
- Khai
thác các lễ hội đình Xuân An (Chợ Lầu - Bắc Bình); đình Xuân Hội (Chợ Lầu -
Bắc Bình); đình Bình An (Bình Thạnh - Tuy Phong); Khu nhà thờ cụ Nguyễn Thông
với Ngọa Du Sào (Đức Nghĩa - Phan Thiết) và mộ chí của ông ở Núi Cố (Phú Hài
- Phan Thiết);…
- Tìm
hiểu văn hóa các dân tộc ít người: Cơ Ho, Raglai…
|
3
|
Du lịch
điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe
|
- Tắm
nước khoáng, tắm biển, spa,...
|
- Xây
dựng Trung tâm điều dưỡng cho người có công.
- Phát
triển cơ sở điều dưỡng, spa, bệnh viện tỉnh gắn điều trị với chăm sóc, phục
hồi sức khỏe, thẩm mỹ; phát triển các dịch vụ tắm nước khoáng, tắm thảo
dược,… ở Thành phố Phan Thiết, huyện đảo Phú Quý, huyện Hàm Thuận Nam, huyện
Hàm Thuận Bắc.
- Tổ
chức các cuộc thi yoga, các lớp thiền, cuộc thi thể dục thẩm mỹ.
|
- Xây
dựng Trung tâm điều dưỡng cho cán bộ hưu trí.
- Xây
dựng bệnh viện quốc tế gắn điều trị với chăm sóc, phục hồi sức khỏe, thẩm mỹ
kết hợp công viên giải trí.
- Tổ
chức các lớp thiền, yoga cao cấp.
- Khai
thác các suối khoáng nóng kết hợp các hoạt động điều dưỡng, chăm sóc sức
khỏe: Tắm suối khoáng nóng, tắm thảo dược trị liệu, massage y học;…
|
4
|
Kết hợp
du lịch nghỉ dưỡng – MICE
|
- Tổ
chức Hội thảo, hội nghị, liên hoan nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện…
|
- Tổ
chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm quy mô cấp quốc gia.
- Xây
dựng Trung tâm tổ chức Hội thảo, hội nghị, liên hoan, triển lãm… quy mô lớn
gắn với các hoạt động vui chơi giải trí: chơi golf, tennis; trượt ván; hồ
bơi,…
|
- Tổ
chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm quy mô cấp quốc tế.
- Xây
dựng Trung tâm hội nghị - triển lãm chuyên nghiệp tại Phan Thiết trở thành
Trung tâm tổ chức, phục vụ Hội thảo, hội nghị, liên hoan, triển lãm… mang tầm
quốc tế.
|
5
|
Du lịch
nông nghiệp, sinh thái rừng - biển - đồi cát
|
- Tham
quan các vườn cây ăn trái: Thanh long; Nho;…
- Khai
thác khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Tà Cú; khu bảo tồn biển Phú Quý, Cù Lao
Câu.
- Tổ
chức các tour khám phá đồi cát ven biển, hồ, thác nước: hồ Bàu Trắng (Bắc
Bình); hồ Đa Mi (Hàm Thuận Bắc); Thác Bà; tuyến du lịch Tà Năng - Phan Dũng…
- Lái
xe, đua xe trên đồi cát
- Tham
quan vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú; tham quan hệ sinh thái
rừng tự nhiên, Hồ Núi Đất (Thị xã La Gi); suối Tiên (Phan Thiết);…
- Tham
quan phong cảnh, tắm biển, lặn khám phá biển…
- Đi
thuyền câu cá tại hồ Đa Mi.
- Hệ
thống nghỉ dưỡng resort cao cấp.
|
- Tham
quan các khu cây ăn trái Thanh long, Nho,… áp dụng công nghệ cao. - Khai thác
các khu rừng phòng hộ, rừng ngập mặn.
-Tham
quan, khám phá các hồ, rừng lân cận.
- Khai
thác safari Bình Thuận: Tham quan rừng dầu và tìm hiểu đời sống động vật
hoang dã bằng xe đặc chủng.
- Khai
thác khu du lịch Hàm Thuận
- Đa Mi.
Tổ chức các tour từ Phan Thiết đến suối nước nóng Tân Thuận; leo chùa núi Tà
Cú; Mũi điện Kê Gà; lên Dinh Thầy Thím; đến La Gi; Hòn Bà; ngược lên Tánh
Linh đến Biển Lạc, Núi Ông; qua Bắc Ruộng; lên Đa Mi -Hàm Thuận; xuống căn cứ
kháng chiến Nam Sơn; Đông Giang về hồ Sông Quao; ghé thăm phế tích tháp cổ
người Chăm; ghé Phan Thiết.
- Lặn
ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển; tham quan và khám phá hang Yến, hang
Ba Hòn, bãi tắm Suối Tiên;…
- Tiếp
tục phát triển hệ thống nghỉ dưỡng resort cao cấp.
|
- Xây
dựng, phát triển các trang trại nông nghiệp công nghệ cao: Thanh long, Nho,
hoa giấy,...
- Tham
quan vườn xương rồng (tiểu sa mạc) hoang dã bằng xe đặc chủng.
- Xây
dựng các Chương trình trải nghiệm “Một ngày làm nông dân”; “Thu hoạch sản
phẩm cho bạn”; “Nông trại vui vẻ”;…
- Tham
quan, khám phá khu bảo tồn rùa biển, khu bảo tồn biển Hòn Cau.
- Tham
quan thác Chín Tầng, Thác Mây, Thác Mưa.
- Tái
xây dựng công viên tượng cát.
- Hoàn
thiện phát triển hệ thống nghỉ dưỡng resort cao cấp.
|
6
|
Du lịch
cộng đồng
|
- Tham
quan các làng nghề truyền thống, nghề thủ công của người dân địa phương.
- Tham
quan quy trình làm bánh tráng chợ Lầu, làm gốm và dệt truyền thống Chăm; đan
lát các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xã Đông Hà.
- Trải
nghiệm 01 số công đoạn làm bánh tráng, gốm, dệt.
- Khai
thác sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề…
|
- Trải
nghiệm, giao lưu cùng các nghệ nhân nghề truyền thống, nghề thủ công địa
phương, mua sắm hàng hóa.
- Tham
quan và trải nghiệm một vài công đoạn làm bánh tráng, gốm, dệt, đan lát hàng
thủ công.
- Đưa
sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề… vào các điểm, khu
du lịch.
|
- Tổ
chức chương trình “Một ngày làm nghệ nhân”; “Sáng tạo sản phẩm truyền
thống”;… cho khách du lịch tự thực hiện quy trình sản xuất sản phẩm làng
nghề. Trải nghiệm thực hành làm sản phẩm thủ công cùng các nghệ nhân nghề
truyền thống, nghề thủ công địa phương, làm thành sản phẩm mang về.
- Đưa
sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề… vào Trung tâm
thương mại, sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Xây
dựng mô hình homestay mang đặc trưng Bình Thuận: homestay thuyền thúng; nhà
Chăm;…
- Phát
triển thành khu du lịch cộng đồng làng dân tộc Chăm.
|
7
|
Du lịch
khám phá, mạo hiểm
|
- Sinh
hoạt dã ngoại, ngắm bình minh, hoàng hôn.
- Tìm
hiểu về sự kỳ thú của của thiên nhiên.
- Trải
nghiệm xe địa hình ôtô và môtô trên đồi cát; cưỡi Lạc Đà.
- Trượt
ván từ đỉnh đồi.
7- Đi
cano tham quan ngọn Hải Đăng.
- Trải
nghiệm đánh bắt gần bờ trên thuyền thúng.
- Đi thuyền
câu cá, câu mực,…
- Tắm
thác.
- Tham
quan vẻ đẹp của suối hồng
|
- Tham
quan và khám phá hang Yến, hang Ba Hòn, bãi tắm suối Tiên, khu bảo tồn rùa
biển, khu bảo tồn biển Hòn Cau;...
- Chụp
hình lưu niệm tại đỉnh Cao Cát
- Lặn
ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển.
- Trải
nghiệm đánh bắt gần bờ trên thuyền thúng.
- Câu
cá, câu mực, bắt còng (cua)…
- Trải
nghiệm cảm giác mạnh bằng xe địa hình ôtô, môtô trên các đồi cát; lội suối
bằng xe địa hình.
- Khai
thác các hoạt động chạy marathon, chạy xe vượt đồi cát, leo núi, nhảy dù,
vượt thác, thám hiểm hang động, đua xe mô tô phân khối lớn trên đồi cát, lướt
sóng biểu diễn nghệ thuật trên biển; flyboard;…
|
- Trải
nghiệm “Một ngày làm ngư dân” theo thuyền của các ngư phủ đánh bắt hải sản,
câu cá, câu mực…
- Tham
quan xuyên rừng, leo núi kết hợp với việc hái các loại rau rừng tại rừng Quốc
gia Tà Cú.
- Cắm
trại, dã ngoại, lửa trại.
- Tham
quan rừng dầu và tìm hiểu đời sống động vật
- Trải
nghiệm bè tre, thuyền, kayak, Yacht (buồm) để câu cá, tham quan hồ Đa Mi,
chèo thuyền kayak trên hồ
- Tắm
suối và trò chơi trượt thác.
- Tổ
chức cuộc thi leo núi, nhảy dù, vượt thác, thám hiểm hang động, đua xe mô tô
phân khối lớn trên đồi cát, lướt sóng biểu diễn nghệ thuật trên biểu;…
|
8
|
Du lịch
ẩm thực
|
- Phục
vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch.
-
Thưởng thức dừa 3 nhát.
- Tìm
hiểu lịch sử hình thành rượu vang, quy trình chế biến, cách lưu trữ, trưng
bày, thưởng thức các loại rượu Vang.
- Tìm
hiểu lịch sử hình thành nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết. Quy trình truyền
thống chế biến nước mắm; tham quan mô hình nhà thùng và thử các loại nước
mắm.
|
- Tổ
chức giới thiệu các món ăn đặc trưng Bình Thuận: ẩm thực Chăm, ẩm thực chay,
các món đặc sản làm từ bánh tráng chợ Lầu;… tại các điểm du lịch.
- Tổ
chức các lễ hội ẩm thực, các cuộc thi ẩm thực dân gian, truyền thống.
- Thực
hiện xác lập kỷ lục Việt Nam từ các sản vật đặc trưng của tỉnh như: Thanh
long, Nho, hải sản,…
- Trải
nghiệm một vài công đoạn trong quy trình chế biến rượu vang, nước mắm.
|
- Tổ
chức các mô hình phục vụ ẩm thực ban đêm: phố ẩm thực; các nhà hàng ẩm thực;
phố đi bộ…
- Tổ
chức các cuộc thi ẩm thực quốc tế; các cuộc thi sáng tạo ẩm thực (tạo các món
mới dựa trên nguồn nguyên liệu đặc trưng của tỉnh) các chương trình trải
nghiệm thực tế ẩm thực cho khách du lịch.
- Tái
hiện ẩm thực đặc trưng vùng sa mạc tại các đồi cát.
|
9
|
Du lịch
team building
|
|
- Tổ
chức các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao, biểu diễn nghệ thuật, thử
thách theo nhóm để nâng cao tinh thần đồng đội tại các bãi biển; đồi cát.
|
- Tổ
chức các trò chơi, thử thách mạo hiểm theo nhóm tại biển; hang động; hồ như:
lặn biển giải cứu đồng đội; vào hang động tìm chìa khóa giải mã câu đố;…
|
10
|
Du lịch
mua sắm
|
- Các
chợ truyền thống, siêu thị, khu mua sắm hàng đặc sản, quà lưu niệm.
- Mua
sắm hàng lưu niệm của người Chăm.
|
- Tổ
chức khu du lịch kết hợp bán các sản phẩm lưu niệm, đặc sản.
- Phát
triển các chợ truyền thống bán các mặt hàng đặc sản, hàng truyền thống.
- Xây
dựng các khu vực trưng bày, trang trí theo mùa…
|
- Xây
dựng các khu Trung tâm thương mại, Khu phức hợp giải trí; các cửa hàng miễn
thuế;... bán các mặt hàng lưu niệm, đặc sản.
- Mua
sắm hàng lưu niệm, đặc sản của người Mông Cổ, Ả Rập - Tổ chức hoạt động trải
nghiệm mua bán cho khách du lịch: khách du lịch tự thực hiện bán hàng và được
tính lợi nhuận để đổi quà;…
|
Để phát
triển các sản phẩm du lịch đa dạng và phục vụ khách du lịch hiệu quả, trước hết
cần tổ chức triển khai ở một số không gian du lịch như sau:
Bảng 3.4. Định hướng phát triển không gian du lịch
TT
|
KHÔNG GIAN
|
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
|
1
|
Khu vực
1: Phía Đông Bắc tỉnh Bình Thuận gồm 01 dãy ven biển huyện Tuy
Phong (Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Phước Thể, Liên Hương, Bình Thạnh, Chí Công, Hòa
Minh, Phan Rí Cửa), phía Đông huyện Bắc Bình (Chợ Lầu, Phan Rí Thành). Trong
đó, trọng tâm là đô thị Phan Rí Cửa - Bình Thạnh - Liên Hương.
|
- Cần
xây dựng nhiều điểm đạt chuẩn phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch, cần
xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Tại
cù lao Câu cần xây dựng cơ sở lưu trú để phục vụ nhu cầu nghỉ qua đêm của
khách du lịch từ đó các sản phẩm bổ trợ sẽ được hình thành chẳng hạn như cắm
trại, lặn ngắm san hô, ngắm bình minh trên đảo, bắt cua, sò, ốc trên bãi
biển. Tăng cường các trò chơi thể thao dưới nước như thuyền buồm (Yacht),
kayak, thuyền thúng. Tăng cường đầu tư hệ thống điện, nước đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch.
|
2
|
Khu vực
2: Trung tâm du lịch của tỉnh gồm TP. Phan Thiết, phía Nam huyện
Bắc Bình (Hồng Phong đến Hòa Thắng), dãy ven biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam
(các xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành) và đảo Phú Quý. Trọng tâm là Khu du
lịch quốc gia Mũi Né và Nam thành phố Phan Thiết.
|
- Đây
là cụm du lịch trọng tâm, đầu mối, động lực để các khu vực lân cận cùng phát
triển; đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du
lịch theo hướng hiện đại. Về không gian lấy thành phố Phan Thiết làm trung
tâm để phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch MICE, WELLNESS. Phát huy
thế mạnh về (Thủ phủ resort) của khu vực Mũi Né, đầu tư xây dựng thêm các
trung tâm văn hóa hội nghị mang đẳng cấp quốc tế. Đầu tư nâng cấp, xây dựng
mới hệ thống spa đạt chuẩn phục vụ khách trong và ngoài nước, phát triển các
loại hình vui chơi giải trí, thể thao dưới nước,… Đầu tư nâng cấp các dịch vụ
tại 2 khu vực suối nước nóng Bưng Thị và Phong Điền (Tân Thuận).
- Tại
đảo Phú Quý cần đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông, biển báo, biển chỉ dẫn
đường đến các điểm tham quan, du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với các phương tiện cho khách du lịch thuê để tham quan. Tăng cường các
dịch vụ y tế. Xây dựng khu chợ đêm để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, mua
sắm, ăn uống cho khách du lịch về đêm.
- Quan
trọng nhất là vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển
du lịch bền vững.
|
3
|
Khu vực
3: Phía Tây Nam của tỉnh, gồm thị xã La Gi, dãy ven biển huyện Hàm
Tân, khu vực ven hồ Sông Dinh 3
|
- Cần
đa dạng hóa các loại hình ẩm thực đặc biệt chú trọng đến Du lịch nông
nghiệp, trải nghiệm (vui chơi giải trí), di tích lịch sử, du lịch cộng đồng,
du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch
cảnh quan hồ sông Dinh.
- Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về
vấn đề vệ sinh môi trường, tăng cường công tác quản lý nhà nước về vấn đề bảo
vệ môi trường và vấn đề quản lý các điểm tham quan du lịch.
|
4
|
Khu vực
4: Phía Tây Bắc của tỉnh, gồm một phần huyện Hàm Thuận Bắc (Đa Mi,
La Dạ, Đông Giang, Đồng Tiến, Thuận Hòa,…), một phần huyện Hàm Thuận Nam (Thị
trấn Thuận Nam, xã Mỹ Thạnh, xã Hàm Cần,…), huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh
|
- Phát
triển du lịch cộng đồng được xác định là điểm mạnh bên cạnh đó du lịch mạo
hiểm, khám phá, dã ngoại ngoài trời hứa hẹn sẽ mang lại sự hài lòng cho
khách du lịch, phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch.
- Một
số dịch vụ mới lạ phục vụ cho khách du lịch như trải nghiệm bè tre, câu cá,
chèo kayak, sup,… khám phá vẻ đẹp của hồ Đa Mi. Phát huy làng nghề truyền
thống mây tre, La Ngâu, dệt thổ cẩm La Dạ, bánh tráng Bình An đặc biệt là
trải nghiệm các lễ hội, bản sắc văn hóa của dân tộc Cơ Ho, Raglai,….
|
3.3. Giải pháp
3.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tạo cơ
chế, chính sách thông thoáng để kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án khu du lịch
nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,... cao cấp, xây dựng công viên, quảng trường,
bãi tắm. phục vụ cộng đồng dân cư và khách du lịch. Từng bước đa dạng hóa các
loại hình, sản phẩm du lịch mới phù hợp với xu thế chung của thế giới và trong
nước.
- Tiếp
tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm du lịch -
thể thao biển mang tầm quốc gia”; Đề án Phát triển kinh tế đêm của tỉnh đến năm
2030; Xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch Bình Thuận hướng tới tiêu chí “An
toàn - thân thiện - chất lượng”.
- Triển
khai kịp thời các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ
động phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch mới.
Bảng 3.5: Danh mục các nhóm chính sách về du lịch cần điều chỉnh
STT
|
NHÓM CHÍNH SÁCH
|
NỘI DUNG
|
YÊU CẦU
|
1
|
Các
chính sách liên quan đến quy hoạch các vùng, điểm du lịch trọng điểm.
|
Gồm các
chính sách, quy định, hướng dẫn về công tác quy hoạch cấp vùng và từng điểm
tài nguyên. Các quy định chi tiết về điều kiện và tiêu chí của quy hoạch.
|
Bổ sung mới
|
2
|
Các
chính sách liên quan đến phát triển du lịch gắn bảo vệ môi trường và phát
triển du lịch gắn với cộng đồng.
|
Có các
chính sách, quy định cụ thể phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự
nhiên và văn hóa, xã hội như các quy định về đầu tư, phát triển du lịch gắn bảo
vệ môi trường, quy định phát triển du lịch gắn với cộng đồng...
|
Bổ sung, điều chỉnh và nên ban hành văn bản riêng.
|
3
|
Các
chính sách liên quan đến công tác quản lý khách du lịch, phối hợp giám sát
các điểm tài nguyên.
|
Các
chính sách và quy định về quản lý khách tham quan; Xây dựng các tiêu chí về
giới hạn có thể chấp nhận tại các điểm tài nguyên; Phân cấp quản lý và trách nhiệm,
nội dung giám sát điểm tài nguyên…
|
Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chính sách đã có.
|
4
|
Các chính
sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực du lịch.
|
Các
chính sách, quy định liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực như quy
định về đào tạo, chế độ đãi ngộ…
|
Nên đề xuất văn bản riêng.
|
5
|
Các chính
sách về công tác quảng bá, phát triển loại hình, sản phẩm du lịch.
|
Các
chính sách về công tác quảng bá, phát triển loại hình, sản phẩm như quy định
về tham gia hội chợ, quảng bá, mời gọi xã hội hóa, chính sách ưu đãi đầu tư
phát triển sản phẩm…
|
Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chính sách thu hút phát triển loại
hình, sản phẩm du lịch.
|
(Nguồn: Đề xuất của Đề án)
3.3.2. Giải pháp về cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng
* Hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông
- Đầu tư
nâng cấp hệ thống giao thông các tuyến QL 55, QL 28, QL 28B (đặc biệt là đoạn
đường Lương Sơn - Đại Ninh đi Thành phố Đà Lạt). Từng bước đầu tư hoàn thiện
trục giao thông ven biển của tỉnh: Đường trục ven biển ĐT.719B (Phan Thiết - Kê
Gà), Hòn Lan - Tân Hải, Hòa Phú - Bình Thạn; đường vành đai Thành phố Phan
Thiết, mở rộng đường ĐT.719 (Kê Gà - Tân Thiện), trục đường ven biển Tuy Phong
- La Gi - Hàm Tân. Đầu tư thiết kế nâng cấp hệ thống giao thông trong khu vực
Mũi Né đảm bảo lưu thông nhanh chóng, tiện lợi và an toàn giữa các khu, các
điểm du lịch.
- Xây
dựng nâng cấp Cảng hàng không Phú Quý. Xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất
các bến xe trên địa bàn tỉnh: bến xe trung tâm Thành phố Phan Thiết; bến xe Hàm
Tân, bến xe Mũi Né,… đảm bảo về số lượng, chất lượng hệ thống bến xe, bến đỗ
phục vụ các địa điểm du lịch.
- Xây
dựng bến cảng thủy nội địa (bến cảng du thuyền quốc tế), các cảng du lịch nhỏ,
bến thuyền du lịch phục vụ cho tham quan nội vùng: Bến thuyền Hòa Thắng - Hòa
Phú, Lạch Vũng Môn, Bãi Chùa, Long Cung, Mũi Né, Hàm Tiến - Mũi Né. Cảng Phan
Thiết, Cảng ICD tại Hàm Thuận Nam, bến cảng Sông Dinh ở La Gi. Bãi đỗ xe tại
các khu vực du lịch trên tuyến đường ven biển.
* Cơ sở
vật chất ngành du lịch
- Cơ sở
lưu trú: Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với từng loại hình, sản phẩm
du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Nâng cấp hạng sao hệ thống
khách sạn hiện có; khuyến khích đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, homestay gắn với
tour, tuyến trong cụm phát triển du lịch và gắn với hệ thống cơ sở hạ tầng
(giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,...) đô thị, nông thôn hợp lý.
- Cơ sở
ăn uống: Phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, đảm bảo
tính đa dạng về loại hình ẩm thực đồng thời nhấn mạnh giới thiệu ẩm thực Bình
Thuận; Quan tâm đầu tư, khuyến khích đầu tư các cơ sở dịch vụ ẩm thực đã có
thương hiệu của tỉnh, những địa điểm có không gian đẹp, mới lạ; Khuyến khích
đầu tư các hệ thống nhà hàng mới, có quy mô tại các trung tâm đô thị, cung
đường phát triển của khu vực đô thị thành phố, thị xã, thị trấn; Hình thành các
trạm dừng chân để phục vụ tốt nhu cầu khách du lịch trên các tuyến quốc lộ,
tuyến đường dài; Phát triển loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền
thống, đặc sản địa phương.
- Hệ
thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao: Rà soát, bố trí, đầu tư xây dựng khu
vực phố đi bộ, chợ đêm, phố ăn vặt,... tại địa điểm hợp lý, có phương án khai
thác khu vực có khung cảnh đẹp, các hoạt động về đêm; Đầu tư nâng cấp chất
lượng, quy mô phục vụ, các loại hình vui chơi, giải trí, thể thao; Xây dựng các
công trình vui chơi giải trí, nhà hát, trung tâm hội nghị triển lãm với quy mô
và tầm cỡ quốc gia, quốc tế; Nâng cấp và mở rộng hệ thống các khu vui chơi giải
trí trong các khu du lịch. Mời gọi đầu tư hệ thống trung tâm vui chơi giải trí
cao cấp (công viên chuyên đề, giải trí kỹ thuật cao, phim trường, bảo tàng, nhà
hát, rạp chiếu phim,…), hệ thống các khu vui chơi giải trí vừa và nhỏ. Đầu tư
bãi biển công cộng mới dọc các tuyến đường ven biển phục vụ dân cư địa phương
và khách du lịch.
- Phát
triển các điểm mua sắm: Đối với các chợ truyền thống, chính quyền địa phương và
Ban quản lý chợ cần làm tốt công tác chỉnh trang, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo văn
minh khu vực chợ, giúp khách du lịch khi dừng chân, trải nghiệm được khung
cảnh, nét văn hóa của chợ truyền thống; Phát triển các hệ thống cửa hàng tiện
lợi khu vực đô thị, trung tâm thị xã, thị trấn, khu dân cư để có thêm kênh mua
sắm, đáp ứng nhu cầu thị hiếu nhiều đối tượng khách hàng.Phát triển hệ thống
cửa hàng chuyên kinh doanh hàng hóa nông sản, trái cây, OCOP, hàng công nghiệp
nông thôn tiêu biểu của địa phương để quảng bá đến khách du lịch.
3.3.3. Giải pháp đa dạng, nâng cao chất lượng các loại hình, sản
phẩm du lịch
Cần tập trung
mời gọi xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, có
thương hiệu, uy tín, năng lực, kinh nghiệm để đầu tư vào các dự án phát triển
loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng của Bình Thuận. Cơ cấu lại,
đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch theo định
hướng sau:
- Với
loại hình du lịch biển, thể thao, giải trí: Tập trung thu hút đầu tư
các dự án phát triển sản phẩm du lịch như: khu nghỉ dưỡng cao cấp, xanh - sạch
- đẹp gắn với dịch vụ vui chơi, giải trí, thương mại, dịch vụ, thể thao,
casino,...; Đăng cai, tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc
tế, đặc biệt các môn thể thao biển.
- Với
loại hình du lịch văn hóa: Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội[12],
làng nghề truyền thống; Phát triển các sản phẩm lưu niệm và ẩm thực đặc trưng
của địa phương để tạo sự khác biệt, độc đáo của du lịch Bình Thuận; Đầu tư xây
dựng, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh, phát triển thành
các sản phẩm du lịch đặc trưng Bình Thuận.
- Với
loại hình du lịch điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe: Phát
triển các khu du lịch điều dưỡng, khám chữa bệnh, các cơ sở điều dưỡng chăm sóc
sức khỏe khác; Mời gọi đầu tư các dự án, công trình cung cấp dịch vụ điều trị,
chăm sóc, phục hồi sức khỏe, thẩm mỹ,.. tạo nên sản phẩm du lịch mới, khác biệt
của Bình Thuận so với khu vực và cả nước.
- Với
loại hình kết hợp du lịch nghỉ dưỡng - MICE: Đẩy mạnh phát triển loại
hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với du lịch MICE; Mời gọi, thu hút, vận động xã hội
hóa để đầu tư xây dựng các Trung tâm hội nghị - triển lãm, hội thảo tại các khu
du lịch; Đào tạo, nâng cao kỹ năng phục vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Với
loại hình du lịch nông nghiệp, sinh thái rừng - biển - đồi cát: Khuyến
khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh
thái,với các hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm sinh hoạt nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản tạo nên sản phẩm đa dạng của địa phương; Bảo tồn, phát triển và
phát huy giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực rừng phòng hộ, rừng ngập
mặn, khu bảo tồn biển phục vụ du lịch sinh thái,...
- Với
loại hình Du lịch cộng đồng: Bảo tồn và phát huy giá trị đối
với các di sản văn hóa truyền thống, làng nghề, cảnh quan thiên nhiên; Khai
thác các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong tỉnh về các sản phẩm
OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề,… để phát triển du lịch cộng
đồng; Nghiên cứu bố trí ngân sách, mời gọi đầu tư, tạo nguồn lực phát triển các
khu du lịch cộng đồng, tạo nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc cho khách du lịch có
nhiều lựa chọn khi đến du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vui chơi, giải trí tại
Bình Thuận.
- Với
loại hình du lịch khám phá mạo hiểm: Xây dựng các tour khám phá đồi
cát ven biển, hồ, thác để xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch này; Thu hút
đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ trò chơi lái xe mạo hiểm trên đồi cát,
lặn biển,...; Tập trung đầu tư sản phẩm du lịch này trên nền tảng những lợi
thế về địa hình, cảnh quan tự nhiên và văn hóa, sản phẩm đặc trưng Bình Thuận;
Phát triển hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ hoạt động
kinh doanh và quản lý của loại hình du lịch mạo hiểm đảm bảo đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch khi loại hình du lịch này được phát triển ở những giai đoạn
khác nhau.
- Với
loại hình du lịch ẩm thực: Thường xuyên tổ chức các lễ hội ẩm thực đặc
trưng Bình Thuận, tăng cường công tác truyền thông quảng bá đặc sản Bình Thuận
trên các kênh truyền thông.
- Với
loại hình du lịch team building: Tập trung đầu tư kinh phí nhằm
xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch Team building, hoàn thiện chiến lược
định vị sản phẩm du lịch Team building đủ sức cạnh tranh với các địa phương
khác đối với sản phẩm du lịch này; Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên trách nhằm
xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Team building đủ năng lực để cung cấp
dịch vụ cho khách du lịch khi đến Bình Thuận.
- Với
loại hình du lịch mua sắm: Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng
trung tâm thương mại, điểm mua sắm chất lượng cao kết hợp điểm du lịch; Khuyến
khích các trung tâm thương mại, cơ sở mua sắm có uy tín đăng ký trở thành điểm
mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Xây dựng tour mua sắm chuyên
nghiệp cho du khách trải nghiệm, khám phá.
Từ các
giải pháp mang tính định hướng chung về xây dựng và phát triển các loại hình,
sản phẩm du lịch trên, chúng ta cần có thêm các giải pháp cụ thể để tạo các sản
phẩm du lịch độc đáo định hình phát triển cho các loại hình du lịch của địa phương
như sau:
- Xây
dựng sản phẩm du lịch sạch:
+ Xây
dựng Bộ tiêu chí về sản phẩm du lịch sạch bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch
tạo nên sự đồng nhất trong sản phẩm du lịch như: khách sạn, nhà hàng, điểm tham
quan, phương tiện vận chuyển, hướng dẫn viên suốt tuyến và hướng dẫn viên tại
điểm,... Tất cả phải hướng đến việc kinh doanh có trách nhiệm, hạn chế tối đa
việc tác động đến môi trường.
+ Tổ chức
các lớp tập huấn về Bộ tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp làm du lịch và các
cơ quan quản lý du lịch ở địa phương và cho cả cộng đồng dân cư.
+ Tuyên
truyền quảng bá sâu rộng về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng sản phẩm du
lịch sạch.
+ Mời gọi
sự chung tay của khách du lịch trong việc xây dựng sản phẩm sạch bằng nhiều
hình thức khác nhau.
+ Tổ chức
kiểm tra việc thực hiện Bộ tiêu chí này của các đơn vị và có đánh giá khen
thưởng kịp thời để tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng
và xem đây là một việc tất yếu khi cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách.
- Xây
dựng sản phẩm du lịch đặc thù:
+ Cơ cấu
lại, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch theo định hướng
sau: 1- Du lịch biển, thể thao, giải trí. 2- Du lịch văn hóa. 3- Du lịch điều
dưỡng, chăm sóc sức khỏe. 4- Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng - MICE. 5- Du lịch nông
nghiệp, sinh thái rừng - biển - đồi cát. 6- Du lịch cộng đồng.
+ Phát
triển các tuyến du lịch trên cơ sở khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù.
Hình thành các tour, tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn, chất lượng cao gắn kết các
loại hình dịch vụ du lịch với các khu di tích lịch sử, văn hóa, các điểm vui
chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, làng nghề…
Quy trình
xây dựng và nâng cấp các sản phẩm du lịch được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.1: Quy trình xây dựng sản phẩm du lịch
Quy trình
xây dựng và nâng cấp các sản phẩm du lịch chủ yếu qua hai (02) giai đoạn:
* Giai
đoạn 1: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tổng thể cho tỉnh Bình
Thuận
Giai đoạn
này cần được thực hiện bởi sự phối hợp giữa các sở ban ngành như: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn…, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương. Giai đoạn này cần tiến
hành các công việc sau: (1) Phân tích nhu cầu du lịch của thị trường; (2) Phân
tích khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của tỉnh Bình Thuận; (3) Đánh giá tổng
hợp các yếu tố khách quan và chủ quan; (4) Định hướng phát triển sản phẩm du
lịch tổng thể của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.
* Giai
đoạn 2: Triển khai chiến lược vào thực tế; đầu tư xây dựng các loại hình dịch
vụ du lịch của tỉnh
Giai đoạn
này được thực hiện bởi các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tỉnh Bình Thuận
theo chủ trương, chính sách và quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt.
Giai đoạn
này cần tiến hành các công việc như: Tìm hiểu cơ chế chính sách, chủ trương và
quy hoạch của tỉnh Bình Thuận; Lựa chọn các loại hình hàng hóa và dịch vụ phù
hợp; Đầu tư xây dựng sản phẩm; Định vị thương hiệu cho sản phẩm du lịch của
tỉnh;…
Để thực
hiện được 02 giai đoạn trên cần tập trung vào một số công tác sau:
a. Phân
tích và đánh giá tính khả thi điểm đến
Khi xây
dựng sản phẩm du lịch, hoặc nâng cấp sản phẩm du lịch hiện có cần xem xét tới
các tiêu chí như: (1) Giao thông kết nối, (2) Giao thông nội bộ, (3) Tính thu
hút, (4) Liên kết tuyến điểm, (5) Dịch vụ hỗ trợ, (6) An ninh trật tự, (7) Môi
trường.
* Đánh
giá tiềm năng du lịch của Bình Thuận trên cơ sở:
• Thống kê,
phân tích, đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch và mức độ nhạy cảm
của môi trường của tỉnh Bình Thuận so với các tỉnh lân cận.
• Phân tích
đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận.
• Phân tích
đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch tỉnh Bình
Thuận.
* Phân
tích đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên và phát triển sản phẩm du lịch
của tỉnh.
• Hiện
trạng khách: số lượng khách, doanh thu, cơ cấu khách, sở thích và nhu cầu khách
du lịch đến tham quan du lịch Bình Thuận.
• Hiện
trạng khai thác tài nguyên và những tác động đến môi trường của ngành du lịch
tỉnh.
b. Xây
dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch
Sau khi
đáp ứng các tiêu chí trên, trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển sản
phẩm du lịch phải căn cứ vào:
• Xác định
xu hướng phát triển của thị trường du lịch trong nước cũng như quốc tế. Xu
hướng này chủ yếu là lượng khách từ các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc,Tây Nam bộ và
khách quốc tế đến với Bình Thuận thông qua cửa ngõ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng.
• Xác định
vị trí, vai trò du lịch của tỉnh Bình Thuận trong khu vực.
• Định
hướng các thị trường khách du lịch mục tiêu (dự báo số lượng và cơ cấu khách
theo quốc tịch, lứa tuổi, nghề nghiệp, khả năng chi trả,…).
• Định
hướng khai thác tài nguyên du lịch theo không gian, thời gian (phân vùng khai
thác theo không gian lãnh thổ, phân kỳ phát triển).
• Định
hướng phát triển các loại hình du lịch, tuyến điểm du lịch và loại hình dịch vụ
phù hợp với nhu cầu thị trường mà không làm tổn hại đến tài nguyên và môi
trường trong tương lai. Đề xuất các nguyên tắc phát triển để quản lý tốt các
hoạt động du lịch này trong một hệ thống.
• Đánh giá
kết quả thí điểm Đề án phát triển kinh tế ban đêm, tập trung hoàn thành định
hướng, mô hình phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh, mời gọi đầu tư, tổ chức
khai thác các khu vực phục vụ kinh tế ban đêm. Phấn đấu mỗi huyện, thị xã,
thành phố hình thành ít nhất 01 khu vực hoạt động kinh tế ban đêm phù hợp với
địa phương.
c. Xây
dựng chiến lược kinh doanh và tiếp thị
Để đưa
sản phẩm du lịch đến tay khách du lịch, chúng ta phải xây dựng chiến lược tiếp
thị đúng theo từng thị trường với những hình thức quảng bá và tiếp thị sau: Tập
gấp, brochure, tham gia hội chợ trong nước và quốc tế, tổ chức hội thảo, tổ
chức họp báo công bố sản phẩm, quảng cáo trên truyền hình trong nước và nước
ngoài, quảng cáo trên các tạp chí trong nước và quốc tế, liên kết website, các
mạng xã hội...
Triển
khai vận hành Cổng thông tin du lịch thông minh, sàn giao dịch điện tử du lịch
Bình Thuận và các ứng dụng du lịch thông minh hoạt động phục vụ khách du lịch.
d. Giám
sát và đánh giá
Cũng
giống như bất kỳ sản phẩm nào khác trên thị trường, sản phẩm du lịch cũng có
chu kỳ sống của nó, nhưng để khai thác tốt nhất hiệu quả kinh doanh thì phải
giám sát và đánh giá thường xuyên để giữ chất lượng của sản phẩm và những cam
kết với khách du lịch. Như vậy, phải xây dựng Bộ tiêu chí giám sát và đánh giá
sản phẩm căn cứ vào các tiêu chí nêu ở mục số 1. Xây dựng kế hoạch đánh giá
định kỳ và đột xuất hàng năm.
* Giải
pháp đẩy mạnh quản lý chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch
- Xây
dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch (quy định cho cơ sở
lưu trú, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu niệm, công ty lữ
hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân) và tổ chức triển khai áp dụng
cho toàn thành phố, thành lập Ban đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch.
- Áp dụng
các biện pháp quản lý cưỡng chế chống bán phá giá, chống độc quyền, chống sao
chép sản phẩm du lịch; biện pháp khuyến khích quản lý chất lượng du lịch đối
với các cơ sở kinh doanh du lịch, đảm bảo chất lượng cam kết với thương hiệu
xây dựng.
- Tăng
cường vai trò của Hiệp hội Du lịch Bình Thuận trong hỗ trợ doanh nghiệp, thúc
đẩy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm du lịch.
- Đánh giá,
kiểm soát các dự án phát triển du lịch theo đúng chiến lược, quy hoạch phát
triển du lịch của thành phố để đảm bảo phát triển sản phẩm du lịch đúng trọng
tâm, tránh trùng lắp; thường xuyên rà soát tính phù hợp của quy hoạch, thay đổi
để phù hợp với nhu cầu phát triển.
- Áp dụng
công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Khuyến khích các hộ sản xuất
trong cùng làng nghề liên kết với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp
mạnh tại các huyện.
3.3.4. Giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá
* Công
tác thu hút thị trường
- Xây
dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút khách du lịch quốc tế theo từng giai đoạn và
phù hợp với từng thị trường trọng điểm; tích cực tham gia các hoạt động xúc
tiến du lịch quốc tế chung của cả nước; xây dựng hệ thống thông tin du lịch
(website, bản đồ, chỉ dẫn, quầy thông tin du lịch, tờ rơi…) tiện ích, đa dạng
thông tin, bằng những ngôn ngữ quốc tế chính; xây dựng các chương trình quảng
bá du lịch Bình Thuận ra quốc tế (quảng cáo trên các kênh truyền hình - tạp chí
du lịch nước ngoài, tham gia các sự kiện du lịch quốc tế lớn, quảng bá du lịch
Bình Thuận trong các sự kiện quốc tế,…); đơn giản hóa các thủ tục đối với khách
du lịch là người nước ngoài.
- Phát
triển ngân sách dành cho hoạt động thu hút thị trường từ nhiều nguồn: Ngân sách
hỗ trợ phát triển du lịch từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xây dựng thương
hiệu và hình ảnh của tỉnh Bình Thuận; Các doanh nghiệp thực hiện tuyên truyền
quảng bá cho các sản phẩm du lịch; Xã hội hóa các nguồn lực khác trong việc tổ
chức các sự kiện, lễ hội, hội nghị, hội thảo… cho du lịch Bình Thuận. Tranh thủ
các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hiệp hội trong và
ngoài nước trong việc quảng bá sản phẩm, tổ chức các sự kiện lớn … ; tranh thủ
các nguồn tài trợ của các ngân hàng thế giới về phát triển du lịch bền vững và
du lịch cộng đồng.
- Coi
trọng thị trường khách du lịch nội địa: Phát triển và giữ vững thị trường du
lịch nội địa nhằm tăng nguồn thu. Nghiên cứu phân khúc thị trường nội địa để có
những chiến dịch xúc tiến quảng bá phù hợp, hiệu quả. Khai thác tối đa thị
trường khách du lịch trong tỉnh, khách từ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền
Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long; thu hút lượng khách khu
vực các tỉnh phía Bắc.
- Phát
triển thị trường khách quốc tế đến Việt Nam để trú đông, khách du lịch đường
biển.
Thị
trường Tây Âu: bao gồm khách Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, các nước vùng Scandinavia,
trong đó khách Đức chiếm vị trí quan trọng. Mức tăng ổn định, khả năng chi tiêu
khá cao.
Thị
trường Đông Âu: Chủ yếu là khách Nga, Ucraina, đòi hỏi dịch vụ cao cấp, mức chi
tiêu cao, thích mua sắm. Hiện nay, Nga là thị trường khách quốc tế lớn nhất của
Bình Thuận. Trong tương lai, thị trường này sẽ phát triển khá nhanh.
Thị
trường Bắc Âu: gồm khách Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, … Thị trường Bắc
Mỹ: phát triển ổn định, mức chi tiêu cao, đòi hỏi dịch vụ cao cấp. Xu hướng
tăng nhanh trong thời gian tới.
Thị trường
Asean: Ngành du lịch các nước Asean đang tập trung đẩy mạnh du lịch nội vùng
trong khối. Mục đích thương mại, thăm thân nhân, đầu tư, giải trí, mua sắm,
chăm sóc sức khỏe, chi tiêu tương đối khá. Đòi hỏi mặt hàng phong phú, sản
phẩm du lịch phải khác biệt với nước họ. Xu hướng phát triển trong thời gian
tới vì điều kiện đi lại dễ dàng, nền văn hóa tương đồng.
Thị
trường Nam Á: Asean đã thỏa thuận hợp tác và thành lập các trung tâm thông tin,
xúc tiến du lịch tại Ấn Độ.
Thị
trường Trung Đông: Là thị trường Hồi giáo tiềm năng với mức thu nhập cao và
tương đối khó tính với dịch vụ trung và cao cấp. Nếu Chính phủ có các chính
sách mở các tuyến bay kết nối trực tiếp với Trung Đông, tập trung quảng bá du
lịch thì sẽ thu hút khá đông khách du lịch.
Bảng 3.6: Một số công tác tuyên truyền, quảng bá cần triển khai
A. CÁC
HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TỪNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH
|
KHÁCH QUỐC TẾ
|
KHÁCH NỘI ĐỊA
|
Công tác
|
Thời gian thực hiện
|
Công tác
|
Thời gian thực hiện
|
1. Tổ chức
họp báo: Mời các công ty lữ hành quốc tế ở các thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng giới thiệu sản phẩm du lịch Bình Thuận.
|
Năm 2024
|
8. Xây dựng
và triển khai kích cầu du lịch cho khách nội địa.
|
Hàng năm
|
2.
Quảng cáo và viết bài PR trên tạp chí Vietnam Heritage; viết bài báo khoa học
quốc tế liên quan đến ngành du lịch Bình Thuận (nếu được).
|
12 kỳ/ năm
|
9.
Quảng cáo trên Đài Truyền hình Bình Thuận, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các đài ở
Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
|
Trước mùa du lịch diễn ra khoảng 01 tháng.
|
3.
Quảng cáo và viết bài PR (Public Relations) trên các tạp chí The Guide, Viet
Jet Air.
|
12 kỳ/ năm
|
10. Tổ
chức các Lễ hội lớn ở Bình Thuận.
|
Theo lịch định sẵn.
|
4. Tham
dự hội chợ VITM - Hà Nội
|
Tháng 5 hàng năm
|
11. Tổ
chức đăng cai các giải thể thao quốc tế
|
Thường xuyên
|
5. Tham
dự hội chợ ITE - Hồ Chí Minh
|
Tháng 9 hàng năm
|
12. Bảo
đảm hiệu quả của quảng cáo truyền miệng (Words of Mouth) - là xây dựng chất lượng
sản phẩm du lịch Bình Thuận với phương châm “Vui lòng khách đến vừa lòng khách
đi”.
|
Thường xuyên
|
6. Hợp
tác với Vụ Thị Trường (Tổng cục Du lịch) tham gia các hội chợ, chương trình
xúc tiến du lịch quốc tế các nước có tiềm năng tại Châu Âu, châu Á...
|
Hàng năm
|
|
|
7.
Quảng cáo sản phẩm du lịch Bình Thuận trên OTA, mạng xã hội Facebook, Twitter,
Zalo…
|
Thường xuyên
|
|
|
B. CÁC
HOẠT ĐỘNG CHUNG
|
13. Tổ
chức các hội thảo liên quan đến phát triển sản phẩm, năng lực cạnh tranh điểm
đến, định vị thương hiệu Bình Thuận…
|
Dự kiến
02 hội thảo
|
14. Tổ
chức các đoàn Famtrip.
|
Trước
mùa du lịch diễn ra khoảng 03 tháng
|
15.
Triển khai các đề tài/đề án liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch Bình
Thuận.
|
Năm
2024
|
16. Tổ
chức đăng cai các sự kiện, hội nghị.
|
Sẽ xác
định ngày sau
|
17. Tổ
chức ngày hội du lịch Bình Thuận hàng năm.
|
Năm
2024, 2025…
|
18. Tổ
chức các phong trào vận động cộng đồng, người dân tham gia vào công tác quảng
bá du lịch, cuộc thi tìm kiếm đại sứ du lịch….
|
Từ năm
2024 trở đi
|
Nguồn: Đề xuất của Đề án
* Công
tác xúc tiến quảng bá
- Tổ chức
các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch tại địa phương bằng nhiều hình
thức như: trên các phương tiện truyền thông (báo, đài), phương tiện trực quan
(pano, khẩu hiệu, bảng chỉ dẫn, bộ ảnh nét đẹp Bình Thuận, cẩm nang du lịch…),
đưa hình ảnh du lịch Bình Thuận vào các tạp chí du lịch Việt Nam, quốc tế...
Đẩy mạnh phát triển marketing điện tử, ứng dụng công nghệ 4.0 thiết kế các tour
du lịch thực tế ảo; tạo fanpage và instagram quảng bá du lịch Bình Thuận, đẩy mạnh
quảng cáo trên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, Zalo... Nâng cấp Cổng
Thông tin du lịch thông minh, đảm bảo luôn cập nhật thông tin đầy đủ đặc biệt
là các loại hình, sản phẩm du lịch (điểm đến và tour tuyến). Khuyến khích thúc
đẩy các bên liên quan tham gia chiến lược chuyển đổi số du lịch quốc gia với sự
tham gia của nhiều địa phương, ngành nghề, lĩnh vực liên quan.
- Tăng
cường các hoạt động quảng bá du lịch Bình Thuận tại những thị trường trọng điểm
trong nước và quốc tế với nhiều hình thức. Tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch
tại các thị trường có nguồn khách lớn, chỉ tiêu cao để gia tăng lượng khách
quốc tế đến Bình Thuận.
- Tập
trung xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh “Bình Thuận -
Thủ phủ resort” để tạo điểm nhấn trong việc thực hiện chương trình liên kết
phát triển du lịch trong thời gian tới. Phát triển thương hiệu, tạo dựng được
thương hiệu du lịch Bình Thuận, đặc biệt chú trọng chiến lược thương hiệu “Du
lịchmũi Né” để quảng bá trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống bài bản các
thương hiệu du lịch vùng, điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, doanh nghiệp
du lịch, các địa danh nổi tiếng,… Thúc đẩy phát triển thương hiệu du lịch gắn
với những sản phẩm du lịch nổi bật đã được nhìn nhận tốt trên thị trường như:
kiến trúc Chăm, Di tích Trường Dục Thanh, tháp Po Sah Inư, Vạn Thủy Tú, chùa
núi Tà Cú, Dinh Thầy Thím, chùa Cổ Thạch, chùa Linh Quang, Vạn An Thạnh, đền thờ
Công Chúa Bàn Tranh, Bàu Trắng,… hệ thống các lễ hội như: Lễ hội Katê của người
Chăm, Lễ hội Ramưvan, Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty, lễ hội Nghinh Ông;…
làng nghề truyền thống nước mắm Phú Hải, dệt thổ cẩm, gốm Chăm Bắc Bình, làng
nghề bánh tráng Chợ Lầu, đan rổ Phan Rí, dệt thổ cẩm đồng bào Cơ Ho La Dạ - Hàm
Thuận Bắc của dân tộc Rai, Nộp,... các loại hình nghệ thuật truyền thống của
các dân tộc như: hát Bả Trạo, dân ca Chăm,múa Chăm, trống Pranưng di sản văn
hóa Cồng chiêng của các dân tộc ít người Raglay, Châu Ro,… Sử dụng chiến lược
phân biệt trong xúc tiến quảng bá để tận dụng nguồn lực tập trung vào các thị
trường trọng điểm.
- Khuyến
khích các ngành quan tâm đến việc đăng cai tổ chức hoặc hỗ trợ địa điểm cho
các sự kiện, các chương trình truyền hình cấp quốc gia, quốc tế hoặc các cuộc
thi sắc đẹp, các gameshow, hội thảo khoa học…; lan tỏa hình ảnh và địa điểm du
lịch Bình Thuận trong nước và quốc tế. Khuyến khích việc marketing điểm đến
Bình Thuận bằng công cụ điện ảnh (tạo điều kiện cho các đoàn làm phim, video ca
nhạc…). Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế;
trong đó xây dựng và phát triển giải lướt ván buồm cúp thế giới PWA mũi Né -
Việt Nam, nằm trong hệ thống giải đấu hàng năm của Hiệp hội Lướt ván buồm thế
giới PWA; các giải Golf quốc tế trong hệ thống Hiệp hội Golf PGA thế giới.
- Vận
động doanh nghiệp, cộng đồng, người dân tham gia vào công tác quảng bá du lịch.
Lựa chọn, hợp tác với người nổi tiếng có ảnh hưởng tích cực trở thành đại sứ du
lịch Bình Thuận (ưu tiên người dân Bình Thuận). Tổ chức cuộc thi tìm kiếm đại
sứ du lịch tỉnh Bình Thuận cho mọi đối tượng, đặc biệt là nhân dân Bình Thuận.
- Phối
hợp với các doanh nghiệp du lịch, Báo, Đài, Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng
không quốc gia Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức các đoàn Famtrip
để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh. Chú trọng phát triển các
tour liên kết với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
- Tổ chức
các chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn. Duy trì và tăng cường tổ chức hội
nghị, hội thảo xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện, hội thảo để giới thiệu về
du lịch Bình Thuận, tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ quảng bá sản phẩm
du lịch Bình Thuận cả trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng và tổ chức tốt
các sự kiện văn hóa, thể thao, các lễ hội trên địa bàn tỉnh để thu hút khách du
lịch.
- Chú
trọng thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu
tư vào tỉnh để góp phần nâng cao và phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du
lịch; nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Bình Thuận. Xúc tiến việc lập
các dự án khả thi: Căn cứ vào quy hoạch, phân kỳ đầu tư và kế hoạch hàng năm,
thực hiện đi trước một bước trong việc lập các dự án đầu tư. Bố trí, khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư các Trung tâm giới thiệu tập trung sản phẩm lưu niệm,
quà tặng, sản vật đặc trưng của tỉnh tại các khu du lịch. Kết hợp tổ chức các
lễ hội gắn với đặc sản của tỉnh như: Lễ hội Thanh long, xác lập kỷ lục các sản
phẩm từ Thanh long,... Nâng tầm về hình thức cũng như nội dung chương trình tổ
chức các lễ hội ẩm thực.
- Tập
trung tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, nhằm
tiếp tục thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch với hướng ưu tiên các
dự án có quy mô lớn, chất lượng cao. Phát triển đội ngũ truyền thông đủ tầm về
kiến thức, kỹ năng đặc biệt là marketing, ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
3.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an ninh an toàn
- Phát
triển du lịch gắn với việc đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cho khách du lịch
trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, an ninh trong việc triển
khai các dự án đầu tư du lịch, các hoạt động khai thác du lịch. Triển khai hoạt
động của nhóm cảnh sát du lịch, tăng cường hỗ trợ của đường dây điện thoại nóng
cho khách du lịch.
- Có
chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với
môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái biển. Khuyến khích và ưu tiên hoạt
động nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới bảo vệ môi trường trong phát triển
du lịch.
Kiểm soát
các dự án đầu tư, chỉ phê duyệt dự án khi đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an
ninh, an toàn, thân thiện với môi trường, có phương án bảo tồn tài nguyên du
lịch theo quy định của pháp luật.
- Xây
dựng quy chế, nội quy chặt chẽ hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với
việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Thường xuyên kiểm tra xử lý nghiêm chủ dự án
chỉ tập trung vào mục đích khai thác, gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường, phá vỡ
quy hoạch, cảnh quan thiên nhiên.
- Đầu tư
cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử; bảo vệ môi trường tự
nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo vệ sinh
môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bảng 3.7: Nội dung tối thiểu cần ban hành trong giáo dục môi
trường cho du lịch tại từng điểm tài nguyên
TT
|
Nội dung triển khai
|
Nhà quản lý
|
Doanh nghiệp du lịch
|
Du khách
|
Cộng đồng
|
1
|
Hiểu
biết về môi trường và bảo vệ môi trường
|
X
|
X
|
X
|
X
|
2
|
Luật
Bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử với môi trường
|
X
|
X
|
X
|
X
|
3
|
Quy
định bảo vệ môi trường tại từng điểm tài nguyên
|
X
|
X
|
X
|
X
|
4
|
Quy
định về tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch
|
|
X
|
|
X
|
5
|
Hành vi
ứng xử với khách du lịch
|
X
|
X
|
|
X
|
6
|
Nguyên
tắc lập quy hoạch du lịch
|
X
|
|
|
|
7
|
Tập
sách giới thiệu
|
X
|
X
|
X
|
X
|
(Nguồn: Đề xuất của Đề án)
3.3.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tiến hành
điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ, nhân viên và lao động
hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn
tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch ngắn hạn và dài hạn
(bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới), từng bước chuẩn hóa nhân lực du lịch
theo quy định về tiêu chuẩn nghề ASEAN... Chủ động hội nhập quốc tế để có cơ
hội phát triển nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển du lịch của khu vực và
thế giới.
- Tăng
cường hợp tác với các trường đại học, các trường đào tạo nghề du lịch trên địa
bàn tỉnh bồi dưỡng các chương trình tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý du
lịch.
- Có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ cho lao động du lịch chất lượng cao làm việc tại
tỉnh.
- Triển
khai áp dụng bộ Quy tắc ứng xử với khách du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận
thức của cộng đồng đối với phát triển sản phẩm du lịch, phổ biến chính sách
phát triển du lịch bền vững của tỉnh, vận dụng các cơ chế chính sách ưu đãi để
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Bảng 3.8: Các lớp học bồi dưỡng cho cán bộ quản lý du lịch và cộng
đồng
TT
|
Tên các khóa học
|
Đối tượng
|
Quản lý NN
|
Quản lý điểm TN
|
Cán bộ Huyện, Xã
|
Quản lý DN
|
I
|
Các
khóa học về quản lý
|
|
|
|
|
1
|
Quản lý
nhà nước du lịch
|
X
|
X
|
X
|
X
|
2
|
Quy
hoạch du lịch cộng đồng
|
X
|
X
|
X
|
X
|
3
|
Phương
pháp xây dựng sản phẩm du lịch và kỹ năng xây dựng thương hiệu
|
X
|
X
|
|
X
|
4
|
Áp dụng
chuyển đổi số trong quảng bá sản phẩm
|
|
X
|
X
|
X
|
5.
|
Quản lý
xử lý khủng hoảng du lịch (an ninh, dịch bệnh)
|
X
|
X
|
X
|
|
II
|
Ngoại
ngữ và tham quan
|
|
|
|
|
|
Anh văn
chuyên ngành du lịch
|
|
X
|
X
|
X
|
TT
|
Tên các khóa học
|
Năm
|
2024
|
2025
|
I
|
Các
khóa học về quản lý
|
|
|
1
|
Quản lý
du lịch
|
X
|
X
|
2
|
Khởi
nghiệp lồng ghép phương án bảo vệ môi trường
|
X
|
X
|
3
|
Kỹ năng
thuyết trình (nói trước đám đông)
|
X
|
X
|
4
|
Phương
pháp xây dựng sản phẩm du lịch và kỹ năng xây dựng thương hiệu
|
X
|
X
|
5.
|
Áp dụng
chuyển đổi số trong quảng bá sản phẩm
|
X
|
X
|
II
|
Nghiệp
vụ và ngoại ngữ
|
|
|
1
|
Anh văn
chuyên ngành du lịch
|
X
|
X
|
2
|
Kỹ năng
giao tiếp và xử lý vấn đề
|
X
|
X
|
3
|
Hướng
dẫn viên du lịch tại điểm
|
X
|
X
|
4
|
Kỹ
thuật chế biến món ăn Việt
|
X
|
X
|
(Nguồn: Đề xuất của Đề án)
3.4. Tổ chức thực hiện và quản lý Đề án
3.4.1. Ủy
ban nhân dân tỉnh
- Phê
duyệt các dự án đầu tư và quy hoạch phát triển du lịch theo thẩm quyền.
- Ban
hành các chủ trương phát triển du lịch, trên cơ sở tham mưu đề xuất của cơ quan
quản lý chuyên ngành du lịch tỉnh.
3.4.2. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham
mưu, đề xuất cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương phát triển du lịch; kế hoạch
và chương trình phát triển du lịch.
- Đóng
góp ý kiến cho các dự án quy hoạch phát triển du lịch.
- Quản lý
về nghiệp vụ du lịch.
- Thực
hiện các chương trình quảng bá tuyên truyền du lịch.
- Triển
khai đào tạo, tập huấn nhân lực du lịch.
- Quản lý
hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh doanh du lịch.
- Cùng
với các sở, ban ngành thẩm định dự án đầu tư, năng lực của chủ đầu tư.
3.4.3.
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể có liên quan
* Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Tham
mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án phát triển du
lịch; Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch; Xây dựng
cơ cấu vốn ưu tiên phát triển du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và
các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.
- Phối
hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc,
thúc đẩy triển khai hiệu quả các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư;
thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư
cho các dự án phát triển du lịch đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được cơ quan
thẩm phê duyệt và đúng theo quy định pháp luật.
- Rà
soát, xây dựng danh mục dự án du lịch cần mời gọi đầu tư làm cơ sở mời gọi các
doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu, uy tín, năng lực, kinh
nghiệm để đầu tư các dự án quy mô lớn ở những khu vực có tiềm năng phát triển
du lịch, dịch vụ của tỉnh theo quy hoạch.
- Rà
soát, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện tốt các
khâu, các bước trong quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư, tạo môi trường thu
hút đầu tư thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh về du lịch, tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án du
lịch sớm triển khai đầu tư và đi vào hoạt động.
- Tham
mưu, bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử,
văn hóa của tỉnh,... phục vụ phát triển du lịch.
* Sở Tài
chính
Căn cứ
vào dự toán kinh phí phân kỳ hàng năm của Đề án, qua đề xuất của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo
khả năng ngân sách và theo Luật Ngân sách nhà nước.
* Sở Giao
thông Vận tải
Phối hợp
cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành
phố xây dựng danh mục các dự án giao thông ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động
du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp vốn đầu tư và các chương
trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.
* Sở Công
thương
Phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh
vực ngành công thương liên quan đến hoạt động phát triển du lịch; hỗ trợ mời
gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại; phối hợp triển khai các chương trình
kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.
* Sở Xây
dựng
- Thực
hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng và
phát triển đô thị đảm bảo hài hòa và phù hợp với định hướng phát triển du lịch
của địa phương.
- Phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thẩm định các quy hoạch, các
dự án đầu tư phát triển du lịch,… tạo điều kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự
án đầu tư phát triển du lịch.
* Sở Tài
nguyên và môi trường
- Chủ trì
phối hợp cùng các sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình phê
duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; hướng dẫn các chủ đầu tư trong
việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định hồ sơ thuê đất để làm cơ sở các
chủ đầu tư lập thủ tục đầu tư và giao đất, cho thuê đất theo quy định.
- Quản
lý, thanh tra, kiểm tra các vấn đề về bảo vệ môi trường du lịch, thẩm định hồ sơ
môi trường đối với các dự án du lịch theo thẩm quyền và các dự án ứng phó với
biến đổi khí hậu để phát triển du lịch của tỉnh, nhằm thực hiện hiệu quả giải
pháp bảo vệ tôn tạo tài nguyên,môi trường du lịch.
* Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan triển khai thực
hiện các nội dung liên quan thuộc Đề án; quan tâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới gắn kết phát triển du lịch của tỉnh.
* Các Sở,
ban, ngành, đoàn thể khác
- Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, các đơn vị phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện tốt Đề án này. Chủ động thực hiện
các phần việc thuộc phạm vi quản lý. Cụ thể:
+ Sở
Thông tin và Truyền thông: Triển khai các hoạt động truyền thông quảng
bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của tỉnh Bình Thuận.
+ Sở Giáo
dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai
các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch trong cộng đồng dân cư
và trong hệ thống giáo dục. Tuyên truyền, triển khai các nội dung của Đề án vào
các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, góp phần
nâng cao nhận thức cho học sinh về du lịch của tỉnh. Lồng ghép tổ chức các hoạt
động ngoại khóa: Tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các sự kiện
lễ hội gắn với ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; phối hợp các
Sở, ngành có liên quan tổ chức các hoạt động liên hoan, hội thi tìm hiểu về văn
hóa, lịch sử, du lịch,… của địa phương.
+ Sở Nội
vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung về tổ chức bộ
máy, công tác quy hoạch, bổ nhiệm đối với đội ngũ quản lý ngành du lịch các
cấp, đảm bảo mục tiêu theo Đề án, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ quản
lý du lịch của tỉnh;mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về du lịch, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
+ Sở Khoa
học và Công nghệ: Chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh đặt hàng các nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan đến việc
thúc đẩy phát triển du lịch và phối hợp trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
du lịch tỉnh Bình Thuận.
+ Sở Y
tế: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các nội dung có liên quan tại Đề án này.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du
lịch khi đến với Bình Thuận.
+ Công an
tỉnh; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng: Chủ trì,
phối hợp với các sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các
đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết sát từng địa bàn, có trọng tâm,
trọng điểm, vừa giữ vững an ninh quốc phòng, vừa đảm bảo an ninh, an toàn cho
khách du lịch.
+ Hiệp
hội du lịch tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền và chủ
động đề xuất các giải pháp thu hút sự tham gia của các cơ sở du lịch, góp phần
thúc đẩy phát triển du lịch Bình Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn.
* Ủy ban
nhân dân cấp huyện
- Phê
duyệt các dự án quy hoạch phát triển du lịch theo thẩm quyền.
- Tổ chức
thực hiện triển khai các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
- Thực
hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
DỰ TOÁN KINH PHÍmỘT SỐ HOẠT
ĐỘNG TỪ VỐN NGÂN SÁCH ĐẾN NĂM 2025
Đơn vị tính: đồng
STT
|
Nội dung
|
Dự toán năm 2024
|
Dự toán năm 2025
|
A
|
B
|
2
|
3
|
1
|
Khảo
sát xác định vị trí các mô hình mẫu cho từng sản phẩm du lịch
|
484.711.640
|
|
2
|
Đánh
giá hiện trạng phát triển du lịch của điểm được chọn xây dựng mô hình; Định
hướng xây dựng mô hình du lịch cộng đồng
|
|
496.147.000
|
3
|
Đẩy
mạnh hợp tác liên kết vùng: Khảo sát các vùng phụ cận, xây dựng “Bộ chương
trình tour”
|
|
448.292.820
|
4
|
Vẽ bản
đồ, thiết kế tour/tuyến
|
|
495.480.840
|
5
|
Chi phí
tổ chức các buổi tập huấn
|
|
499.557.670
|
6
|
Xúc
tiến, quảng bá sản phẩm (thực hiện hàng năm); Xây dựng pano, bảng chỉ dẫn;
Phát triển quan hệ đối tác
|
552.553.848
|
2.202.953.848
|
7
|
Xây
dựng sản phẩm du lịch sạch và bền vững
|
|
415.384.740
|
8
|
Tôn tạo
tài nguyên môi trường
|
499.184.740
|
|
9
|
Tiếp
tục hoàn thiện các mô hình mẫu theo ý kiến đại biểu; Bổ sung 01 số dịch vụ,
cải tạo cơ sở vật chất
|
|
402.623.160
|
10
|
Tiếp
tục xây dựng sản phẩm du lịch sạch và bền vững
|
|
415.384.740
|
11
|
Tiếp
tục tôn tạo tài nguyên môi trường
|
|
499.184.740
|
12
|
Tiếp
tục hoàn thiện các mô hình mẫu theo ý kiến đại biểu; Bổ sung 01 số dịch vụ,
cải tạo cơ sở vật chất
|
|
402.623.160
|
13
|
Hội
nghị sơ kết kết quả triển khai Đề án
|
|
44.350.000
|
|
Dự phí
trước thuế VAT (1+2+3)
|
7.858.432.946
|
|
VAT
|
628.674.645
|
|
Tổng
cộng
|
8.487.107.591
|
Tổng dự phí tính tròn: 8.487.000.000đ (Tám tỷ bốn trăm tám mươi bảy
triệu đồng)
PHỤ LỤC 2
CÁC CHỈ TIÊU VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH
GIÁ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN
(Trong phiếu này ngoài chỉ tiêu và thang điểm đánh giá giá trị tài
nguyên; các thông tin về các điểm tài nguyên; các bảng phụ lục; kết quả điều
tra trước đây và một số thông tin có liên quan khác...)
I. Đánh
giá về khả năng thu hút khách
a. Tính
hấp dẫn
+ Rất
hấp dẫn (4 điểm): Tối thiểu có 03 phong cảnh đẹp, có giá trị văn hóa, lịch
sử độc đáo được bảo tồn tốt, có thể tổ chức ít nhất là 03 loại hình du lịch,
trong đó có tối thiểu một loại hình đặc trưng, có tài nguyên lớn.
+ Khá hấp
dẫn (3 điểm): Có 02 phong cảnh đẹp, có giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo được
bảo tồn khá tốt, có thể tổ chức ít nhất là 02 loại hình du lịch, trong đó có
một loại hình đặc trưng, có tài nguyên khá lớn.
+ Trung
bình (2 điểm): Có 01 phong cảnh đẹp, có giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo được
bảo tồn, đáp ứng được 01 loại hình du lịch.
+ Kém (1
điểm): Phong cảnh đơn điệu, giá trị văn hóa, lịch sử không điển hình, không
tổ chức được loại hình du lịch nào.
Tính an
toàn (về sinh thái và xã hội)
+ Rất an
toàn (4 điểm): Không xảy ra trường hợp mất ổn định nào về an ninh trật tự, không
có thiên tai; không có hiện tượng khủng bố, quấy nhiễu, trộm cắp, trấn lột, bắt
cóc, bán hàng rong, ăn xin, không xảy ra dịch bệnh.
+ Khá
an toàn (3 điểm): Có các đặc trưng như trên, tuy nhiên, chỉ có hiện tượng
quấy nhiễu, ăn xin, bán hàng rong nhưng không thường xuyên.
+ Trung
bình (2 điểm): Không có hiện tượng cướp giật, trấn lột, khủng bố, bắt cóc,
thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên, hoạt động ăn xin, bán hàng rong đang hoạt động
mạnh.
+ Kém
(1 điểm): Có xảy ra cướp giật, hoặc bắt cóc, dịch bệnh, đe dọa đến tính
mạng của con người, xâm phạm tài sản của khách du lịch.
Tính liên
kết
+ Rất tốt
(4 điểm): Có thêm ít nhất 03 điểm tài nguyên du lịch (kể cả tự nhiên và nhân
văn) nằm lân cận điểm được xem xét trong phạm vi bán kính không quá 25km, riêng
các đảo là 30km.
+ Khá (3
điểm): Có thêm 02 điểm tài nguyên du lịch ở trong phạm vi điểm xem xét không
quá 25km, riêng các đảo là 30km.
+ Trung
bình (2 điểm): Chỉ có thêm 01 điểm tài nguyên du lịch trong phạm vi 25km.
+ Kém
(1 điểm): Không có điểm tài nguyên du lịch nào khác có thể liên kết được
trong phạm vi bán kính 25km của điểm xem xét.
d. Cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
+ Rất tốt
(4 điểm): Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đủ tiện nghi;
có khả năng tiếp cận thuận lợi bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường
hàng không,... có đủ các loại hình cơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ đạt tiêu
chuẩn, đủ các dịch vụ bổ sung.
+ Khá
(3 điểm): Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đủ tiện nghi;
có khả năng tiếp cận thuận lợi, có khá đầy đủ các dịch vụ lưu trú, ăn uống,
giải trí.
+ Trung
bình (2 điểm): Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ (thiếu
một vài yếu tố như: cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và một số dịch
vụ hỗ trợ khác,…).
+ Kém
(1 điểm): Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch ở tình trạng kém hoặc
chất lượng thấp hoặc thiếu nhiều, việc đi đến các điểm đó khó khăn,mất nhiều
thời gian.
II. Đánh
giá khả năng khai thác các tài nguyên du lịch sinh thái
a. Tính
thời vụ
+ Rất
dài (4 điểm): Có thể tổ chức hoạt động du lịch trên 270 ngày/năm.
+ Khá dài
(3 điểm): Có thể tổ chức hoạt động du lịch từ 180 ngày đến dưới 270 ngày/
năm.
+ Trung
bình (2 điểm): Có thể tổ chức hoạt động du lịch từ 120 ngày đến dưới 180
ngày/năm.
+ Kém
(1 điểm): Có thể tổ chức hoạt động du lịch dưới 120 ngày/năm.
b. Tính
bền vững
+ Rất bền
vững (4 điểm): Tài nguyên đó ở dạng nguyên sinh không có thành phần hoặc bộ phận
tự nhiên nào bị phá hoại, khả năng phục hồi sinh thái của môi trường nhanh, tồn
tại vững chắc trên 100 năm.
+ Khá bền
vững (3 điểm): Có 01 - 02 thành phần tự nhiên bị phá hoại nhưng không đáng kể, có
khả năng phục hồi nhanh, tồn tại vững chắc từ 50 - 100 năm.
+ Trung
bình (2 điểm): Có 01 - 02 thành phần tự nhiên bị phá hoại ở mức đáng kể, phải tốn
quá nhiều kinh phí mới phục hồi được, tồn tại từ 10 - 50 năm.
+ Kém (1
điểm): Có 02 - 03 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại ở mức
đáng kể, tốn quá nhiều kinh phí để phục hồi nhưng chậm, tồn tại vững chắc dưới
10 năm.
c. Sức
chứa du lịch
+ Rất lớn
(4 điểm): Có khả năng đón và chứa được một cách an toàn (cho cả khách du
lịch và tài nguyên thiên nhiên) ít nhất 250 người/lượt tham quan.
+ Khá lớn
(3 điểm): từ 150 đến 249 người/ lượt tham quan.
+ Trung
bình (2 điểm): từ 50 đến 149 người/ lượt tham quan.
+ Kém 1
điểm): dưới 50 người/ lượt tham quan.
ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
|
VỀ KHẢ NĂNG THU HÚT
|
VỀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC
|
Tính hấp dẫn
|
Tính an toàn
|
Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng
|
Tính liên kết
|
Cộng điểm
|
Tính thời vụ
|
Tính bền vững
|
Sức chứa
|
Cộng điểm
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
Điểm
|
HS
|
KHU VỰC 1: Phía Đông Bắc tỉnh Bình Thuận gồm 1 dãy ven biển
huyện Tuy Phong (Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Phước Thể, Liên Hương,
Bình Thạnh, Chí Công, Hòa minh, Phan Rí Cửa và Hòa Phú), phía Đông huyện Bắc
Bình (Chợ Lầu, Phan Rí Thành)
|
Cù lao
Câu
|
3.5
|
3
|
3.4
|
3
|
3
|
2
|
3
|
2
|
32.7
|
3.4
|
2
|
3.2
|
2
|
3.1
|
1
|
16.3
|
Nghỉ dưỡng
biển Phan Rí Cửa đến Vĩnh Tân
|
3.3
|
3
|
2.9
|
3
|
3.3
|
2
|
3.1
|
2
|
31.4
|
3.1
|
2
|
2.8
|
2
|
2.9
|
1
|
14.7
|
Nghỉ
dưỡng rừng, hồ sông Lòng Sông, Gành Son
|
3.3
|
3
|
3.3
|
3
|
3.1
|
2
|
3.1
|
2
|
32.2
|
3.1
|
2
|
2.7
|
2
|
2.9
|
1
|
14.5
|
Trung tâm
Trưng bày văn hóa Chăm, đền thờ vua Chăm Pô Klong mơh Nai, đền tháp PoĐam
|
3.1
|
3
|
3.4
|
3
|
3.1
|
2
|
2.9
|
2
|
31.5
|
2.8
|
2
|
3.1
|
2
|
2.9
|
1
|
14.7
|
Đình - Chùa:
Chùa Hang, chùa Linh Sơn, đình Long Hương, đình Xuân Hội, đình Đông An
|
3.2
|
3
|
3.1
|
3
|
3.2
|
2
|
3
|
2
|
31.3
|
3.1
|
2
|
3
|
2
|
2.7
|
1
|
14.9
|
Làng
nghề bánh tráng Chợ Lầu, gốm Gọ
|
3.0
|
3
|
3
|
3
|
2.8
|
2
|
2.9
|
2
|
29.4
|
3.2
|
2
|
3.2
|
2
|
2.8
|
1
|
15.6
|
Homestay,
du lịch cộng đồng (bảo tồn, tôn tạo các khu làng người Chăm, làng nghề)
|
3.1
|
3
|
3.2
|
3
|
3.2
|
2
|
3.3
|
2
|
31.9
|
3.4
|
2
|
3.2
|
2
|
3.1
|
1
|
16.3
|
KHU VỰC 2: Trung tâm du lịch của tỉnh gồm TP. Phan Thiết, phía
Nam huyện Bắc Bình (Hồng Phong đến Hòa Thắng), dãy ven biển thuộc huyện Hàm
Thuận Nam (các xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành) và đảo Phú Quý
|
Khu nghỉ
dưỡng cao cấp bãi biển mũi Né
|
3.5
|
3
|
3.3
|
3
|
3.5
|
2
|
3.2
|
2
|
33.8
|
3.4
|
2
|
3
|
2
|
3.2
|
1
|
16
|
Đảo Phú
Quý
|
3.7
|
3
|
3.3
|
3
|
3
|
2
|
3.1
|
2
|
33.2
|
3.3
|
2
|
3.3
|
2
|
3.1
|
1
|
16.3
|
Lễ hội:
Lễ hội Katê, Lễ hội Nghinh Ông
|
3.3
|
3
|
2.8
|
3
|
3.5
|
2
|
3.2
|
2
|
31.7
|
3
|
2
|
3.1
|
2
|
3.2
|
1
|
15.4
|
Khu
resort, khách sạn cao cấp ven biển Hòa Thắng - Phan Thiết - Tân Thuận
|
3.2
|
3
|
3.3
|
3
|
3.4
|
2
|
3.1
|
2
|
32.5
|
3.3
|
2
|
3
|
2
|
3.3
|
1
|
15.9
|
KHU VỰC 3: Phía Tây Nam của tỉnh gồm: TX. La Gi, dãy ven biển
huyện Hàm Tân, khu vực ven hồ Sông Dinh 3
|
Dinh
Thầy Thím
|
3.4
|
3
|
3.3
|
3
|
2.9
|
2
|
3.3
|
2
|
32.5
|
3.1
|
2
|
3.3
|
2
|
2.8
|
1
|
15.6
|
Khu du
lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới biển Tân Hải - Tân Thắng
|
3.2
|
3
|
3.1
|
3
|
3.1
|
2
|
3.2
|
2
|
31.5
|
3.3
|
2
|
3
|
2
|
3.2
|
1
|
15.8
|
Sông,
hồ, suối: Suối Tiên, hồ Núi Đất, hồ Sông Dinh 3, Đập Đá Dựng.
|
3.0
|
3
|
2.9
|
3
|
3
|
2
|
2.8
|
2
|
29.3
|
3
|
2
|
3
|
2
|
3
|
1
|
15
|
Lễ hội:
Lễ hội Hòn Bà, Lễ hội Thầy Thím
|
3.4
|
3
|
3.2
|
3
|
3.3
|
2
|
3.2
|
2
|
32.8
|
2.6
|
2
|
3.3
|
2
|
2.9
|
1
|
14.7
|
Homestay,
du lịch cộng đồng ven vùng nông nghiệp công nghệ cao, ven hồ Núi Đất, Suối
Tiên, hồ Sông Dinh 3, Đập Đá Dựng
|
2.9
|
3
|
3
|
3
|
2.9
|
2
|
3.2
|
2
|
29.9
|
3
|
2
|
3
|
2
|
3
|
1
|
15
|
KHU VỰC 4: Phía Tây Bắc của tỉnh gồm một phần huyện Hàm Thuận
Bắc (Đa Mi, La Dạ, Đông Giang, Đồng Tiến, Thuận Hòa,…),một phần huyện Hàm Thuận
Nam (Thị trấn Thuận Nam, xã Mỹ Thạnh, xã Hàm Cần,…), huyện Tánh Linh, huyện
Đức Linh
|
Safari
Bình Thuận
|
3.4
|
3
|
3.4
|
3
|
3
|
2
|
3.3
|
2
|
33
|
3.3
|
2
|
3.2
|
2
|
3.4
|
1
|
16.4
|
Khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông
|
3.2
|
3
|
3
|
3
|
2.8
|
2
|
3.1
|
2
|
30.4
|
3
|
2
|
3.1
|
2
|
2.9
|
1
|
15.1
|
Hồ,
suối, thác, hồ Biển Lạc, hồ Đa Mi, suối Cát, thác trượt Tà Pứa, thác Chín
Tầng, thác Bà, thác K`reo, thác Mai
|
3.0
|
3
|
3.1
|
3
|
3.1
|
2
|
3.2
|
2
|
30.9
|
3.3
|
2
|
3.1
|
2
|
2.9
|
1
|
15.7
|
Di tích
lịch sử; Bia chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng, Căn cứ Tỉnh ủy Bình Tuy, Căn
cứ Khu 6, Căn cứ Nam Sơn - Đông Giang
|
3.0
|
3
|
3.2
|
3
|
3
|
2
|
3.1
|
2
|
30.8
|
3.1
|
2
|
3
|
2
|
2.8
|
1
|
15
|
Căn cứ
Tỉnh ủy Bình Thuận
|
2.9
|
3
|
3.1
|
3
|
3
|
2
|
3
|
2
|
30
|
3
|
2
|
3
|
2
|
2.8
|
1
|
14.8
|
Làng
nghề: Làng nghề mây tre La Ngâu, Đức Thuận, Làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ, Làng
nghề bánh tráng Bình An
|
3.2
|
3
|
3
|
3
|
3.2
|
2
|
3.2
|
2
|
31.4
|
3.1
|
2
|
3.1
|
2
|
2.9
|
1
|
15.3
|
Làng dân
tộc Cơ Ho
|
2.7
|
3
|
3.3
|
3
|
2.9
|
2
|
3
|
2
|
29.8
|
2.9
|
2
|
3
|
2
|
3
|
1
|
14.8
|
Homestay,
du lịch cộng đồng làng dân tộc Cơ Ho, ven hồ Đa Mi, ven các hồ thác, làng
nghề
|
3.0
|
3
|
3.2
|
3
|
3
|
2
|
3.1
|
2
|
30.8
|
3.3
|
2
|
3.2
|
2
|
3.3
|
1
|
16.3
|
PHỤ LỤC 3
DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI CÁC CHUYÊN
GIA
(V/v tính toán các chỉ tiêu dự báo)
1. Theo
Quý chuyên gia trong thời kỳ 2020 - 2025 và 2026 - 2030 tốc độ tăng trưởng bình
quân về phát triển du lịch tại tỉnh Bình Thuận sẽ là bao nhiêu cho từng phương
án cụ thể?
(Đề nghị Quý chuyên gia cho một con số cụ thể tính theo %. VD:
12%; 14% v.v…)
|
2020 – 2025
|
2026 - 2030
|
PA I
|
|
|
PA II
|
|
|
PA III
|
|
|
2. Chưa có
một công thức hay ước tính chính xác cho điều này, tuy nhiên dựa vào các nghiên
cứu điển hình tại Nam Úc, Thái Lan… về việc phát triển các sản phẩm mới với
thời gian đưa vào khai thác từ 02 đến 03 năm trở lên thì sẽ có tỷ lệ khách tham
gia nhất định trong tổng số khách đến vùng (tài liệu gửi kèm theo). Điều
này phụ thuộc vào sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch đang triển khai và nhiều yếu
tố khác. Đối với Bình Thuận; Kính đề nghị Quý chuyên gia ước tính tỷ lệ khách
đến các sản phẩm mới dựa trên số liệu dự báo khách đến Bình Thuận.
(Đề nghị Quý chuyên gia cho một con số cụ thể tính theo %. VD:
12%; 14% v.v…)
PA
|
CHỈ TIÊU
|
|
2025
|
2030
|
PA I
|
Tổng số
khách
|
Ng.lượt
|
|
|
Tỷ lệ
số khách tham gia các sản phẩm mới
|
%
|
|
|
PA II
|
Tổng số
khách
|
Ng.lượt
|
|
|
Tỷ lệ
số khách tham gia các sản phẩm mới
|
%
|
|
|
PA III
|
Tổng số
khách
|
Ng.lượt
|
|
|
Tỷ lệ
số khách tham gia các sản phẩm mới
|
%
|
|
|
3. Việc
dự báo nhu cầu đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch chủ yếu là các sản phẩm
mới được tính toán dựa vào việc ước tính tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư
dự báo trong từng thời kỳ. Kính đề nghị Quý chuyên gia ước tính tỷ lệ vốn đầu tư
cho phát triển sản phẩm mới trên tổng số vốn đầu tư cho du lịch.
STT
|
CHỈ TIÊU
|
ĐVT
|
2025
|
2030
|
PA I
|
Tổng
vốn đầu tư cho du lịch
|
tỷ đồng
|
|
|
Tỷ lệ
vốn đầu tư cho phát triển sản phẩm/Tổng vốn đầu tư
|
%
|
|
|
PA II
|
Tổng
vốn đầu tư cho du lịch
|
tỷ đồng
|
|
|
Tỷ lệ
vốn đầu tư cho phát triển sản phẩm /Tổng vốn đầu tư
|
%
|
|
|
PA III
|
Tổng
vốn đầu tư cho du lịch
|
tỷ đồng
|
|
|
Tỷ lệ
vốn đầu tư cho phát triển sản phẩm /Tổng vốn đầu tư
|
%
|
|
|
• Ghi
chú: Gửi kèm theo dàn bài thảo luận các số liệu, tình hình phát triển
các dự án, các chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận…
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ DU LỊCH BÌNH THUẬN DÀNH CHO KHÁCH THAM QUAN
Nhằm thu
thập thông tin về nhu cầu tham quan du lịch cũng như thực trạng phục vụ nhu cầu
cho khách tham quan ở tỉnh Bình Thuận hiện nay, làm cơ sở đưa ra định hướng,
giải pháp đa dạng các sản phẩm, loại hình du lịch trong thời gian tới.
Trân
trọng kính mong quý anh, chị cho biết ý kiến của mình về một số nội dung trong
phiếu khảo sát. Những ý kiến này, chúng tôi chỉ sử dụng cho mục đích đánh giá
tổng thể để nắm rõ thực trạng, nhu cầu làm căn cứ đề xuất giải pháp, không sử
dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
Xin chân
thành cảm ơn anh/chị!
I. THÔNG
TIN CÁ NHÂN
Anh/chị
vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:
1. Họ và
tên:............................................................................................................
2. Giới
tính:
............................................................................................................
3. Độ
tuổi: ...............................................................................................................
4. Trình
độ học vấn/chuyên môn:
...........................................................................
5. Nghề
nghiệp hiện tại: .........................................................................................
6. Địa
chỉ:
...............................................................................................................
7. Nơi
đến: ……………………………………………………………………….
II. NỘI
DUNG KHẢO SÁT
Anh/chị
vui lòng cho biết một số nội dung sau:
1. Anh/chị
đến Bình Thuận du lịch có thường xuyên hay không ?
□
Thường xuyên
|
□ Thỉnh
thoảng
|
□ Không
|
2.
Anh/chị biết đến du lịch tỉnh Bình Thuận qua kênh thông tin nào?
□
Phương tiện truyền thông
|
□ Người
quen
|
□ Dịch
vụ tư vấn du lịch
|
Khác:……………………………………………………………………………...
3.
Anh/chị có thích đi du lịch tại Bình Thuận hay không ?
Nếu
không, tại sao không : ………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………...
4.
Anh/chị đến Bình Thuận du lịch phục vụ cho mục đích nào (có thể chọn nhiều
đáp án)?
□ Du
lịch tâm linh
|
□
Thưởng thức ẩm thực
|
□ Du
lịch nghỉ dưỡng
|
□ Tìm
hiểu văn hóa
|
□ Du
lịch sinh thái
|
□ Giải
trí
|
□ Khám
phá
|
□
|
Khác:……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………….…………………………………………
…………………………………………………………………………………...………
5. Theo
anh/chị loại hình nào của du lịch Bình Thuận là hấp dẫn?
□ Du
lịch biển, thể thao, giải trí
|
□ Du
lịch nghỉ dưỡng
|
□ Du
lịch văn hóa, tâm linh
|
□ Du
lịch chăm sóc sức khỏe
|
□ Du
lịch nông nghiệp
|
□ Du
lịch team building
|
□ Du
lịch ẩm thực
|
□ Du
lịch khám phá,mạo hiểm
|
□ Du
lịch cộng đồng
|
□ Du lịch
mua sắm
|
6. Điểm
đến ưa thích của anh/chị khi đi du lịch Bình Thuận (anh/chị có thể ghi nhiều
đáp án):
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...…
…………………………………………………………………………………………...
7.
Anh/chị thích trải nghiệm thời gian nào nhất khi du lịch Bình Thuận?
□ Ban
ngày
|
□ Ban
đêm
|
□ Cả
hai
|
8. Theo
anh/chị các điểm đến của du lịch Bình Thuận hiện nay như thế nào ?
9.
Anh/chị thấy du lịch Bình Thuận cần có những thay đổi gì (có thể chọn nhiều
đáp án)?
□ Phát
triển sản phẩm, loại hình du lịch mới
|
□ Nâng
cao chất lượng phục vụ
|
□ Đầu
tư cơ sở vật chất
|
□
Khác:…………………………………..……...
|
…………………………………………………………………………………………...
10. Điểm
hài lòng nhất và không hài lòng nhất khi đến các điểm tham quan tại Bình Thuận
theo anh/chị là gì?
Hài
lòng:……………………………………………………………………………..….
…………………………………………………………………………………………...
Không hài
lòng:………………………………………………………………..….……
…………………………………………………………………………………………...
PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
TT
|
Tên địa điểm
|
Địa chỉ
|
1
|
Bãi
biển Cổ Thạch
|
Xã Bình
Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách TP. Phan Thiết 90km và cách TP.
Hồ Chí Minh 300km.
|
2
|
Bãi
biển Đồi Dương
|
Bãi
biển Đồi Dương hay còn thường được gọi là Công viên Đồi Dương, nằm tọa lạc
ngay trung tâm thành phố Phan Thiết. 206 Lê Lợi, Hưng Long, TP. Phan Thiết.
|
3
|
Bãi
biển Hải Đăng
|
Xã Thuận
Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Cách TP. Phan Thiết 30km về hướng Nam.
|
4
|
Bãi biển
mũi Né - Hòn Rơm
|
Hòn Rơm
là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ nằm tại ấp Long Sơn, phường mũi Né, TP.
Phan Thiết.
|
5
|
Bãi đá Bảy
màu
|
Xã Bình
Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Bãi đá 7 màu này còn có tên gọi khác
là bãi Cà Dược.
|
6
|
Bãi đá
Ông Địa
|
Bãi đá
thuộc phường Hàm Tiến, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Cách trung tâm TP.
Phan Thiết khoảng 9km - 10km.
|
7
|
Bảo
tàng nước mắm
|
Tọa lạc
tại 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận.
|
8
|
Bàu
Trắng
|
Thôn
Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây cách trung
tâm TP. Phan Thiết khoảng 60km về phía Đông Bắc.
|
9
|
Bia
chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng
|
Xã Bắc
Ruộng, huyện Tánh Linh.
|
10
|
Biển
Phan Rí Cửa
|
Phan Rí
Cửa là một thị trấn ven biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận,
|
11
|
Bãi san
hô Cù lao Cau
|
Cù lao
Câu
|
12
|
Khu căn
cứ Tỉnh ủy Sa Lôn (được xếp hạng di tích cấp tỉnh 2017)
|
Xã Đông
Giang, huyện Hàm Thuận Bắc.
|
13
|
Bờ kè
đa sắc
|
Đảo Phú
Quý
|
14
|
Căn cứ Lê
Hồng Phong (khu Lê)
|
Xã
Phước Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
|
15
|
Căn cứ
km 36
|
Hàm
Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
|
16
|
Chùa
Linh Sơn
|
Núi Linh
Sơn thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
|
17
|
Chùa
Linh Quang
|
Đảo Phú
Quý
|
18
|
Phong
Điện Phú Quý
|
Đảo Phú
Quý
|
19
|
Cổ
Thạch Tự (chùa Hang)
|
Hay chùa
Đá Cổ nằm trong khu du lịch Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh
Bình Thuận, cách TP. Phan Thiết 100km về phía Bắc, cách thị trấn Liên Hương 8km
về phía Đông.
|
20
|
Cù lao
Câu (Tuy Phong)
|
Huyện
Tuy Phong, Bình Thuận. Hòn đảo này cách TP. Phan Thiết khoảng 110km, cách Sài
Gòn khoảng 240km
|
21
|
Đảo Phú
Quý
|
Huyện
đảo của tỉnh Bình Thuận thuộc khu vực vùng biển Duyên Hải Nam Trung Bộ.
|
22
|
Đập Đá
Dựng
|
Thị xã
La Gi, Bình Thuận
|
23
|
Đền
tháp Pô Dam
|
Xã Phú
Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
|
24
|
Đền thờ
Công chúa Bàn Tranh
|
Hay đền
thờ Bà Chúa Xứ, tọa lạc tại xã Long Hải, ở vị trí cách UBND xã Long Hải 1km
về hướng Tây, cách UBND huyện Phú Quý khoảng 3km về hướng Tây Bắc.
|
25
|
Đền thờ
thần Sài Nại ở Phú Quý
|
Thôn
Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý.
|
26
|
Đền thờ
vua Chăm Pô Klong mơh Nai (Bắc Bình)
|
Thôn
Lương Bình, xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
|
27
|
Đền thờ
Thần Nam Hải
|
Cù lao
Câu
|
28
|
Đình
Đông An
|
Thị
trấn Tân Châu, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
|
29
|
Đình
Long Hương
|
Thị
trấn Liên Hương của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
|
30
|
Dinh
Thầy Thím
|
Xã Tân
Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
|
31
|
Dinh
Vạn Thủy Tú
|
Phường
Đức Thắng, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
|
32
|
Dốc
Phược
|
Đảo Phú
Quý
|
33
|
Đình
Xuân Hội
|
Chợ
Lầu, Bắc Bình, tỉnh Bình thuận.
|
34
|
Đồi cát
trắng Bắc Bình
|
Huyện
Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
|
35
|
Đồi cát
bay mũi Né
|
Khu phố
5, phường mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
|
36
|
Đồi cát
Trinh nữ Bàu Trắng (Bàu Sen)
|
Xã Hòa
Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
|
37
|
Đồi
dương - Thương Chánh và Tiến Thành
|
Phường
Hàm Tiến, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
|
38
|
Đồi
Hồng
|
Đồi Hồng
mũi Né có vị trí năm nằm ở khu phố 5, phường mũi Né, TP. Phan Thiết.
|
39
|
Gành
Son
|
Gành
Son, thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong.
|
40
|
Giếng
Gia Long Xưa
|
Cù lao
Câu
|
41
|
Hồ Biển
Lạc
|
Hồ Biển
Lạc là một hồ nước ngọt lớn nằm trong địa phận hai huyện Đức Linh và Tánh
Linh thuộc tỉnh Bình Thuận.
|
42
|
Hồ Vô
Cực
|
Đảo Phú
Quý
|
43
|
Hồ Đa
Mi
|
Xã Đa
Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
|
44
|
Hồ Sông
Dinh 3
|
Hồ chứa
nước Sông Dinh 3, huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận.
|
45
|
Khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông
|
Khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông là địa danh du lịch nằm ở cuối dãy Trường Sơn thuộc
thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
|
46
|
Khu bảo
tồn thiên nhiên Tà Cú
|
Thị
trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
|
47
|
Khu du
lịch you and me
|
Bắc
Bình
|
48
|
Khu du
lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới biển Tân Hải – Tân Thắng
|
Tại xã
Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
|
49
|
Khu du
lịch You & Me
|
Thôn
Hồng Lân, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
|
50
|
Làng
dân tộc Cơ Ho
|
Huyện
Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
|
51
|
Làng
nghề bánh tráng Chợ Lầu
|
Thị
Trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
|
52
|
Làng
nghề dệt thổ cẩm La Dạ
|
Xã La
Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Toàn xã có khoảng 900 hộ, chủ yếu
là dân tộc Cơ Ho. Ở La Dạ, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào Cơ
Ho.
|
53
|
Làng
nghề gốm Gọ
|
Thôn
Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
|
54
|
Làng nghề
mây tre La Ngâu, Đức Thuận
|
Thôn
Quảng Thuận, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
|
55
|
Hang
Yến
|
Cù lao
Câu
|
56
|
Hang Ba
Hòn
|
Cù lao
Câu
|
57
|
Lâu đài
rượu Vang
|
Đường
Võ Nguyên Giáp, Phú Hài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.
|
58
|
Mũi Kê
Gà
|
Mũi Kê
Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
|
59
|
Núi Tà
Cú
|
Núi Tà
Cú cao 649m, nằm ven Quốc lộ 1, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận
Nam, tỉnh Bình Thuận.
|
60
|
Núi Cao
Các
|
Đảo Phú
Quý
|
61
|
Safari
Bình Thuận
|
Safari
Bình Thuận ở tại Quốc lộ 1A, xã Hồng Liêm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
|
62
|
Hồ sông
Lòng Sông
|
Huyện
Tuy Phong, Bình Thuận.
|
63
|
Suối
Cát
|
Xã Tiến
Lợi, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.
|
64
|
Suối
khoáng nóng Bưng Thị
|
Bưng
Thị là khu vực giáp ranh 3 xã Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành của huyện Hàm
Thuận Nam, Bình Thuận.
|
65
|
Suối
khoáng Vĩnh Hảo
|
Huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận.
|
|
Suối
Hồng
|
Phường
mũi Né
|
66
|
Suối
Tiên
|
Phường
mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
|
67
|
Thác Bà
|
Thôn
Bầu, Tánh Linh, Bình Thuận.
|
68
|
Thác
Chín Tầng
|
Thôn Đa
Tro, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc,
|
69
|
Thác
K`reo
|
Huyện
Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
|
70
|
Thác
Mai
|
Xã La
Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
|
71
|
Thác
trượt Tà Pứa
|
Nằm
giáp ranh 02 xã Đức Phú, huyện Tánh Linh và xã mê Pu, huyện Đức Linh, tỉnh
Bình Thuận.
|
72
|
Tháp
Chăm Pô Sah Inư
|
Phường
Phú Hài, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
|
73
|
Trung
tâm Trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình)
|
Huyện
Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
|
74
|
Trường
Dục Thanh
|
Đường
Trưng Nhị, Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.
|
[1]
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
[2]
Nguồn: https://tienphong.vn/cao-toc-phan-thiet-dau-giay-thong-tuyen-hoan-toan-post1549429.tpo
[3]
Nguồn:
https://nhandan.vn/lien-ket-phat-trien-tieu-vung-nam-trung-bo-trong-boi-canh-moi-post702614.html
[4]
Nguồn:
https://bandovietnam.com.vn/ban-do-tinh-binh-thuan
[5]
Niên giám thống kê năm 2022:
http://cucthongke.vn/ngtk/2022/mobile/index.html. Số liệu năm 2023 chưa cập
nhật do Niên giám thống kê năm 2023 chưa xuất bản.
[6]
http://cucthongke.vn/xem-tin-tuc.aspx?idp=1&idc=39892.
[7]
Báo cáo số 163/BC-SVHTTDL, ngày 17/01/2024 của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận về kết quả hoạt động Văn hóa, Thể thao
và Du lịch năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
[8] Nguồn: Cổng thông
tin tỉnh Bình Thuận
[9]
Báo cáo số 163/BC-SVHTTDL, ngày 17/01/2024 của Sở
VHTTDL về Kết quả hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023 và phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
[10]
Nguồn: Quy hoạch tuyến đường ven biển thành phố
Phan Thiết đến năm 2040: Đề án đột phá cho không gian ven biển
(baobinhthuan.com.vn)
[11]
Xây dựng bảng hướng dẫn giới thiệu, quảng bá du
lịch Bình Thuận (Bảng mã QR) tại 11 điểm tham quan du lịch: Tháp Pô Sah Inư (Lễ
hội Katê), Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận, công viên Đồi Dương,
khu du lịch sinh thái Bàu Trắng, khu du lịch Suối Tiên, bãi tắm Đá Ông Địa,
trạm thông tin hỗ trợ khách du lịch Đồi Dương, khu du lịch Bình Thạnh - Tuy
Phong, khu du lịch Phú Quý, Dinh Thầy Thím, khu du lịch Tà Cú.
[12]
Lễ hội nghinh
Ông, Lễ hội Dinh Thầy Thím, Lễ hội Ka Tê, Lễ hội Trung Thu, Đua thuyền,…
Quyết định 1114/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 1114/QĐ-UBND ngày 29/05/2024 phê duyệt Đề án đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
686
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|